KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. Giải thoát tâm thức
Biết bao nhiêu sự bất an trong thiền tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày đã bắt nguồn từ sự hiểu lầm căn bản này? Đã biết bao nhiêu lần chúng ta đi tìm những gì mới lạ hơn, kích thích hơn, sôi nổi hơn, để cố tìm lại niềm hứng khởi? Và cũng biết bao lần những cái mới lạ ấy chóng trở nên buồn tẻ và nhám chán, để rồi chúng ta lại đuổi bắt một cái gì khác “mới lạ” hơn?
Ý thức được rằng, nguồn gốc của sự nhàm chán không phải do đối tượng của sự chú ý mà từ chính nơi phẩm chất của sự chú ý, thật là một tuệ giác chuyển hóa. Fritz Perls, người đã mang phương pháp trị liệu Gestalt vào Hoa Kỳ, nói: “Nhàm chán là sự thiếu chú ý.” Hiểu được chân lý này sẽ đem lại những thay đổi lớn lao trong cuộc đời chúng ta.
Vì vậy nếu biết khéo sử dụng, sự nhàm chán có thể trở thành một khí cụ vô cùng hữu dụng trên con đường thực tập. Nó báo cho ta biết rằng không phải vì hoàn cảnh, vì một người hoặc đối tượng thiền quán nào đó thiếu sót, mà là vì sự chú ý của ta lúc ấy thiếu chuyên nhất mà thôi. Thay vì bị đắm chìm trong sự nhàm chán hoặc than phiền, chúng ta có thể thấy nó như một người bạn đang dặn dò: “Hãy chú ý hơn một chút. Hãy đến gần hơn. Hãy cố mà lắng nghe cho cẩn thận.”
Lần tới, nếu bạn cảm thấy không ưa thích một việc gì, thay vì chìm đắm trong sự nhàm chán, bạn có thể sử dụng nó như một dấu hiệu để đem sự chú ý của mình đến gần đối tượng hơn. Thực hiện được việc ấy, bạn sẽ thấy rằng sự chú ý tinh tế đem lại cho ta một niềm ưa thích và năng lượng mới. Marcel Marceau, một kịch sĩ tuồng câm nổi danh của Pháp, có diễn xuất một vai mà trong đó anh chuyển từ vị thế đứng sang vị thế ngồi hoặc nằm. Anh ta thay đổi vị thế của mình hoàn toàn, nhưng bạn không bao giờ thấy anh nhúc nhích. Những cử động của anh quá nhỏ khiến ta không nhận được một sự xê dịch nào. Bây giờ anh đang đứng, bây giờ anh lại ngồi. Hãy thử làm việc ấy xem, cử động một cách hết sức chậm chạp, rồi xem ban có thể nào nhàm chán được không. Không bao giờ! Chính vì những cử động ấy đòi hỏi một sự chú ý vô cùng tinh tế.
Khi chúng ta có mặt với một người nào và cảm thấy nhàm chán, có thể nào chúng ta lắng nghe người ấy một cách cẩn trọng hơn không? Hãy bước xuống khỏi “chuyến xe phê bình” trong nội tâm của mình đi! Nếu chúng ta đang ngồi thiền và cảm thấy vô vị, có thể nào ta tiến gần đến đối tượng một chút nữa không? Không phải bằng vũ lực, mà bằng sự nhẹ nhàng và thận trọng. Cái mà ta gọi là hơi thở đó, nó thực sự là gì? Giả sử nếu có ai đó dìm đầu ta xuống nước, lúc ấy hơi thở có còn là nhàm chán nữa không? Mỗi hơi thở thực sự duy trì sự sống của ta. Ta có thể sống với nó thật trọn vẹn không, chỉ một lần thôi?
Khi chúng ta ý thức được sự nhàm chán là gì, nó sẽ trở thành một tiếng chuông lớn đánh thức chánh niệm.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. Giải thoát tâm thức
Cám ơn sự nhàm chán
Cũng như cái giận và những cảm xúc khác, sự nhàm chán thường hay đánh lừa để chuyển hướng năng lượng của ta vào một hoàn cảnh nào đó ở bên ngoài. Nó đánh lừa ta bằng cách không cho ta thấy được mối tương quan giữa ta với cảm xúc ấy. Nếu ta nghĩ rằng, nguyên nhân của sự nhàm chán là do ở một người nao đó, hoặc do một hoàn cảnh hay sinh hoạt nào đó bên ngoài thì ta đã lầm to.Biết bao nhiêu sự bất an trong thiền tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày đã bắt nguồn từ sự hiểu lầm căn bản này? Đã biết bao nhiêu lần chúng ta đi tìm những gì mới lạ hơn, kích thích hơn, sôi nổi hơn, để cố tìm lại niềm hứng khởi? Và cũng biết bao lần những cái mới lạ ấy chóng trở nên buồn tẻ và nhám chán, để rồi chúng ta lại đuổi bắt một cái gì khác “mới lạ” hơn?
Ý thức được rằng, nguồn gốc của sự nhàm chán không phải do đối tượng của sự chú ý mà từ chính nơi phẩm chất của sự chú ý, thật là một tuệ giác chuyển hóa. Fritz Perls, người đã mang phương pháp trị liệu Gestalt vào Hoa Kỳ, nói: “Nhàm chán là sự thiếu chú ý.” Hiểu được chân lý này sẽ đem lại những thay đổi lớn lao trong cuộc đời chúng ta.
Vì vậy nếu biết khéo sử dụng, sự nhàm chán có thể trở thành một khí cụ vô cùng hữu dụng trên con đường thực tập. Nó báo cho ta biết rằng không phải vì hoàn cảnh, vì một người hoặc đối tượng thiền quán nào đó thiếu sót, mà là vì sự chú ý của ta lúc ấy thiếu chuyên nhất mà thôi. Thay vì bị đắm chìm trong sự nhàm chán hoặc than phiền, chúng ta có thể thấy nó như một người bạn đang dặn dò: “Hãy chú ý hơn một chút. Hãy đến gần hơn. Hãy cố mà lắng nghe cho cẩn thận.”
Lần tới, nếu bạn cảm thấy không ưa thích một việc gì, thay vì chìm đắm trong sự nhàm chán, bạn có thể sử dụng nó như một dấu hiệu để đem sự chú ý của mình đến gần đối tượng hơn. Thực hiện được việc ấy, bạn sẽ thấy rằng sự chú ý tinh tế đem lại cho ta một niềm ưa thích và năng lượng mới. Marcel Marceau, một kịch sĩ tuồng câm nổi danh của Pháp, có diễn xuất một vai mà trong đó anh chuyển từ vị thế đứng sang vị thế ngồi hoặc nằm. Anh ta thay đổi vị thế của mình hoàn toàn, nhưng bạn không bao giờ thấy anh nhúc nhích. Những cử động của anh quá nhỏ khiến ta không nhận được một sự xê dịch nào. Bây giờ anh đang đứng, bây giờ anh lại ngồi. Hãy thử làm việc ấy xem, cử động một cách hết sức chậm chạp, rồi xem ban có thể nào nhàm chán được không. Không bao giờ! Chính vì những cử động ấy đòi hỏi một sự chú ý vô cùng tinh tế.
Khi chúng ta có mặt với một người nào và cảm thấy nhàm chán, có thể nào chúng ta lắng nghe người ấy một cách cẩn trọng hơn không? Hãy bước xuống khỏi “chuyến xe phê bình” trong nội tâm của mình đi! Nếu chúng ta đang ngồi thiền và cảm thấy vô vị, có thể nào ta tiến gần đến đối tượng một chút nữa không? Không phải bằng vũ lực, mà bằng sự nhẹ nhàng và thận trọng. Cái mà ta gọi là hơi thở đó, nó thực sự là gì? Giả sử nếu có ai đó dìm đầu ta xuống nước, lúc ấy hơi thở có còn là nhàm chán nữa không? Mỗi hơi thở thực sự duy trì sự sống của ta. Ta có thể sống với nó thật trọn vẹn không, chỉ một lần thôi?
Khi chúng ta ý thức được sự nhàm chán là gì, nó sẽ trở thành một tiếng chuông lớn đánh thức chánh niệm.
Gửi ý kiến của bạn