Điều kỳ lạ là tâm thức ta chỉ thường chú ý, đam mê vào những gì dẫn dắt ta đi vào đường sanh tử, mà hiếm khi hướng đến những gì có công năng giúp ta rời bỏ phiền não, khổ đau. Thật vậy, nếu chúng tamuốn tập trung vào thiền tập, buộc thân ngồi yên năm, mười phút thì dễ, nhưng bắt tâm ý dừng lắng hoàn toàn năm, mười phút trong thiền quán thì khó vô cùng. Trong đoạn đường dài một cây số thiền hành, ta thử kiểm điểm xem có bao nhiêu bước chân ta đi trong chánh niệm. Chắc không nhiều lắm! Dĩ nhiên tâm thức mình đã quen được nuôi dưỡng bằng tập khí rong chơi đó đây. Mình buông thả cho thần trí dạo chơi năm non, bảy núi rất dễ, nhưng bắt tâm gắn liền vào bước chân thiền hành thì quả thật khó khăn. Nó không bao giờ chịu dừng ở một nơi nào. Vì thế, dừng lại chú tâm vào một đối tượng là bước đầu tiên chúng ta phải thực tập.
Pháp thoại tại Tu viện Lộc Uyển ngày 03-10-2004
Hôm nay là ngày tụng giới đầu tiên của khóa An Cư kiết Thu. Ngoài kia đất trời đã chuyển mình theo từng cơn gió nhuộm đầy lá vàng báo hiệu cho mùa thu đến. Những ai ở đây lâu chắc đều biết, hằng năm miền Đông Bắc Hoa Kỳ cứ mỗi độ vào thu thì trời rất đẹp. Những chiếc lá vàng nâu pha sắc đỏ, rụng thật nhiều vào trung tuần tháng mười và rụng liên tục trong vòng một tuần lễ. Tôi đã có may mắn được nhìn lá chín đổi màu trải thảm trên những con đường nhân dịp tăng thân Lộc Uyển cử sang miền Đông Bắc tổ chức khóa tu bên ấy. Khi trở lại tu viện, tôi có mang về một món quà cho thiền sinh nhân ngày đầu thu đến tụng giới: Đây là hai chiếc lá phong.
Mùa thu thường gợi cho văn nhân, thi sĩ thật nhiều cảm hứng và hầu hết trong số họ thường ca tụng mùa thu. Trong cổ thi Trung Hoa có hai câu rất dễ thương: "Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạcộng tri thu". Tôi tạm dịch: " Một chiếc lá ngô đồng rơi xuống là nhắc nhở cho mọi người biết mùa thu đã về". Làng Mai chúng tacũng có một bài hát rất dễ thương, có thể trong dịp nào đó quý vị sẽ được nghe quý Thầy, quý Sư Cô ở tu viện hát với những câu như thế này:
Một lá ngô đồng rơi,
Có hay chăng người ơi,
Thu đẹp đã về rồi..."
Và tôi muốn giới thiệu bài hát đó để quý vị thưởng thức mùa thu của đất trời.
Mùa thu còn được gọi là mùa lá rụng, mùa mà cây cành trơ trụi chuyển mình để chuẩn bị chịu đựng mùa đông tới. Thời tiết theo nhịp điệu vận hành của đất trời, thiên nhiên mà thay đổi thành các mùa xuân, hạ, thu, đông. Trình tự này được biểu hiện và ẩn tàng liên tục, và đó là dịnh luật tất nhiên của vũ trụ. Sức sống có mặt trong cây cỏ thực vật cho đến các loài động vật cũng đều trải qua từng giai đoạn như thế. Mùa xuân, mùa hạ thì tràn đầy nhựa sống; sang mùa thu sức sống lại thu hồi và tiềm phục về trong tự thân để rồi vùi mình qua giấc đông miên. Sang năm khi xuân đến, cây cối lại đâm chồi nẩy lộc, ra hoa. Con người chúng tacũng có một nhịp điệu vận hành trong cơ thể giống như trời đất vậy. Có tuổi trẻ của mùa Xuân, tuổi chín vàng của mùa hạ, tuổi xế chiều rụng lá của mùa thu và tuổi trầm lắng, tiềm phục sức sống lại trong giấc ngủ đông.
Trong vạn vật, đất trời lúc thời tiết giao mùa, chúng ta có thể cảm nhận được rất rõ và dễ dàng, thế nhưng có khi trong tự thân, chúng ta lại không cảm nhận được mùa đông của đời mình. Thế nào là mùa đông của đời mình? Mùa đông của đời người được xem là giấc ngủ ngàn thu khi ta rời bỏ hình hài tứ đại này. Bây giờ sức sống được tiềm phục về lại cội nguồn của nó, sau đó nó sẽ có cơ hội tái hiện và đứng lên với một hình hài mới, một đời sống mới tinh nguyên như trước kia chúng ta đã từng có mặt.
Cho nên nhìn ra bên ngoài chúng ta thấy đất trời chuyển mùa, những chiếc lá cuối thu se sắt đổi màu; quay trở lại nhìn chính bản thân, với những ai có kinh nghiệm ít nhiều về đời sống chắc cũng đã nhận rađược mùa thu của cơ thể, mùa đông của đời mình đang tới: nghe xương cốt mỏi mệt đau nhức gặm nhắm... Và những cảm nhận rất sâu sắc, bén nhạy về điều này đã được các văn nhân, thi sĩ diễn đạtthật quyến rũ, qua thi ca, văn chương, âm nhạc và hội họa... Những ai còn trẻ thì cảm nhận về mùa thuđời mình tất nhiên không rõ nét bằng. Tôi không biết quý vị có cảm nhận mùa thu của mình hay chưa. Riêng tôi trải qua gần sáu mươi mùa thu, cũng đã thắm vị mặn của thời gian từng ngày từng giây của đời sống. Và chúng ta chắc cũng từng có những giây phút ngậm ngùi, chạnh lòng khi chẳng biết nỗi buồn đến từ đâu:
Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
Do vậy, tuy đất trời có những sự vận hành tất yếu nhắc nhở mỗi chúng ta phải trở về cội nguồn, tìm lại năg lực sống vĩnh cửu nơi tự thân, nhưng chúng ta vẫn cố tình bỏ quên, trốn chạy. Có khi mình mãi sống trong lãng quên, đến lúc giáp mặt với "mùa đông", tức bấy giờ đang nằm trên giường bệnh, chạm tay vào cái chết thì lòng rất hoảng sợ, thấy cuộc đời mình chỉ là chuỗi dây dài chạy đuổi, lo âu. Tâm thức chưa lúc nào dừng lại để thử tìm về tiếp xúc với sự sống, để nhận ra được rằng trong tự thân ta sức sống đang tiềm phục. Như cỏ cây từng tiềm phục năng lượng sống để ngủ qua mùa đông, chuẩn bị chờ xuân đến. Thế nên khi ta đang còn ngắm được mùa thu của đất trời, điều thông minh nhất của con người biết thực tập là quay về nhìn lại chính mình, để nhận biết sức sống đang tiềm phục trong hình hàimỏng manh này. Thế thì, dù cuộc đời vô thường này theo quy luật đưa ta vào giấc ngủ đông, ta vẫn không sợ hãi.
Ngày xưa, lúc giáo pháp của đức Thế Tôn chưa có mặt, chưa có vị giác ngộ nào xuất hiện trong cuộc đời, vẫn có những con người đã thực sự nhận chân được mối tương quan của sự vận hành của vũ trụvà của con người. Những con người ấy chỉ đơn giản nhìn một chiếc lá thu phai là có thể cảm nhận được lẽ sinh diệt của thân tứ đại và chạm tay vào sự sống vĩnh cửu nơi tự thân họ. Kinh điển gọi những vị ấy là Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật. Chúng ta cũng với đôi mắt này, có khả năng giống như họ, cũng tiếp xúc với lá thu nhưng mình vẫn chưa ngộ được là tại sao?
Trong những lời dạy của đức Phật, chúng ta thấy có một câu chuyện rất ý vị, gọi là Bốn loại ngựa. Câu chuyện có thể trả lời cho chúng ta câu hỏi trên và đây cũng là những nội dung mà các vị Phật Độc Giácđem ra ứng dụng. Loại thứ nhất là loại ngựa chỉ cần nhìn thấy bóng roi đưa lên là liền cất vó. Loại thứ hai mà đức Phật xác nhận là loại ngựa chỉ cần đập vào thành xe hay khi roi chỉ vừa chạm đến lông là lên đường. Loại thứ ba là loại ngựa đợi người ta dùng roi đánh vào thân khá đau nó mới chạy. Và loại thứ tư là loại ngựa người ta phải dùng kim gắn vào đầu cây roi châm vào thân thật đau thì nó mới bắt đầu chạy.
- Loại ngựa thứ nhất đó là hình ảnh các vị Độc Giác Phật, nhìn lá rơi là giác ngộ được lẽ vô thường, quay lại tự thân nhận ra sức sống tiềm tàng trong hình hài và khi hình hài rã mục trả về cho tứ đại thì sức sống kia vẫn luân lưu không dứt. Đó là những người tự quay vào nhận ra tự tánh không sanh khôngdiệt trong chính con người họ.
- Loại ngựa thứ hai chỉ cho những ai đã bị vô thường chạm tới người thân. Nhìn người thân của ta nằm thoi thóp trên giường bệnh, đứt nối từng hơi thở, dù muốn cũng không thể giúp được gì, rồi giác ngộđược rằng hình hài này đến rồi đi cũng chỉ một mình, không ai có thể tặng cho ai được một hơi thở nào. Thế rồi họ quay trở lại tự thân, quán chiếu sâu sắc trên mảnh hình hài này, tìm ra nguồn sống vĩnh hằng đang có mặt; như sức sống của thiên nhiên ngủ yên lặng qua mùa dông chờ mùa xuân sẽ vươn vai đứng dậy.
- Loại ngựa thứ ba là ẩn dụ cho những người đã cảm nhận được vô thường từ bản thân họ. Một buổi sáng thức dậy nhìn vào gương tình cờ thấy tóc mình có vài sợi bạc, một chiếc răng lung lay là báo hiệutuổi già, cảm thấy vô thường đến gần hơn với họ rồi. Và sâu hơn nữa là nhận ra cái chết đang gặm nhắm từng giờ từng phút trong cơ thể. Nhận ra được điều này, họ quay về tự thân, dừng lại đam mê tìm kiếm những thú vui dục lạc; họ thấy tất cả chỉ là phù du, là tạm bợ và từ đó luôn sống với niềm vui chân thật trong tự thân mình.
- Loại ngựa thứ tư chỉ cho những ai gặp phải một bất hạnh tình cờ, chẳng hạn như một chứng bệnh nan y hay trải qua một cơn bạo bệnh tưởng chết đến nơi, nhưng may mắn hồi phục và vượt qua cái chết. Họ nhận chân sâu sắc lẽ vô thường đã đi qua đời mình, nên sợ hãi khước từ tất cả những con đườnghướng ngoại tìm cầu; những con đường đem đến nguồi vui phù phiếm, giả tạm. Đối với họ lúc này chỉ có con đường duy nhất còn lại là tìm cho ra năng lực sống đang tiềm phục nơi tự thân. Năng lực này vốn không sinh không diệt, nó có mặt trước khi ta có mặt, và khi ta trả hình hài này cho vô thường nó vẫn không mất đi.
Chúng ta hãy tự hỏi xem mình thuộc loại nào trong bốn loại ngựa này. Tất cả chúng ta, đã hoặc cũng sẽ có những sợi tóc bạc, những chiếc răng lung lay và chắc đều biết cái chết đang chực chờ đổ xuống đời mình bất cứ lúc nào. Ấy thế mà chưa bao giờ mình nhìn lại, chưa bao giờ nhìn thấy "mùa thu" của đời mình.
Mặc dù đã nương vào Thánh giáo của đức Thế Tôn trao truyền qua những phương pháp thực tập, hành trì để quay trở lại thể nhận tự tâm, thế nhưng chúng ta vẫn chưa tập trung năng lực dể hồi chiếu soi rọi lại chính mình một cách thấu đáo. Vì vậy khi tiếp xúc với mùa thu đất trời, ta thường bị âm thanh, cảnh sắc vui buồn... nhiễu loạn. Lòng ta xao xác buồn trước những chiếc lá khô vàng trong cái không gian đìu hiu cô quạnh.
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô...
Chúng ta có muôn vàn điều kiện để ngộ đạo. Trời đất trao cho ta một gia tài tự nội như nhau, con mắt nhìn như nhau. Vừa mở mắt nhìn, vừa lắng tai nghe thì điều kiện hồi chiếu lại tự thân để ngộ đạo đã có mặt rồi. Thế nhưng mình đã khờ dại, không như những vị Độc Giác Phật. Họ đặc biệt hơn chúng ta là đã từng thực tập thiền quán nên khi mắt, tai tiếp xúc với cảnh sắc, với âm thanh là các vị hồi chiếu ngay lại chính mình, sống với tự thể không sinh không diệt của chính mình.
Đức Phật ngày xưa cũng trên nền tảng nhận thức vô thường sâu sắc này đã làm một cuộc khởi hànhđầy dũng mãnh, mới có thể đi ngang qua sáu năm khổ hạnh trong rừng sâu mà không lùi bước. Ngài dõng dạc chỉ vào tòa cỏ mà nói rằng: "Chưa thành đạo quả thì ta không rời tòa cỏ này". Cho nên điều căn bản đầu tiên ngay khi tiếp xúc với ngoại cảnh là phải nhận diện cho được bản chất vô thường của đời người đang cùng lúc có mặt trong ta. Đời sống dù khổ đau hay hạnh phúc thì tất cả cũng chứa đựng sự bất toàn, trong khi cái chết thì rình rập chúng ta từng giây, từng phút. Khi đã ý thức rõ ràng, vững chắc trong từng ý niệm như vậy thì đó là nền tảng cho ta có thể trở về cội nguồn sự sống.
Chỉ khi ta thực sự tiếp xúc với vô thường, có tuệ giác về vô thường, ta mới có thể thiết lập một nền tảng căn bản để tiến đạo, mới vững vàng trên con đường tu tập thiền định. Bằng không ta chưa thể phát triển đời sống tâm linh của ta đến một tầng cao cần thiết.
Tuệ giác căn bản của đạo Phật là hiểu biết sâu sắc về sự vô thường của thân thể. Và theo những hướng dẫn truyền thống. khi chứng nghiệm tuệ giác vô thường qua quán chiếu trên hình hài này, ta không những chỉ tiếp xúc với tính chất mong manh, biến hoại của hình hài, mà còn có thể nhận diệnđược lẽ vô thường trong từng hơi thở. Khi tuệ giác vô thường luôn có mặt giúp chúng ta nhận biết sống chết đi liền trong từng hơi thở, nó cũng đồng thời giúp chúng ta thiết lập nền tảng để thăm dò vào chốn thâm sâu nhất của đời sống mình, tức là thăm dò vào bản thể không sinh diệt của chúng ta.
Tâm thức chúng ta như ngựa hoang quen dong ruổi, đi đông về tây, lúc nào cũng muốn lấp đầy trống vắng, cô đơn bằng những tiếc nhớ quá khứ, khắc khoải lo âu hiện tại hay những dự phóng cho viễn ảnhtương lai... Nhưng ta hãy hình dung một người tử tù khi biết đích xác ngày mai mình sẽ bị hành quyết thì chắc chắn những ôm ấp kỷ niệm, vui buồn, những dong ruổi ước mơ kia liền sụp đổ tức khắc. Mọi thứ không còn ý nghĩa gì khi biết chắc một điều sự sống của mình chỉ còn kéo dài trong một ngày; tự nhiên anh ta thấy chưa lúc nào tâm thức cảm nhận sự chết, cảm nhận sự mong manh của kiếp sống sâu sắc đến như vậy. Nếu là người may mắn thì lúc bấy giờ tuệ giác vô thường sẽ phát sinh, và con đường trở về đã mở ra cho người đó. Đó là lúc anh ta đang chạm tay vào chính "đời sống thực" có mặt nơi mình.
Cũng như thế, khi đã chạm tay tới vô thường rồi, ta có thể kinh nghiệm một điều rằng, khi tuệ giác vô thường phát sinh và chúng ta tiếp nhận được ở mức độ cao với nhất, đó chính là nhận diện vô thườngsinh diệt trong từng hơi thở. Có chứng nghiệm được lẽ sống chết qua từng hơi thở, từng sát na thì ta mới có thể thiết lập được nền tảng vững chắc để bước vào nguồn sống vô biên vĩnh hằng của tự thân. Đức Thế Tôn, các vị Bích Chi Phật, các vi A la hán ngày xưa cũng đã đi còn đường này.
Để thiết lập một nền tảng căn bản cho sự thực tập, chúng ta cần hiểu biết các phương pháp tu tập về thiền quán. Có ba phương pháp cốt lõi để tu tập: Thứ nhất là chỉ, thứ hai là quán và thứ ba là thiền - bao gồm cả chỉ và quán. Trong kinh Viên Giác, Thế Tôn đã mở cánh cửa phương tiện chỉ dạy ba phương pháp, đó là chỉ (Samatha), quán (Vipassana), và thiền (Bhavana).
Chỉ là ngưng lại, tập trung sự chú ý vào một đối tượng. Nhưng thông thường tâm thức ta không bao giờ chịu dừng lại hay chú ý chuyên nhất vào một đối tượng nào. Tâm ta có thói quen nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, ví như khi ta muốn mắt ta chú ý nhìn bất động vào một điểm, thì ta có thể nhận thấy nó rất khó thực hiện đúng như vậy. Chỉ trong chốc lát là nó dời từ bên này sang bên kia, rồi đảo qua, liếc lại. Ở mặt cạn bên ngoài còn như vậy, huống nữa là bên trong sâu thẳm của tâm thức. Tuy nhiên, có trường hợp ta có thể chú tâm vào một đối tượng mà không chán, đó là khi sự đam mê có mặt. Khi đã đam mêvào một vấn đề gì thì ta có thể quên ăn, bỏ ngủ, vùi đắm vào đó không biết mỏi mệt. Và có khi phải tạm bỏ công việc qua một bên, nhưng tâm thức ta cũng không bao giờ rời niềm đam mê đó.
Ngày xưa, có một ông vua muốn thử tập dừng lại ngồi yên, bình an vô sự. Ông cho truyền khắp trong thiên hạ rằng ai có khả năng tới để ông nuôi cơm, bầu nước cho ăn sang, mặc đẹp với điều kiện là chỉ sống, sinh hoạt giới hạn trong một căn phòng tù túng, nhỏ hẹp. Và nếu sống được như thế trong ba năm, ông sẽ ban tặng một nửa vương quốc mà ông đang trị vì. Có một anh chàng kia đến dự tuyển và dược chọn. Người đàn ông này đầy đủ sức khỏe, đang sống một cuộc đời bình thường với gia đình, thế nhưng khi sống trong điều kiện như vậy, chỉ sau năm thứ nhất, anh ta đến lạy vua xin được trở về với vợ con. Anh không thể sống như thế này được vì sống thêm nữa anh có thể điên mất.
Rõ ràng việc chú tâm vào một đối tượng là sự thực tập rất khó khăn. Nhưng đó mới chỉ là cái khó cạn nhất đối với nhưng người đang trên con đường thực tập thiền quán. Bước căn bản nhất là chú tâm vào một đối tượng có thể ta chưa được thuần thục là tại vì ta chưa có thói quen dừng lại, nên khả năng thăm dò vào chiều sâu của tự tâm trở nên xa vời.
Cây phong kia tuy rụng lá nhưng nó biết nhựa sống vẫn còn đang tiềm phục trong thân mình. Nó không cần đi tìm đâu xa, nó chỉ nhìn lại mình là thấy rõ sự sống vẫn có mặt nơi tự thân. Ta cũng cùng một điều kiện như thiên nhiên, chỉ cần nhìn lại mình và phục hồi năng lượng chánh niệm thì có thể chạm tay vào vào dòng sống vĩnh hằng, không sinh không diệt. Ấy thế mà ta vẫn không thể dừng lại chỉ vì tâm thức ta có thói quen hướng ra ngoài. Chỉ cần dừng lại được, buông lỏng được thì ta cũng có khả năng như cây phong vậy. Dừng lại là chạm tay vào chính sự sống đang tuôn chảy dạt dào trong tự thân. Do vậy, chặng đường ban đầu của sự thực tập về chỉ tuy khó, nhưng không có nghĩa là không làm được, không có nghĩa là xa vời với con đường thiền tập.
Quán là gì? Quán là một từ có thể dễ cảm nhận hơn. Nhìn vào một đối tượng, chúng ta nhận diện được nó, suy tư về nó, chiêm nghiệm về nó, đó là hình thức quán chiếu cạn nhất.
Tất cả những quán chiếu được vận dụng để soi sáng, để tư duy thông qua những điều Phật dạy về vô thường, vô ngã của con người, của thiên nhiên hoặc của tâm hành, được xem là quán chiếu ở mức độ cạn. Được xem là mức độ cạn bởi vì ta còn vận dụng trí lự để suy nghĩ, nói thầm và phân tích về đối tượng. Ví dụ khi nhìn một bông hoa, ta nhớ đến lời dạy của một vị thầy rằng, bông hoa này có mặt là do sự kết hợp bởi nhiều nhân, nhiều duyên, do ánh sáng mặt trời, sương, nước, đất, công sức, người trồng... và trăm ngàn điều kiện khác để hoa có thể khoe hương khoe sắc cho ta nhìn ngắm, ngợi khen. Hay khi quán chiếu về con người ta khởi tư duy, phân tích; ta thấy con người là một hợp thể ngũ uẩn, không có thật tính, họ được biết qua cái tên do cha mẹ đặt vào hình hài gọi là con người; hình hài con người là do dự kết hợp của tứ đại, ngũ uẩn mà thành, họ vào đời là do sự phối hợp của cha mẹ. Qua quá trình nuôi dưỡng trong gia đình, học đường và xã hội mà họ trưởng thành. Hay do tiếp thu đời sốngvăn hóa tâm linh nên họ đã trở thành người tu... Tất cả những điều kể trên sở dĩ gọi là quán chiếu ở mức độ cạn là do mình còn khởi tư duy, thì thầm để phân tích về đối tượng.
Bước vào mức độ quán chiếu sâu hơn, chúng ta cũng phải đi từ mức độ cạn mà phát triển lên. Nghĩa là khi khả năng quán chiếu về sự vật, về con người đã thuần thục, thâm nhập vào tự tâm mình, bây giờ ta có thể quan sát mọi đối tượng nhưng không còn dính mắc, không còn sinh ra ý nghĩ phân biệt đẹp xấu, vui, buồn, khen, chê... Nhìn mà không khởi lên tiếng nói thì thầm hay ý nghĩ phân tích. Khả năng bén nhạy của sự nhận biết trực tiếp tự động đi sâu vào từng đối tượng lúc nhìn, ta gọi đó là quán chiếu ở mức độ sâu. Ta chưa có thể thâm nhập vào tầng sâu khi quán chiếu, bởi khi nhìn là có ngay sự phân biệt, vừa nhìn là tức khắc thấy có xấu đẹp, có thương ghét, có hạnh phúc khổ đau... và thông thường tâm thức chúng ta khi chưa tu tập thì thường dính mắc, đắm chìm và bị dẫn dắt bởi đối tượng mình tiếp xúc.. Chẳng hạn như khi tôi nhìn chiếc lá phong có màu sắc rực rỡ, tôi không dừng lại ở màu lá phong để cảm nghiệm sự có mặt trọn vẹn của nó mà nhớ đến những câu thơ mà tôi từng học: "Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu". Rồi từ câu thơ đó tôi nhớ đến ông thầy đã từng dạy tôi học thơ lúc còn bé, nhớ đến cô con gái của ông thầy dễ thương thật, nhưng tôi lại suy tưởng mông lung rằng trong đờitôi đã từng gặp nhiều người còn dễ thương hơn cô gái kia vân vân và vân vân. Chỉ từ việc nhìn ngắm một chiếc lá phong đơn thuần, đã nẩy sinh bao nhiều điều lôi kéo mình chìm trong chuỗi dài những ý nghĩ; đó gọi là mất mình trong dòng chảy của suy tưởng.
Việc khởi quán khi nhìn đặc biệt như thế nào với cái nhìn sinh khởi ý thức thì thầm và để bị dẫn dắt bởi đối cảnh? Ta nên biết rằng cũng là nhìn nhưng khi ta khởi ý thức có chủ động và nương vào Thánh giáođể quán chiếu, nhận diện các đối tượng tiếp xúc, đồng thời có năng lực của chánh niệm đi kèm thì vướng mắc, chấp thủ cho đến phiền não, lo âu... không thể nào phát sinh được. Ngược lại, khi nhìn mà ta để mất mình trong đối tượng thì ta có thể bị dẫn dắt chìm nổi trong dòng sông vui buồn, hệ lụy, sầu khổ, bất an. Chỉ một chút khác biệt về hình thức nhưng kết quả cách xa muôn trùng.
Chúng ta đi vào phương pháp thứ ba của sự thực tập đó là Thiền. Thiền là gì?
Thiền là cách phát âm của chữ Trung Hoa "Ch'an". Trung Hoa cũng chưa có một từ tương xứng để định nghĩa về Thiền. Họ phải lấy nguyên ngữ Ấn Độ phiên âm thành từ thiền na. Nguyên chữ Pali là Jhāna; Sanskrit là Dhyāna và tiếng Nhật cũng không có từ tương ứng để dịch đúng về Thiền. Họ chỉ dịch chữ Thiền của Trung Hoa thành từ Zen của tiếng Nhật.
Đầu tiên ta cần biết là Thiền bao gồm cả Chỉ và Quán. Tức là trạng thái tâm vừa tĩnh lặng vừa chiếu sáng, gọi đó là Thiền. Một điều nữa, có lẽ chúng ta đã biết đó là nguyên ngữ của chữ Thiền vẫn chưa có trong những từ tương đương của Tây phương, bởi vì Thiền vốn là sản phẩm có nguồn gốc từ Đông phương. Và Thiền là một loại hàng mới nhập vào thế giới Tây phương nên chưa được giới thiệu rộng rãi, chưa có từ ngữ chính xác để dịch nó. Có thể nói chưa có từ ngữ nào có thể diễn dịch được, bởi vì Thiền tự bản thân nó là một trực nghiệm, mà con người phải thâm nhập bằng cả thân và tâm. Những từ ngữ như chiêm nghiệm, trầm tư, tập trung... là những từ Tây phương có thể tạm dùng để chuyển dịch chữ Thiền; bởi vì khi ta nói chiêm nghiệm tức là có một đối tượng đển mình chiêm nghiệm, hoặc nói tập trung là phải có chủ thể và khách thể, có một điều gì đó để cho ý thức mình hướng về, trong khi bản chất của Thiền là vượt lên trên các phạm trù đối lập, vắng bặt chủ thể, khách thể. Cho nên có thể nói Thiền là trạng thái lặng lẽ, tỉnh sáng đơn thuần giống như hạt nước trên tàu lá sen rơi trở về biến mất trong lòng đại dương. Nó là trạng thái trượt trở lại tâm thức ban đầu của chính chúng ta.
Đông phương có một tác phẩm tuyệt vời là Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Trong câu mở đầu của Đạo Đức Kinh. Lão Tử viết: "Đạo khả Đạo, phi thường Đạo" có nghĩa là "Đạo mà nói được thì không phải là Đạo". Dẫn dụng điều này nhằm đối chiếu với chữ Thiền được nêu ra trong giai đoạn thực tập đầu tiên.
Như chúng ta đã biết về bản chất, Thiền rất khó hiểu và nó không thể nắm bắt qua ngôn ngữ. Cũng như thế, để chứng nghiệm được Đạo thì tâm thức ta phải dứt bặt những suy nghĩ, không còn một gơn sóng ý thức thì thầm mới có thể thâm nhập vào trạng thái gọi là Đạo. Đạo vốn vô ngôn, không lời. Cho nên dùng một loại ngôn ngữ để diễn đạt một phạm trù phi ngôn ngữ là điều không thể, là tối kỵ. Có những trạng thái chứng nghiệm của tâm không thể dùng lời nói để giải thích hay mô tả được. Vì ngôn ngữ, chữ nghĩa luôn có những hạn chế và thường hay bị hiểu lầm. Hơn nữa, ngôn ngữ loài người vốn được đăt ra để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoặc những gì hiện hữu, tồn tại.
Chúng ta có thể là một triết gia, một học giả truyền đạt được những kinh nghiệm về trí thức; khai triển những ý tưởng uyên áo đến với người, hay có thể là những nghệ sĩ tài ba để lại cho người, cho đời những tác phẩm điêu khắc, thi ca, hội họa, âm nhạc... bất hủ, vượt không gian và thời gian. Nhưng trên con đường thiền tập, với những con người đã sống trong Thiền, trong Đạo thì đây không phải là một triết học mà là một trực nghiệm, tự thực chứng bằng khả năng "nhận biết". Và vì là một trạng thái tự chứng nghiệm nên không thể truyền đạt lại một cách chân xác, cho một ai khác được.
Tuy vậy, chúng ta không nên có cảm tưởng Thiền là một điều gì xa vời, khó thực tập. Ngược lại, có thể nói việc hành Thiền khá giản dị. Khi nhìn hay quan sát bất kỳ một đối tượng nào, ta hãy nhìn bằng con mắt tĩnh lặng, sáng rỡ trong giây phút hiện tại, nhận biết đối tượng rõ ràng mà không khởi sinh ý niệmthì thầm về nó, không để tâm ý đi lang thang thì đó chính là lúc mình đang ở trong trạng thái thiền tập. Nhìn ra bên ngoài hay nhìn vào bên trong, ta cũng nhìn và nhận diện đơn thuần, sáng tỏ từng đối tượng mình đang tiếp xúc, đó là thiền tập.
Tuy nhiên một điều trở ngại là, khi có nỗi buồn, ta lập tức hóa mình vào nỗi buồn đó. Ta thấy mình chính là nỗi buồn và trầm mình trong dòng sông buồn đang miên man chảy. Phép thực tập của ta là khi nỗi buồn hay một tâm hành nào khác có mặt, ta chỉ nhìn chúng bằng con mắt bình lặng, tỉnh sáng, và như vậy, chắc chắn ta luôn an trú được trong trạng thái thiền định. Chỉ cần làm được điều này thôi đã là kỳ diệu rồi. Và đây là pháp "chiếu kiến" của đức Bồ tát Quán Thế Âm trao cho ta.
Chỉ đơn thuần nhận diện từng tâm hành đang có mặt là ta đang thực tập giáo pháp tuyệt vời mà đức Phật đã truyền đạt. Chỉ cần nhân diện tất cả những đối tượng ta tiếp xúc, từ bên ngoài cho đến bên trong mà không khởi sinh ý thức xao động thì thầm là ta đang thật sự thực tập thiền quán. Điều đó cho thấy ta đang an trú trong tâm thể bất sinh bất diệt của chính mình, cũng có nghĩa là ta chạm tay được vào đời sống miên viễn hằng tươi nhuận trong tự thân ta.
Và chỉ cần làm một điều này thôi thì dù "mùa đông" của đời người xảy đến, ta giống như loài cây kia thảnh thơi vươn cành đón tiếp, bình thản trả hình hài tứ đại này về cùng cát bụi. Dòng sự sống đâu chỉ có mặt ở trong thân, nó vốn là năng lượng nên tồn tại miên viễn và thênh thang đến vô cùng. Sinh mạng này có thể chấm dứt bằng nhiều cách, nhưng sự sống (sinh lực) thì không thể cắt đứt được. Như mùa thu làm rụng những chiếc lá phong, nhưng mùa thu không làm chết cây phong được. Cây phong vẫn sừng sững, hiên ngang đứng chờ mùa xuân tới, vì nhựa sống của nó vẫn còn cuồn cuộn trong thân.
Mười phương ba đời chư Phật chỉ truyền một pháp Niết Bàn, tức chỉ trao cho chúng ta khối vàng ròngchứ không hề trao một thỏi bạc hay thỏi đồng. Chư Tổ chỉ cho chúng ta con đường để hồi phục trở lại, nhận ra sự sống không sinh không diệt vốn sẵn có trong tự thân, chứ không dạy cho chúng ta cách để có được chút an ổn phù du trong cuộc sống ngắn ngủi này.
Ngày xưa, thiền sư Càn Phong khi lên pháp tòa chỉ nói một câu: "Mười phương ba đời chư Phật chỉ có một con đường Niết Bàn mà thôi, thế thì đầu đường ở chỗ nào?" Thiền sư đưa cây gậy vẽ một vòng tròn rồi bước xuống tòa, đi vào hậu liêu. Thế là thuyết xong một thời pháp thoại. Đây là một công ántrong hàng ngàn công án của Thiền Đông Độ. Chúng ta hãy cùng chia sẻ một chút về công án này để có thể thực tập một điều rất gần với chính mình.
Điều cốt lõi mà bậc giác ngộ trao cho chúng ta là phải tự mình chạm vào đương thể Niết Bàn của chính mình. Ngài muốn chính chúng ta đặt tay vào vùng đất vĩnh hằng, đó là sự sống luôn có mặt trong tự thân ta. Và nếu ta có con mắt sáng thấy được "đầu đường" để bước vào thì ta sẽ đến được con đườngNiết Bàn mà thiền sư Càn Phong đã chỉ. Chỗ nào là đầu đường? Ngài dưa cây gậy vạch một vòng tròn và bảo đầu đường là chỗ đấy. Chỗ nào vậy? Tổ Lâm tế từng nói: "Sáu đạo thần quang chưa từng vắng mặt", tức là sáu con đường mở ra để anh đi vào Niết Bàn phút giây nào cũng hiện diện trong anh; hiện diện nơi mắt, nơi tai, nơi mũi, nơi lưỡi... anh. Nếu ở mắt thì có khả nằng nhận diện tinh tường từng đối tượng; biết rõ đây là bông hoa, đây là cây đèn, đây là con người... không hề lầm lẫn. Năng lực của cái nhìn và sự nhận diện trực tiếp ấy không phải do hình hài mà có. Nếu nói nó có được do hình hài này thì khi trút hơi thở, hình hài vẫn còn đó, mắt vẫn còn đó tại sao ta không thể nhìn được. Cái nhận biết trực tiếp không phải do khả năng suy tư, học tập, giáo dục từ bên ngoài. Nhà trường dạy cho chúng ta muôn vạn kiến thức, nhưng năng lực nhìn là nhận biết tức khắc thì ai có thể dạy cho ta? Khả năng nhận biếtđó vốn sẵn có, là bản thể không sinh không diệt trong ta chiếu rọi ra bên ngoài đấy thôi.
Cho nên khi tiếp xúc với mọi đối tượng, cảnh vật của thiên nhiên, đất trời, con người, ta nhận biết một cách tinh tường mà không sinh khởi tiếng nói thì thầm bên trong; tâm vẫn an trú ngay nơi đây và giờ phút này thì tức khắc ta đặt chân vào con đường Niết Bàn. Tai ta nghe tiếng sáo đồng vọng, tiếng trẻ khóc, tiếng chim râm ran gọi bầy, tiếng gió thì thào qua kẽ lá... nhưng không để cho âm thanh dẫn dắt, đó chính là ta đang an trụ trong tự thể Niết Bàn của chính ta.
Lúc ấy tâm ta trở nên mênh mông và bát ngát, không bị hạn cuộc trong không gian lẫn thời gian. Và những gì không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, thì nó có thể đi ngang qua ba cõi, không bị kềm tỏa trong vòng sinh diệt, mất còn.
Khi tiếp xúc với hiện tại mà tâm ta rỗng rang, vắng lặng là ta đang mở ra cánh cổng để đi vào cõi Niết Bàn lồng lộng. Nói đi vào là gượng nói thế thôi, chứ kỳ thực thì ta không rời Niết Bàn nửa bước, vì đương thể Niết Bàn có mặt ngay trong sát na hồi phục của tự tâm. Lúc bấy giờ ta là giọt nước trên lá sen, chỉ nhẹ nhàng buông mình là trở về với biển khơi bao la.
Mùa thu thường gợi cho văn nhân, thi sĩ thật nhiều cảm hứng và hầu hết trong số họ thường ca tụng mùa thu. Trong cổ thi Trung Hoa có hai câu rất dễ thương: "Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạcộng tri thu". Tôi tạm dịch: " Một chiếc lá ngô đồng rơi xuống là nhắc nhở cho mọi người biết mùa thu đã về". Làng Mai chúng tacũng có một bài hát rất dễ thương, có thể trong dịp nào đó quý vị sẽ được nghe quý Thầy, quý Sư Cô ở tu viện hát với những câu như thế này:
Một lá ngô đồng rơi,
Có hay chăng người ơi,
Thu đẹp đã về rồi..."
Và tôi muốn giới thiệu bài hát đó để quý vị thưởng thức mùa thu của đất trời.
Mùa thu còn được gọi là mùa lá rụng, mùa mà cây cành trơ trụi chuyển mình để chuẩn bị chịu đựng mùa đông tới. Thời tiết theo nhịp điệu vận hành của đất trời, thiên nhiên mà thay đổi thành các mùa xuân, hạ, thu, đông. Trình tự này được biểu hiện và ẩn tàng liên tục, và đó là dịnh luật tất nhiên của vũ trụ. Sức sống có mặt trong cây cỏ thực vật cho đến các loài động vật cũng đều trải qua từng giai đoạn như thế. Mùa xuân, mùa hạ thì tràn đầy nhựa sống; sang mùa thu sức sống lại thu hồi và tiềm phục về trong tự thân để rồi vùi mình qua giấc đông miên. Sang năm khi xuân đến, cây cối lại đâm chồi nẩy lộc, ra hoa. Con người chúng tacũng có một nhịp điệu vận hành trong cơ thể giống như trời đất vậy. Có tuổi trẻ của mùa Xuân, tuổi chín vàng của mùa hạ, tuổi xế chiều rụng lá của mùa thu và tuổi trầm lắng, tiềm phục sức sống lại trong giấc ngủ đông.
Trong vạn vật, đất trời lúc thời tiết giao mùa, chúng ta có thể cảm nhận được rất rõ và dễ dàng, thế nhưng có khi trong tự thân, chúng ta lại không cảm nhận được mùa đông của đời mình. Thế nào là mùa đông của đời mình? Mùa đông của đời người được xem là giấc ngủ ngàn thu khi ta rời bỏ hình hài tứ đại này. Bây giờ sức sống được tiềm phục về lại cội nguồn của nó, sau đó nó sẽ có cơ hội tái hiện và đứng lên với một hình hài mới, một đời sống mới tinh nguyên như trước kia chúng ta đã từng có mặt.
Cho nên nhìn ra bên ngoài chúng ta thấy đất trời chuyển mùa, những chiếc lá cuối thu se sắt đổi màu; quay trở lại nhìn chính bản thân, với những ai có kinh nghiệm ít nhiều về đời sống chắc cũng đã nhận rađược mùa thu của cơ thể, mùa đông của đời mình đang tới: nghe xương cốt mỏi mệt đau nhức gặm nhắm... Và những cảm nhận rất sâu sắc, bén nhạy về điều này đã được các văn nhân, thi sĩ diễn đạtthật quyến rũ, qua thi ca, văn chương, âm nhạc và hội họa... Những ai còn trẻ thì cảm nhận về mùa thuđời mình tất nhiên không rõ nét bằng. Tôi không biết quý vị có cảm nhận mùa thu của mình hay chưa. Riêng tôi trải qua gần sáu mươi mùa thu, cũng đã thắm vị mặn của thời gian từng ngày từng giây của đời sống. Và chúng ta chắc cũng từng có những giây phút ngậm ngùi, chạnh lòng khi chẳng biết nỗi buồn đến từ đâu:
Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
- (Xuân Diệu)
Do vậy, tuy đất trời có những sự vận hành tất yếu nhắc nhở mỗi chúng ta phải trở về cội nguồn, tìm lại năg lực sống vĩnh cửu nơi tự thân, nhưng chúng ta vẫn cố tình bỏ quên, trốn chạy. Có khi mình mãi sống trong lãng quên, đến lúc giáp mặt với "mùa đông", tức bấy giờ đang nằm trên giường bệnh, chạm tay vào cái chết thì lòng rất hoảng sợ, thấy cuộc đời mình chỉ là chuỗi dây dài chạy đuổi, lo âu. Tâm thức chưa lúc nào dừng lại để thử tìm về tiếp xúc với sự sống, để nhận ra được rằng trong tự thân ta sức sống đang tiềm phục. Như cỏ cây từng tiềm phục năng lượng sống để ngủ qua mùa đông, chuẩn bị chờ xuân đến. Thế nên khi ta đang còn ngắm được mùa thu của đất trời, điều thông minh nhất của con người biết thực tập là quay về nhìn lại chính mình, để nhận biết sức sống đang tiềm phục trong hình hàimỏng manh này. Thế thì, dù cuộc đời vô thường này theo quy luật đưa ta vào giấc ngủ đông, ta vẫn không sợ hãi.
Ngày xưa, lúc giáo pháp của đức Thế Tôn chưa có mặt, chưa có vị giác ngộ nào xuất hiện trong cuộc đời, vẫn có những con người đã thực sự nhận chân được mối tương quan của sự vận hành của vũ trụvà của con người. Những con người ấy chỉ đơn giản nhìn một chiếc lá thu phai là có thể cảm nhận được lẽ sinh diệt của thân tứ đại và chạm tay vào sự sống vĩnh cửu nơi tự thân họ. Kinh điển gọi những vị ấy là Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật. Chúng ta cũng với đôi mắt này, có khả năng giống như họ, cũng tiếp xúc với lá thu nhưng mình vẫn chưa ngộ được là tại sao?
Trong những lời dạy của đức Phật, chúng ta thấy có một câu chuyện rất ý vị, gọi là Bốn loại ngựa. Câu chuyện có thể trả lời cho chúng ta câu hỏi trên và đây cũng là những nội dung mà các vị Phật Độc Giácđem ra ứng dụng. Loại thứ nhất là loại ngựa chỉ cần nhìn thấy bóng roi đưa lên là liền cất vó. Loại thứ hai mà đức Phật xác nhận là loại ngựa chỉ cần đập vào thành xe hay khi roi chỉ vừa chạm đến lông là lên đường. Loại thứ ba là loại ngựa đợi người ta dùng roi đánh vào thân khá đau nó mới chạy. Và loại thứ tư là loại ngựa người ta phải dùng kim gắn vào đầu cây roi châm vào thân thật đau thì nó mới bắt đầu chạy.
- Loại ngựa thứ nhất đó là hình ảnh các vị Độc Giác Phật, nhìn lá rơi là giác ngộ được lẽ vô thường, quay lại tự thân nhận ra sức sống tiềm tàng trong hình hài và khi hình hài rã mục trả về cho tứ đại thì sức sống kia vẫn luân lưu không dứt. Đó là những người tự quay vào nhận ra tự tánh không sanh khôngdiệt trong chính con người họ.
- Loại ngựa thứ hai chỉ cho những ai đã bị vô thường chạm tới người thân. Nhìn người thân của ta nằm thoi thóp trên giường bệnh, đứt nối từng hơi thở, dù muốn cũng không thể giúp được gì, rồi giác ngộđược rằng hình hài này đến rồi đi cũng chỉ một mình, không ai có thể tặng cho ai được một hơi thở nào. Thế rồi họ quay trở lại tự thân, quán chiếu sâu sắc trên mảnh hình hài này, tìm ra nguồn sống vĩnh hằng đang có mặt; như sức sống của thiên nhiên ngủ yên lặng qua mùa dông chờ mùa xuân sẽ vươn vai đứng dậy.
- Loại ngựa thứ ba là ẩn dụ cho những người đã cảm nhận được vô thường từ bản thân họ. Một buổi sáng thức dậy nhìn vào gương tình cờ thấy tóc mình có vài sợi bạc, một chiếc răng lung lay là báo hiệutuổi già, cảm thấy vô thường đến gần hơn với họ rồi. Và sâu hơn nữa là nhận ra cái chết đang gặm nhắm từng giờ từng phút trong cơ thể. Nhận ra được điều này, họ quay về tự thân, dừng lại đam mê tìm kiếm những thú vui dục lạc; họ thấy tất cả chỉ là phù du, là tạm bợ và từ đó luôn sống với niềm vui chân thật trong tự thân mình.
- Loại ngựa thứ tư chỉ cho những ai gặp phải một bất hạnh tình cờ, chẳng hạn như một chứng bệnh nan y hay trải qua một cơn bạo bệnh tưởng chết đến nơi, nhưng may mắn hồi phục và vượt qua cái chết. Họ nhận chân sâu sắc lẽ vô thường đã đi qua đời mình, nên sợ hãi khước từ tất cả những con đườnghướng ngoại tìm cầu; những con đường đem đến nguồi vui phù phiếm, giả tạm. Đối với họ lúc này chỉ có con đường duy nhất còn lại là tìm cho ra năng lực sống đang tiềm phục nơi tự thân. Năng lực này vốn không sinh không diệt, nó có mặt trước khi ta có mặt, và khi ta trả hình hài này cho vô thường nó vẫn không mất đi.
Chúng ta hãy tự hỏi xem mình thuộc loại nào trong bốn loại ngựa này. Tất cả chúng ta, đã hoặc cũng sẽ có những sợi tóc bạc, những chiếc răng lung lay và chắc đều biết cái chết đang chực chờ đổ xuống đời mình bất cứ lúc nào. Ấy thế mà chưa bao giờ mình nhìn lại, chưa bao giờ nhìn thấy "mùa thu" của đời mình.
Mặc dù đã nương vào Thánh giáo của đức Thế Tôn trao truyền qua những phương pháp thực tập, hành trì để quay trở lại thể nhận tự tâm, thế nhưng chúng ta vẫn chưa tập trung năng lực dể hồi chiếu soi rọi lại chính mình một cách thấu đáo. Vì vậy khi tiếp xúc với mùa thu đất trời, ta thường bị âm thanh, cảnh sắc vui buồn... nhiễu loạn. Lòng ta xao xác buồn trước những chiếc lá khô vàng trong cái không gian đìu hiu cô quạnh.
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô...
- (Lưu Trọng Lư)
Chúng ta có muôn vàn điều kiện để ngộ đạo. Trời đất trao cho ta một gia tài tự nội như nhau, con mắt nhìn như nhau. Vừa mở mắt nhìn, vừa lắng tai nghe thì điều kiện hồi chiếu lại tự thân để ngộ đạo đã có mặt rồi. Thế nhưng mình đã khờ dại, không như những vị Độc Giác Phật. Họ đặc biệt hơn chúng ta là đã từng thực tập thiền quán nên khi mắt, tai tiếp xúc với cảnh sắc, với âm thanh là các vị hồi chiếu ngay lại chính mình, sống với tự thể không sinh không diệt của chính mình.
Đức Phật ngày xưa cũng trên nền tảng nhận thức vô thường sâu sắc này đã làm một cuộc khởi hànhđầy dũng mãnh, mới có thể đi ngang qua sáu năm khổ hạnh trong rừng sâu mà không lùi bước. Ngài dõng dạc chỉ vào tòa cỏ mà nói rằng: "Chưa thành đạo quả thì ta không rời tòa cỏ này". Cho nên điều căn bản đầu tiên ngay khi tiếp xúc với ngoại cảnh là phải nhận diện cho được bản chất vô thường của đời người đang cùng lúc có mặt trong ta. Đời sống dù khổ đau hay hạnh phúc thì tất cả cũng chứa đựng sự bất toàn, trong khi cái chết thì rình rập chúng ta từng giây, từng phút. Khi đã ý thức rõ ràng, vững chắc trong từng ý niệm như vậy thì đó là nền tảng cho ta có thể trở về cội nguồn sự sống.
Chỉ khi ta thực sự tiếp xúc với vô thường, có tuệ giác về vô thường, ta mới có thể thiết lập một nền tảng căn bản để tiến đạo, mới vững vàng trên con đường tu tập thiền định. Bằng không ta chưa thể phát triển đời sống tâm linh của ta đến một tầng cao cần thiết.
Tuệ giác căn bản của đạo Phật là hiểu biết sâu sắc về sự vô thường của thân thể. Và theo những hướng dẫn truyền thống. khi chứng nghiệm tuệ giác vô thường qua quán chiếu trên hình hài này, ta không những chỉ tiếp xúc với tính chất mong manh, biến hoại của hình hài, mà còn có thể nhận diệnđược lẽ vô thường trong từng hơi thở. Khi tuệ giác vô thường luôn có mặt giúp chúng ta nhận biết sống chết đi liền trong từng hơi thở, nó cũng đồng thời giúp chúng ta thiết lập nền tảng để thăm dò vào chốn thâm sâu nhất của đời sống mình, tức là thăm dò vào bản thể không sinh diệt của chúng ta.
Tâm thức chúng ta như ngựa hoang quen dong ruổi, đi đông về tây, lúc nào cũng muốn lấp đầy trống vắng, cô đơn bằng những tiếc nhớ quá khứ, khắc khoải lo âu hiện tại hay những dự phóng cho viễn ảnhtương lai... Nhưng ta hãy hình dung một người tử tù khi biết đích xác ngày mai mình sẽ bị hành quyết thì chắc chắn những ôm ấp kỷ niệm, vui buồn, những dong ruổi ước mơ kia liền sụp đổ tức khắc. Mọi thứ không còn ý nghĩa gì khi biết chắc một điều sự sống của mình chỉ còn kéo dài trong một ngày; tự nhiên anh ta thấy chưa lúc nào tâm thức cảm nhận sự chết, cảm nhận sự mong manh của kiếp sống sâu sắc đến như vậy. Nếu là người may mắn thì lúc bấy giờ tuệ giác vô thường sẽ phát sinh, và con đường trở về đã mở ra cho người đó. Đó là lúc anh ta đang chạm tay vào chính "đời sống thực" có mặt nơi mình.
Cũng như thế, khi đã chạm tay tới vô thường rồi, ta có thể kinh nghiệm một điều rằng, khi tuệ giác vô thường phát sinh và chúng ta tiếp nhận được ở mức độ cao với nhất, đó chính là nhận diện vô thườngsinh diệt trong từng hơi thở. Có chứng nghiệm được lẽ sống chết qua từng hơi thở, từng sát na thì ta mới có thể thiết lập được nền tảng vững chắc để bước vào nguồn sống vô biên vĩnh hằng của tự thân. Đức Thế Tôn, các vị Bích Chi Phật, các vi A la hán ngày xưa cũng đã đi còn đường này.
Để thiết lập một nền tảng căn bản cho sự thực tập, chúng ta cần hiểu biết các phương pháp tu tập về thiền quán. Có ba phương pháp cốt lõi để tu tập: Thứ nhất là chỉ, thứ hai là quán và thứ ba là thiền - bao gồm cả chỉ và quán. Trong kinh Viên Giác, Thế Tôn đã mở cánh cửa phương tiện chỉ dạy ba phương pháp, đó là chỉ (Samatha), quán (Vipassana), và thiền (Bhavana).
Chỉ là ngưng lại, tập trung sự chú ý vào một đối tượng. Nhưng thông thường tâm thức ta không bao giờ chịu dừng lại hay chú ý chuyên nhất vào một đối tượng nào. Tâm ta có thói quen nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, ví như khi ta muốn mắt ta chú ý nhìn bất động vào một điểm, thì ta có thể nhận thấy nó rất khó thực hiện đúng như vậy. Chỉ trong chốc lát là nó dời từ bên này sang bên kia, rồi đảo qua, liếc lại. Ở mặt cạn bên ngoài còn như vậy, huống nữa là bên trong sâu thẳm của tâm thức. Tuy nhiên, có trường hợp ta có thể chú tâm vào một đối tượng mà không chán, đó là khi sự đam mê có mặt. Khi đã đam mêvào một vấn đề gì thì ta có thể quên ăn, bỏ ngủ, vùi đắm vào đó không biết mỏi mệt. Và có khi phải tạm bỏ công việc qua một bên, nhưng tâm thức ta cũng không bao giờ rời niềm đam mê đó.
Ngày xưa, có một ông vua muốn thử tập dừng lại ngồi yên, bình an vô sự. Ông cho truyền khắp trong thiên hạ rằng ai có khả năng tới để ông nuôi cơm, bầu nước cho ăn sang, mặc đẹp với điều kiện là chỉ sống, sinh hoạt giới hạn trong một căn phòng tù túng, nhỏ hẹp. Và nếu sống được như thế trong ba năm, ông sẽ ban tặng một nửa vương quốc mà ông đang trị vì. Có một anh chàng kia đến dự tuyển và dược chọn. Người đàn ông này đầy đủ sức khỏe, đang sống một cuộc đời bình thường với gia đình, thế nhưng khi sống trong điều kiện như vậy, chỉ sau năm thứ nhất, anh ta đến lạy vua xin được trở về với vợ con. Anh không thể sống như thế này được vì sống thêm nữa anh có thể điên mất.
Rõ ràng việc chú tâm vào một đối tượng là sự thực tập rất khó khăn. Nhưng đó mới chỉ là cái khó cạn nhất đối với nhưng người đang trên con đường thực tập thiền quán. Bước căn bản nhất là chú tâm vào một đối tượng có thể ta chưa được thuần thục là tại vì ta chưa có thói quen dừng lại, nên khả năng thăm dò vào chiều sâu của tự tâm trở nên xa vời.
Cây phong kia tuy rụng lá nhưng nó biết nhựa sống vẫn còn đang tiềm phục trong thân mình. Nó không cần đi tìm đâu xa, nó chỉ nhìn lại mình là thấy rõ sự sống vẫn có mặt nơi tự thân. Ta cũng cùng một điều kiện như thiên nhiên, chỉ cần nhìn lại mình và phục hồi năng lượng chánh niệm thì có thể chạm tay vào vào dòng sống vĩnh hằng, không sinh không diệt. Ấy thế mà ta vẫn không thể dừng lại chỉ vì tâm thức ta có thói quen hướng ra ngoài. Chỉ cần dừng lại được, buông lỏng được thì ta cũng có khả năng như cây phong vậy. Dừng lại là chạm tay vào chính sự sống đang tuôn chảy dạt dào trong tự thân. Do vậy, chặng đường ban đầu của sự thực tập về chỉ tuy khó, nhưng không có nghĩa là không làm được, không có nghĩa là xa vời với con đường thiền tập.
Quán là gì? Quán là một từ có thể dễ cảm nhận hơn. Nhìn vào một đối tượng, chúng ta nhận diện được nó, suy tư về nó, chiêm nghiệm về nó, đó là hình thức quán chiếu cạn nhất.
Tất cả những quán chiếu được vận dụng để soi sáng, để tư duy thông qua những điều Phật dạy về vô thường, vô ngã của con người, của thiên nhiên hoặc của tâm hành, được xem là quán chiếu ở mức độ cạn. Được xem là mức độ cạn bởi vì ta còn vận dụng trí lự để suy nghĩ, nói thầm và phân tích về đối tượng. Ví dụ khi nhìn một bông hoa, ta nhớ đến lời dạy của một vị thầy rằng, bông hoa này có mặt là do sự kết hợp bởi nhiều nhân, nhiều duyên, do ánh sáng mặt trời, sương, nước, đất, công sức, người trồng... và trăm ngàn điều kiện khác để hoa có thể khoe hương khoe sắc cho ta nhìn ngắm, ngợi khen. Hay khi quán chiếu về con người ta khởi tư duy, phân tích; ta thấy con người là một hợp thể ngũ uẩn, không có thật tính, họ được biết qua cái tên do cha mẹ đặt vào hình hài gọi là con người; hình hài con người là do dự kết hợp của tứ đại, ngũ uẩn mà thành, họ vào đời là do sự phối hợp của cha mẹ. Qua quá trình nuôi dưỡng trong gia đình, học đường và xã hội mà họ trưởng thành. Hay do tiếp thu đời sốngvăn hóa tâm linh nên họ đã trở thành người tu... Tất cả những điều kể trên sở dĩ gọi là quán chiếu ở mức độ cạn là do mình còn khởi tư duy, thì thầm để phân tích về đối tượng.
Bước vào mức độ quán chiếu sâu hơn, chúng ta cũng phải đi từ mức độ cạn mà phát triển lên. Nghĩa là khi khả năng quán chiếu về sự vật, về con người đã thuần thục, thâm nhập vào tự tâm mình, bây giờ ta có thể quan sát mọi đối tượng nhưng không còn dính mắc, không còn sinh ra ý nghĩ phân biệt đẹp xấu, vui, buồn, khen, chê... Nhìn mà không khởi lên tiếng nói thì thầm hay ý nghĩ phân tích. Khả năng bén nhạy của sự nhận biết trực tiếp tự động đi sâu vào từng đối tượng lúc nhìn, ta gọi đó là quán chiếu ở mức độ sâu. Ta chưa có thể thâm nhập vào tầng sâu khi quán chiếu, bởi khi nhìn là có ngay sự phân biệt, vừa nhìn là tức khắc thấy có xấu đẹp, có thương ghét, có hạnh phúc khổ đau... và thông thường tâm thức chúng ta khi chưa tu tập thì thường dính mắc, đắm chìm và bị dẫn dắt bởi đối tượng mình tiếp xúc.. Chẳng hạn như khi tôi nhìn chiếc lá phong có màu sắc rực rỡ, tôi không dừng lại ở màu lá phong để cảm nghiệm sự có mặt trọn vẹn của nó mà nhớ đến những câu thơ mà tôi từng học: "Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu". Rồi từ câu thơ đó tôi nhớ đến ông thầy đã từng dạy tôi học thơ lúc còn bé, nhớ đến cô con gái của ông thầy dễ thương thật, nhưng tôi lại suy tưởng mông lung rằng trong đờitôi đã từng gặp nhiều người còn dễ thương hơn cô gái kia vân vân và vân vân. Chỉ từ việc nhìn ngắm một chiếc lá phong đơn thuần, đã nẩy sinh bao nhiều điều lôi kéo mình chìm trong chuỗi dài những ý nghĩ; đó gọi là mất mình trong dòng chảy của suy tưởng.
Việc khởi quán khi nhìn đặc biệt như thế nào với cái nhìn sinh khởi ý thức thì thầm và để bị dẫn dắt bởi đối cảnh? Ta nên biết rằng cũng là nhìn nhưng khi ta khởi ý thức có chủ động và nương vào Thánh giáođể quán chiếu, nhận diện các đối tượng tiếp xúc, đồng thời có năng lực của chánh niệm đi kèm thì vướng mắc, chấp thủ cho đến phiền não, lo âu... không thể nào phát sinh được. Ngược lại, khi nhìn mà ta để mất mình trong đối tượng thì ta có thể bị dẫn dắt chìm nổi trong dòng sông vui buồn, hệ lụy, sầu khổ, bất an. Chỉ một chút khác biệt về hình thức nhưng kết quả cách xa muôn trùng.
Chúng ta đi vào phương pháp thứ ba của sự thực tập đó là Thiền. Thiền là gì?
Thiền là cách phát âm của chữ Trung Hoa "Ch'an". Trung Hoa cũng chưa có một từ tương xứng để định nghĩa về Thiền. Họ phải lấy nguyên ngữ Ấn Độ phiên âm thành từ thiền na. Nguyên chữ Pali là Jhāna; Sanskrit là Dhyāna và tiếng Nhật cũng không có từ tương ứng để dịch đúng về Thiền. Họ chỉ dịch chữ Thiền của Trung Hoa thành từ Zen của tiếng Nhật.
Đầu tiên ta cần biết là Thiền bao gồm cả Chỉ và Quán. Tức là trạng thái tâm vừa tĩnh lặng vừa chiếu sáng, gọi đó là Thiền. Một điều nữa, có lẽ chúng ta đã biết đó là nguyên ngữ của chữ Thiền vẫn chưa có trong những từ tương đương của Tây phương, bởi vì Thiền vốn là sản phẩm có nguồn gốc từ Đông phương. Và Thiền là một loại hàng mới nhập vào thế giới Tây phương nên chưa được giới thiệu rộng rãi, chưa có từ ngữ chính xác để dịch nó. Có thể nói chưa có từ ngữ nào có thể diễn dịch được, bởi vì Thiền tự bản thân nó là một trực nghiệm, mà con người phải thâm nhập bằng cả thân và tâm. Những từ ngữ như chiêm nghiệm, trầm tư, tập trung... là những từ Tây phương có thể tạm dùng để chuyển dịch chữ Thiền; bởi vì khi ta nói chiêm nghiệm tức là có một đối tượng đển mình chiêm nghiệm, hoặc nói tập trung là phải có chủ thể và khách thể, có một điều gì đó để cho ý thức mình hướng về, trong khi bản chất của Thiền là vượt lên trên các phạm trù đối lập, vắng bặt chủ thể, khách thể. Cho nên có thể nói Thiền là trạng thái lặng lẽ, tỉnh sáng đơn thuần giống như hạt nước trên tàu lá sen rơi trở về biến mất trong lòng đại dương. Nó là trạng thái trượt trở lại tâm thức ban đầu của chính chúng ta.
Đông phương có một tác phẩm tuyệt vời là Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Trong câu mở đầu của Đạo Đức Kinh. Lão Tử viết: "Đạo khả Đạo, phi thường Đạo" có nghĩa là "Đạo mà nói được thì không phải là Đạo". Dẫn dụng điều này nhằm đối chiếu với chữ Thiền được nêu ra trong giai đoạn thực tập đầu tiên.
Như chúng ta đã biết về bản chất, Thiền rất khó hiểu và nó không thể nắm bắt qua ngôn ngữ. Cũng như thế, để chứng nghiệm được Đạo thì tâm thức ta phải dứt bặt những suy nghĩ, không còn một gơn sóng ý thức thì thầm mới có thể thâm nhập vào trạng thái gọi là Đạo. Đạo vốn vô ngôn, không lời. Cho nên dùng một loại ngôn ngữ để diễn đạt một phạm trù phi ngôn ngữ là điều không thể, là tối kỵ. Có những trạng thái chứng nghiệm của tâm không thể dùng lời nói để giải thích hay mô tả được. Vì ngôn ngữ, chữ nghĩa luôn có những hạn chế và thường hay bị hiểu lầm. Hơn nữa, ngôn ngữ loài người vốn được đăt ra để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoặc những gì hiện hữu, tồn tại.
Chúng ta có thể là một triết gia, một học giả truyền đạt được những kinh nghiệm về trí thức; khai triển những ý tưởng uyên áo đến với người, hay có thể là những nghệ sĩ tài ba để lại cho người, cho đời những tác phẩm điêu khắc, thi ca, hội họa, âm nhạc... bất hủ, vượt không gian và thời gian. Nhưng trên con đường thiền tập, với những con người đã sống trong Thiền, trong Đạo thì đây không phải là một triết học mà là một trực nghiệm, tự thực chứng bằng khả năng "nhận biết". Và vì là một trạng thái tự chứng nghiệm nên không thể truyền đạt lại một cách chân xác, cho một ai khác được.
Tuy vậy, chúng ta không nên có cảm tưởng Thiền là một điều gì xa vời, khó thực tập. Ngược lại, có thể nói việc hành Thiền khá giản dị. Khi nhìn hay quan sát bất kỳ một đối tượng nào, ta hãy nhìn bằng con mắt tĩnh lặng, sáng rỡ trong giây phút hiện tại, nhận biết đối tượng rõ ràng mà không khởi sinh ý niệmthì thầm về nó, không để tâm ý đi lang thang thì đó chính là lúc mình đang ở trong trạng thái thiền tập. Nhìn ra bên ngoài hay nhìn vào bên trong, ta cũng nhìn và nhận diện đơn thuần, sáng tỏ từng đối tượng mình đang tiếp xúc, đó là thiền tập.
Tuy nhiên một điều trở ngại là, khi có nỗi buồn, ta lập tức hóa mình vào nỗi buồn đó. Ta thấy mình chính là nỗi buồn và trầm mình trong dòng sông buồn đang miên man chảy. Phép thực tập của ta là khi nỗi buồn hay một tâm hành nào khác có mặt, ta chỉ nhìn chúng bằng con mắt bình lặng, tỉnh sáng, và như vậy, chắc chắn ta luôn an trú được trong trạng thái thiền định. Chỉ cần làm được điều này thôi đã là kỳ diệu rồi. Và đây là pháp "chiếu kiến" của đức Bồ tát Quán Thế Âm trao cho ta.
Chỉ đơn thuần nhận diện từng tâm hành đang có mặt là ta đang thực tập giáo pháp tuyệt vời mà đức Phật đã truyền đạt. Chỉ cần nhân diện tất cả những đối tượng ta tiếp xúc, từ bên ngoài cho đến bên trong mà không khởi sinh ý thức xao động thì thầm là ta đang thật sự thực tập thiền quán. Điều đó cho thấy ta đang an trú trong tâm thể bất sinh bất diệt của chính mình, cũng có nghĩa là ta chạm tay được vào đời sống miên viễn hằng tươi nhuận trong tự thân ta.
Và chỉ cần làm một điều này thôi thì dù "mùa đông" của đời người xảy đến, ta giống như loài cây kia thảnh thơi vươn cành đón tiếp, bình thản trả hình hài tứ đại này về cùng cát bụi. Dòng sự sống đâu chỉ có mặt ở trong thân, nó vốn là năng lượng nên tồn tại miên viễn và thênh thang đến vô cùng. Sinh mạng này có thể chấm dứt bằng nhiều cách, nhưng sự sống (sinh lực) thì không thể cắt đứt được. Như mùa thu làm rụng những chiếc lá phong, nhưng mùa thu không làm chết cây phong được. Cây phong vẫn sừng sững, hiên ngang đứng chờ mùa xuân tới, vì nhựa sống của nó vẫn còn cuồn cuộn trong thân.
Mười phương ba đời chư Phật chỉ truyền một pháp Niết Bàn, tức chỉ trao cho chúng ta khối vàng ròngchứ không hề trao một thỏi bạc hay thỏi đồng. Chư Tổ chỉ cho chúng ta con đường để hồi phục trở lại, nhận ra sự sống không sinh không diệt vốn sẵn có trong tự thân, chứ không dạy cho chúng ta cách để có được chút an ổn phù du trong cuộc sống ngắn ngủi này.
Ngày xưa, thiền sư Càn Phong khi lên pháp tòa chỉ nói một câu: "Mười phương ba đời chư Phật chỉ có một con đường Niết Bàn mà thôi, thế thì đầu đường ở chỗ nào?" Thiền sư đưa cây gậy vẽ một vòng tròn rồi bước xuống tòa, đi vào hậu liêu. Thế là thuyết xong một thời pháp thoại. Đây là một công ántrong hàng ngàn công án của Thiền Đông Độ. Chúng ta hãy cùng chia sẻ một chút về công án này để có thể thực tập một điều rất gần với chính mình.
Điều cốt lõi mà bậc giác ngộ trao cho chúng ta là phải tự mình chạm vào đương thể Niết Bàn của chính mình. Ngài muốn chính chúng ta đặt tay vào vùng đất vĩnh hằng, đó là sự sống luôn có mặt trong tự thân ta. Và nếu ta có con mắt sáng thấy được "đầu đường" để bước vào thì ta sẽ đến được con đườngNiết Bàn mà thiền sư Càn Phong đã chỉ. Chỗ nào là đầu đường? Ngài dưa cây gậy vạch một vòng tròn và bảo đầu đường là chỗ đấy. Chỗ nào vậy? Tổ Lâm tế từng nói: "Sáu đạo thần quang chưa từng vắng mặt", tức là sáu con đường mở ra để anh đi vào Niết Bàn phút giây nào cũng hiện diện trong anh; hiện diện nơi mắt, nơi tai, nơi mũi, nơi lưỡi... anh. Nếu ở mắt thì có khả nằng nhận diện tinh tường từng đối tượng; biết rõ đây là bông hoa, đây là cây đèn, đây là con người... không hề lầm lẫn. Năng lực của cái nhìn và sự nhận diện trực tiếp ấy không phải do hình hài mà có. Nếu nói nó có được do hình hài này thì khi trút hơi thở, hình hài vẫn còn đó, mắt vẫn còn đó tại sao ta không thể nhìn được. Cái nhận biết trực tiếp không phải do khả năng suy tư, học tập, giáo dục từ bên ngoài. Nhà trường dạy cho chúng ta muôn vạn kiến thức, nhưng năng lực nhìn là nhận biết tức khắc thì ai có thể dạy cho ta? Khả năng nhận biếtđó vốn sẵn có, là bản thể không sinh không diệt trong ta chiếu rọi ra bên ngoài đấy thôi.
Cho nên khi tiếp xúc với mọi đối tượng, cảnh vật của thiên nhiên, đất trời, con người, ta nhận biết một cách tinh tường mà không sinh khởi tiếng nói thì thầm bên trong; tâm vẫn an trú ngay nơi đây và giờ phút này thì tức khắc ta đặt chân vào con đường Niết Bàn. Tai ta nghe tiếng sáo đồng vọng, tiếng trẻ khóc, tiếng chim râm ran gọi bầy, tiếng gió thì thào qua kẽ lá... nhưng không để cho âm thanh dẫn dắt, đó chính là ta đang an trụ trong tự thể Niết Bàn của chính ta.
Lúc ấy tâm ta trở nên mênh mông và bát ngát, không bị hạn cuộc trong không gian lẫn thời gian. Và những gì không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, thì nó có thể đi ngang qua ba cõi, không bị kềm tỏa trong vòng sinh diệt, mất còn.
Khi tiếp xúc với hiện tại mà tâm ta rỗng rang, vắng lặng là ta đang mở ra cánh cổng để đi vào cõi Niết Bàn lồng lộng. Nói đi vào là gượng nói thế thôi, chứ kỳ thực thì ta không rời Niết Bàn nửa bước, vì đương thể Niết Bàn có mặt ngay trong sát na hồi phục của tự tâm. Lúc bấy giờ ta là giọt nước trên lá sen, chỉ nhẹ nhàng buông mình là trở về với biển khơi bao la.
Tay cầm chiếc lá hỏi Hư Vô
Vì cớ làm sao cứ lõa lồ ?
Khoe mặt vàng hoe cùng thế sự
Phô màu meo móc với ông đồ
Trên cành không ở mà rơi xuống
Có phải chán chường kiếp nhiễm ô
Thanh thản nằm im trên mặt đất
Quên đi ngày tháng giỡn đùa nô .