KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Vì sao ta có thể tập trung tâm ý thật dễ dàng vào những sinh hoạt này, mà khi thiền tập tâm ta lại trở nên xao lãng và bất an đến thế? Một điều không ngờ là câu hỏi tầm thường đó có thể đưa ta đến một tuệ giác rất uyên thâm về khổ đau và giải thoát.
Cái mà ta gọi là “tâm” đó là một quan năng nhận thức tự nhiên và thuần túy - nó vô hình, trong suốt và linh động. Trong Phật giáo Tây Tạng nó còn được gọi là “sức mạnh nhận thức của một tính rỗng lặng”. Nhưng thật ra tâm không phải chỉ duy có sự nhận thức mà thôi! Vì trong mỗi giay phút kinh nghiệm sẽ có những phẩm tính đặc biệt khác, còn được gọi là tâm hành, sinh lên cùng với nó và tô màu thêm cho nhận thức ấy. Tỷ dụ như tham, sân, thương yêu, chánh niệm, định, trí tuệ, và nhiều đức tính khác nữa, đều là những tâm hành sinh lên và diệt đi trong những thời khắc khác nhau, và mỗi tâm hành có một công năng riêng biệt của nó.
Trong khi chúng ta làm những việc khác nhau, sẽ có những tâm hành khác nhau hoạt động. Như khi đang chơi nintendo chẳng hạn, chúng ta phải thực sự có mặt ngay lúc đó với trò chơi, nếu không chắc chắn sẽ thua. Tâm ta khi đó phải thật vững vàng và tập trung. Lúc ấy, yếu tố định khá vững mạnh. Thêm vào với định là một đặc tính khác của tâm, cũng giữ vai trò vô cùng trọng yếu là tâm hành của tưởng. Tưởng có công năng nhận diện, đặt tên và ghi nhớ mỗi hình dạng bằng cách chọn ra những điểm đặc thù của nó. Nhờ vào năng lực của tưởng mà chúng ta nhận ra được mỗi hình dạng của đối tượng mình kinh nghiệm là đàn bà hoặc đàn ông, là cây thông, là máy điện toán, hay xe hơi... và vô số vật khác nữa. Hai yếu tố định và tưởng giữ cho ta có mat trong hiện tại và chú tâm vào bất cứ trò chơi nào của cuộc sống đang xảy ra với ta.
Nhưng trong thiền quán thì khác! Muốn phát triển trí tuệ, chúng ta cần cộng thêm yếu tố niệm vào công thức định và tưởng. Niệm đi xa hơn là việc chỉ đơn giản nhận diện những gì đang xảy ra. Nó không phải chỉ có công năng giữ cho tâm ta được vững vàng mà thôi; qua năng lực quán chiếu sâu sắc của nó, chánh niệm có thể phô bày được chân tính của mọi vat.
Mải mê chú tâm theo dõi một cuốn phim hoặc chơi nintendo sẽ không làm phát lộ được tính chất tạm thời của những hiện tượng. Những lúc ấy chúng ta không nhìn thấy được tự tính vô thường và bản chất vô thực thể của vạn vật, của mọi biến cố. Và ta cũng không nhận thấy được tự tính rỗng lặng của tâm thức. Tâm hành của định và tưởng sinh lên trong mỗi giây phút, ngay cả khi tâm ta đang bị lôi cuốn theo dòng tư tưởng, ta vẫn có khả năng nhận biết được vấn đề gì mình đang suy nghĩ. Nhưng duy chỉ có chánh niệm mới có thể phát lộ được rằng ta đang suy nghĩ. Đó là một điểm khác biệt rất quan trọng. Tưởng tự nó không đưa đến trí tuệ về vô thường và vô ngã, vì nó hay lôi kéo ta dính mắc vào nội dung và câu chuyện của sự việc đang xảy ra. Chính chánh niệm giúp ta thoát ra khỏi câu chuyện ấy và ghi nhận được sự sinh diệt tiếp nối liên tục của những cảm thọ, tư tưởng và ngay cả của chính ý thức nữa.
Nếu ta hiểu được ba tâm hành quan trọng này - định, tưởng và niệm - một cách thật rõ ràng, thì sự quân bình của chúng sẽ trở thành một không gian của sự giải thoát.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
II. Phương pháp tu tập
Pháp lý nintendo
Chắc bạn cũng nhận thấy rằng khi làm một việc gì mà ta ưa thích, ta có thể sống trong hiện tại một cách thật dễ dàng! Thí dụ như khi chơi thể thao, xem phim, đọc sách... hoặc ngay cả khi chơi nintendo (một thứ trò chơi điện tử hiện rất thông dụng).Vì sao ta có thể tập trung tâm ý thật dễ dàng vào những sinh hoạt này, mà khi thiền tập tâm ta lại trở nên xao lãng và bất an đến thế? Một điều không ngờ là câu hỏi tầm thường đó có thể đưa ta đến một tuệ giác rất uyên thâm về khổ đau và giải thoát.
Cái mà ta gọi là “tâm” đó là một quan năng nhận thức tự nhiên và thuần túy - nó vô hình, trong suốt và linh động. Trong Phật giáo Tây Tạng nó còn được gọi là “sức mạnh nhận thức của một tính rỗng lặng”. Nhưng thật ra tâm không phải chỉ duy có sự nhận thức mà thôi! Vì trong mỗi giay phút kinh nghiệm sẽ có những phẩm tính đặc biệt khác, còn được gọi là tâm hành, sinh lên cùng với nó và tô màu thêm cho nhận thức ấy. Tỷ dụ như tham, sân, thương yêu, chánh niệm, định, trí tuệ, và nhiều đức tính khác nữa, đều là những tâm hành sinh lên và diệt đi trong những thời khắc khác nhau, và mỗi tâm hành có một công năng riêng biệt của nó.
Trong khi chúng ta làm những việc khác nhau, sẽ có những tâm hành khác nhau hoạt động. Như khi đang chơi nintendo chẳng hạn, chúng ta phải thực sự có mặt ngay lúc đó với trò chơi, nếu không chắc chắn sẽ thua. Tâm ta khi đó phải thật vững vàng và tập trung. Lúc ấy, yếu tố định khá vững mạnh. Thêm vào với định là một đặc tính khác của tâm, cũng giữ vai trò vô cùng trọng yếu là tâm hành của tưởng. Tưởng có công năng nhận diện, đặt tên và ghi nhớ mỗi hình dạng bằng cách chọn ra những điểm đặc thù của nó. Nhờ vào năng lực của tưởng mà chúng ta nhận ra được mỗi hình dạng của đối tượng mình kinh nghiệm là đàn bà hoặc đàn ông, là cây thông, là máy điện toán, hay xe hơi... và vô số vật khác nữa. Hai yếu tố định và tưởng giữ cho ta có mat trong hiện tại và chú tâm vào bất cứ trò chơi nào của cuộc sống đang xảy ra với ta.
Nhưng trong thiền quán thì khác! Muốn phát triển trí tuệ, chúng ta cần cộng thêm yếu tố niệm vào công thức định và tưởng. Niệm đi xa hơn là việc chỉ đơn giản nhận diện những gì đang xảy ra. Nó không phải chỉ có công năng giữ cho tâm ta được vững vàng mà thôi; qua năng lực quán chiếu sâu sắc của nó, chánh niệm có thể phô bày được chân tính của mọi vat.
Mải mê chú tâm theo dõi một cuốn phim hoặc chơi nintendo sẽ không làm phát lộ được tính chất tạm thời của những hiện tượng. Những lúc ấy chúng ta không nhìn thấy được tự tính vô thường và bản chất vô thực thể của vạn vật, của mọi biến cố. Và ta cũng không nhận thấy được tự tính rỗng lặng của tâm thức. Tâm hành của định và tưởng sinh lên trong mỗi giây phút, ngay cả khi tâm ta đang bị lôi cuốn theo dòng tư tưởng, ta vẫn có khả năng nhận biết được vấn đề gì mình đang suy nghĩ. Nhưng duy chỉ có chánh niệm mới có thể phát lộ được rằng ta đang suy nghĩ. Đó là một điểm khác biệt rất quan trọng. Tưởng tự nó không đưa đến trí tuệ về vô thường và vô ngã, vì nó hay lôi kéo ta dính mắc vào nội dung và câu chuyện của sự việc đang xảy ra. Chính chánh niệm giúp ta thoát ra khỏi câu chuyện ấy và ghi nhận được sự sinh diệt tiếp nối liên tục của những cảm thọ, tư tưởng và ngay cả của chính ý thức nữa.
Nếu ta hiểu được ba tâm hành quan trọng này - định, tưởng và niệm - một cách thật rõ ràng, thì sự quân bình của chúng sẽ trở thành một không gian của sự giải thoát.
Gửi ý kiến của bạn