Đó là tên một bài hát phổ từ thơ của bác sĩ Phan Văn Lai dười góc nhìn thẩm âm của nhạc sĩ Nguyễn Hiệp. Tuy không phải nói về sự thương nhớ mẹ già trong mùa xuân xa xứ, nhưng cùng nỗi niềm đó một người con nặng lòng dõi niềm thương nhớ về chốn quê xa, nơi có dáng mẹ lưng còng theo ngày tháng lao lung, mòm mõi trông từng đứa con xa. Những ngày giáp tết nghe lại càng thêm chạnh lòng hơn bất kỳ càm xúc nào. Bởi mẹ là mùa xuân miên viễn, mất mẹ rồi coi như ta mất đi một nửa mùa xuân quý giá` nhất trong đời. Cho nên bài hát tuy gần trùng khớp tựa đề “Đêm Giao Thừa Nghe Một Khúc Dân ca” của nhạc sĩ Võ Đông Điền nhưng ở đây chỉ dành riêng duy nhất cho hình bóng người mẹ thân yêu, dù xuân hay không tết cũng vẫn là điều duy nhất ấy. Hơn nữa bài hát này của nhạc sĩ Nguyễn Hiệp ra đời từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, được thể hiện đầu tiên bời ca sĩ Thanh Mai trong am bum “Vầng Trăng Mẹ”, một tựa đề album mà về sau người có người bắt chước ăn theo để lấy đặt cho những chương trình đầy tham vọng cá nhân mang vỏ bọc Phật giáo.
(ảnh đính kèm: ns Nguyễn Hiệp đứng đầu từ trái qua)
Nhạc sĩ Nguyễn Hiệp là một nhạc sĩ của Phật giáo, gần cả một đời vẫn tận tụy với những dòng nhạc đượm chất từ bi, trí tuệ của giáo lý Phật đà. Không ồn ào, không tự lăng xê mình bằng mọi cách và và rất hòa hợp với anh em. Nhạc của Nguyễn Hiệp là những nốt nhạc từ tốn, sâu lắng có tố chất nghệ thuật cao. Chúng ta hày một lần nghe thử “Bài Ca Nhập Diệt” mang nhiều nét vuơn tới nghệ thuật giao hưởng cao, phong cách làm lúc đó rất khác lạ trong những tháng ngày phôi thai văn nghệ Phật giáo. Không phổ thơ bừa bải, không vị nễ bất cứ ai nếu xét thấy tác phẫm thơ đó chưa đạt thể tích tròn đầy một tác phẫm vứa mang tính chất cúng dường và cống hiến cho thị hiếu thưởng thức của công chúng. Cho nên một tác giả bài thơ tuy chưa phài là nhân vật nỗi tiếng nhưng với càm xúc ghệ thuật Nguyễn Hiệp đã thấy ngay điểu mình cần phài làm để cùng nâng cao cảm xúc đó thành một tuyệt tác dâng tặng cho đời. Bài thơ “Đêm Buồn Nghe Điệu Dân ca “ của vị bác sĩ Phan Văn Lai là một thí dụ.
Với bài hát này, nhạc sĩ Nguyễn Hiệp không những giữ được những nét tinh hoa của tác giả bài thơ gởi gấm mà còn thể hiện rỏ bản lĩnh của một người nhạc sĩ có tư duy cao khi chuyễn gần như thành “âm nhạc ngũ cung” cho bài hát, để khiến người viết bài này, hoạt động vá nghiên cứu trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu ngay từ khi nghe bản mộc đã phài thốt lên đầy ngạc nhiên. Đó cũng chính là nét trân trọng tôi dành cho vị nhạc sĩ dễ mến này cho đến tậm hôm nay. Tìm kiếm một người bạn thân hữu trong tình cảm có lẽ dễ dàng hơn một tím được một tâm hồn đồng điệu trong nghệ thuật. Chuyện Bá Nha bẻ gảy cung đàn khi mất người bạn tri âm là Tử Kỳ có lẽ không cường điệu chút nào.
Nên khi từ những dòng chữ khô khan trên bài thơ, nhạc sĩ Nguyễn Hiệp đã nắn nót từng thanh âm, kéo từng nốt nhạc uyễn chuyễn theo cảm xúc, vừa vuốt nhẹ từ ngữ vừa nâng tính thầm âm ở mức chấp nhận dễ dàng. Như đã nói, tuy không phài lá tác phẫm diễn tả nỗi buồn về xuân, vết tết nhưng “Đêm Buồn Nghe Điệu Dân Ca” của Nguyễn Hiệp có đầy đủ hơn thế, dễ lám lay động những trái tim xa xứ ngay những dòng nhạc đầu tiên:
“Giọng ai hát ngọt ngào quyến rũ
Giữa đêm buồn xao xuyến khúc dân ca
Nghe nhói lòng tôi dáng mẹ già tất tả
Giữa đàn chim phá lúa cứ bay về.
Tôi sẽ làm một điệu lý giữa hương quê
Ru chim sẻ ngủ vùi suốt mùa lúa chín
Cho mẹ tôi khỏi vào ra lắc lay tàu đủng đỉnh
Trứ nắng oi nồng, phơi tấm lưng còng dáng mẹ lao
Lung….
Đàn con đứa Bắc đứa Đông
Đuổi chim ăn lúa khổ công mẹ già
Đêm buồn nghe điệu dân ca
Mẹ ơi nước mắt chan hòa trộn cơm./”
Nói thêm một chút ý nghĩa mà bác sĩ Phan Văn Lai viết nên bài thơ này, đó là lúc vị bác sĩ này nghe được giọng ca của nghệ sĩ Lý Bạch Huệ hát “Đuổi Chim Ăn Lúa”, một điệu dân ca do nhả thơ Lê Giang sưu tầm và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ phối âm trong album “Hành Trình Lý Ngựa Ô” Sàigon audio-video phát hành cuối thập niên 80. Và nếu tôi không lầm thì khi ấy bác sĩ Phan Văn Lai đang công tác tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Còn nguyên do nào bài thơ này đến được với nhạc sĩ Nguyễn Hiệp thì tôi hoàn toàn chưa biết.
Trở lên, với Nguyễn Hiệp, tuy thơ và nhạc dễ gần nhau nhưng nếu bàn lĩnh nghệ thuật non yếu sẽ dễ đi vào lối mòn và sản sinh nhiều tác phẫm trời ơi đất hởi, chỉ gạt gẫm được những ai ít khi tiếp cận với chiều sâu nghệ thuật. Nhạc của Nguyễn Hiệp tuy ít nhưng mỗi một tác phẫm là một kỳ công có đầu tư kỷ càng nhiều mặt, đặc biệt các tác phẫm viết cho chủ đề Phật giáo, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy có nhân tố nào khác khả dĩ nối gót kinh nghiệm quý báu này của anh.
Những ngày giáp tết Bính Thân này, nghe lại bài “Đêm Buồn Nghe Điệu dân Ca” bổng nhớ mẹ hiền mình da diết. Anh như đã mang hình dáng mẹ hiền dựng đó giữa trời xuân, làm nên mùa xuân vạn niên, để làm điểm tựa cho thế nhân muôn thưở hòa chung nhịp đàn giọng hát thuần chất con người.Cảm ơn nhâc sĩ Nguyễn Hiệp nhiều lắm cầu chúc anh và gia đình luôn an lạc trong hào quang chánh pháp , đề mai này “sỏi đá cũng cầ có nhau”.
Mùa Gió Chướng Quý Đông Ất Mùi
Dương Kinh Thành