KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. Giải thoát tâm thức
Điều quan trọng là ta phải phân biệt được giữa sự ham muốn của một tâm luyến ái và một sự ham muốn cầu tiến. Cái sau này có thể là thiện hoặc bất thiện. Trong Anh ngữ, chỉ có một danh từ desire dùng để diễn tả chung những trạng thái rất khác nhau này của tâm thức. Trong khi tiếng Pali, ngôn ngữ Đức Phật sử dụng lúc ngài còn tại thế, có nhiều danh từ khác nhau để phân biet các hình thái khác nhau của sự ham muốn. Trong tiếng Pali, chữ tantha có nghĩa là “luyến ái”, và chữ chanda được dịch là “tác ý”. Ví dụ, Đức Phật trước khi giác ngộ đã có một lòng tham mãnh liệt muốn được giải thoát. Sư ham muốn ấy đã thúc đẩy ngài tinh tấn qua nhiều kiếp tu tập. Đó chính là chanda, một năng lượng cầu tiến, muốn hoàn tất một việc gì, có nơi gọi là nguyện. Trong trường hợp của Đức Phật, lòng ham muốn ấy bao gồm cả đức tin, tuệ giác và từ bi.
Còn năng lực của tanha, tức lòng luyến ái, đã mọc gốc rễ ăn sâu vào tâm thức ta qua biết bao nhiêu đời. Sự thật thì Đức Phật có dạy rằng, lòng luyến ái cũng chính là năng lực chủ động của samsara, tức vòng sinh tử luân hồi. Tham, muốn, khao khát, đam mê đều là những biểu tượng của yếu tố ái dục trong tâm. Chúng như là một sự thèm khát đối với một đối tượng nào có một bề ngoài hấp dẫn, khiến ta mê mẩn va rồi bị quyến rũ bởi khoái cảm mà chúng đem lại. Và lúc đó, ta không còn thể nào nhìn thấy sáng suốt được tự tính của chúng nữa.
Bạn hãy thử quan sát những gì xảy ra khi tâm ta bị đắm chìm trong tham dục. Khi ấy giống như bị lạc vào một mê hồn trận, hoặc say mê trong một thế giới của mộng tưởng, huyễn ảo vậy. Ta thêu dệt biết bao nhiêu tưởng tượng, mộng mơ quanh những kinh nghiệm, hoặc có thật hoặc chỉ là mơ ước, và rồi tự trói buộc mình vào đó bằng sợi dây xiềng xích của luyến ái.
Lòng tham dục không những làm mờ mịt đi sự sáng suốt của ta, mà nó còn thất bại trong lời hứa sẽ đem lại cho ta một hạnh phúc lâu dài. Chúng ta đi tìm những cảm xúc khác nhau vì những khoái lạc khác biệt mà chúng hứa hẹn sẽ đem lại. Nhưng vì những cảm thọ này cũng vô thường như mọi hiện tượng khác, nên ta lại phải tiếp tục tìm kiếm mãi, hết cái này đến cái khác.
Trong đời mình, ta đã từng hưởng thụ biết bao nhiêu là những cảm giác khoái lạc rồi? Có lẽ nhiều không kể hết! Nhưng rồi ta vẫn cảm thấy thiếu thốn, hình như vẫn còn một cái gì đó chưa được hoàn toàn. Và cũng vì không hiểu lý do vì sao, nen ta cứ mải mê đi tìm thêm những kinh nghiệm khoái lạc mới, quẩn quanh trong một vòng tròn bất tận.
Điều khó xử là làm sao có thể chữa trị một căn bệnh khi chính liều thuốc ta dùng lại khiến cho cơn bệnh ấy trở nên trầm trọng hơn! Ta gãi một chỗ ngứa, nhưng việc ấy chỉ làm cho nó ngứa thêm. Ta cố giải cơn khát của mình bằng nước muối, và nó càng làm ta khát thêm. Những điều ấy cũng giống như khi ta tin rằng con đường để diệt lòng tham dục là thỏa mãn nó vậy!
Trong cuộc sống, chúng ta nên có chánh niệm về năng lực của lòng ham muốn, nó sẽ giúp ta khám phá ra một tuệ giác giải thoát mới. Trước hết ta phải biết biến sự ham muốn thành một đối tượng của chánh niệm, để ta có thể ý thức được chúng trọn vẹn mỗi khi chúng khởi lên. Nhờ vậy, ta sẽ không còn bị lạc trong cơn lốc xoáy của cảm xúc và tư tưởng mà có thể nhìn thấy được rõ ràng những gì đang thực sự xảy ra.
Tiếp đó, ta có thể quán chiếu thêm về năng lực của sự buông bỏ. Đối với đa số, ý niệm “buông bỏ” thường gợi lên hình ảnh của những ẩn sĩ trong hang động, hoặc những nhà tu khổ hạnh. Hoặc chúng ta có thể cho rằng buông xả là một việc gì đó có thể hữu ích cho ta, nhưng chắc chắn là rất phiền toái. Tương truyền, thánh Augustine có lời cầu nguyện như sau: “Xin thượng đế giữ cho con được trinh bạch, nhưng thưa ngài khoan đã...”
Nhưng ta có thể hiểu sự buông bỏ theo một ý nghĩa sâu xa hơn. Chúng ta, chắc ai cũng công nhận rằng đam mê là một ganh nặng, và không bị dính mắc là một giải thoát lớn. Thử tưởng tượng bạn xem ti-vi với những tiết mục quảng cáo liên tục không dứt, và cái nào bạn cũng muốn hết. Đó là một trạng thái khổ đau cùng cực nếu so sánh vơi niềm an lạc khi ta biết để yên cho chúng trôi qua. Nhưng buông bỏ những tiết mục quảng cáo trên ti-vi việc ấy còn dễ, còn buông xả những tiết mục quảng cáo không bao giờ ngừng nghỉ trong tâm mới thực sự là khó.
Món quà lớn mà một khóa thiền tập có thể dâng tặng cho ta là cơ hội để kinh nghiệm được tự tính vô thường của lòng ham muốn - cho dù đó là ham muốn tình dục, ham muốn ăn uống, ham muốn nghe thấy, hay là gì gì đó cũng vậy. Trong quá khứ, vì đa số lòng ham muốn lúc nào cũng thắng thế, nên chúng ta cảm thấy dường như con đường duy nhất để đối trị là làm cho nó được thoả mãn bằng cách này hoặc cách khác. Có lẽ ta nghĩ rằng, nếu không được đáp ứng, sự ham muốn sẽ ở với ta mãi cho đến khi nào nó được thoả mãn mới thôi. Nhưng nếu ta có một tâm lực vững vàng để đối diện nó bằng chánh niệm, lòng tham muốn sẽ tự động biến mất.
Trong thiền quán, việc gì xảy ra khi ta chọn không hành động theo sự thúc đẩy của lòng ham muốn? Ta theo dõi và theo dõi, đến một lúc nó tự nhiên biến mất. Mặc dù sự ham muốn ấy sẽ trở lại khi những duyên hợp được tái lập, nhưng khi nó biến mất thì nó thực sự vắng mặt.
Lòng tham cũng vô thường như mọi hiện tượng khác! Tuệ giác, tuy đơn giản nhưng khó đạt này, có một khả năng giải thoát rất lớn. Vì ta bắt đầu hiểu rằng, ta không cần thiết phải thoả mãn lòng ham muốn mỗi khi nó đong đưa miếng mồi trước mặt mình. Ta biết mình không cần phải đáp ứng để giải quyết nó. Cuối cùng rồi nó sẽ tự bỏ đi, vì bất cứ một hiện tượng nào cũng đều nằm trong vòng xoay của bánh xe đổi thay.
Và bạn hãy đặc biệt chú ý đến giây phút chuyển tiếp ấy, khi sự ham muốn biến mất sẽ có một trạng thái không ham muốn tươi mát đến thay thế. Hãy ý thức cái cảm giác giải thoát ấy, một cảm giác tự do thoát ra khỏi sự kìm kẹp, giam hãm của lòng luyến ái. Nếu ta có thể bình thản theo dõi những khi tâm mình bị tràn ngập bởi một lòng ham muốn mãnh liệt, và sau đó lại cảm thấy một sự tươi mát, nhẹ nhàng khi nó tự động biến mất, tuệ giác ấy sẽ cất đi một gánh nặng cho ta, vì hiểu rằng mình không cần thiết phải làm một việc gì hết. Tâm ta được tưới mát bằng một cảm giác thảnh thơi và tự tại.
Có được tuệ giác giải thoát này rồi, ta sẽ không còn bị năng lực của lòng tham dục thúc đẩy phải hành động nữa. Lúc ấy ta có thể mang tình thương và trí tuệ chiếu rọi vào sự chọn lựa của mình. Sự ham muốn này có thích hợp không? Nó có thiện không? Có phải là lúc này không? Chúng ta có thể lựa chọn hoặc làm hoặc không làm gì hết, và lúc nào ta cũng vẫn giữ được một sự quân bình và an lạc trong tâm.
Muốn trở nên thành thạo trong cách đối phó với lòng ham muốn, năng lực chủ động của bánh xe luân hồi, không phải là việc dễ dàng. Vì vậy mà lúc nào bạn cũng nên kiên nhẫn với chính mình, và hãy thật bền gan trên con đường khám phá.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. Giải thoát tâm thức
Ham muốn
Sống giữa cuộc đời, chúng ta lúc nào cũng phải tiếp xúc với ngoại vật. Chúng là những đối tượng quyến rũ cảm xúc của ta, như là: hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác, tư tưởng và những ý kiến hấp dẫn. Và từ sự tiếp xúc này mà lòng ham muốn mới phát sinh. Sự ham muốn ấy có nhiều mức độ khác nhau, từ một mơ ước tầm thường, một khao khát nồng nàn cho đến một sự đam mê nghiện ngập, tất cả đều là những biểu hiện của lòng ham muốn.Điều quan trọng là ta phải phân biệt được giữa sự ham muốn của một tâm luyến ái và một sự ham muốn cầu tiến. Cái sau này có thể là thiện hoặc bất thiện. Trong Anh ngữ, chỉ có một danh từ desire dùng để diễn tả chung những trạng thái rất khác nhau này của tâm thức. Trong khi tiếng Pali, ngôn ngữ Đức Phật sử dụng lúc ngài còn tại thế, có nhiều danh từ khác nhau để phân biet các hình thái khác nhau của sự ham muốn. Trong tiếng Pali, chữ tantha có nghĩa là “luyến ái”, và chữ chanda được dịch là “tác ý”. Ví dụ, Đức Phật trước khi giác ngộ đã có một lòng tham mãnh liệt muốn được giải thoát. Sư ham muốn ấy đã thúc đẩy ngài tinh tấn qua nhiều kiếp tu tập. Đó chính là chanda, một năng lượng cầu tiến, muốn hoàn tất một việc gì, có nơi gọi là nguyện. Trong trường hợp của Đức Phật, lòng ham muốn ấy bao gồm cả đức tin, tuệ giác và từ bi.
Còn năng lực của tanha, tức lòng luyến ái, đã mọc gốc rễ ăn sâu vào tâm thức ta qua biết bao nhiêu đời. Sự thật thì Đức Phật có dạy rằng, lòng luyến ái cũng chính là năng lực chủ động của samsara, tức vòng sinh tử luân hồi. Tham, muốn, khao khát, đam mê đều là những biểu tượng của yếu tố ái dục trong tâm. Chúng như là một sự thèm khát đối với một đối tượng nào có một bề ngoài hấp dẫn, khiến ta mê mẩn va rồi bị quyến rũ bởi khoái cảm mà chúng đem lại. Và lúc đó, ta không còn thể nào nhìn thấy sáng suốt được tự tính của chúng nữa.
Bạn hãy thử quan sát những gì xảy ra khi tâm ta bị đắm chìm trong tham dục. Khi ấy giống như bị lạc vào một mê hồn trận, hoặc say mê trong một thế giới của mộng tưởng, huyễn ảo vậy. Ta thêu dệt biết bao nhiêu tưởng tượng, mộng mơ quanh những kinh nghiệm, hoặc có thật hoặc chỉ là mơ ước, và rồi tự trói buộc mình vào đó bằng sợi dây xiềng xích của luyến ái.
Lòng tham dục không những làm mờ mịt đi sự sáng suốt của ta, mà nó còn thất bại trong lời hứa sẽ đem lại cho ta một hạnh phúc lâu dài. Chúng ta đi tìm những cảm xúc khác nhau vì những khoái lạc khác biệt mà chúng hứa hẹn sẽ đem lại. Nhưng vì những cảm thọ này cũng vô thường như mọi hiện tượng khác, nên ta lại phải tiếp tục tìm kiếm mãi, hết cái này đến cái khác.
Trong đời mình, ta đã từng hưởng thụ biết bao nhiêu là những cảm giác khoái lạc rồi? Có lẽ nhiều không kể hết! Nhưng rồi ta vẫn cảm thấy thiếu thốn, hình như vẫn còn một cái gì đó chưa được hoàn toàn. Và cũng vì không hiểu lý do vì sao, nen ta cứ mải mê đi tìm thêm những kinh nghiệm khoái lạc mới, quẩn quanh trong một vòng tròn bất tận.
Điều khó xử là làm sao có thể chữa trị một căn bệnh khi chính liều thuốc ta dùng lại khiến cho cơn bệnh ấy trở nên trầm trọng hơn! Ta gãi một chỗ ngứa, nhưng việc ấy chỉ làm cho nó ngứa thêm. Ta cố giải cơn khát của mình bằng nước muối, và nó càng làm ta khát thêm. Những điều ấy cũng giống như khi ta tin rằng con đường để diệt lòng tham dục là thỏa mãn nó vậy!
Trong cuộc sống, chúng ta nên có chánh niệm về năng lực của lòng ham muốn, nó sẽ giúp ta khám phá ra một tuệ giác giải thoát mới. Trước hết ta phải biết biến sự ham muốn thành một đối tượng của chánh niệm, để ta có thể ý thức được chúng trọn vẹn mỗi khi chúng khởi lên. Nhờ vậy, ta sẽ không còn bị lạc trong cơn lốc xoáy của cảm xúc và tư tưởng mà có thể nhìn thấy được rõ ràng những gì đang thực sự xảy ra.
Tiếp đó, ta có thể quán chiếu thêm về năng lực của sự buông bỏ. Đối với đa số, ý niệm “buông bỏ” thường gợi lên hình ảnh của những ẩn sĩ trong hang động, hoặc những nhà tu khổ hạnh. Hoặc chúng ta có thể cho rằng buông xả là một việc gì đó có thể hữu ích cho ta, nhưng chắc chắn là rất phiền toái. Tương truyền, thánh Augustine có lời cầu nguyện như sau: “Xin thượng đế giữ cho con được trinh bạch, nhưng thưa ngài khoan đã...”
Nhưng ta có thể hiểu sự buông bỏ theo một ý nghĩa sâu xa hơn. Chúng ta, chắc ai cũng công nhận rằng đam mê là một ganh nặng, và không bị dính mắc là một giải thoát lớn. Thử tưởng tượng bạn xem ti-vi với những tiết mục quảng cáo liên tục không dứt, và cái nào bạn cũng muốn hết. Đó là một trạng thái khổ đau cùng cực nếu so sánh vơi niềm an lạc khi ta biết để yên cho chúng trôi qua. Nhưng buông bỏ những tiết mục quảng cáo trên ti-vi việc ấy còn dễ, còn buông xả những tiết mục quảng cáo không bao giờ ngừng nghỉ trong tâm mới thực sự là khó.
Món quà lớn mà một khóa thiền tập có thể dâng tặng cho ta là cơ hội để kinh nghiệm được tự tính vô thường của lòng ham muốn - cho dù đó là ham muốn tình dục, ham muốn ăn uống, ham muốn nghe thấy, hay là gì gì đó cũng vậy. Trong quá khứ, vì đa số lòng ham muốn lúc nào cũng thắng thế, nên chúng ta cảm thấy dường như con đường duy nhất để đối trị là làm cho nó được thoả mãn bằng cách này hoặc cách khác. Có lẽ ta nghĩ rằng, nếu không được đáp ứng, sự ham muốn sẽ ở với ta mãi cho đến khi nào nó được thoả mãn mới thôi. Nhưng nếu ta có một tâm lực vững vàng để đối diện nó bằng chánh niệm, lòng tham muốn sẽ tự động biến mất.
Trong thiền quán, việc gì xảy ra khi ta chọn không hành động theo sự thúc đẩy của lòng ham muốn? Ta theo dõi và theo dõi, đến một lúc nó tự nhiên biến mất. Mặc dù sự ham muốn ấy sẽ trở lại khi những duyên hợp được tái lập, nhưng khi nó biến mất thì nó thực sự vắng mặt.
Lòng tham cũng vô thường như mọi hiện tượng khác! Tuệ giác, tuy đơn giản nhưng khó đạt này, có một khả năng giải thoát rất lớn. Vì ta bắt đầu hiểu rằng, ta không cần thiết phải thoả mãn lòng ham muốn mỗi khi nó đong đưa miếng mồi trước mặt mình. Ta biết mình không cần phải đáp ứng để giải quyết nó. Cuối cùng rồi nó sẽ tự bỏ đi, vì bất cứ một hiện tượng nào cũng đều nằm trong vòng xoay của bánh xe đổi thay.
Và bạn hãy đặc biệt chú ý đến giây phút chuyển tiếp ấy, khi sự ham muốn biến mất sẽ có một trạng thái không ham muốn tươi mát đến thay thế. Hãy ý thức cái cảm giác giải thoát ấy, một cảm giác tự do thoát ra khỏi sự kìm kẹp, giam hãm của lòng luyến ái. Nếu ta có thể bình thản theo dõi những khi tâm mình bị tràn ngập bởi một lòng ham muốn mãnh liệt, và sau đó lại cảm thấy một sự tươi mát, nhẹ nhàng khi nó tự động biến mất, tuệ giác ấy sẽ cất đi một gánh nặng cho ta, vì hiểu rằng mình không cần thiết phải làm một việc gì hết. Tâm ta được tưới mát bằng một cảm giác thảnh thơi và tự tại.
Có được tuệ giác giải thoát này rồi, ta sẽ không còn bị năng lực của lòng tham dục thúc đẩy phải hành động nữa. Lúc ấy ta có thể mang tình thương và trí tuệ chiếu rọi vào sự chọn lựa của mình. Sự ham muốn này có thích hợp không? Nó có thiện không? Có phải là lúc này không? Chúng ta có thể lựa chọn hoặc làm hoặc không làm gì hết, và lúc nào ta cũng vẫn giữ được một sự quân bình và an lạc trong tâm.
Muốn trở nên thành thạo trong cách đối phó với lòng ham muốn, năng lực chủ động của bánh xe luân hồi, không phải là việc dễ dàng. Vì vậy mà lúc nào bạn cũng nên kiên nhẫn với chính mình, và hãy thật bền gan trên con đường khám phá.
Gửi ý kiến của bạn