TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Khi đã 60 tuổi, sau nửa năm bệnh hoạn, ông tiều tụy yếu ớt hẳn, biết sẽ không còn sống lâu trên đời nên gọi hai đứa con đến bên giường bệnh cho ông dặn dò lần cuối. Ông bảo đứa con trưởng rằng:
– Em con còn nhỏ lắm, con thì đã biết làm việc rồi, con phải cẩn thận chăm lo cho em, con phải giữ trách nhiệm của người anh cả.
Vài ngày sau, ông rời bỏ nhân thế khổ đau, khiến hai đứa con buồn khóc thảm thiết.
Ba năm sau, người anh cưới một thiếu nữ sống cùng thôn làm vợ. Cô này là người không có giáo dục, lại tâm địa độc ác không biết đến tình nghĩa huynh đệ. Thấy chồng hậu đãi em, cô không bằng lòng. Cô thường nói với chồng rằng:
– Hay là chúng ta cho nó một vài thứ trong nhà rồi bảo nó tự lập kế mưu sinh. Hiện giờ còn nhỏ nó sẽ không làm gì khác được chứ mai mốt nó lớn lên thì phiền lắm, anh muốn đuổi nó đi, chưa chắc nó đã chịu đi!
Nhưng người anh vẫn còn cái tình nghĩa chất phác của người miền núi, lại còn nhớ rõ lời di chúc của cha nên mỗi khi nghe vợ nói thì bịt tai lắc đầu quầy quậy.
Tục ngữ nói rất đúng, gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Sống cả ngày gần một người vợ tâm địa xấu xa, cứ thừa mọi dịp nói đi nói lại mãi những lời độc ác, dần dà người anh bị huân tập, làm sao không biến thành ác độc? Lời nói giả dối mà cứ lặp đi lặp lại mãi cũng trở thành chân thật. Cuối cùng người anh cũng giống như vợ, bắt đầu ghét bỏ người em.
Một hôm, người anh nghe lời vợ, đem người em tới nghĩa địa rất xa thành phố. Đó là một nơi rất ghê rợn, vì theo tập tục Ấn Độ, người chết đi thì đem tử thi vứt vào đấy cho chim chóc thú vật tới mổ rỉa mà ăn.
Nghĩa địa rất u ám, xương trắng ngổn ngang, luôn luôn có tiếng chim kêu thê lương như tiếng quỷ khóc trong địa ngục. Vào bên trong thì cái khí âm u của nghĩa địa làm cho người ta lạnh run lên. Vào sâu bên trong nữa có một ngọn cây cao đến tận từng mây, cành lá chằng chịt che trùm cả khe núi. Người anh lấy một sợi dây thừng mang theo, trói thúc người em lại rồi treo lên một cành cây to, vừa trói vừa bảo em:
– Không phải anh tàn nhẫn, nhưng nói thật em làm cho anh phiền lo nhiều quá. Em hãy ở đây suy nghĩ cho kỹ anh nói có đúng không, vài bữa nữa anh tới đón em về.
Nói xong, người anh quay đầu chạy mau trở về nhà, không màng tới tiếng kêu van xin bi thảm của em. Thật ra người anh rất mâu thuẫn, lòng thương em rất mực đã bị bà vợ dùng giọng nói nét mặt nghiêm khắc đàn áp xuống. Anh ta rất đau khổ nhưng không đủ sức chống lại vợ.
“Thôi, để cho nó đánh cuộc với định mệnh xem sao! Nếu nó thoát được miệng hổ lang thì đó là nó có phúc báo, còn nếu không thì coi như là số của nó đã định như vậy. Ta đối với nó như thế đã là từ bi lắm rồi, thay vì nghe lời vợ cầm dao giết nó!” Trên đường về, ngươi anh nghĩ như thế để tự trấn an mình.
Trời dần dần tối. Trong màn đêm đen kịt, tiếng chim kêu thảm khốc càng ngày càng to. Rồi lại có thêm những âm thanh kỳ quái hỗn tạp cũng vọng lại, như báo hiệu yêu quỷ sắp hiện hình. Đêm sâu dần, hổ, báo, sư tử, chó sói cũng lục tục kéo đến, rống lên từng hồi như muốn hớp hết hồn phách của người ta. Những tia mắt xanh lè, tham lam hung ác đổ dồn về phía gốc cây cổ thụ. Trên cây, người em cố hết sức giãy giụa khóc la:
– Cứu tôi với! Trời ơi! Thần thánh ơi! Cứu tôi với! Cứu tôi với!...
Nó la hét như một người điên cho đến nỗi máu tươi từ trong miệng trào ra.
Ngay lúc ấy, tại thành Vương Xá xa xôi, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang trụ trong Kim Cương Tam Muội. Ngài nghe tiếng kêu cầu của đứa trẻ đáng thương, và nhìn thấy rõ tình cảnh nguy ngập mà nó đang lâm phải, nên Ngài dùng thần lực phóng ra một luồng ánh sáng từ giữa hai lông mày.
Trong nghĩa địa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng trắng kỳ dị chiếu tới khiến khe núi u ám rợn người ấy chợt rực sáng lên. Những con dã thú hung hăng bị luồng ánh sáng trắng chiếu tới, lùi dần từng bước, từng bước, có con quay mình chạy chí tử.
Lại có một luồng ánh sáng màu trắng khác mạnh mẽ hơn chiếu thẳng tới sợi dây thừng trên người đứa em. Như thể bị chạm phải một ngọn lửa mạnh hay một lưỡi dao bén, sợi dây kêu lên răng rắc và đứt đoạn từng khúc một.
Tiếp theo lại có một luồng ánh sáng trắng thứ ba, dịu dàng chiếu lên thân đứa em. Nó như bị tê liệt rơi xuống đất, đau đớn nhức nhối ngất lịm đi. Bỗng nó cảm thấy như có người đang nhẹ nhàng vỗ về khiến cho nó cảm thấy thư thái lạ kỳ.
– Con thật là đáng thương!
Một giọng nói dịu dàng từ ái vang lên bên tai. Nó tỉnh lại và có một cảm giác lạ lùng khiến bao nhiêu đau đớn trong người tan biến hết. Ngẩng đầu lên nhìn, nó thấy một người cao lớn trang nghiêm đang đứng trước mặt nó, người ấy lại hiền từ nhìn nó mỉm cười. Kinh ngạc quá độ, nó ấp úng không biết phải nói gì:
– Ngài là... ngài là...
– Ta là Phật!
– A! Ngài là Phật tổ đó sao! Con thấy Ngài thật rất uy nghi khả kính. Con nguyện sau này sẽ làm Phật giống như Ngài để cứu mình và cứu người!
Đứa bé liền phủ phục năm vóc xuống đất lễ lạy. Đức Phật cho nó quy y và đưa nó về thành Vương Xá.
Từ đó, người em sống trong tăng đoàn, cùng chúng đệ tử của đức Phật tu hành, nghe kinh thính Pháp, không lâu sau thì chứng được Vô Sinh Pháp Nhẫn.
Người em chứng đạo rồi nhớ đến anh mình, liền đến trước đức Phật bạch rằng:
– Bạch Thế Tôn! Anh con tuy đã có lòng ám hại con, nhưng nhờ thế mà con được gặp Phật và được Phật cứu độ. Như vậy, thành tựu hôm nay của con là nhờ anh con mà có. Nay con muốn về hóa độ anh ấy, nên con xin phép Thế Tôn cho con vắng mặt một thời gian.
– Rất tốt! Ta rất ngợi khen suy nghĩ đó của con.
Người em bèn dùng thần thông bay về nhà của anh. Bà chị dâu thấy được, vội vàng chạy vào nhà trốn. Bà tưởng rằng người em bị hại nhưng không chết nên nay trở về báo thù. Nhưng người em đã gọi lớn:
– Anh chị ơi, anh chị không cần chạy trốn. Em không oán hận anh chị chút nào mà còn muốn tạ ơn anh chị nữa. Nhờ anh chị mà em gặp được ân sư là đức Phật, chứng được quả vị, thoát khỏi sinh tử. Em đặc biệt trở về đây để cám ơn anh chị.
Em cũng hy vọng anh chị có thể tu học Phật pháp để sớm thoát khổ. Tài sản, của cải cho đến tính mệnh của chúng ta trên thế giới này đều là vô thường, nếu làm đủ cách để truy cầu chúng thì dẫu có được đi nữa, cũng có ngày chúng sẽ bỏ chúng ta mà đi. Anh chị nghĩ kỹ xem, có gì thật sự thuộc về chúng ta đâu? Hãy bỏ chúng đi, lấy cái tâm tưởng và tinh lực để truy cầu chúng dành cho việc truy cầu Phật pháp, vì đó mới là kho tàng chân chính. Kho tàng này mới thật sự vĩnh cửu không bao giờ mất, đem lại cho chúng ta gia tài bảo vật và cả niềm an vui nữa.
Những lời nói ấy làm cho vợ chồng người anh như bừng tỉnh mộng, nhất là lòng khoan dung độ lượng của người em, đã không oán trách lỗi lầm xưa mà còn lo nghĩ tới niềm phúc lạc của họ nữa. Đó chính là sức mạnh đã giúp họ có can đảm sám hối tội đã làm.
Chỉnh đốn việc gia đình nhà cửa xong xuôi, cả ba cùng sánh vai nhau tiến về hướng tinh xá Trúc Lâm. Và từ đó họ trở thành những đệ tử tinh chuyên nhất của Phật-đà.
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật
14. Ba luồng ánh sáng trắng
Trong quá khứ có một người sống tại một vùng núi non hẻo lánh, nên từ nhỏ không hề được giáo dục, chưa từng nghe Phật pháp, chỉ biết cần kiệm làm bổn phận cho qua kiếp con người. Bởi vì phước báo quá ít ỏi nên cho đến già mà vẫn còn nghèo nàn cùng khổ.Khi đã 60 tuổi, sau nửa năm bệnh hoạn, ông tiều tụy yếu ớt hẳn, biết sẽ không còn sống lâu trên đời nên gọi hai đứa con đến bên giường bệnh cho ông dặn dò lần cuối. Ông bảo đứa con trưởng rằng:
– Em con còn nhỏ lắm, con thì đã biết làm việc rồi, con phải cẩn thận chăm lo cho em, con phải giữ trách nhiệm của người anh cả.
Vài ngày sau, ông rời bỏ nhân thế khổ đau, khiến hai đứa con buồn khóc thảm thiết.
Ba năm sau, người anh cưới một thiếu nữ sống cùng thôn làm vợ. Cô này là người không có giáo dục, lại tâm địa độc ác không biết đến tình nghĩa huynh đệ. Thấy chồng hậu đãi em, cô không bằng lòng. Cô thường nói với chồng rằng:
– Hay là chúng ta cho nó một vài thứ trong nhà rồi bảo nó tự lập kế mưu sinh. Hiện giờ còn nhỏ nó sẽ không làm gì khác được chứ mai mốt nó lớn lên thì phiền lắm, anh muốn đuổi nó đi, chưa chắc nó đã chịu đi!
Nhưng người anh vẫn còn cái tình nghĩa chất phác của người miền núi, lại còn nhớ rõ lời di chúc của cha nên mỗi khi nghe vợ nói thì bịt tai lắc đầu quầy quậy.
Tục ngữ nói rất đúng, gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Sống cả ngày gần một người vợ tâm địa xấu xa, cứ thừa mọi dịp nói đi nói lại mãi những lời độc ác, dần dà người anh bị huân tập, làm sao không biến thành ác độc? Lời nói giả dối mà cứ lặp đi lặp lại mãi cũng trở thành chân thật. Cuối cùng người anh cũng giống như vợ, bắt đầu ghét bỏ người em.
Một hôm, người anh nghe lời vợ, đem người em tới nghĩa địa rất xa thành phố. Đó là một nơi rất ghê rợn, vì theo tập tục Ấn Độ, người chết đi thì đem tử thi vứt vào đấy cho chim chóc thú vật tới mổ rỉa mà ăn.
Nghĩa địa rất u ám, xương trắng ngổn ngang, luôn luôn có tiếng chim kêu thê lương như tiếng quỷ khóc trong địa ngục. Vào bên trong thì cái khí âm u của nghĩa địa làm cho người ta lạnh run lên. Vào sâu bên trong nữa có một ngọn cây cao đến tận từng mây, cành lá chằng chịt che trùm cả khe núi. Người anh lấy một sợi dây thừng mang theo, trói thúc người em lại rồi treo lên một cành cây to, vừa trói vừa bảo em:
– Không phải anh tàn nhẫn, nhưng nói thật em làm cho anh phiền lo nhiều quá. Em hãy ở đây suy nghĩ cho kỹ anh nói có đúng không, vài bữa nữa anh tới đón em về.
Nói xong, người anh quay đầu chạy mau trở về nhà, không màng tới tiếng kêu van xin bi thảm của em. Thật ra người anh rất mâu thuẫn, lòng thương em rất mực đã bị bà vợ dùng giọng nói nét mặt nghiêm khắc đàn áp xuống. Anh ta rất đau khổ nhưng không đủ sức chống lại vợ.
“Thôi, để cho nó đánh cuộc với định mệnh xem sao! Nếu nó thoát được miệng hổ lang thì đó là nó có phúc báo, còn nếu không thì coi như là số của nó đã định như vậy. Ta đối với nó như thế đã là từ bi lắm rồi, thay vì nghe lời vợ cầm dao giết nó!” Trên đường về, ngươi anh nghĩ như thế để tự trấn an mình.
Trời dần dần tối. Trong màn đêm đen kịt, tiếng chim kêu thảm khốc càng ngày càng to. Rồi lại có thêm những âm thanh kỳ quái hỗn tạp cũng vọng lại, như báo hiệu yêu quỷ sắp hiện hình. Đêm sâu dần, hổ, báo, sư tử, chó sói cũng lục tục kéo đến, rống lên từng hồi như muốn hớp hết hồn phách của người ta. Những tia mắt xanh lè, tham lam hung ác đổ dồn về phía gốc cây cổ thụ. Trên cây, người em cố hết sức giãy giụa khóc la:
– Cứu tôi với! Trời ơi! Thần thánh ơi! Cứu tôi với! Cứu tôi với!...
Nó la hét như một người điên cho đến nỗi máu tươi từ trong miệng trào ra.
Ngay lúc ấy, tại thành Vương Xá xa xôi, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang trụ trong Kim Cương Tam Muội. Ngài nghe tiếng kêu cầu của đứa trẻ đáng thương, và nhìn thấy rõ tình cảnh nguy ngập mà nó đang lâm phải, nên Ngài dùng thần lực phóng ra một luồng ánh sáng từ giữa hai lông mày.
Trong nghĩa địa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng trắng kỳ dị chiếu tới khiến khe núi u ám rợn người ấy chợt rực sáng lên. Những con dã thú hung hăng bị luồng ánh sáng trắng chiếu tới, lùi dần từng bước, từng bước, có con quay mình chạy chí tử.
Lại có một luồng ánh sáng màu trắng khác mạnh mẽ hơn chiếu thẳng tới sợi dây thừng trên người đứa em. Như thể bị chạm phải một ngọn lửa mạnh hay một lưỡi dao bén, sợi dây kêu lên răng rắc và đứt đoạn từng khúc một.
Tiếp theo lại có một luồng ánh sáng trắng thứ ba, dịu dàng chiếu lên thân đứa em. Nó như bị tê liệt rơi xuống đất, đau đớn nhức nhối ngất lịm đi. Bỗng nó cảm thấy như có người đang nhẹ nhàng vỗ về khiến cho nó cảm thấy thư thái lạ kỳ.
– Con thật là đáng thương!
Một giọng nói dịu dàng từ ái vang lên bên tai. Nó tỉnh lại và có một cảm giác lạ lùng khiến bao nhiêu đau đớn trong người tan biến hết. Ngẩng đầu lên nhìn, nó thấy một người cao lớn trang nghiêm đang đứng trước mặt nó, người ấy lại hiền từ nhìn nó mỉm cười. Kinh ngạc quá độ, nó ấp úng không biết phải nói gì:
– Ngài là... ngài là...
– Ta là Phật!
– A! Ngài là Phật tổ đó sao! Con thấy Ngài thật rất uy nghi khả kính. Con nguyện sau này sẽ làm Phật giống như Ngài để cứu mình và cứu người!
Đứa bé liền phủ phục năm vóc xuống đất lễ lạy. Đức Phật cho nó quy y và đưa nó về thành Vương Xá.
Từ đó, người em sống trong tăng đoàn, cùng chúng đệ tử của đức Phật tu hành, nghe kinh thính Pháp, không lâu sau thì chứng được Vô Sinh Pháp Nhẫn.
Người em chứng đạo rồi nhớ đến anh mình, liền đến trước đức Phật bạch rằng:
– Bạch Thế Tôn! Anh con tuy đã có lòng ám hại con, nhưng nhờ thế mà con được gặp Phật và được Phật cứu độ. Như vậy, thành tựu hôm nay của con là nhờ anh con mà có. Nay con muốn về hóa độ anh ấy, nên con xin phép Thế Tôn cho con vắng mặt một thời gian.
– Rất tốt! Ta rất ngợi khen suy nghĩ đó của con.
Người em bèn dùng thần thông bay về nhà của anh. Bà chị dâu thấy được, vội vàng chạy vào nhà trốn. Bà tưởng rằng người em bị hại nhưng không chết nên nay trở về báo thù. Nhưng người em đã gọi lớn:
– Anh chị ơi, anh chị không cần chạy trốn. Em không oán hận anh chị chút nào mà còn muốn tạ ơn anh chị nữa. Nhờ anh chị mà em gặp được ân sư là đức Phật, chứng được quả vị, thoát khỏi sinh tử. Em đặc biệt trở về đây để cám ơn anh chị.
Em cũng hy vọng anh chị có thể tu học Phật pháp để sớm thoát khổ. Tài sản, của cải cho đến tính mệnh của chúng ta trên thế giới này đều là vô thường, nếu làm đủ cách để truy cầu chúng thì dẫu có được đi nữa, cũng có ngày chúng sẽ bỏ chúng ta mà đi. Anh chị nghĩ kỹ xem, có gì thật sự thuộc về chúng ta đâu? Hãy bỏ chúng đi, lấy cái tâm tưởng và tinh lực để truy cầu chúng dành cho việc truy cầu Phật pháp, vì đó mới là kho tàng chân chính. Kho tàng này mới thật sự vĩnh cửu không bao giờ mất, đem lại cho chúng ta gia tài bảo vật và cả niềm an vui nữa.
Những lời nói ấy làm cho vợ chồng người anh như bừng tỉnh mộng, nhất là lòng khoan dung độ lượng của người em, đã không oán trách lỗi lầm xưa mà còn lo nghĩ tới niềm phúc lạc của họ nữa. Đó chính là sức mạnh đã giúp họ có can đảm sám hối tội đã làm.
Chỉnh đốn việc gia đình nhà cửa xong xuôi, cả ba cùng sánh vai nhau tiến về hướng tinh xá Trúc Lâm. Và từ đó họ trở thành những đệ tử tinh chuyên nhất của Phật-đà.
Gửi ý kiến của bạn