KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. Giải thoát tâm thức
Vấn đề giải thoát ở đây là làm sao ta đừng cố chấp vào ý kiến của mình, đừng bao giờ có những thành kiến kiểu “như đinh đóng cột”. Làm thế nào ta thực hiện được việc ấy? Muốn nhận thấy được sự cố chấp vào những quan điểm này, bạn hãy thử chú ý đến những trạng thái cảm xúc của mình trong đời sống hằng ngày. Trong một ngày, ta có thể suy nghĩ về nhiều vấn đề khác nhau, rồi đột nhiên sẽ có một ý kiến cố định về một cá nhân hoặc một hoàn cảnh nào đó khởi lên, và ta cố chấp vào đó, tin chắc rằng nó là sự thật.
Khi ta cố chấp vào những ý kiến ấy, thay vì đơn giản thấy được chân tướng của chúng chỉ là những tư tưởng sinh lên rồi diệt đi, tâm ta sẽ siết chặt nó lai. Cũng giống như một lời buộc tội, một ý thức cho rằng mình là phải, là đúng. Và cũng chính vì vậy mà ta bị giam hãm trong một không gian nhỏ hẹp của tiểu tâm, của sự đối đãi, phân chia.
Nếu chúng ta ý thức được lúc nào tâm ta bắt đầu sự cố chấp, khi nào ta bắt đầu phê phán, buộc tội, thì điều đó có thể trở thành một dấu hiệu báo cho ta biết rằng mình đã chuyển từ việc có một ý kiến sang việc bị dính mắc vào nó. Chúng ta có the sử dụng “máy ra-đa” chánh niệm để nhận thấy những dấu hiệu của khổ đau, dính mắc ngay khi chúng vừa khởi lên.
Cũng như bất cứ một sự luyện tập nào khác, hệ thống báo động này sẽ càng lúc càng được hoàn mỹ hơn nếu ta sử dụng nó thường xuyên. Mọi việc có thể đang trôi chảy thuận buồm xuôi gió, rồi đột nhiên bạn nhận thấy một dấu chấm lạ xuất hiện trên màn ảnh ra-đa của chánh niệm. Bạn cảm nhận trong thân tâm mình đang có một cam giác đông cứng chung quanh một sự việc gì đó. Chính ngay lúc ta nhận diện được dấu chấm ấy là khi ta phải dừng lại. Dấu hiệu đó là một món quà vô giá: nó báo cho ta biết rằng có một việc gì đang xảy ra và ta bị mắc ket.
Khi chúng ta không còn cố chấp vào ý kiến và quan điểm của mình nữa, ta sẽ trở nên tự do hơn. Ta sẽ quan sát mọi hoàn cảnh một cách bình thản hơn. Chúng ta sẽ có thể lắng nghe được quan điểm của người khác, và nhờ đó mà bất cứ tình trạng nào cũng có thể trở nên cởi mở và dễ dàng cảm thông hơn.
Vì vậy mà vấn đề giải thoát không bao giờ là hiện tượng ồn ào, có pháo nổ hoa đăng. Nó là tiến trình chậm rãi từng bước một, tháo gỡ dần dần từng chút một những gút mắt trong tâm ta.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. Giải thoát tâm thức
Quan điểm và ý kiến
Nếu bạn theo dõi tư tưởng một cách sâu sắc, bạn sẽ nhận thấy rằng chúng ta thường có khuynh hướng chấp giữ một loại tư tưởng làm mình. Loại tư tưởng mà tôi muốn nói ở đây là quan điểm và ý kiến. Nhưng chúng ta cũng cần nên phân biệt rõ ràng giữa việc có quan điểm và ý kiến với việc cố chấp vào chúng. Vì khi người ta thấy rằng sự cố chấp có thể tạo nên những chia rẽ và xung đột thì họ vội vàng kết luận rằng phải buông bỏ hết mọi quan điểm của mình. Nhưng việc ấy sẽ đưa ta đến một tình trạng nan giải, vì sự buông bỏ ấy hoàn toàn không thể nào thực hiện được.Vấn đề giải thoát ở đây là làm sao ta đừng cố chấp vào ý kiến của mình, đừng bao giờ có những thành kiến kiểu “như đinh đóng cột”. Làm thế nào ta thực hiện được việc ấy? Muốn nhận thấy được sự cố chấp vào những quan điểm này, bạn hãy thử chú ý đến những trạng thái cảm xúc của mình trong đời sống hằng ngày. Trong một ngày, ta có thể suy nghĩ về nhiều vấn đề khác nhau, rồi đột nhiên sẽ có một ý kiến cố định về một cá nhân hoặc một hoàn cảnh nào đó khởi lên, và ta cố chấp vào đó, tin chắc rằng nó là sự thật.
Khi ta cố chấp vào những ý kiến ấy, thay vì đơn giản thấy được chân tướng của chúng chỉ là những tư tưởng sinh lên rồi diệt đi, tâm ta sẽ siết chặt nó lai. Cũng giống như một lời buộc tội, một ý thức cho rằng mình là phải, là đúng. Và cũng chính vì vậy mà ta bị giam hãm trong một không gian nhỏ hẹp của tiểu tâm, của sự đối đãi, phân chia.
Nếu chúng ta ý thức được lúc nào tâm ta bắt đầu sự cố chấp, khi nào ta bắt đầu phê phán, buộc tội, thì điều đó có thể trở thành một dấu hiệu báo cho ta biết rằng mình đã chuyển từ việc có một ý kiến sang việc bị dính mắc vào nó. Chúng ta có the sử dụng “máy ra-đa” chánh niệm để nhận thấy những dấu hiệu của khổ đau, dính mắc ngay khi chúng vừa khởi lên.
Cũng như bất cứ một sự luyện tập nào khác, hệ thống báo động này sẽ càng lúc càng được hoàn mỹ hơn nếu ta sử dụng nó thường xuyên. Mọi việc có thể đang trôi chảy thuận buồm xuôi gió, rồi đột nhiên bạn nhận thấy một dấu chấm lạ xuất hiện trên màn ảnh ra-đa của chánh niệm. Bạn cảm nhận trong thân tâm mình đang có một cam giác đông cứng chung quanh một sự việc gì đó. Chính ngay lúc ta nhận diện được dấu chấm ấy là khi ta phải dừng lại. Dấu hiệu đó là một món quà vô giá: nó báo cho ta biết rằng có một việc gì đang xảy ra và ta bị mắc ket.
Khi chúng ta không còn cố chấp vào ý kiến và quan điểm của mình nữa, ta sẽ trở nên tự do hơn. Ta sẽ quan sát mọi hoàn cảnh một cách bình thản hơn. Chúng ta sẽ có thể lắng nghe được quan điểm của người khác, và nhờ đó mà bất cứ tình trạng nào cũng có thể trở nên cởi mở và dễ dàng cảm thông hơn.
Vì vậy mà vấn đề giải thoát không bao giờ là hiện tượng ồn ào, có pháo nổ hoa đăng. Nó là tiến trình chậm rãi từng bước một, tháo gỡ dần dần từng chút một những gút mắt trong tâm ta.
Gửi ý kiến của bạn