KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Như khi bạn đang ngồi thiền và theo dõi hơi thở, đột nhiên tâm bạn lắng yên xuống trong một không gian mới lạ và tươi mát. Mặc dù khoảnh khắc ấy rất ngắn ngủi, nhưng bạn có thể cảm nhận được một sự an lạc và tĩnh lặng rất sâu. Lúc ấy, thay vì cố gắng để theo dõi hơi thở, bạn sẽ an trú trong hơi thở một cách êm ả và tự nhiên.
Đó chính tuệ giác phát xuất từ một kinh nghiệm trực tiếp với tự tính của tĩnh lặng và an lạc. Bạn không phải nghĩ ngợi hay là suy tư về chúng. Bạn biết rằng đóa hoa thủy tiên màu vàng là vì bạn đã từng thấy nó như vậy. Bạn biết được tự tính của tĩnh lặng và an lạc là vì bạn đã từng cảm nhận được chúng trong tâm mình.
Có rất nhiều kinh nghiệm tương tự như thế, và mỗi kinh nghiệm lại có nhiều mức độ khác nhau. Mỗi lần chúng ta nhận thức chúng trực tiếp là mỗi lần chúng ta được mở ra với một cái nhìn mới, một sự sống mới. Đó chính là minh triết, là tuệ giác.
Nhưng thường thì tâm ta hay trở nên kích động mỗi khi có một kinh nghiệm mới lạ. Lúc ấy ta lại khởi lên ý nghĩ: “Xem kìa, mình đang thật là an lạc. Thích quá!” Hoặc ta lại bận rộn dùng trí năng để suy luận và phân tách về tính vô thường, về khổ đau, hoặc bất cứ một cảm giác đặc biệt nào đó trong kinh nghiệm của mình.
Vì vậy mà lúc nào ta cũng phải hết sức cẩn trọng. Nếu ta không sớm y thức được những việc ấy để rồi bị dính mắc - mà những suy tư, phân tích về đạo pháp đôi khi cũng rất lý thú và hấp dẫn - tự chúng sẽ trở thành những chướng ngại cho sự phát triển tuệ giác của ta. Nhiều khi người ta bị mê hoặc bởi những ý niệm của giáo lý, hoặc bóng dáng của một tuệ giác chân thật, mà quên rằng mình đã và đang có nó.
Thế nên, bạn hãy phân biệt rõ ràng giữa trí tuệ của trực giác và ý niệm về nó. Ý thức được sự khác biệt ấy sẽ giúp bạn tránh khỏi những trở ngại và sự chậm trễ không cần thiết. Bạn đừng lo nghĩ về việc sau này ta sẽ tìm những lời nào để truyền đạt lại tuệ giác của mình. Tâm ta rất ít khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chữ nghĩa. Hãy an trú trong hiện tại với mỗi hiện tượng khởi lên. Nếu được vậy, toàn thể hành trình tu tập sẽ tự nhiên hiển lộ.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
II. Phương pháp tu tập
Tuệ giác
Tuệ giác của thiền quán thuộc về trực giác chứ không thuộc về nhận thức. Trực giác ở đây không có nghĩa là một cảm giác mơ hồ về một vật gì, mà ngược lại nó có nghĩa là một cái thấy rõ ràng, trực tiếp và kinh nghiệm được sự vật như chúng đang thực sự có mặt.Như khi bạn đang ngồi thiền và theo dõi hơi thở, đột nhiên tâm bạn lắng yên xuống trong một không gian mới lạ và tươi mát. Mặc dù khoảnh khắc ấy rất ngắn ngủi, nhưng bạn có thể cảm nhận được một sự an lạc và tĩnh lặng rất sâu. Lúc ấy, thay vì cố gắng để theo dõi hơi thở, bạn sẽ an trú trong hơi thở một cách êm ả và tự nhiên.
Đó chính tuệ giác phát xuất từ một kinh nghiệm trực tiếp với tự tính của tĩnh lặng và an lạc. Bạn không phải nghĩ ngợi hay là suy tư về chúng. Bạn biết rằng đóa hoa thủy tiên màu vàng là vì bạn đã từng thấy nó như vậy. Bạn biết được tự tính của tĩnh lặng và an lạc là vì bạn đã từng cảm nhận được chúng trong tâm mình.
Có rất nhiều kinh nghiệm tương tự như thế, và mỗi kinh nghiệm lại có nhiều mức độ khác nhau. Mỗi lần chúng ta nhận thức chúng trực tiếp là mỗi lần chúng ta được mở ra với một cái nhìn mới, một sự sống mới. Đó chính là minh triết, là tuệ giác.
Nhưng thường thì tâm ta hay trở nên kích động mỗi khi có một kinh nghiệm mới lạ. Lúc ấy ta lại khởi lên ý nghĩ: “Xem kìa, mình đang thật là an lạc. Thích quá!” Hoặc ta lại bận rộn dùng trí năng để suy luận và phân tách về tính vô thường, về khổ đau, hoặc bất cứ một cảm giác đặc biệt nào đó trong kinh nghiệm của mình.
Vì vậy mà lúc nào ta cũng phải hết sức cẩn trọng. Nếu ta không sớm y thức được những việc ấy để rồi bị dính mắc - mà những suy tư, phân tích về đạo pháp đôi khi cũng rất lý thú và hấp dẫn - tự chúng sẽ trở thành những chướng ngại cho sự phát triển tuệ giác của ta. Nhiều khi người ta bị mê hoặc bởi những ý niệm của giáo lý, hoặc bóng dáng của một tuệ giác chân thật, mà quên rằng mình đã và đang có nó.
Thế nên, bạn hãy phân biệt rõ ràng giữa trí tuệ của trực giác và ý niệm về nó. Ý thức được sự khác biệt ấy sẽ giúp bạn tránh khỏi những trở ngại và sự chậm trễ không cần thiết. Bạn đừng lo nghĩ về việc sau này ta sẽ tìm những lời nào để truyền đạt lại tuệ giác của mình. Tâm ta rất ít khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chữ nghĩa. Hãy an trú trong hiện tại với mỗi hiện tượng khởi lên. Nếu được vậy, toàn thể hành trình tu tập sẽ tự nhiên hiển lộ.
Gửi ý kiến của bạn