Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Anh Lạc sang Tàu (3)

10/04/201313:02(Xem: 3195)
Anh Lạc sang Tàu (3)

Anh Lạc Sang Tàu
(Bút ký hành hương Trung Quốc)

Kỳ III

Thiện Anh Lạc

Ðến mãi chín mười giờ khuya, xe mới đậu lại ở một nhà hàng "Quốc Doanh" để chúng tôi ăn tối. Ngủ một giấc dài, chúng tôi cảm thấy mệt hơn là đói, nhưng cũng phải vào ăn chút đỉnh để dằn bụng khi đói. Thức ăn miền núi nhạt thếch như nước ốc, muối thiếu thốn trầm trọng ở nơi đây. Thức ăn dọn lên nhiều món như tiệc, như cỗcó món ngon, món dở, nhưng tôi thèm ngủ nghỉ hơn ăn uống.Khách sạn nằm dưới chân một trong năm dãy núi, có lẽ nơi đây ít người thăm viếng nên khung cảnh khá yên tĩnh, nghe nói ban đêm phải đóng cửa sắt cẩn thận phòng thổ phỉ.

Ngũ Ðài sơn không những là một trọng điểm của Phật giáo Trung Hoa, mà còn là một công trình lịch sử và văn hóa. Có tất cả 32.869 kinh kệ phật giáo tàng trữ nơi đây, trong đó ít nhất có hơn 16 ngàn bộ kinh quí.

Ngũ Ðài sơn là một vùng núi bao la hiểm trở, với 5 mặt bằng trên 5 ngọn núi cao, nên được gọi là Ngũ Ðài.Vùng núi nầy có độ cao trung bình 2 ngàn thước, từø đài phía Bắc đến đàiphía Nam cách nhau 120 cây số. Mùa Hè nhiệt độ trung bình là 10 độ C, mùa Ðông có khi xuống âm 20 độ.

Chúng tôi khởi hành từ sáng sớm đi thăm chùa Lạt Ma Tây Tạng , nằm chỉ dưới chân Ngũ Ðài. Chùa lớn, rộng, kiến trúc, Tượng và tăng sĩ hoàn toàn theo Tây Tạng, có nhiều điện thờ, có điện chính thờ đức Văn Thù thật to.Ðiểm bật cười là chúng tôi vào ngôi cổ tự này bằng cửa sau và ra bằng cửa trước vìban tổ chức tránh cho chúng tôi phải leo lên mấy trăm bậc thang. Nhưng cổng trước ngôi chùa này thật là hùng vĩ với cổng tam quan nguy nga, đồ sộ, cẩn phù điêu lộng lẩy, trước mặt cổng có đặt một lư đồng lớn, khói hương nghi ngút. Nhìn xa xa phía bên kia, đồi núi chập chùng, xen kẻ vào những mái chùa cong, nhưa thớt những ngôi nhà tranh. Nhìn xuống phía dưới, có một bức tường sơn màu vàng, vẽ một chữ PHẬT to màu đỏ, đập liền vào mắt người Phật tử.Trước sân chùa, có một khoảnh đất trống khá lớn, dân địa phương đến đây bày bán các Phật cụ như chuông mõ, tràng hạt, hình tượng ...người qua, kẻ lại, nườm nượp, tấp nập, xô lấn nhau như cơn thác lũ.

Chúng tôi bước lần xuống cầu thang để ra xe viếng một ngôi chùa khác. Khoảng đường từ cổng chùa ra đến xe mới dễ thương làm sao khi chúng tôi đi ngang qua một khu phố nhỏ, hai bên đều có cửa hàng bán Phật cụ, tiệm nào cũng vặn băng niệm Phật vang rân lên cả khu phố, phố xá chỉ thấy toàn là các vị Lạt Ma áo đỏ thẩm và các Phật tử hành hương, có nhiều vị "nhất bộ nhất bái" hay "tam bộ nhất bái trên đường đi đến chùa. Trong đoàn, ai nấy như lạc vào "mê hồn trận" khi thấy quá nhiều thứ để thỉnh về. Phải khó khăn lắm lắm, ban tổ chức mới "lùa" được đầy đủ chúng tôi ra đến xe.

Chùa kế tiếp ở Ngũ đài còn rộng và mát hơn cả chùa trước vì đã được Vua sắc phong và cho xây dựng, trùng tu lại. Chùa có tên là Nanshan,, tôi không biết dịch ra như thế nào cho ổn. Tương truyền là nhà Vua đến đây, đứng ở một vị trí đặc biệt phía sau điện Tứ Thiên Vương đã thấy con rồng, vua cho đó là điềm lành nên đã tới lui nơi này. Chùa có điện thờ Ngài Văn Thù cao lớn, các điện nhỏ khác cũng thờ Ðức Thích Ca, Ngài Văn Thù, Phổ Hiền Quan Thế Âm.

Sân chùa mát nên chúng tôi ngồi lại chơi, nghỉ ngơi, trước khi di chuyển sang nơi khác. Tôi quan sát thấy các vị tu sĩ sinh hoạt nơi này khá đông, có vị đang đi, hay ngồi thiền, có vị ngồi lần chuổi niệm chú, niệm Phật, lại có vị khác đang quét sân hay đi thơ thẩn với một tăng thân khác. Khung cảnh thật thánh thoát, êm ã. Sau mười một giờ trưa , tôi nghe có tiếng bảng báo đến giờ thọ trai, các Thầy ở khắp nơi, túa ra đi thành từng hàng thật trật tự đến mộtnơi khác mà tôi đoán là nhà ăn.

Chót vót trên núi cao trong khuôn viên chùa, nổi vật nhất là ngôi chùa vàng, ánh vàng đã toả sáng, chiếu long lanh dưới ánh sáng chói lọi của mặt trời. Chùa dát vàng cả trong lẫn ngoài, tôi thấy có âm hưởng giữa kiến trúc Thái Lan vàTây Tạng. Chùa nhỏ nên chỉ giới hạn có mười người lên từng đợt một. Trong chùa, thờ đức Văn Thù cũng bằng vàng, bốn bên tường đều có tượng khắc vào vách, tôi không nhận diện được là vị nào, có lẽ, là Ngài Văn Thù.

Thăm viếng chụp ảnh, quay phim xong, chúng tôi đi ăn trưa ở một quán ăn chính phủ, thức ăn miền này nhạt nhẻo quá sức.

Aên xong, tranh thủ thời gian đi đến một nơi khác ở núi Ngũ Ðài, chúng tôi đi bằng dây cáp lên một ngôi tháp tự khác, từ đây đi bộ vào khá xa, núi trùng điệp chồng chất lên nhau thật hoang dã, đường đi được lát gạch an toàn.

Chùa có điện Văn Thù to, ngoài ra cũng không có gì nhiều để ngắm nên lại đi xuống để viếng thăm nơi khác.

Trong lúc viếng thăm một ngôi chùa nơi đây, phái đoàn chúng tôi được sự lưu ý của một vị Ni người Tây Tạng, thế là vị ấy cung thỉnh Hoà Thượng, Tăng Ni, Phật tử về chùa thăm viếng, ủng hộ tài chánh trùng tu chùa.

Chùa toạ lạc trên một triền núi được xan bằng, chùa rất xưa và đã đổ nát nhiều nơi, những nơi ấy dường như bị quên lãng, khiêm nhường, lui vào bóng tối để những ngôi điện khác được dựng lên rãi rác theo khuôn viên nhà chùa. Phật tử hoan hỷ phát tâm cúng chùa rất ư là hậu hỷ, mồi người chúng tôi đều được chùa tặng cho một hình đức Văn Thù được in trên thẻ dát vàng(giả) mõng.

Ðây là ngôi tự viện cuối cùng chúng tôi thăm viếng ở Ngũ Ðài. Trên đường về khách sạn, tôi ước mơ được nhìn thấy những trái cầu lửa bay vùn vụt trên không trung như đã đọc được qua nhiều sách vở. Tôi và một vài vị ngồi phía dưới đồng ý vơí nhau là ăn cơm tối xong đêmnay, sẽ nhờ tài xế lái lên núi cao để nhìn. Ước muốn như thế, nhưng không thành vì được người địa phương cho biết là chúng tôi còn ở một nơi quá thấp, phải lên ngọn Trung đài vào những ngày rằm, mùng một thì hoạ may mới thấy được. Hơn nữa, khách sạn(hay đảng Cộng Sản Trung Quốc) rất nghiêm ngặt, không cho khách hành hương đi đâu lởn vởn bên ngoài mà không có sự kiểm soát của công an.

7 giờ sáng ngày11 tháng 6, chúng tôi lên đường đi Thái Nguyên, ví từ Ngũ Ðài sơn không có đường xe lửa đi Lạc Dương. Ðoạn đường bộ nầy dài 4 tiếng đồng hồ. Ðến nơi, trời mưa như trút nước làm thành phố bị ngập lụt giống như quê nhà, chẳng thăm viếng đâu được, chúng tôi ghé vào nhà hàng dùng cơm trưa. Chiều chiều, mưa bớt dần nên may mắn là doc đường đoàn ghé lại xem khu vườn của Hoàng Tử vàCông Chúa nghĩ mát ngày xưa. Trời mưa lấc phấc, tôi không khoẻ nên không xuống xe, ngồi trong xe, ngắm mưa phùn rơi lác đác và mua trái Lệ Chi (vải) ăn cũng thú lắm chứ ....

Lần thứ 2 đi xe lửa, chúng tôi cãm thấy thích nghi hơn. Ðúng 8 giờ 15 phút, đoàn chúng tôi đến Lạc Dương. Lạc Dương là một thành phố lớn, đẹp, kỷ nghệ đứng hàng thứ bảy trên toàn quốc. Ðiểm đặc biệt ở Lạc Dương có những hang động khắc vào núi đá gọi là Long Môn.

Ðón chúng tôi là một hướngdẩn viên nói được tiếng Việt tuy không thạo lắm. Ông nguyên là giáo sư dạy Việt ngữ cho người Trung Hoa tại đây. Và điểm đầu tiên chúng tôi đến viếng là Long Môn. Một Phật tích nổi tiếng nầy nằm cách Lạc Dương 13 cây số về phía Nam. Có 2 dãy núi nằm đối diện nhau, con sông Yên xuôi chảy ngay giửa. Ðây là 1 trong 3 đại công trình điêu khắc hoàn hảo nhất Trung Quốc. 2 công trình kia là ở Ðồng Hoang và Ða Tòng.

Dãy núi nầy chạy dài 2 cây số,có cả ngàn động khác nhau, mỗi động đều chạmcác vị Phật, Bồ Tát,như tượng đứ A Di Ðà, Quan AÂm, Thế Chí, Ca Diếp, A Nan, Thích Ca.Có tượng cao đến 6, 7 mét. Công trình được bắt đầu từ đời nhà Hán cho đến đời nhà Tống, tức là vào khoảng thế kỷ thứ 13 mới hoàn thành. Có tất cả 2345 hang động, 2800 bảng văn tự, 40 ngôi chùa Phật giáo và trên 1 trăm ngàn hình ảnh điêu khắc trên vách núi 2 phía Ðông và Tây. Ðộng được chạm trổ bởi 800.000 nghệ nhân trải dài hơn sáu thế kỷ. Nhiều triều đại đã cho thực hiện những hang động trong thời của mình. Ða phần tạc vào đời nhà Ðường đều có gương mặt tròn trịa. Nhiều nhân vật quan trọng cũng đã làm cho riêng mình.Tất cả các tượng Phật, Bồ Tát, thánh hiền tăng được điêu khắc tuyệt mỹ, tướng hảo trang nghiêm làm các Phật Tử trong đoàn vô cùng cảm xúc, phủ phục quỳ lạy hay vái xá trước mỗi tượng.

Có động chạm đến 10.000 tượng Phật, có động khắc hình hoa sen trong đá trên trần rất sống động, gọi là Liên Hoa Ðộng. Ðáng kể nhất là pho tượng lớn nhất ở đây cao 17 thước. Riêng cái đầu cũng đã là 4 thước. Tượng Ðức Phật Thích Ca có vầng trán rộng, đôi mắt đẹp, và gương mặt hiền hòa.... Ngài A Nan ở phía bên phải, dịu dàng và trầm lặng. Tượng 2 Ngài Phổ Hiền và Văn Thù Bồ Tát cạnh bên. Phía bên kia là 2 phật tử, theo cách thức trang phục thì có lẽ thuộc giới quí tộc.Tuy Long Môn là một công trình của Phật giáo, nhưng những điêu khắc gia đã vượt ra khỏi khuôn khổ của tôn giáo, để tạo những hình ảnh sống động đầy kinh nghiệm. Tôi nghĩ rằng những nghệ nhân này phải thả hết tâm hồn về Phật Pháp, sống trong Phật pháp và tỉnh thức chánh niệm mới tạo ra một công trình vô tiền khoáng hậu như thế.

Từ xưa, nơi đây được chọn là nơi đẹp nhất trong 8 điểm du ngoạn của thành Lạc Dương. Quả thật Lông Môn rất hấp dẩn du khách. Nhất là với những rặng thông xanh 2 bên sườn núi soi bóng xuống giòng sông Yên. Chẳng những đây là 1 công trình mỹ thuật của Phật giáo, mà còn là một nơi mà ngày nay nhiều nhà khảo học tìm tới để trao dồi về tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, thời trang và cả y học. Chẳng vì vậy mà Long Môn được xem như một bảo tàng viện vĩ đại về nghành điêu khắc đá. Thêm một lần nửa,chúng tôi lại lóe mắt trước các Phật tích Trung Quốc và bái phục tài nghệ cùng ý chí người xưa, càng khâm phục và sùng bái bao nhiêu lại càng thương xót cho nhữngtượng Phật, Bồ Tát bị Cách Mạng Văn Hoá tàn phá dã man, độc ác. Họ đã móc mắt, thẻo mũi, chặt cụt tay chân các tượng, có tượng còn bị hớt luôn cả gương mặt nên trông rất thê lương. Tuy nhiên, có nhiều tượng đang trong thời kỳ được chỉnh đốn lại. Những hang động đều nông, có cửa chắn lại, du khách chỉ đứng bên ngoài nhìn vào. Ðường đi dọc theo vách núi có những tượng lộ thiêng hay khuất vào trong hang dài dễ chừng đến vài cây số. Chúng tôi dừng lại ở tượng đức Phật lớn nhất, ở tận trên cao, theo truyền thuyết thì đây là gương mặt của bà Võ Tắc Thiên, dân chúng thương và tôn bà là một vị Phật sống vì trong thời đại bà cai trị, nưóc Trung Hoa hùng mạnh, dân ấm no hạnh phúc. Bà là một tín đồ ngoan đạo, khi nghe giảng về kinh Hoa Nghiêm, đã chợt khai ngộ và làm ra bốn câu thơ lưu truyền đến nay:

Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp

Bá Thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.

Nếu đúng là tượng tạc theo gương mặt bà thì quả thật là bà đep phúc hậu quá. Ði vào sâu nữa cũng nguy hiểm và hết thì giờ nên chúng tôi quay trở về,

Và không xa Long Môn, vẩn trong địa phận Lạc Dương, chúng tôi viếng bái một ngôi đền rất quan trọng. Ðó là đền thờ Quan Công, còn gọi là Quan Vân Trường. Rất nhiều người Trung Hoa, cũng như nhiều dân tộc khác, thờ cúng Ông Quan Công như một vị Thần. Nhưng người Việt Nam mình thì không có quan hệ gì với ông cả để mà thờ phụng.

Khi nhà Hán bị suy đồi, nước Tàu chia ra làm 3 phần : Ngụy, Thục và Ngô. Ðất Ba Thục là vùng Tứ Xuyên ngày nay. Quan Vân Trường cùng 2 người anh em kết nghĩa là Lưu Bị và Trương Phi dấy binh hùng cứ phương nầy. Trường hợp nầy cũng tương tự như các anh em nhà Tây Sơn của Việt Nam. Ông Quan Công là một người vũ dũng can trường, với cây thanh long đao nặng 80 cân, tên của Ông làm cho kẻ địch khiếp vía. Nhưng có lẽ, Ông là người hơn ai hết có đũ 5 đức tính NHAÂN, NGHĨA, LỂ, TRÍ, TÍN........Khi phò nhị tẩu, Ông chông đèn đoc sách thâu đêm để tránh lời dị nghị. Lúc ở Huê Dung Ðạo, Ông buông tha Tào Tháo để giử cái nghĩa. Năm 219, tuy có lời khuyên của quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng, vì cái oai dũng, Ông “ ÐI ÐẠI LỘ, VỀ ÐẠI LỘ”, nên bị phục binh ám hại. Ðầu của Ông bị kẽ địch đem dâng Tào Tháo. Tháo sai người làm hình nộm bằng cây để ráp đầu Ông vô, và đem chôn tại đây.

Sau một đêm ngũ thật yên giấc, sáng ngày 13 tháng 6, chúng tôi đi viếng Bạch Mã Tự. Tưởng cũng xin nói thêm, Lạc Dương là một thành phố cổ xưa, từng là kinh đô của 13 triều đại. Có thể ví như Lac Dương là trung tâm của Trung Quốc. Tuy nhiên chiến tranh đã tàn phá rất nhiều di tích lịch sử nơi đây. Lạc Dương ngày nay có hơn 6 triệu dân, gồm 1 thị trấn, 6 quận và 8 huyện. Theo đà phát triển của nền kinh tế mới, Lạc Dương hiện nay đã xây dựng được 10 nhà máy lớn, quan trong hơn hết là nhà máy thủy tinh và nhà máy đúc gạch..

Bạch mã tự nằm cách thành phố 13 cây số. Ðây là ngôi chùa đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc vào năm 67 sau Tây lịch thời Ðông Hán (Minh Ðế).

Trước chùa có cổng tam quan, bên trái có dựng tượng một con ngựa trắng chở kinh điển, hai bên đường vào cổng chùa còn lưu lại hai ngôi mộ rất lớn bằng đá của Ngài Trúc Pháp Lan và Ngài Nhiếp Ma Ðằng.

Tương truyền vua Hán Minh Ðế nằm mộng thấy một người có hình tướng sắc vàng. Sáng hôm sau, nhà Vua hỏi thì có một quan văn thưa rằng:

"Ở Tây trúc có một vị Phật ra đời cách đây đã 600 năm, giáo lý đã truyền đạt khắp nơi tại Thiên Trúc. Ðó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chắc chắn đó là điềm lành, xin bệ hạ cho người sang đó thỉnh kinh"

Phật giáo đã phát triển sang Trung Quốc. Vua cho người đi thỉnh kinh và hai nhà sư Thiên Trúc đã dùng con ngựa trắng để chuyên chở kinh sách và tượng Phật đến nơi nầy. Hán Minh Ðế biết được nên ra lịnh cho xây cất chùa để 2 vị sư nầy truyền bá Phật giáo. Vì những pho kinh cùng tượng Phật được chở trên lưng ngưa trắng, nên chùa có tên là Bạch Mã Tự Kinh được về đến chùa. Kinh về đến chùa vào năm 73 (đúng 6 năm sau khi xây cất), đó là kinh Tứ Thập Nhị Chương (42 điều). Kinh Ðại Thừa căn bản cho các Cô Chú Sa Di.

Trong chùa, ngoài tượng 4 vị pháp vương, còn có điện thờ Ðức Phật Thích Ca và nhiều điện khác.Có bia khắc bài Tứ Thập Nhị Chương Kinh. Tên nghe quen quá phải không quí vi? Hãy thử hỏi anh chàng Vi Tiểu Bảo trong Lộc Ðỉnh Ký của Ông Kim Dung. Tôi cũng được biết thêm là chỉ có Ngài Nhiếp Ma Ðằng dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương.

Ðờøi nhà Ðường,một vị phi tần bị đày ra đây, về sau trở lại triều đình lên ngôi Nữ Hoàng Ðế duy nhất của lịch sử Trung Hoa : Bà Võ Tắc Thiên. Cạnh hai ngôi mộ của hai vị Pháp Sư, có bia khắc hình tượng hai Ngài.Phái đoàn đã tụng hai thời kinh ở nơi đây, chùa rộng, mát, đi không hết nổi. Tôi cố phối hợp giữa xưa và nay trên một phiến diện nào đó của thế giới trong giây phút hiện tại nhưnghoàn toàn bất lực. Nhờ một vị Tăng đưa đường, chúng tôi đến một ngôi tháp thờ xá lợi móng tay Phật. Ðó là ngôi tháp 13 tầng, cách Bạch Mã Tự 5 trăm thước, xây cất trên một khoảnh đất rộng, cao từ đời nhà Ðường, bị phá hủy rồi xây cất lại vào đời nhà Tùy, cách đây 800 năm. Dường như cái tháp cần phải được bảo quản cẩn thận, trước khi bị thời gian phá hủy nửa.

Chúng tôi the Hoà Thượng và Tăng Ni đi nhiễu quanh tháp ba vòng rồi sữa soạn ra về.

Trưa hôm đó, chúng tôi vượt núi Thiếu Thất để viếng một ngôi chùa có thể nói là nổi tiếng nhất thế giới về võ thuật cũng như phim tập.Chùa Thiếu Lâm để dùng cơm trưa. Ngay lưng chừng núi đã bao trùm một không khí võ thuật. Sự thật hầu hết cư dân quanh vùng đều trực thuộc các võ đường. Chúng tôi thấy các chú đang mặc đồ võ, màu sắc khác nhau, đi khắp nơi trên đường tạo cho du khách một cảm giác lạ là như đang lạc vào thế giới của võ lâm thực sự.

Thiếu Lâm Tự thuộc tỉnh Hồ Nam, trên ngọn Tung Sơn. Các nhà sư Ấn Ðộ đã rất kinh ngạc trước nền võ thuậtkhi tìm thấy ngôi chùa năm 497 sau công nguyên. Thật ra chính vị trí tọa lạc của chùa Thiếu Lâm, cộng với lịch sử Trung Quốc tạo ra môn võ Thiếu Lâm. Chùa nằm ngay trên ngọn núi bao bọc bởi những cánh đồng mênh mong, là địa điểm lý tưởng cho các tướng quân thất trận, các phần tử chống đối triều đình, và các phần tử trốn tránh pháp luật. Họ tề tụ nơi đây, tạo thành một lực lượng khá hùng mạnh. Nhà chùa với lòng từ bi của Ðức Phật, đã dể dàng chấp nhận cho những nhóm người nầy nương náu. Hầu hết, họ là những người giỏi võ, nhiều kinh nghiệm, và họ sẳn sàng trao đổi võ thuật cùng những điều hiểu biết cho nhau. Mặt khác, để bảo vệ đất đai, tài sản của chùa do vua ban, tu sĩ trong chùa được huấn luyện võ thuật, và được đào tạo như những đội binh tinh nhuệ.

Khi Bồ Ðề Ðạt Ma vị tổ thứ 28 từ đời ngài Ca Diếp và tổ thứ nhất ở Trung Hoa, là vị sư từ Ấn Ðộ sang, đã mang một nền Phật giáo mới, thích hợp với người dân bản xứ, Thiếu Lâm Tự phát triển mạnh mẽ. Khi tổ từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa để mang tâm THiền đến.Ngài đã gặp vua Lương Võ Ðế, Vua khoe đã xây nhiều chùa, đúc chuông, tạc tượng, đào tạo tăng ni, như thế có công đức gì chăng. Tổ khẳng định là không có chi cả, (vì đó chỉ là phước báo hữu lậu chứ không phải công đức vô lậu),Tổ không giải thích điều này với Vua, Vua nổi giận lôi đình, vì thấy rằng Vua chưa hiểu nổi được ý của Thiền, ý của Tổ nên đã vào núi Thiếu Lâm ngồi ‘diện bích’ (mhìn vách tường) chín năm ròng.

Bồ Ðề Ðạt Ma ngụ tại chùa Thiếu Lâm, hoành dương Phật pháp từ năm 528.

Giáo lý của Ngài chấp nhận tất cả, chỉ cấm giết người, cướp của, trộm cáp, lường gạt và tà dâm. 70 phần trăm phật giáo Trung Hoa đều theo........

Võ Thiếu Lâm bao gồm cả nội và ngoại công. Có nghĩa là võ Thiếu Lâm, khi tấn công thì như hổ, mà khi phòng thủ thì uyển chuyển như con gái. Căn bản của Thiếu Lâm là tay, mắt, thân mình và chân. Tay thì ở giửa thế móc câu và thẳng. Mắt luôn luôn quan sát địch thủ, đoán biết được ý định của kẻ địch. Thân mình phải vửng và dẽo. Chân thì khi nhẹ như chim bay, khi nặng như búa tạ.

Thật ra khi Bồ Ðề Ðạt Ma hoành dương Phật pháp tại chùa Thiếu Lâm, các sư sãi trong chùa tập 18 bài quyền để thư giản gân cốt sau nhiều giờ ngồi thiền định. Những bài như hầu quyền, hổ quyền,v...v... được đặt ra để chống lại các

giống ác thú. Thời gian đó nhiều võ sư khắp nơi thường đến Thiếu Lâm Tự để trao dồi thêm quyền thuật. Ðến cuối đời nhà Thanh, chúng ta biết có hàng trăm

bộ môn quyền cước Thiếu Lâm lưu truyền đến ngày nay như xà quyền, long hổ quyền, mai hoa quyền,v...v.... Thiếu Lâm công phu cũng bao gồm nhiều loại

vũ khí. Trong lịch sử, sư tăng chùa Thiếu Lâm đã dùng côn để đánh đuổi giặc Phù Tang, và dùng côn để giải cứu Lý Chí Minh, một vị Hoàng Ðế đời nhà Ðường. Nhiều côn pháp đã thất truyền. Có lẽ chỉ còn lưu lại không quá 30 loại như Tề mi côn, phong hỏa côn,v...v...

Chùa Thiếu Lâm cảnh trí hùng vĩ, hai bên đường vào chùa có trồng hai hàng tùng bách xanh tươi, dễ chừng hơn 1.000 năm. Chùa được xây vào năm 490 bởi một vi sư Ấn Ðộ. Các phòng, các điện có thể nói là trùng trùng điệp điệp . Ðây là một phòng luyện võ mà mặt đất trãi đá cứng bị lồi lõm dưới gót chân nhiều nội lực. Chùa có rất nhiều đien thờ, đặc biệt nhất là điện có thờ một miếng đá lấy được từ nơi Tổ đã ngồi lâu đến độ in bóng vào. Tôi đã nghe truyền thuyết này đã lâu, nhưng nữa tin nữa ngờ, đã ao ước (lại ước ao ...) được nhìn tận mắt xem ra sao?Thì ... quả thật ... tôi đã thấy gương mặt nghiêng của Ngài hiện lên trongmiếng đá, nhìn một góccạnh khác thì thấy toàn thể thân Ngài đang ngồi kiết già. Lạ một điều là trong đoàn, có vị thấy Ngài, có vị nhìn mãi cũng chẳng thấy gì ? Phải chăng là do tâm tạo?Chỉ có một điều lạ là khi nhìn thấy Ngài rồi thì tâm tôi rất an, mắt tôi thấy sáng. Lạy Tổ, chắc ngài đã an tâm cho chúng con rồi.

Phải có nhân duyên lắm, chúng tôi mới được phép viếng phía sau chùa Thiếu Lâm, trong một khu đất rộng lớn, nơi có những ngôi tháp và mộ của các vị cao tăng trong phái. Khi các vị cao tăng viên tịch thì được trà tỳ và nhập tháp tại đây. Tổng cộng hơn 200 ngôi tháp lớn nhỏ, nhiều tháprất xưa, kiến trúc kỳ lạ. Tôi chưa từng thấy qua, vườn cây xanh um tươi mát, cảnh trí bày âm u, tịch mịch trong trời chạng vạng chiều tại đây. Lẽ ra cũng hơi rờn rợn chứ, nhưng ngược lại, nơi đây thật thanh vắng, yên tịnh. Có lẽ vì là tháp của các vị Tổ nên không có gì đáng sợ như bãi tha ma, mặc dù nơi đây ... cũng là vậy.

Nếu biết hết được lịch sử của những ngôi tháp nầy, là biết được cặn kẽ lịch sử chùa Thiếu Lâm. Rất tiếc thời gian không cho phép chúng tôi lưu lại lâu hơn, vì trời bổng đổ cơn mưa. Dù sao, chúng tôi cũng hết sức thỏa mãn vì đã thâït sự viếng được chùa Thiếu Lâm như đã hằng mơ ước từ lâu.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2025(Xem: 248)
Duyên là những điều kiện cần và đủ để một việc được thành công như đúng thời cơ, đúng nguời, đúng phương tiện, đúng việc. Duyên nào đã đưa tôi được tháp tùng theo chuyến hành hương của Tu Viện Quảng Đức-Úc Châu do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn, tổ chức từ 11/11/2024 đến 30/11/2024 . Chuyến đi đã khép lại nhưng những nhân duyên cùng những chuẩn bị, những kỷ niệm, những cảm nhận trước, trong và sau chuyến hành hương vẫn còn rất sống động trong tôi.....
22/09/2023(Xem: 2188)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
29/03/2014(Xem: 14798)
Cùng với Chùa Bạc nằm ngay sát bên cạnh, một phần của Hoàng Cung Campuchia được mở cửa cho du khách vào thăm quan. Tuy nhiên, tất cả du khách tới thăm buộc phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt như không được mặc quần ngắn trên đầu gối, - áo thun sát nách, hở hang, - không đi dép lê, - không gây ồn ào, - không được chụp ảnh, quay phim bên trong các điện. -Một số khu vực như nơi ở của gia đình Quốc vương hay phòng làm việc của các nhân viên Hoàng gia đều không cho phép người dân được tới gần.
20/12/2013(Xem: 10864)
Myanmar: Phật tử Việt tại Hải Ngoại hành hương, cúng dường tại Miến Điện. Từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 12 năm 2013, Đoàn Phật tử Việt Nam đến từ Âu Châu, Mỹ Châu dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng: Thích Như Điển – Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc và Đại đức: Thích Châu Đạt – Tăng sinh du học tại Thái Lan đã có một chuyến hành hương đầy ý nghĩa đến Miến Điện đem lại nhiều lợi lạc và những việc làm rất thiết thực.
01/07/2013(Xem: 2850)
.... Năm mươi năm Ngài thuyết pháp đề huề Độ vô lượng hằng sa người giải thoát Vượt bể khổ để sang bờ an lạc.
10/04/2013(Xem: 3400)
Anh Lạc sang Tàu có nghĩa là Thiện Anh Lạc sang Tàu hành hương, chứ không phải có anh nào đã bị lạc sang Tàu, không biết đường về đâu nhé.
10/04/2013(Xem: 3520)
Khoảng sáu giờ ba mươi sáng, xe lửa đến sân ga Đại Đồng. Nghe nói nơi đây thiếu an ninh, có nhiều thổ phỉ nên tôi hơi sợ, đề phòng, nhưng tôi chỉ thấy người dân địa phương có gương mặt hơi man rợ vì khí hậu khắc nghiệt làm nước da họ đen sạm, vậy thôi.
10/04/2013(Xem: 3262)
Viếng thăm Thiếu Lâm Tự không được lâu, duy chỉ một buổi chiều thì trời đã nhá nhem tối, lại mưa lất phất nên chúng tôi phải rời nơi đây gấp để đi ăn tối rồi về ngủ tại khách sạn ở phủ Trịnh Châu.
10/04/2013(Xem: 2787)
Một người con khi xa gia đình, xa quê hương, thổn thức mong chờ một chuyến về thăm nhà như thế nào thì người con Phật cũng khao khát được về thăm xứ Phật một cách thiết tha như thế ấy!
10/04/2013(Xem: 3282)
Từ lâu, tôi đã nguyện sẽ dành tất cả thì giờ nghỉ phép cho những chuyến đi hành hương, an cư kiết hạ và tu học. Ðã lâu rồi, dễ chừng hơn tám năm qua, tôi không có cơ hội đi tu học do giáo hội tổ chức vì các Thầy còn bận rộn nhiều việc Phật sự tại trú xứ mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]