Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trong không loạn là thiền, ngoài không tranh là tịnh

22/01/201506:39(Xem: 6224)
Trong không loạn là thiền, ngoài không tranh là tịnh

ngoi thien-2

 

Đời người luôn có nhiều mục tiêu trong cuộc sống, nhưng chỉ có một mục đích trong cuộc đời, đó là sự mưu cầu hạnh phúc đích thực của con người.

 

Và các mục tiêu đó chính là sự cố gắng học tập thật giỏi, rồi sau đó ra đời đóng góp cho xã hội, trong công việc chuyên môn hiệu quả của mình. Và thông qua những công việc đó, thì chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ tiện nghi về vật chất, và tự do về tinh thần. Vì vậy đây chính là sự tham cầu về danh lợi chính đáng của con người, như cá cần nước để sống vậy.

 

Tuy nhiên chúng ta thành công trong các mục tiêu của cuộc sống đó, nhưng điều đó chưa chắc là chúng ta đã đạt được mục đích của cuộc đời này. Vì cái gì cũng có cái giá của nó hết, nếu như bạn cứ tăng tốc thả ga cho tham vọng đi tới mãi, mà không biết dừng lại ở đâu, thì cũng sẽ gặp rũi ro nguy hiểm. Vì những thành công về đời sống đó vẫn chưa đủ, nếu như chúng ta thiếu kém về đạo đức làm người. Vì khi bạn nhận chân giá trị cuộc đời này một cách sai lầm, thì kết thúc sẽ không có hậu đâu. Và một đất nước cũng như thế thôi.

 

Vì chúng ta cũng thấy rồi, có những người khi tuổi trẻ thì thành công rất lớn. Nhưng vì ảo tưởng và thiếu đạo đức, cho nên về già phải kết thúc cuộc đời cô độc, trong nhà dưỡng lão thật buồn bã làm sao. Và đó chính là những khổ đau lớn nhất của con người, khi luôn nhớ về một thời vang bóng năm xưa, trong cảnh khốn cùng này. Trái lại có những người vì tài năng quá lớn, nên sự thành công đến rất chậm, nhưng cuối đời họ được chết trong vinh quang lẫy lừng về mọi mặt.

 

Do đó chính đạo đức, mới là nền tảng cho thành công vững chắc lâu bền của con người. Ngược lại sự thành công trong đời sống mà do lừa đảo, dối trá, cướp đoạt của người khác, thì đó chỉ là tạo thêm nghiệp chướng sát thân mà thôi. Vì nó sẽ rất nguy hiểm cho mình, và cho cả người khác nữa.

 

Vậy thì nhất thiết con người muốn thành công, là phải “xử lý” cho xong những vấn đề bên trong của mình đi. Và điều này là do năng lực của mỗi người, mà làm việc đó nhanh hay chậm. Cái đó gọi là: “Trong không loạn là thiền, ngoài không tranh là tịnh”. Nó giống như việc “trí tri và tu thân” của nhà Nho vậy. Vì “trí tri” là lo ổn định ở trong, còn “tu thân” là lo thu xếp bên ngoài. Vậy thì người đời hay người tu trong chùa, thì cũng đều có chung một cái tiêu chuẫn cốt lõi này để thành công hết. Cái đó theo thuật ngữ nhà Phật  được gọi là “Thiền Tịnh Song Tu” .

 

Cho nên người đời vốn lấy danh lợi làm sự nghiệp là chính, thì cái bên trong tinh thần họ sửa được bao nhiêu thì sửa. Và do đó hạnh phúc của người đời hoàn toàn khác, với hạnh phúc của người đi tu theo đạo Phật như chúng ta. Vì rằng chúng ta đi tu là “lấy trí tuệ làm sự nghiệp”. Và lấy “sự hy sinh cho người khác làm mục đích sống” của đời mình. Cũng như chúng ta phải có được một đời sống tinh thần, hoàn toàn hạnh phúc tự do nữa, thì mới đầy đủ công đức phước phần, như một người con Phật đúng nghĩa.

 

Vì thế chúng ta đi tu cũng phải cần phước đức tài vật giàu có thật nhiều, nhưng không phải dùng nó để hưởng thụ cho bản thân mình. Mà chúng ta dùng nó làm phương tiện để phục vụ cứu độ chúng sanh. Vì căn bản nếu ai tu hành đạt được công đức vô vi tối thượng, thì sẽ có nhiều phước đức đến với người đó thôi. Vì công đức là như viên ngọc lưu li sáng chói, tỏa chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới này.

 

Nhưng khi công đức sanh ra phước đức rồi, thì người tu phải biết giữ mình trước đống tài sản và tiền bạc đó, cùng với lời lẽ thị phi của người đời, mà dấn thân cứu độ quần sanh tới cùng. Vì trong cái hình thức đó luôn có nhiều ý nghĩa khác nhau, mà chỉ có người hiểu đạo mới nhìn thấy được. Vì có những người tham cho cá nhân mình, nhưng cũng có người tham là để giúp đở nhiều người khác nữa. Vì thế khi phải trả giá cho cái “tình ngay lý gian” đó, thì họ cũng vui vẻ chấp nhận mà không hề oán thán gì. Tuy nhiên đây là cách thế của người có bản lãnh thì mới được. Còn nếu không thì nên tránh danh lợi tiền bạc ra, mà “an bần thủ đạo” thì vẫn tốt hơn.

 

 

Vì chúng ta cũng đã biết rõ cảnh trần sắc tướng từ môi trường bên ngoài, luôn tác động vào các giác quan của chúng ta liên tục. Và từ đó gây nên những cơn bão cho tinh thần mình. Và nếu ai đã từng đứng giữa những cơn bão tan hoang xơ xác đó, thì mới thấu hiểu được giá trị của cuộc sống này, từng giây từng phút nó quý giá như thế nào. Do đó nếu trong cuộc sống thường tình, mà chúng ta có gây ra nhiều chuyện thị phi đấu tranh giành giật nhiều quá. Thì nó sẽ tác động vào trong tâm lý chúng ta, và sẽ làm cho chúng ta đau khổ rất nhiều.

 

Và vì thế chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này cho xong, cũng như phải ngừng tranh đấu bên ngoài đi, thì mới ổn định được tình hình. Vì chúng ta đi tu là có được nhiều điều kiện tốt nhất để dàn xếp cả hai mặt này, sao cho êm xuôi thuận hướng niết bàn mà tiến tới. Trái lại những người cư sĩ tu tại gia, thì lại khó tu hơn chúng ta nhiều lắm. Nhưng nếu người nào tu thành công, thì kết quả cũng lớn lao hơn chúng ta rất nhiều. Vì "thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa".

 

Và nếu khi chúng ta đi tu mà làm được hai điều đó, thì sẽ có được sự thành đạt về tinh thần, như những người tu chứng ngộ vinh quang nhất. Vì cái hạnh phúc này là cao quý nhất trên đời. Cho nên những cái hạnh phúc về danh lợi của người đời, làm sao so sánh cho bằng được. Vì thế chúng ta thường thấy rằng dù cho các đại gia giàu có nhất, thì cũng rất thích đi chùa, để lễ bái các Cao Tăng là như vậy đó.

 

Vậy mục đích sống cao cả của con người nói chung, là luôn hướng đến một đời sống hạnh phúc trong tâm hồn mình là chính. Vì thế trong quá trình sống trên đời có nhiều xung đột này. Chúng ta cần tính toán làm sao phải biết tiết kiệm năng lực, trong những việc đấu đá vô bổ bên ngoài cuộc sống. Mà tập trung dành nó cho việc giải quyết, xử lý những cái nghiệp chướng xấu trong tâm mình đi, thì sau này mọi thứ sẽ như ý hết.

 

Vì chính điều đó là một sự thay thế, đánh đổi hy sinh những niềm vui hưởng lạc của đời sống. Để tháo gở và vun đắp cho tinh thần chúng ta, luôn được tự do thoải mái nhẹ nhàng! Và đây mới chính là nhiệm vụ của đức Phật giao cho chúng ta, phải ráng mà hoàn thành cho thật tốt nhất. Và nếu chúng ta làm được điều đó, thì chúng ta mới xứng đáng là đứa con có hiếu với đức Phật.

 

Vì khi nói tới việc tu hành, thì đó chính là con đường siêu việt xuất thế gian, để bước lên thành bậc Thánh, là sứ giả Như Lai trên cỏi Ta Bà này. Vì người đời chưa biết rõ đạo Phật, nên nhìn thấy mấy ông thầy chùa như là “gà nuốt dây thun”, lúc nào cũng co ro khép nép, yếm thế bi quan, thõa hiệp với cuộc đời, và chịu đựng số kiếp đáng thương như vậy rồi. Nhưng khi họ thấy mấy ông thầy chùa mà vui vẻ mập ú, cao sang giàu có quá thì họ cũng chửi rũa ầm ầm luôn. Và đó chính là cái nhìn biên kiến của người đời, không hề hiểu đạo Phật là gì cả. Cũng như người tu hành chúng ta, phải tu làm sao cho đừng vướng vào hai cái tệ nạn cực đoan đó thì mới được.

 

Nhưng thật ra trong cái hình thức của một ông thầy tu, có vẻ hiền lành, cam chịu nhẫn nhục đó. Là một tinh thần dũng cảm vô song, dám chiến đấu với cái khó khăn lớn nhất trong trời đất này. Vì đó chính là “Thiên Mệnh Anh Hùng” của người con Phật vinh quang đã nhận lãnh nơi thế gian.

 

Do đó người đi tu theo đạo Phật, thì đâu phải yếu hèn mà làm Tăng được. Vì chỉ nội đấu tranh với các nhu cầu tính dục của mình thôi, thì cũng muốn điên luôn rồi. Vì các nhà tâm lý học nói rằng: Tất cả những người đàn ông và đàn bà trên đời này trong tuổi trưởng thành, thì đều nghĩ tới sex trong khoảng 5 giây một lần. Còn nếu ai không có sex, thì cường độ cấp tập của con ma sex này tấn công nhiều hơn nữa. Vì thế đi tu không lấy tinh thần dũng mãnh của đức Phật ra trấn áp ma quân, thì phần thua của chúng ta là chắc luôn. Mà thua trên con đường tu hành là mất tất cả đó.

 

Vì nghĩ tới sex hay rung động trước nữ sắc là việc bình thường, hợp lẽ tự nhiên của con người thôi. Nhưng vấn đề chúng ta nghĩ đến nó ở cấp độ nào, nhơ hay là sạch kìa. Và vì thế người đi tu, là học và tu trong cái nhìn này đối với nữ sắc, chứ không phải là diệt dục, bỏ chạy khi đối diện nữ sắc. Vì diệt dục là tà đạo rồi. Nhưng đã đi tu rồi thì phải tuyệt đối giữ giới cho tốt, để bảo vệ chính mình chứ chẳng có mất mác gì cả.

 

Vì có những kẻ tu luyện để trở thành vô cảm trước ngoại vật và tha nhân, cho nên thật đau khổ vô cùng. Vì chẳng thế nào họ chia sẽ cái gì được với cuộc đời này cả. Vì nó có cái gì, thì mình cũng phải có cái đó thì mới chia sẽ với nó được chứ. Vì diệt dục là rất dễ. Vì anh có thể cắt phăng cái đó đi là xong. Nhưng cái nghiệp thức trong tâm tưởng của anh vẫn còn, thì anh còn đau khổ nhiều hơn nữa. Do đó phải chấp nhận sống chung với nó, mà đứng cao hơn nó thì mới được. Vì muốn đắc đạo thành Phật, thì cũng phải thông suốt và hiểu biết hết tất cả, trong đó có cả sex nữa. Và Thái Tử tất Đạt Đa cũng đã thông suốt điều này rồi, thì mới thành Phật được chứ.

 

Vì tu hành là thực thi một sứ mạng cao cả rất lớn. Vì “Thắng vạn người không bằng tự thắng chính mình”. Và nếu ai làm được như thế là chấm dứt khổ đau trần thế dai dẵng này. Và từ đó vòm trời trong cỏi Ta Bà này, sẽ biến thành Địa Đàng lung linh xanh tươi tuyệt vời nhất. Lá hoa cây cỏ ong bướm và các con vật đều yêu mến chúng ta. Vì rằng nó đã cảm nhận được tâm từ bi của chúng ta dành cho nó. Và đó chính là hạnh phúc đích thực, nhiều hơn là những tình cảm yêu thương vị kỉ của con người thế gian.

 

Vì đi tu chúng ta không còn bận tâm đấu tranh tìm kiếm miếng ăn nữa. Thì đó là đã thoát khỏi rất nhiều những cạm bẫy khổ đau của đời sống rồi. Vì sống ngoài đời, do phải kiếm đồng tiền, đôi khi con người ta đánh đổi tất cả thật đáng thương. Người ta vì quyền lợi, vì độc ác, vì ngã mạn, đắc ý mà chà đạp lên nhau không thương tiếc. Vì thế có rất nhiều người khi sống với cái vẻ bề ngoài sang trọng, là để cảm thấy mình mạnh mẽ hơn trong con mắt người đời thôi. Nhưng thật ra bên trong bộ đồ bóng lộn đó, là một con người cô đơn đau đớn tận cùng.

 

Vì những thú vui sa đọa của đời sống, thì chỉ có thể giải sầu được trong chóc lát mà thôi. Và những lời khen hợm hĩnh, hay tung hô ca ngợi điên cuồng thì mãi mãi cũng là bề ngoài. Và nó càng đào sâu thêm cái hố mâu thuẫn, giữa ở ngoài và bên trong của con người này. Cho nên con người hiện đại ngày nay luôn phải sống như diễn kịch vậy. Vì rằng họ phải trở thành đa nhân cách như thế, thì mới tồn tại được.

 

Vì ở đâu hay làm gì trong thế gian này, thì con người cũng có cái nghiệp chướng của nó hết. Và khi nghiệp chướng đến rồi, thì chạy đi đâu cũng không thoát khỏi nó cả. Cho nên dù anh cao sang quyền quý, hay danh tiếng tới đâu cũng phải lo tu thân xả bớt nghiệp chướng đi, thì mới mong thoát khỏi tai nạn bất ngờ. Và mỗi người sống theo Phật, là phải biết dừng lại để xả bớt cái nghiệp chướng này đi, thì sẽ bớt khổ hơn.

 

Nếu không mà cứ mù quáng lao theo nó mãi, thì anh sẽ trở thành những kẻ trọc phú lố bịch nhất, suốt ngày đi khoe cái ngu đần trơ tráo của mình ra, cho toàn thiên hạ biết hết. Còn nặng hơn thì nhà tù trại giam, nghĩa địa sẽ đón chờ anh vào một ngày mưa gió nào đó. Vì làm người là có rất nhiều việc để làm, chứ không phải là đi chuốc họa vào thân. Do đó nhất thiết chúng ta phải rất cẩn thận, khi sống với nhau trên đời này. Tuy nhiên người nghèo khổ xơ xác thì còn đáng thương hơn. Vì xã hội ngày nay rất giàu có, nhưng sự giàu có đó luôn đổ vào túi một số ít người giàu, mà không biết dùng cái đó để làm gì cả, ngoài việc phô trương thanh thế thật lố bịch.

 

Do đó chúng ta đi tu là phải xác định rõ ràng rằng. Đó chính là con đường gian khó nhất, và cũng là vinh quang hạnh phúc nhất. Vì con đường đó là đi ngược lại những ham muốn dục tình thuộc bản năng sinh lý của con người. Và đây là vấn đề lớn nhất trong cỏi nhân sinh này, chứ đừng coi thường nó quá là đạo đức giả. Cho nên người tu phải nhận chân vấn đề đó, thật là chính xác trong con người mình, để biết cách chấp nhận nó và hóa giải nó từ từ. Bằng cách thay thế nó với các pháp thiện lành trong sáng, mang tính lý tưởng cao thì mới được. Vì bản năng là còn ở dưới thấp mà không thắng nỗi, thì làm sao thắng nỗi cái ý chí cực đoan trên cao, trong cái đầu nóng hổi của mình đây. Và vấn đề tu hành là mỗi ngày mỗi thắng lợi, còn không đủ thời gian để chiến đấu với ma vương, chứ nói chi là cứ tu mơ hồ mịt mù hoài thì tiêu đời luôn đó.

 

Dĩ nhiên khi chúng ta bỏ đi cái này, thì đức Phật sẽ cho chúng ta những cái khác đắp vào chỗ đó ngay. Đó chính là sự khai phát quang minh sáng lạng của tâm trí, mở rộng ra tới tận chân trời. Và cả khối khổ đau kia tự dưng sẽ biến mất thật kỳ lạ làm sao. Và đó chính là phép màu mà chúng ta chứng được. Và nó giống như là xòe bàn tay ra và nắm bàn tay lại vậy. Vì rằng chúng ta đi tu, là đều có Thánh Chủng Như Lai trong dòng máu của mình rồi, thì chúng ta mới có duyên với cửa Phật được chứ. Và từ đó chúng ta đã có đức Phật gia hộ cho mình, luôn có đủ sức mạnh và lòng kiên nhẫn, để vượt qua gian khó để tiến lên trên, thành bậc Thánh Trí Thượng Nhân khai minh cho đời. Vì thử hỏi trên đời này nếu mà không có đức Phật ra đời, thì tất cả mọi người sẽ đi về đâu trong cái đêm tối vô minh mịt mù kia.

 

Và làm người nếu bạn đi theo con đường “lấy trí tuệ làm sự nghiệp” thì chắc chắn rằng sẽ có những lúc bế tắc, bi kịch và loạn tâm là không tránh khỏi. Do đó chúng ta phải cần làm sao cho “trong không loạn, và ngoài không tranh” thì mới được.

 

Vậy chúng ta thấy vấn đề “ngoài không tranh” thì dễ hơn, là làm sao cho “trong không loạn”. Vì trước tiên chúng ta nên ý thức rõ về con đường đi dài lâu của mình, nên chúng ta không cần tranh đấu hơn thua nhiều, với mấy cái vô bổ bên ngoài cuộc đời mình làm gì. Nhưng khi cần đấu tranh để tồn tại, thì chúng ta vẫn phải duy trì ở mức thấp nhất, để có thể kiếm sống thì cũng được. Vì một ngày chúng ta không làm là không có ăn mà.

 

Vì thế chúng ta thấy việc giảm đấu tranh bên ngoài đời sống, thì dễ hơn là bình ổn tâm lý bên trong. Tuy nhiên nếu không có sự quyết tâm bên trong, như việc phải sống tri túc, “biết đủ là đủ” để giảm nhu cầu hưởng thụ xuống mức thấp nhất, thì vấn đề giảm tranh đấu bên ngoài mới có kết quả. Do đó vấn đề giảm tranh đấu bên ngoài, chỉ là biện pháp đối phó tình thế thôi. Sau đó chúng ta sẽ tập trung sửa trị, cái tâm lý bên trong của mình nữa là xong.

 

Vậy vấn đề khó khăn nhất ở đây, là việc giải quyết cái tâm đang loạn động của mình, trở thành thanh tịnh kìa. Cho nên khi nói tới việc giải quyết những khó khăn trong tâm lý, thì người đời thường đi “xả” theo kiểu giải trí, giải tỏa mà thôi. Và đó chỉ là biện pháp chửa trị phần ngọn tạm thời, nhưng nó lại tạo nghiệp xấu cho thân xác nhiều hơn. Cho nên giải quyết vấn đề tán loạn trong tâm, là phải chửa trị tận gốc bằng thiền định thì mới được.

 

Và thiền thì gồm có thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ là dừng tâm bớt chạy theo trần cảnh bên ngoài đi. Cho nên chúng ta có thể thay thế nó bằng việc niệm Phật là được rồi. Vì đó là phương pháp của hiển giáo. Là dùng hình tướng trong việc niệm Phật tương tục, để trấn áp ma quân loạn động trong tâm. Vì chúng ta nên biết rằng, đừng bao giờ để ý đến những gì xảy ra, trong lúc tâm mình đang loạn động. Có nghĩa là chúng ta đừng có suy nghĩ về nó nữa, mà phải dùng việc niệm Phật mà dập tắt cái dòng suy nghĩ sai lầm đó đi.

 

Vì tư duy một chiều của phàm phu, thì tất nhiên là sẽ mắc kẹt và loạn động, tán tâm là không tránh khỏi rồi. Do đó chúng ta nên niệm Phật thật nhiều vào những lúc khó khăn này. Và cho đến khi thấy tâm mình bớt loạn động rồi, thì lúc đó mới áp dụng cái gọi là “thiền tri vọng” theo dõi tâm theo kiểu mật giáo âm thầm ở trong.

 

Vậy trong quá trình diễn ra việc theo dõi tâm, thì nó sẽ có hai bước. Đó chính là bước có nhận thức là bước cạn, và bước không có nhận thức là bước sâu.

 

Bước cạn là khi chúng ta còn suy nghĩ bằng ý thức, còn biết phận biệt những vọng niệm thiện ác xấu tốt trong tâm. Và như nhiều người đã nói về thiền rằng. Nếu chúng ta thấy tâm khởi lên nhiều vọng tưởng ác kiến, thì phải lập tức bỏ nó đi. Và bỏ nó đi như thế nào thì mới là điều đáng nói. Vậy trong khi chúng ta cứ suy nghĩ kéo dài mãi như thế, thì chúng ta cần phải nghĩ đến những điều tốt đẹp thiện lành, để che lấp những ý nghĩ xấu xa đen tối đó đi. Và cách thiền này cũng là thiền chỉ mà thôi, và nó luôn được áp dụng cho những người có căn cơ thấp.

 

Còn đối với thiền bước sâu, là sâu trong vô thức của con người kìa. Và vô thức của con người là tự động, mà chúng ta không thể điều khiển nó bằng ý thức được. Cho nên chúng ta sẽ không biết được nó thiện ác tốt xấu thế nào đâu. Vì sự biến chuyễn của vô thức rất nhanh, hơn cả ý thức của chúng ta nữa. Vì thế làm sao ý thức chúng ta có thế nắm bắt nó được đây. Vì vậy khi quán xét theo dõi tâm từ sâu trong vô thức, thì chúng ta cần phải theo dõi nó mãi, mà không cần phân biệt thiện ác đúng sai gì hết.

 

Và khi tâm chúng ta đang diễn ra cái gì, thì chúng ta cũng phải luôn theo sát nó như một người bạn chân thành thì mới được. Và bạn chớ oán trách hay bắt lổi nó gì cả. Vì khi bạn giận dữ với nó, thì nó sẽ phản kháng lại bạn ngay. Và như thế thì càng lung tung rối mù trong đó nhiều hơn nữa. Nhưng quan trọng nhất là bạn đừng bao giờ phân biệt, là vọng tưởng hay không phải vọng tưởng. Vì nếu bạn chưa giác ngộ chứng thánh, thì tất cả suy nghĩ gì của bạn, cũng đều là vọng tưởng hết mà thôi.

 

Cho nên khi bạn theo dõi tâm, giữ chánh niệm liên tục không gián đoạn, thì càng lâu dài về sau, là bạn sẽ tự khắc biết cách hóa giải nó thôi. Vì trong quá trình “theo dõi tâm” liên tục như thế, thì tự nhiên bạn sẽ hiểu được nó rồi. Và điều này là không có ghi trong một văn bản sách vở lý thuyết nào cả. Vì trên con đường đó mà bạn đi tới đâu, thì bạn sẽ tự có cách ứng xử riêng với nó liền. Chứ bây giờ mà nói trước ở đây, nhưng đến khi áp dụng vô là trật lất hết. Vì trong vô thức của con người, thì không có một thứ ngôn ngữ nào có thể gọi tên nó được hết.

 

Vậy thì qua thời gian bạn đã niệm Phật, đè bẹp được cái tâm tán loạn của mình rồi, và cũng như theo dõi tâm bằng “thiền tri vọng” thành công, thì tâm bạn sẽ hết loạn động. Và đó chính là khi bạn đã ổn định được bên trong tâm lý của mình rồi, và từ đó cùng với việc thu xếp mọi việc bên ngoài đời sống nữa là xong.

 

Hãy cố gắng phấn đấu tự thu xếp cuộc đời mình, từ bên trong đến bên ngoài là một thành công lớn nhất trên đời. Và từ đó tự khắc sẽ có những thành công khác sẽ đến như mong muốn của bạn thôi.

 

Hãy phấn chấn lên! Hãy lên đường!

 

………………………………………………….

 

Một thế giới mở rộng ra nhiều phía, thì chúng ta cũng phải ứng phó với nó theo nhiều mặt. Nhưng nhất thiết bên trong chúng ta phải thanh tịnh, và bên ngoài phải an ổn thì mới làm được.

 

Thích Hoằng Toàn.

21.1.2014

Ý kiến bạn đọc
21/01/201522:46
Khách
Bễ ái dục sóng ngàn trùng
Mênh mông khổ não, đại dương xa vời
Cần cầu giải thoát luân hồi
Niệm Di Đà Phật, thời, thời tinh chuyên
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại từ, Đại Bi Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2024(Xem: 551)
Sau đây là một thiền pháp tổng hợp và đơn giản hóa từ Kinh Pháp Cú và nhiều kinh khác, thích nghi cả cho Phật tử và không phải Phật tử. Nơi đây, người tập có thể quán sát và cảm thọ qua các pháp quán: quán như huyễn, quán vô thường, và quán vô ngã. Trong Kinh Pháp Cú, có ba bài kệ, trong ba trường hợp, cho thấy, sau khi mỗi lần Đức Phật nói kệ xong, có 500 vị sư đắc quả A La Hán. Nghĩa là, các vị sư trong kinh đã chứng ngộ, chứng quả và an trú tâm giải thoát ngay trong hiện tại. Trong đó, bài kệ 170 dạy quán các pháp như bọt nước, như cảnh huyễn ảo. Bài kệ 277 dạy quán tất cả hiện tượng hữu vi đều vô thường. Và bài kệ 279 dạy quán tất cả các pháp đều vô ngã. Đó là 3 pháp thiền tập trực tiếp nhất.
06/10/2024(Xem: 917)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch chư tôn đức, Thưa quý Phật Tử và những người bạn mới, Xin mời mọi người đăng kí học lớp Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo. Thời gian bắt đầu: ngày 19 tháng 10 năm 2024. Dự kiến học trong 3-4 tháng Thời gian học: 10:00 tối thứ 7 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Địa điểm: học online (Zoom) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn. Mua sách ở link cuối bài đăng này). Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo, tác giả Alexander Wynne tiến sĩ Phật học Đại học Oxford. Tác phẩm này chính là luận án tiến sĩ của ông.
26/09/2024(Xem: 535)
THIỀN THỰC NGHIỆM CĂN BẢN (New Class) Thích Thiện Trí -Giảng Viên Trường University of the West- Khóa học 8 tuần Khóa học: 6/10 đến ngày 15/12/2024 Chiều CHỦ NHẬT từ 2:30pm- 4:30pm Địa chỉ: Đạo Tràng Kiều Đàm Di 9057 La Crescenta Ave Fountain Valley, CA 92708 Liên lạc Email: [email protected] Tel: 714-363-8029 hoặc 626-866-1653 Lưu ý: a) Thiền Sinh đăng ký phải từ 18 tuổi trở lên b) Lớp học bằng tiếng Việt c) Lớp học chỉ nhận từ 10 đến 15 thiền sinh d) Thiền Sinh sẽ nhận tín chỉ (certificate) trực tiếp tại Trường University of the West
26/09/2024(Xem: 578)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ. Thí dụ, người chưa biết chữ, hoặc những người mới học buổi sáng và quên liền vào buổi chiều, hoặc những người đã từng học thiên kinh vạn quyển nhưng bây giờ bắt đầu lãng trí, thậm chí không còn nhớ tới nửa bài Tâm Kinh. Câu hỏi là, pháp giải thoát có thể truyền dạy như thế nào cho những người không hiểu, hoặc không nhớ tận tường những khái niệm như định, như huệ, như bát nhã, và vân vân.
23/08/2024(Xem: 1003)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm.
17/08/2024(Xem: 662)
Một đệ tử hỏi một thiền sư: - Bạch thày, tại sao càng muốn tìm chân tâm thì chân tâm lại càng cách xa, tìm không thể được? - Để thày chỉ cho con một ví dụ: Giả sử bên cạnh nhà con có một cô hàng xóm xinh đẹp, bây giờ con muốn biết da mặt cô ta màu gì thì con phải nhìn thẳng vào mặt cô ta, nhưng khổ nỗi khi con nhìn như vậy thì mặt cô ta đỏ lên, con càng nhìn kỹ bao nhiêu thì mặt cô ta lại càng đỏ lên bấy nhiêu, thế là con chẳng có thể biết được da mặt cô ta có màu gì.
12/08/2024(Xem: 904)
Ngày 10/08/2024 vừa qua, các lớp Thiền Thực Nghiệm theo hệ Giáo Dục Cộng Đồng trường University of the West tại Thành Phố Rosemead bang California đã diễn ra Lễ Bế Mạc với nhiều cảm xúc và tươi đẹp cho cả quý Thiền Sinh các lớp và nhiều khách mời. Những khách mời đặc biệt đã đến tham dự trong buổi lễ như: Dr. Minh Hoa Tạ (President of UWest), Rinpoche Tenzin Choephel (Instructor of UWest), Bhante Dhammapetti (Vice President of Mindfulness Meditation Center at Covina-Buddhist Vihara Los Angeles-California), Tiến Sỹ Laura Nguyễn (Tiến Sỹ Tôn Giáo Học tại UWest), Tiến Sỹ Margarett Meloni, Tiến Sỹ Bạch Phẻ (Tâm Thường Định), Thầy Thiện Trí (giảng viên giáo dục cộng đồng trường UWest) và nhiều những thành viên khách mời tham dự khác cũng như gia đình của các thiền sinh tốt nghiệp.
25/07/2024(Xem: 630)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm. Cách diễn tả như thế có vẻ như như để làm nổi bật hai ý chỉ khác nhau, rằng Thiền do Như Lai dạy chủ yếu là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp… trong khi Thiền do các vị Tổ Sư Trung Hoa và Việt Nam dạy chủ yếu là vô niệm, vô tâm. Sự thật, Đức Phật trong Tạng Pali đã dạy các pháp vô niệm, vô tâm… nhưng nhiều vị sư đời sau không chú ý, và đôi khi còn ngộ nhận rằng pháp vô niệm, vô tâm là sáng tác của các vị sư Trung Hoa.
28/06/2024(Xem: 2019)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
22/06/2024(Xem: 1735)
Soi sáng thực tại thực ra là tên chúng tôi đặt cho những bài ghi chép tóm tắt các buổi đàm đạo hay tham vấn thiền với Hòa thượng Viên Minh trong giờ uống trà buổi sáng tại khách đường Chùa Bửu Long. Những buổi đàm đạo này đã có từ lâu nhưng chỉ giới hạn trong nội bộ chùa. Về sau một Phật tử đến tham dự buổi trà đàm thấy hay nên muốn được nghe thường xuyên đã sắm cho chùa thiết bị để có thể nghe từ xa qua Skype. Từ đó số người đến trực tiếp nghe thầy nói chuyện hoặc nghe từ xa ngày càng đông nên đã mở thêm qua YouTube theo nhu cầu của Phật tử muốn tham dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]