Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Tổ Liễu Quán

10/04/201311:04(Xem: 7587)
Tiểu Sử Tổ Liễu Quán

90tolieuquan2

TỔ LIỄU QUÁN

TT. Thích Khế Chơn


(Do Thượng tọa Thích Khế Chơn đọc nhân lễ đặt đá trùng tu Tổ đình Thiền Tôn ngày 19.1.2000)


Hôm nay dưới bóng mát thiền lâm Thiên Thai pháp phái, trước giây phút thiêng liêng tỏa ngát hương đàm, chúng con đang qui tụ về đây, nơi vùng đất Thánh, nơi đã ghi đậm nét lịch sử một đời người xuất thị nhập sơn, tầm rong độ nhật, nơi Ngài đã thể hiện công án thoại đàu, luôn luôn quấn quýt đeo đẳng tâm tư với những tháng năm dài chẻ chia suy cứu- Thiền pháp trầm tịch nhưng hưng suy, trừng thanh nhưng hoạt diễm ấy đến nay vẫn còn phong khí nức hương.

Ôn lại lịch sử đời Ngài là ôn lại bước chân truyền thống bên trong chiều sâu ’Hải để tẩu mã, sơn thượng hành thuyền’chiết trung là cả một dòng suy tưởng lớn trong đại pháp bạt ngàn huyền nhiệm. Ngài sinh vào giờ Thìn, ngày 13 tháng 11 năm đinh Mùi (1667) tại làng Bạch Mã Sông Cầu, huyện đồng Xuân, tỉnh Phú Yên bên cạnh dãy Trường Sơn hùng vĩ là xương sống của tổ quốc Việt nam. Ngài sinh ra trong một gia đình bình dân, mồ côi mẹ từ thuở lên sáu. Ngài hiện hữu như một sự thách thức với phong khí thiên nhiên, sông thâm núi hiểm.

đã hơn một lần trắc nghiệm tâm linh, ngày lại ngày qua hạt giống từ tịnh giác quang trứt mầm nở hạt đó là lúc Ngài được thân phụ dẫn đến ngưỡng cửa Hội Tôn bái yết Hòa thượng Tế Viên lúc 12 tuổi. Trong thời gian sáu bảy năm trời ở Thiền viện Hội Tôn tuy bên ngoài thị hiện một chú tiểu đồng chất phác ngây ngô, nhưng bên trong tàng ẩn hạnh nguyện vị tha tuyệt luân xuất chúng. Ngài đã sống trọn vẹn với lý tưởng ‘Thật tế lý địa, bất thọ nhất trần, Phật sự môn trung, bất xã nhất pháp’. Ngài có tiếng hầu thầy tận trung, học bạn tận tín ; với phong thái đó Ngài chững chạc bước vào rừng pháp luật nghi với đôi chân vững chắc, quả tim nhiệt tình và khối óc tin yêu. Nhưng cũng trong thời gian đó Sư phụ viên quy Phật cảnh, nên tâm thức Ngài thêm một lần chấn động hoang tiêu, Ngài cư tang trong niềm mất mát quặn lòng.

Tuy xứ Phú Yên dừa xanh bát ngát, thuyền khí ni thiên cũng không tài ngăn được bước chân Ngài khi chí nguyện kiên trinh đã hướng thẳng về một trời Bắc phương đang đón chờ cơ duyên xiển khai hưng phát. Ngài đã đạp nát ngai chông, băng đèo vượt ải, hơn mấy trăm cây số ngàn Phú Yên-Thuận Hóa đã xích lại gần hơn trong tâm khảm Ngài. Thế rồi một bóng đơn phương, cô thân chích ảnh, dòng máu xuất trần đang thúc hối, giục ruổi đôi chân, với gói hành trang đơn hàn bé bỏng. đôi guốc mộc của Ngài đã đạp bằng cát bụi Trường Sơn để đặt chân lên xứ Huế. Năm Canh Ngọ (1690), Ngài hướng đến Hàm Long Thiên Thọ - tức Tổ đình Báo Quốc ngày nay để bái yết Giác Phong Lão Tổ. Cư trú ở đây gần được một năm, hay tin thân phụ ngọa bệnh nan y, Ngài trở lại cố hương phụng dưỡng cha già. Hằng ngày vào rừng đốn củi để đem về đổi gạo nuôi cha. Ròng rã bốn năm trời, sau thân phụ vĩnh biệt ra đi, Ngài tận tụy lo tròn hiếu đạo. Trong thời gian bảy năm trời, ngài đã hai lần chứng kiến cảnh tử biệt sinh ly. Ngoại cảnh hơn một lần chấn động tâm linh, nhưng cũng chính âm ba đó đã thôi thúc Ngài trực nhận phân minh bến bờ sinh tử. Cánh hải âu đã lồng lộng lướt gió tung mây, những cụm tơ trời làm sao cột chặt tâm hồn vốn sẵn tư phong tầm nghiên chân lý.

Năm Ất Hợi (1695), Ngài trở ra Thuận hóa chọn vùng đất này thọ giáo cầu tu. Ngài đã thọ Sa-di với Ngài Hòa thượng Thạch Liêm và hai năm sau - tức năm đinh sửu (1697)- Ngài đã đăng đàn thọ Cụ túc giới.

đối với Ngài, bản hoài tự độ độ tha không phải là cơm chén nước ly mà bước hoạn đồ phải lắm gian truân thao thao khổ lụy. Cảnh thấy trước mắt, tiếng động bên tai, lục căn đối trần vẫn là ba động trường canh thoạt sinh thoạt diệt. Cho nên, niềm tâm tư khắc khoải vẫn nằm trong vức giới suy tưởng dâng trào. Muốn đạt đến chân trời cứu cánh đó, không gì khác hơn cần nỗ lực tấn tu, nghiên tầm pháp yếu... đến năm Kỷ mão (1699), Ngài bắt đàu tham lễ khắp chốn Thiền lâm, hễ nghe đâu có danh tăng xuất hiện là ở đó có bóng hình Ngài. Trên dặm đường tầm pháp ấy, Ngài đã dõng mãnh vượt thoát bao nỗi gian truân. Với Ngài, trở lực chính là bước thăng hoa, là mốc giới đánh dấu con đường hiển thánh. Nhưng cánh chim hồ hải đâu có thể bay mãi đến vô cùng và chính phong khí Long sơn nơi Tổ Từ Dung hoằng hóa, khai sơn Tổ đình Từ đàm, lưới pháp huyền linh đã cột chặt chân Ngài trong yếu chỉ thoại đàu ‘Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ’(Muôn pháp về một, một về chỗ nào). Với dòng tâm linh trơn trợt thuận chiều, lối suy tư đó đã được gút lại trong vỏ cứng tư duy, cần dũa mài đẽo gọt và đợi chờ chuỗi ý thức bùng vỡ.

Hoát nhiên bùng vỡ là hoát nhiên đại ngộ. Những sự kiện ấy cần kinh qua thời gian chiêm nghiệm, quá độ của chiêm nghiệm là thực tại bức thúc, chia chẻ, chiết ly. Chính điều này đã đeo đẵng Ngài suốt bảy tám năm trời chết sống. Nội tại tâm giới qua những lần sống chết triền miên - vạn pháp hiện hữu đơn vị. Vạn pháp sẽ về một, về với cội nguồn chơn chất bản lai; nhưng một sẽ về chỗ nào nếu không phải là đắng cay tủi nhục ôm lấy bó gai nhọn khó khăn này. Ngài bắt đầu tìm về núi Thiên Thai kết bạn với hoa ngàn cỏ nội, gần gủi với thú dữ ma thiêng... Ngài sống cảnh rong rêu độ nhật, hoa quả đoạn ngày, một mình một bóng, tháng lại ngày qua, năm chầy tiết mãn. Tất cả cho tâm giới suy tư, tất cả cho vết hằn xé óc, tim buốt, gan nhừ. đi tìm nguyên ủy nhất như chính là đi tìm cái ta trong ta, Pháp trong Pháp, Phật trong Phật. Rồi một buổi nọ, sau bảy tám năm trời suy tầm chiêm nghiệm, Ngài đã gõ đúng ô cửa ‘truyền đăng’mà một chỉ là ‘Chỉ vật truyền đăng, nhất bất hội xứ’. Bỗng nhiên Ngài được bừng sáng.

Mùa xuân năm Mậu tý (1708), trên con đường trở lại Kinh đô, cỏ dại rêu phong sau 2920 ngày đã lấp đầy lối cũ. Ngài tìm đến Long sơn cầu Hòa thượng Tử Dung ấn chứng. Ngài đem chỗ công phu của mình tuần tự bộc bạch rõ ràng. Hòa thượng Tử Dung đã cho Ngài nếm thêm một lần pháp dược:

‘Ra nơi hố thẳm buông tay,

Lao mình nhảy xuống hiểm nguy cam đành.

Chết đi sống lại chính mình,

Không còn ai kẻ dối khinh được nào!’

Như khế hợp với niềm mong ước từ lâu, Ngài vỗ tay reo cười với nỗi mừng vui cháy sáng. Như con chim đã chui qua mạng lưới, Hòa thượng Tử Dung đã xé toạc những mắc võng cuối cùng bằng lối phủ nhận có dấu than. Tổ dạy: ‘Chẳng nhằm, chẳng nhằm!’. Có nghĩa là không nhằm nhưng không nhằm mới đích thị là nhằm. đây là triển khai lý sắc không Bát-nhã. Chính vì điểm khế hội ấy nên Ngài nhậm lẹ đối ngôn:

‘Xưa nay sự thật rõ ràng,

Quả cân này vốn làm bằng sắt kia’.

Lại hai chữ ‘không nhằm’toát ra từ kim khẩu của Tử Dung Lão Tổ. đây chính là lưỡi dao sắc, cắt nốt mắt lưới cuối cùng để cho cánh hồng điểu tung trời lướt gió.

‘Nếu như sớm biết đèn là lửa,

Nếu chắc chắn rằng cơm chín đã lâu’.

Bấy giờ hoàng điểu đã cao bay, càng lúc càng cao, cao tận chóp đỉnh trời xanh lồng lộng. Tổ Tử Dung thỏa dạ thúc đẩy cho chim thoát gió băng ngàn bằng pháp yếu :

‘Xưa nay Phật, Tổ truyền nhau,

Chẳng hay Phật, Tổ truyền trao vật gì ?’

Có sẵn vốn am tường nhất chơn pháp giới đã được ngộ hoạch, Ngài thưa đáp lại lời Tổ Tử Dung nhưng cũng chính là trả lời cho mình:

‘Tảng đá mọc măng cao một trượng,

Lông rùa làm chổi nặng ba cân’.

Tổ Tử Dung tiếp:

‘Lung linh nước chảy qua đèo,

Ngựa đua dưới nước, thuyền chèo trên non’.

Ngài ứng khẩu:

‘Trâu đất gãy sừng thâu đêm rống,

đàn cầm dây đứt suốt ngày rung’.

Sau khi đã mở được những chuỗi khóa siêu tuyệt, bằng lối phép ngôn thấn đối đó, Tử Dung Lão Tổ đã ấn chứng, Ngài lại trở bước lên đường hoằng du độ thế. Với khối óc, con tim và đôi chân không biết mỏi mệt, Ngài đã vân du hóa độ đó đây. Hết Huế đến Phú Yên, xong Phú Yên trở lại Huế, từ vua quan tể tướng cho đến sĩ thứ nhân dân, xã hội có bao nhiêu giai tầng là có bấy nhiêu ứng thân hóa hiện.

Suốt dọc chặng đường miền Trung không đâu là không có bước chân Ngài và lắm lúc Ngài đã sử dụng thần thông để thâu ngắn những quãng đường hóa đạo. Suốt cuộc đời Ngài là một chuỗi ngày dài thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh.

Mùa xuân năm Nhâm dần (1722), Ngài về Huế ở thảo am Thiên Thai, tức Tổ đình Thiền Tôn bây giờ. Trong những năm Quý sửu (1733), Giáp dần (1734), Ât hợi (1735), Ngài khai liên tiếp bốn đại giới đàn theo lời thỉnh cầu của hàng xuất gia, của các quan viên hộ pháp cũng như thiện tín Phật tử gần xa. Năm Canh Thân (1740), sau khi truyền giới tại Giới đàn Long Hoa, Ngài đã trở về thảo am.

đương thời Hiếu Minh vương Nguyễn Phúc Chu cảm phục đạo đức và danh tiếng của Ngài, muốn thỉnh Ngài vào cung, nhưng Ngài chỉ thích thanh tịnh, tự tại ở chốn Thiền lâm nên đã từ tạ lời thỉnh cầu mà không đến.

Ngoài thời gian tu luyện ở thảo am dưới chân núi Thiên Thai, Ngài còn khai sơn chùa Viên Thông, nơi đây vua quan và Phật tử thường tới lui học đạo. Mùa xuân năm Nhâm tuất (1742), Ngài chứng minh đại giới đàn tại chùa Viên Thông. đây là Phật sự tối hậu của cuộc đời Ngài.

Suốt hơn bảy mươi năm trong thế giới này, hơn bảy mươi mùa lá đổ mưa sa, nhưng nước đổ về nguồn, lá rơi về cội, đó là định kiến pháp nhĩ hiển nhiên. Cũng thế, tấm thân tứ đại của Ngài đã phân hóa hao mòn theo lớp bụi thời gian chồng chất. Mảnh cà sa phấn tảo năm nào bây giờ đã nhuộm đày phong sương trong suốt những tháng năm dài hoằng hóa và đã chọn vùng đất này làm chỗ sở quy thị hiện Niết bàn vào trưa 22 tháng 11 năm Nhâm tuất (1742) sau khi hội họp môn đồ lại để dạy bảo lần cuối cùng và phú kệ cho đồ chúng:

‘Thất thập dư niên thế giới trung,

Không không sắc sắc diệc dung thông,

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý,

Hà tất bôn man vấn Tổ tông’.

(Ngoài bảy mươi năm trong thế giới,

Không không sắc sắc thảy dung thông,

Ngày nay nguyện mãn về quê cũ,

Nào phải ân cần hỏi Tổ tông?)

Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 3, chúa Nguyễn bấy giờ ban thụy hiệu là ‘Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng’. Ngài thọ 76 tuổi đời và 45 tuổi hạ. đệ tử xuất gia danh tiếng có 49 vị và rất đông đệ tử tại gia. Tang lễ của Ngài được tổ chức suốt gần 3 tháng, đến ngày 19 tháng 2 năm Quý hợi mới cung nghinh kim quan của Ngài an táng và được triều thần tôn tạo ngôi bảo tháp hùng vĩ đến ngày nay.

Sự thoát hóa quy Tây của Ngài đã để lại biết bao thương cảm. Dòng Hương giang soi bóng năm xưa bây giờ đã mất đi hình ảnh cố nhân và mây đỉnh Ngự bình như sững sờ không chịu cuốn theo chiều gió:

‘Núi Ngự tuần đầy mây chẳng rã,

Sông Hương ngày trọn nước không trôi’.

Bấy giờ chúng hậu còn ngậm ngùi nước mắt trông theo, và trên đỉnh cao thâm thiên giới một vì sao chợt biến giữa hoàn vũ bình nhiên đang đợi đón đưa Ngài vào cảnh giới bất diệt bất sinh.

Ngưỡng bạch Giác linh đại Lão Tổ sư,

Giờ đây, trước đỉnh trầm tỏa ngát hương từ, đàn hậu bối chúng con hiệp tụ về đây, ôn lại đời Ngài để học đòi đạo hạnh cao khiết, đức nhẫn nan suy, hiếu đạo trọn đường, pháp lưu sơn thủy.

Hồi tưởng lại ba trăm năm trước, đây là vùng rừng sâu núi thẳm, chân người tuyệt dấu,sơn lam chướng khí, thú dữ vây quanh, bao mối hiểm nguy thường xuyên đe dọa. Chúng con liên tưởng về những đêm đông giá rét mà Ngài trải qua ròng rã bảy năm dài, những đói lạnh làm sao tránh khỏi khi thiền sàng chỉ là bông cây thảm cỏ, rong xanh đáy hồ đã góp phần duy trì mạng mạch sắc thân. độc cư ở chốn u tịch hoang vu, một tiếng xào xạc cũng làm lạnh người rợn gáy... Thế nhưng tất cả đói lạnh hiểm nguy, sợ sệt đã lùi bước trước chí nguyện siêu phàm của Ngài.

Hơn hai thế kỷ rưỡi trôi qua, sau khi Ngài nhập diệt nhưng chúng sinh vẫn còn đó với nghiệp chướng sâu dày, giáo pháp nhiệm màu vô thượng vẫn còn đây. đệ tử chúng con nguyện bước theo gót chân Ngài với tất cả tấm lòng hưng đạo độ mê.

Bóng hình Ngài tuy không còn nữa nhưng đạo phong trác tuyệt xuất thế của Ngài đã nhuận đượm khắp cả khoảng thời gian vô cùng và không gian vô tận. Ân triêm ấy Ngài đã ban cho chúng con là cả một gia tài quý báu, chúng con nguyện khắc cốt ghi tâm và mãi mãi xứng danh là cháu con của một vị đắc truyền Tổ đạo Việt Nam.

Trong giờ phút linh thiêng và thanh tịnh này, nhạc thông gió ngàn tấu khúc hòa cùng thành tâm cung kính của đệ tử chúng con. Ngưỡng kính Giác linh Ngài phò trì gia bị cho chúng con đi trọn quãng đường còn lại trong sự nghiệp hoằng pháp độ sinh và tiến hành Phật sự đại trùng tu Tổ đình Thiền Tôn sớm được thành tựu viên mãn.

Chúng con thành kính đảnh lễ Giác linh Ngài.

Nam mô Lâm Tế Chánh tông tam thập ngũ thế khai sơn Thiên Thai Thiền Tôn tự, húy thượng Thật hạ Diệu hiệu Liễu Quán đại lão Tổ sư.

---o0o---

Trình bày: Quảng Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2025(Xem: 530)
Khi lên 11 tuổi, Hòa Thượng được Ngài Thích Nguyên Thần, hiệu Tịnh Thông (vốn là người cậu trong gia đình) dẫn đến Tu Viện Nguyên Thiều, Thôn Đại Lễ, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định để xuất gia tu học. Ngày 15 tháng 4 năm 1970 : Cố Hòa Thượng Thích Đồng Thiện, Đệ Nhất Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, làm Lễ Xuất Gia chính thức, thế phát cho Hòa Thượng, đặt Pháp Danh là Thị Anh (Hồng Anh), là đệ tử của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Vị Trưởng Ban Sáng Lập và là Giám Viện của Tu Viện Nguyên Thiều.
15/12/2024(Xem: 866)
Lễ Tưởng Nguyện Cố Hòa Thượng Thích Giải Quảng tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (14/12/2024)
06/11/2024(Xem: 1106)
Vào lúc 08h30 sáng nay, ngày 05/11/2024 (nhằm mồng 5 tháng 10 Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức đại lễ Tưởng niệm huý nhật lần thứ 3 (2019-2024) Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Ý, huý Trừng Huệ, hiệu Ấn Bảo, nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn các chùa Linh Sơn Pháp Bảo (X.Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang), Linh Sơn Pháp Ấn (X. Suối Cát, Cam Lâm) và chùa Linh Sơn Phước Điền (X. Phước Đồng, TP. Nha Trang).
30/10/2024(Xem: 765)
Hòa thượng họ Trần, húy Văn Vinh, pháp danh Chơn Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Thích Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị- Nha Trang- Khánh Hòa, thân phụ là cụ Trần Đức Tựu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đủ. Sớm có nhân duyên với Phật pháp, Ngài được Hòa thượng Thích Phước Huệ, chùa Sắc Tứ Hải Đức cho quy y ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thân (1932), pháp danh Chơn Phú. Đến ngày 15 tháng 10 năm Kỷ Mão (1939), Ngài được Hòa thượng cho thế độ, phú pháp tự là Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm. Năm 1945, Ngài thọ Tam đàn Cụ Túc tại chùa Sắc Tứ Hải Đức do Hòa thượng Phước Huệ tái thí, truyền trao giới pháp. Năm 1946 Ngài được đề cử trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương.
22/10/2024(Xem: 754)
Hòa Thượng thế danh Lê Đình Nam, sinh năm Mậu Thân (1908) trong một gia đình trung nông, có truyền thống Nho học. ở làng Đại An, xã Kỳ Long (nay là xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Lê Văn Thơ, Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mới. Những năm đầu của thập niên 40, Ngài mới có nhân duyên gặp Phật Pháp và cũng trong thời gian này Ngài cùng với người anh là Lê Trọng Hoàng, em là Lê Tấn Phước cùng với Phật tử Nguyễn Quế phát tâm sáng lập chùa Đại An tại quê nhà vào năm 1944.
21/10/2024(Xem: 653)
Trong đêm dài vô minh, với nổi khổ vô biên của chúng sanh, Chư Phật, Chư Tổ sư, liệt vị Tăng-già đã truyền thắp cho nhau ngọn đèn vô tận để soi sáng cung ma, biến uế độ thành tịnh độ. Trong sự tiếp nối chí nguyện thù thắng đó, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN đã đem bi tâm phổ hóa quần sanh, thắp đèn tuệ dẫn người ra khỏi rừng tà, vận đức dũng giữ nền đạo thống, dựng đứng dậy những gì đã sụp đổ, mang lý tưởng Bồ-tát đạo dưỡng nuôi chánh tín trong lòng tứ chúng.
20/10/2024(Xem: 968)
Để tưởng niệm, ngày giáp năm của một bậc Tôn Túc mà suốt đời đã phụng hiến cho Đạo Pháp, dân tộc và nhân loại; đã hiến dâng con đường giáo dục tri thức cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau; đã phát nguyện cho công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh được sớm thành tựu viên mãn: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng.” Dù Hòa Thượng đã chích lý Tây quy, nhưng hình hài và âm hưởng vẫn luôn tồn tại sâu xa trong tâm khảm của mỗi chúng ta, hàng tứ chúng đệ tử Phật. Do vậy, Ban Tổ Chức, nhất tâm đảnh lễ và kính thỉnh chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni từ bi hoan hỷ quang lâm chứng minh, tham dự buổi lễ được tổ chức tại: Địa Điểm: Chùa Kim Quang tại số: 3119 Alta Arden Expy, Sacramento, CA 95825 Thời Gian: 10:00 sáng – 1:00 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17 tháng 10 năm Giáp Thìn) Số điện thoại liên lạc: Phó Trưởng BTC HT. Thích Từ Lực số: (510) 331-6899 (tiếng Việt) và phụ tá Thư ký: HTr. Tâm Thường Định: (916) 607-4066 (tiếng Anh)
20/10/2024(Xem: 1034)
Thầy đi rồi cơ nghiệp vẫn còn đây Đại tạng kinh in dấu ấn sâu dày Khúc dương cầm, những áng văn trác tuyệt Tấm lòng son đầy nhiệt huyết quan hoài
10/10/2024(Xem: 1946)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]