KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đức Phật dạy, sự thật đầu tiên trong Tứ diệu đế là Khổ đế, sự thật về khổ đau, trong tiếng Pali là dukkha. Chữ dukkha có một nghĩa rất rộng, bao gồm cả khổ đau, bất an và sự bất toại nguyện. Đức Phật sau khi giác ngộ đã đối diện với sự thật về khổ đau trong cuộc đời một cách không sợ hãi, không ta thán. Ngài đã nhận diện những vấn đề của khổ đau hết sức rõ ràng: nỗi đau đớn của sinh, lão, bệnh, tử, buồn lo, thất vọng, ưu tư, sầu khổ vì xa lìa người mình yêu, vì gần gũi người mình không ưa thích, vì không có được điều mình muốn - tất cả những cái ấy đều là dukkha. Khi ta quán chiếu tự tính duyên khởi của mọi hiện tượng một cách sâu xa và tinh tế, ta sẽ bắt đầu thấy được bản chất cố hữu của chúng là khổ đau.
Chúng ta ai cũng biết rằng những cảm thọ đau đớn trong tâm và thân là khổ đau. Nhưng chúng ta cũng có thể kinh nghiệm được khổ đau ấy khi ta ý thức được sự ngắn ngủi tạm thời của mọi hiện tượng. Không có bất cứ một kinh nghiệm nào, cho dù tuyệt vời đến đâu, lại có thể đem đến cho ta một sự thỏa mãn sâu xa và trường cửu, vì chúng lúc nào cũng thay đổi. Sự biến chuyển không ngừng của các hiện tượng thường khiến tôi liên tưởng đến dòng nước đổ xuống từ thác cao. Dòng nước đổ xuống, tan tác, bất tận, mạnh mẽ, không ngừng nghỉ. Đó cũng là tự tính của mọi hiện tượng.
Thêm vào đó, Đức Phật đã diễn tả về một loại khổ đau thứ ba rất chi tiết trong một bài pháp nói về lửa: “Mắt đang bị lửa thiêu đốt, tai đang bị lửa thiêu đốt... Thân... tâm... đang bị lửa nào thiêu đốt? Lửa của tham lam, lửa của sân hận và lửa của si mê.”
Chúng ta khó có thể cởi mở sự thật khổ đau, vì lúc nào ta cũng muốn trốn tránh, tìm sự ẩn náu trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta thường đi tìm hạnh phúc và nương tựa vào những gì đem lại cho mình khoái lạc, mặc dù chính chúng cũng chỉ là tạm bợ và nhất thời mà thôi. Tất cả cũng chỉ vì phần đông chúng ta không biết thực tập phương pháp dừng lại và cởi mở ra với sự sống chung quanh, để có thể cảm nhận được những gì thực sự đang diễn ra.
Có một điều hơi mâu thuẫn về khổ đau, nhưng cũng rất nhiệm mầu, là khi ta càng tiếp xúc, càng tìm hiểu khổ đau thì tâm ta càng trở nên nhẹ nhàng và tự do hơn. Vì khi ta không còn chối bỏ hay trốn tránh sự thật nữa, tâm ta sẽ trở nên bao la hơn, cởi mở và an lạc hơn. Chúng ta cũng sẽ không còn bị sai khiến bởi lòng tham dục hoặc những đam mê, vì ta có thể nhìn thấy được rõ ràng tự tính của mọi vật như chúng đang thực sự hiện hữu.
Nhưng nếu chỉ nhìn thấy và hiểu được khổ đau trong cuộc đời này thôi vẫn chưa đủ! Chân lý thứ hai, Tập đế, nhận diện được nguyên nhân của khổ đau. Khổ đau bắt nguồn từ đâu? Danh từ kilesa trong tiếng Pali có nghĩa là cảm xúc khổ thọ, tức là những nỗi thống khổ trong tâm như tham lam, ghen tức, thù hằn, sân hận, sợ hãi... Những trạng thái tương tự như thế giày xéo tâm ta, chúng làm cho ta điêu đứng và gây ra trăm ngàn khổ đau.
Kilesa có thể biểu hiện trên nhiều bình diện khác nhau. Đôi khi chúng có năng lượng đủ mạnh để biến thành những hành động vô cùng bất thiện như là giết hại, trộm cắp, tà dâm, tự hủy hoại mình và làm hại người khác... Ta có thể thấy được năng lượng của kilesa biểu lộ thật rõ rệt mỗi khi ta quan sát những gì đang xảy ra khắp nơi trên thế giới: giết chóc, hãm hiếp, tra tấn, đói khát, thù hận... Những khổ đau này có goc rễ trong tâm mọi người, trong đó có cả bạn và tôi.
Chúng ta có thể làm vơi bớt phần nào những khổ đau trên cuộc đời này bằng cách giữ một giới hạnh trong sạch. Đức Phật có dạy cho chúng ta về Năm giới như là một phương pháp bảo vệ, giữ cho ta khỏi phạm vào những việc bất thiện. Năm giới ấy là: không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không dùng những chất gây say. Bạn hãy tưởng tượng xem cuộc đời này sẽ đẹp biết bao nhiêu nếu ai cũng chỉ cần giữ một giới mà thôi: không giết hại sinh mạng!
Ở một mức độ thấp hơn thì kilesa là những tâm thức bất thiện nào có khả năng tạo nên lời nói hoặc tư tưởng có ảnh hưởng yếu hơn một chút. Và mức độ sâu kín hơn hết của kilesa, còn được gọi là những bất thiện tiềm ẩn, là khuynh hướng khổ đau sẵn có trong ta. Những khổ đau ấy hiện không có mặt trong giờ phút hiện tại, nhưng chúng có một tiềm nang khởi dậy khi gặp hoàn cảnh thích hợp. Ví dụ như khi một người bị đặt vào những hoàn cảnh khẩn trương, người ấy có thể thực hiện những hành vi bất thiện mà thường ngày không dám làm. Đó là do có sự bất thiện tiềm ẩn.
Đức Phật cũng nhấn mạnh đến một loại tâm bất thiện đặc biệt mà ta cần phải nhổ bỏ tận gốc, nếu ta muốn tận diệt nguyên nhân của khổ đau. Loại kilesa này được xem như là loại nguy hiểm nhất, đó là niềm tin cho rằng có một “cái tôi” thường hằng, bất biến. Ngày nào tâm ta còn bị ô nhiễm bởi tà kiến ấy, quan niệm sai lầm ấy, nó sẽ lôi kéo ta vào biết bao nhiêu những việc bất thiện khác nữa! Và khi ta có ý niệm sai lầm về một “cai tôi”, ta sẽ cố gắng bảo vệ nó, thoả mãn nó, rồi biết bao nhiêu hành động của ta chung qui cũng chỉ để phục vụ cho ý niệm sai lầm này. Nhà văn Wei Wu Wei có diễn tả cái tâm bất thiện ấy một cách thật gọn gàng và chính xác: “Giống như con chó ngồi sủa một cái cây, nhưng chỉ có điều là không có cái cây nào ở đó cả!”
Thiền tập có khả năng thanh lọc tâm ta sạch hết những tì vết của kilesa, những gì đã từng gây ra biết bao khổ đau trong cuộc đời, mà cũng là nền tảng của cái nhìn sai lầm về sự sống của ta. Nhờ năng lực của một ý thức tỉnh giác, ta sẽ có thể cảm nhận được, nếm được mùi vị của vô ngã - sự vắng mặt của “cái tôi”. Và ta sẽ hiểu được nó, không phải bằng lý thuyết hay qua ý niệm, nhưng bằng một kinh nghiệm trực tiếp ngay trong giây phút hiện tại này.
Thật ra, tuệ giác giải thoát ấy không có gì là mới lạ cả. Nó đã có từ thời Đức Phật và vô số những Đức Phật trước đó nữa. Sự hiểu biết này cũng chính là tự tính của Phật pháp. Nó đã được diễn tả qua tuệ giác của biết bao nhiêu người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau. Một dũng sĩ Nhật vào thế kỷ thứ 14 có viết:
Tôi không có mẹ cha,
Tôi lấy đất trời làm cha mẹ.
Tôi không nơi cư ngụ,
Tôi lấy sự tỉnh giác làm nhà.
Tôi không có tử sinh,
Tôi lấy sự ra vào của hơi thở làm lẽ sống chết.
Tôi không có thần thông,
Tôi lấy sự chân thật làm phép lạ.
Tôi không có bạn bè,
Tôi lấy tâm mình làm bằng hữu.
Tôi không có kẻ thù,
Tôi lấy thất niệm làm địch thủ.
Tôi không có áo giáp,
Tôi lấy từ tâm làm sự bảo vệ.
Tôi không có lâu đài,
Tôi lấy tâm bất động làm thành trì bao bọc.
Tôi không mang đao kiếm,
nhưng tôi chỉ cần một lưỡi gươm vô ngã mà thôi.
Chúng ta hãy là những dũng sĩ, lấy vô ngã làm thanh gươm trí tuệ. Thanh gươm báu ấy có khả năng xuyên qua những si mê và phá thủng được tấm màn vô minh mờ mịt.
Chân lý thứ nhất là Khổ đế, dạy cho ta về sự thật khổ đau và những mức độ khác nhau của chúng. Hiểu được chân lý thứ hai, tức Tập đế, ta sẽ nhận thức được các nguyên nhân của khổ đau và tập buông bỏ chúng. Ta sẽ làm lung lay và bứng nhổ hết những gốc rễ của phiền não trong tâm, nhất là ý niệm về một cái ngã.
Chân lý thứ ba của Tứ diệu đế là Diệt đế dạy rằng, mọi khổ đau có thể được chấm dứt, ta có thể trút bỏ được gánh nặng trên vai mình. Trong sự tu tập, thỉnh thoảng ta cũng có thể thoáng thấy được sự chấm dứt khổ đau ấy. Chúng ta có thể nếm được vị giải thoát này trong một khoanh khắc, khi một kilesa vừa biến mất. Khi ta vướng mắc vào những tình cảm phiền muộn, ta sẽ cảm thấy bị trói buộc, nóng nảy, nhỏ nhen; và khi ta vừa buông bỏ chúng, tức thì tâm ta sẽ được tự tại ngay. Chính vào giây phút ấy, ta nếm được mùi vị của giải thoát, mùi vị của sự chấm dứt khổ đau. Sự tự do ấy rất thật, vì nó là kinh nghiệm của chính ta chứ không phải chỉ là một ý niệm đẹp mơ hồ xa xôi nào đó. Cũng vậy, mỗi khi bạn có thể y thức được sự có mặt của một tư tưởng nào đó, thay vì bị nó lôi cuốn theo, tức là bạn đã kinh nghiệm được sự giải thoát của tâm mình.
Một kinh nghiệm tương tự với sự buông bỏ này là khi ta đi xem phim. Khi ngồi trong rạp, ta sẽ bị cuốn hút vào chuyện phim hấp dẫn. Nhưng khi xem xong bước ra khỏi rạp, ta có cảm giác rằng thực tại đã đột ngột thay đổi, một kinh nghiệm giác ngộ nho nhỏ: “À, thì ra đó chỉ là một cuốn phim thôi!”
Nhưng còn cuốn phim trong tâm ta thì sao? Bao giờ ta mới chịu bước ra khỏi rạp? Mỗi giây phút khi ta tỉnh giác và ý thức được những gì đang xảy ra đều là những giây phút giác ngộ. “À, đúng rồi, đó chỉ là một tư tưởng mà thôi. Chẳng phai là một chuyện gì ghê gớm như mình nghĩ!” Trong giây phút ấy, tất cả sẽ bừng mở.
Chúng ta cũng có thể kinh nghiệm sự chấm dứt của khổ đau qua một cách khác, khi ta đạt đến một trình độ gọi là “bình thản trước mọi sự thành tựu.” Một tâm tĩnh lặng bao giờ cũng vững vàng và quân bình trước bất cứ việc gì xảy đến. Chúng ta sẽ cảm thấy thư thái và cởi mở trước mọi thăng trầm của cuộc đời. Một tâm trầm tĩnh sẽ không bao giờ phản ứng mot cách quá khích. Trạng thái này cũng gần giống như tâm của một người đã hoàn toàn giác ngộ. Vì thế, mặc dù ta chưa thực sự bước ra khỏi cuộc đời, chưa được giải thoát trọn vẹn, nhưng ta vẫn có thể kinh nghiệm được trạng thái an lạc này.
Chúng ta cũng có thể kinh nghiệm sự chấm dứt khổ đau bằng cách quán chiếu những hiện tượng duyên sinh - nhận thức được sự vô sinh, do duyên khởi của chúng.
Chân lý thứ tư của Tứ diệu đế là Đạo đế, con đường đi đến sự giải thoát. Con đường tu tập do Đức Phật chỉ dạy rất trực tiếp và rõ ràng, mặc dù nó đòi hỏi một sự tin tưởng và kiên định, bền chí phi thường. Con đường tu tập ấy bao gồm sự đào luyện trong ba lãnh vực. Thứ nhất là trau dồi về giới luật, không làm hại đến ai. Nếu sự tu tập của ta không được đặt trên nền tảng của một tấm lòng tốt đối với bản thân và người khác, thì việc ấy cũng giống như chèo thuyền qua sông trong khi con thuyền vẫn còn cột chặt vào bến. Sự cố gắng của ta, cho dù có bền chí đến đâu, cũng không mang đến một kết quả nào. Chúng ta cần phải tu tập và rèn luyện khả năng sống chân thật và trong sạch.
Việc thứ hai chúng ta cần trau dồi là phát triển định lực và sự tỉnh giác. Đây là những công cụ của thiền quán và của sự sống, có khả năng làm cho ta tỉnh thức. Không có những yếu tố ấy, chúng ta cả đời sẽ chỉ hành động theo nhưng tập quán, thói quen tích tụ lâu đời lâu kiếp mà thôi!
Hai sự trau luyện ấy sẽ làm nền tảng cho sự phát sinh tuệ giác. Tuệ giác nhìn thấy được lý vô thường một cách rõ ràng, thấy được tính chất bị điều kiện chi phối của mọi hiện tượng, biết được rằng bất cứ sự việc gì có sinh thì phải có diệt. Khi chúng ta quán chiếu một cách sâu sắc, ta không còn bám víu nữa. Và khi ta không còn bám víu thì mọi khổ đau tự nhiên sẽ chấm dứt.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
I. Con đường tu tập
Tứ diệu đế
Khi giáo lý của Đức Phật được truyền bá khắp nơi trên thế giới, có nhiều trường phái với nhiều lối giải thích khác nhau về Phật pháp được phát sinh. Mỗi trường phái chú trọng vào một điểm riêng, có một hệ thống luận giải riêng và những phương tiện khéo léo riêng biệt. Mac dù các truyền thống khác nhau ấy có thể hiểu khác nhau về một số điểm trong giáo lý Đức Phật, nhưng có một điểm chung trong giáo pháp mà bao giờ cũng là trọng tâm của mọi truyền thống. Đó là Tứ diệu đế, hay Bốn sự thật mầu nhiệm.Đức Phật dạy, sự thật đầu tiên trong Tứ diệu đế là Khổ đế, sự thật về khổ đau, trong tiếng Pali là dukkha. Chữ dukkha có một nghĩa rất rộng, bao gồm cả khổ đau, bất an và sự bất toại nguyện. Đức Phật sau khi giác ngộ đã đối diện với sự thật về khổ đau trong cuộc đời một cách không sợ hãi, không ta thán. Ngài đã nhận diện những vấn đề của khổ đau hết sức rõ ràng: nỗi đau đớn của sinh, lão, bệnh, tử, buồn lo, thất vọng, ưu tư, sầu khổ vì xa lìa người mình yêu, vì gần gũi người mình không ưa thích, vì không có được điều mình muốn - tất cả những cái ấy đều là dukkha. Khi ta quán chiếu tự tính duyên khởi của mọi hiện tượng một cách sâu xa và tinh tế, ta sẽ bắt đầu thấy được bản chất cố hữu của chúng là khổ đau.
Chúng ta ai cũng biết rằng những cảm thọ đau đớn trong tâm và thân là khổ đau. Nhưng chúng ta cũng có thể kinh nghiệm được khổ đau ấy khi ta ý thức được sự ngắn ngủi tạm thời của mọi hiện tượng. Không có bất cứ một kinh nghiệm nào, cho dù tuyệt vời đến đâu, lại có thể đem đến cho ta một sự thỏa mãn sâu xa và trường cửu, vì chúng lúc nào cũng thay đổi. Sự biến chuyển không ngừng của các hiện tượng thường khiến tôi liên tưởng đến dòng nước đổ xuống từ thác cao. Dòng nước đổ xuống, tan tác, bất tận, mạnh mẽ, không ngừng nghỉ. Đó cũng là tự tính của mọi hiện tượng.
Thêm vào đó, Đức Phật đã diễn tả về một loại khổ đau thứ ba rất chi tiết trong một bài pháp nói về lửa: “Mắt đang bị lửa thiêu đốt, tai đang bị lửa thiêu đốt... Thân... tâm... đang bị lửa nào thiêu đốt? Lửa của tham lam, lửa của sân hận và lửa của si mê.”
Chúng ta khó có thể cởi mở sự thật khổ đau, vì lúc nào ta cũng muốn trốn tránh, tìm sự ẩn náu trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta thường đi tìm hạnh phúc và nương tựa vào những gì đem lại cho mình khoái lạc, mặc dù chính chúng cũng chỉ là tạm bợ và nhất thời mà thôi. Tất cả cũng chỉ vì phần đông chúng ta không biết thực tập phương pháp dừng lại và cởi mở ra với sự sống chung quanh, để có thể cảm nhận được những gì thực sự đang diễn ra.
Có một điều hơi mâu thuẫn về khổ đau, nhưng cũng rất nhiệm mầu, là khi ta càng tiếp xúc, càng tìm hiểu khổ đau thì tâm ta càng trở nên nhẹ nhàng và tự do hơn. Vì khi ta không còn chối bỏ hay trốn tránh sự thật nữa, tâm ta sẽ trở nên bao la hơn, cởi mở và an lạc hơn. Chúng ta cũng sẽ không còn bị sai khiến bởi lòng tham dục hoặc những đam mê, vì ta có thể nhìn thấy được rõ ràng tự tính của mọi vật như chúng đang thực sự hiện hữu.
Nhưng nếu chỉ nhìn thấy và hiểu được khổ đau trong cuộc đời này thôi vẫn chưa đủ! Chân lý thứ hai, Tập đế, nhận diện được nguyên nhân của khổ đau. Khổ đau bắt nguồn từ đâu? Danh từ kilesa trong tiếng Pali có nghĩa là cảm xúc khổ thọ, tức là những nỗi thống khổ trong tâm như tham lam, ghen tức, thù hằn, sân hận, sợ hãi... Những trạng thái tương tự như thế giày xéo tâm ta, chúng làm cho ta điêu đứng và gây ra trăm ngàn khổ đau.
Kilesa có thể biểu hiện trên nhiều bình diện khác nhau. Đôi khi chúng có năng lượng đủ mạnh để biến thành những hành động vô cùng bất thiện như là giết hại, trộm cắp, tà dâm, tự hủy hoại mình và làm hại người khác... Ta có thể thấy được năng lượng của kilesa biểu lộ thật rõ rệt mỗi khi ta quan sát những gì đang xảy ra khắp nơi trên thế giới: giết chóc, hãm hiếp, tra tấn, đói khát, thù hận... Những khổ đau này có goc rễ trong tâm mọi người, trong đó có cả bạn và tôi.
Chúng ta có thể làm vơi bớt phần nào những khổ đau trên cuộc đời này bằng cách giữ một giới hạnh trong sạch. Đức Phật có dạy cho chúng ta về Năm giới như là một phương pháp bảo vệ, giữ cho ta khỏi phạm vào những việc bất thiện. Năm giới ấy là: không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không dùng những chất gây say. Bạn hãy tưởng tượng xem cuộc đời này sẽ đẹp biết bao nhiêu nếu ai cũng chỉ cần giữ một giới mà thôi: không giết hại sinh mạng!
Ở một mức độ thấp hơn thì kilesa là những tâm thức bất thiện nào có khả năng tạo nên lời nói hoặc tư tưởng có ảnh hưởng yếu hơn một chút. Và mức độ sâu kín hơn hết của kilesa, còn được gọi là những bất thiện tiềm ẩn, là khuynh hướng khổ đau sẵn có trong ta. Những khổ đau ấy hiện không có mặt trong giờ phút hiện tại, nhưng chúng có một tiềm nang khởi dậy khi gặp hoàn cảnh thích hợp. Ví dụ như khi một người bị đặt vào những hoàn cảnh khẩn trương, người ấy có thể thực hiện những hành vi bất thiện mà thường ngày không dám làm. Đó là do có sự bất thiện tiềm ẩn.
Đức Phật cũng nhấn mạnh đến một loại tâm bất thiện đặc biệt mà ta cần phải nhổ bỏ tận gốc, nếu ta muốn tận diệt nguyên nhân của khổ đau. Loại kilesa này được xem như là loại nguy hiểm nhất, đó là niềm tin cho rằng có một “cái tôi” thường hằng, bất biến. Ngày nào tâm ta còn bị ô nhiễm bởi tà kiến ấy, quan niệm sai lầm ấy, nó sẽ lôi kéo ta vào biết bao nhiêu những việc bất thiện khác nữa! Và khi ta có ý niệm sai lầm về một “cai tôi”, ta sẽ cố gắng bảo vệ nó, thoả mãn nó, rồi biết bao nhiêu hành động của ta chung qui cũng chỉ để phục vụ cho ý niệm sai lầm này. Nhà văn Wei Wu Wei có diễn tả cái tâm bất thiện ấy một cách thật gọn gàng và chính xác: “Giống như con chó ngồi sủa một cái cây, nhưng chỉ có điều là không có cái cây nào ở đó cả!”
Thiền tập có khả năng thanh lọc tâm ta sạch hết những tì vết của kilesa, những gì đã từng gây ra biết bao khổ đau trong cuộc đời, mà cũng là nền tảng của cái nhìn sai lầm về sự sống của ta. Nhờ năng lực của một ý thức tỉnh giác, ta sẽ có thể cảm nhận được, nếm được mùi vị của vô ngã - sự vắng mặt của “cái tôi”. Và ta sẽ hiểu được nó, không phải bằng lý thuyết hay qua ý niệm, nhưng bằng một kinh nghiệm trực tiếp ngay trong giây phút hiện tại này.
Thật ra, tuệ giác giải thoát ấy không có gì là mới lạ cả. Nó đã có từ thời Đức Phật và vô số những Đức Phật trước đó nữa. Sự hiểu biết này cũng chính là tự tính của Phật pháp. Nó đã được diễn tả qua tuệ giác của biết bao nhiêu người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau. Một dũng sĩ Nhật vào thế kỷ thứ 14 có viết:
Tôi không có mẹ cha,
Tôi lấy đất trời làm cha mẹ.
Tôi không nơi cư ngụ,
Tôi lấy sự tỉnh giác làm nhà.
Tôi không có tử sinh,
Tôi lấy sự ra vào của hơi thở làm lẽ sống chết.
Tôi không có thần thông,
Tôi lấy sự chân thật làm phép lạ.
Tôi không có bạn bè,
Tôi lấy tâm mình làm bằng hữu.
Tôi không có kẻ thù,
Tôi lấy thất niệm làm địch thủ.
Tôi không có áo giáp,
Tôi lấy từ tâm làm sự bảo vệ.
Tôi không có lâu đài,
Tôi lấy tâm bất động làm thành trì bao bọc.
Tôi không mang đao kiếm,
nhưng tôi chỉ cần một lưỡi gươm vô ngã mà thôi.
Chúng ta hãy là những dũng sĩ, lấy vô ngã làm thanh gươm trí tuệ. Thanh gươm báu ấy có khả năng xuyên qua những si mê và phá thủng được tấm màn vô minh mờ mịt.
Chân lý thứ nhất là Khổ đế, dạy cho ta về sự thật khổ đau và những mức độ khác nhau của chúng. Hiểu được chân lý thứ hai, tức Tập đế, ta sẽ nhận thức được các nguyên nhân của khổ đau và tập buông bỏ chúng. Ta sẽ làm lung lay và bứng nhổ hết những gốc rễ của phiền não trong tâm, nhất là ý niệm về một cái ngã.
Chân lý thứ ba của Tứ diệu đế là Diệt đế dạy rằng, mọi khổ đau có thể được chấm dứt, ta có thể trút bỏ được gánh nặng trên vai mình. Trong sự tu tập, thỉnh thoảng ta cũng có thể thoáng thấy được sự chấm dứt khổ đau ấy. Chúng ta có thể nếm được vị giải thoát này trong một khoanh khắc, khi một kilesa vừa biến mất. Khi ta vướng mắc vào những tình cảm phiền muộn, ta sẽ cảm thấy bị trói buộc, nóng nảy, nhỏ nhen; và khi ta vừa buông bỏ chúng, tức thì tâm ta sẽ được tự tại ngay. Chính vào giây phút ấy, ta nếm được mùi vị của giải thoát, mùi vị của sự chấm dứt khổ đau. Sự tự do ấy rất thật, vì nó là kinh nghiệm của chính ta chứ không phải chỉ là một ý niệm đẹp mơ hồ xa xôi nào đó. Cũng vậy, mỗi khi bạn có thể y thức được sự có mặt của một tư tưởng nào đó, thay vì bị nó lôi cuốn theo, tức là bạn đã kinh nghiệm được sự giải thoát của tâm mình.
Một kinh nghiệm tương tự với sự buông bỏ này là khi ta đi xem phim. Khi ngồi trong rạp, ta sẽ bị cuốn hút vào chuyện phim hấp dẫn. Nhưng khi xem xong bước ra khỏi rạp, ta có cảm giác rằng thực tại đã đột ngột thay đổi, một kinh nghiệm giác ngộ nho nhỏ: “À, thì ra đó chỉ là một cuốn phim thôi!”
Nhưng còn cuốn phim trong tâm ta thì sao? Bao giờ ta mới chịu bước ra khỏi rạp? Mỗi giây phút khi ta tỉnh giác và ý thức được những gì đang xảy ra đều là những giây phút giác ngộ. “À, đúng rồi, đó chỉ là một tư tưởng mà thôi. Chẳng phai là một chuyện gì ghê gớm như mình nghĩ!” Trong giây phút ấy, tất cả sẽ bừng mở.
Chúng ta cũng có thể kinh nghiệm sự chấm dứt của khổ đau qua một cách khác, khi ta đạt đến một trình độ gọi là “bình thản trước mọi sự thành tựu.” Một tâm tĩnh lặng bao giờ cũng vững vàng và quân bình trước bất cứ việc gì xảy đến. Chúng ta sẽ cảm thấy thư thái và cởi mở trước mọi thăng trầm của cuộc đời. Một tâm trầm tĩnh sẽ không bao giờ phản ứng mot cách quá khích. Trạng thái này cũng gần giống như tâm của một người đã hoàn toàn giác ngộ. Vì thế, mặc dù ta chưa thực sự bước ra khỏi cuộc đời, chưa được giải thoát trọn vẹn, nhưng ta vẫn có thể kinh nghiệm được trạng thái an lạc này.
Chúng ta cũng có thể kinh nghiệm sự chấm dứt khổ đau bằng cách quán chiếu những hiện tượng duyên sinh - nhận thức được sự vô sinh, do duyên khởi của chúng.
Chân lý thứ tư của Tứ diệu đế là Đạo đế, con đường đi đến sự giải thoát. Con đường tu tập do Đức Phật chỉ dạy rất trực tiếp và rõ ràng, mặc dù nó đòi hỏi một sự tin tưởng và kiên định, bền chí phi thường. Con đường tu tập ấy bao gồm sự đào luyện trong ba lãnh vực. Thứ nhất là trau dồi về giới luật, không làm hại đến ai. Nếu sự tu tập của ta không được đặt trên nền tảng của một tấm lòng tốt đối với bản thân và người khác, thì việc ấy cũng giống như chèo thuyền qua sông trong khi con thuyền vẫn còn cột chặt vào bến. Sự cố gắng của ta, cho dù có bền chí đến đâu, cũng không mang đến một kết quả nào. Chúng ta cần phải tu tập và rèn luyện khả năng sống chân thật và trong sạch.
Việc thứ hai chúng ta cần trau dồi là phát triển định lực và sự tỉnh giác. Đây là những công cụ của thiền quán và của sự sống, có khả năng làm cho ta tỉnh thức. Không có những yếu tố ấy, chúng ta cả đời sẽ chỉ hành động theo nhưng tập quán, thói quen tích tụ lâu đời lâu kiếp mà thôi!
Hai sự trau luyện ấy sẽ làm nền tảng cho sự phát sinh tuệ giác. Tuệ giác nhìn thấy được lý vô thường một cách rõ ràng, thấy được tính chất bị điều kiện chi phối của mọi hiện tượng, biết được rằng bất cứ sự việc gì có sinh thì phải có diệt. Khi chúng ta quán chiếu một cách sâu sắc, ta không còn bám víu nữa. Và khi ta không còn bám víu thì mọi khổ đau tự nhiên sẽ chấm dứt.
Gửi ý kiến của bạn