- 1. Thiện hữu và ác hữu
- 2. Hai vua hiền đức
- 3. Thí thân cho cọp
- 4. Nai cứu người
- 5. Người kỹ nữ
- 6. Vị danh y
- 7. Mẹ chết con sống
- 8. Người thợ tiện với người thợ vẽ
- 9. Học phải suy xét
- 10. Lễ Vu Lan
- 11. Kẻ dốt hay cãi
- 12. Chia gia tài
- 13. Vật trả ơn, nhơn trả oán
- 14. Cúng dường một bụm cát
- 15. Quỷ mẹ mất con
- 16. Kẻ hạ tiện đắc đạo
- 17. Con chó giữ của
- 18. Thái tử trong bụng cá
- 19. Vì hiếu quên thù
- 20. Cái chết của đàn bà
- 21. Thất tiết với chồng
- 22. Xảo ngữ với chồng
- 23. Biết chuyện đời sau
- 24. Ý nghĩa cuộc đời
- 25. Chuyện người hai vợ
- 26. Hạt kim cương
- 27. Người thợ nhuộm
- 28. Chim phụng
- 29. Con chồn muốn cưới công chúa
- 30. Lấy đuôi làm đầu
- 31. Sư tử và con chim nhỏ
- 32. Sư tử và chó sói
- 33. Quạ, chó sói và nhà sư
- 34. Mèo và gà
- 35. Vượn và rùa
- 36. Bầy ngựa xay lúa
- 37. Quả báo hiện tiền
- 38. Sanh ra trong lửa
- 39. Đức cổ Phật Thích-ca
- 40. Quỉ thần khoáng dã
- 41. Uy lực của lòng từ bi
- 42. Ủng hộ chánh pháp
- 43. Chuyển luân Thánh vương
CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Ta nhớ lại thuở xưa, ta sanh ở miền nam Ấn Độ, tại thành Phú-đan-na, trong một nhà Bà-la-môn. Thuở ấy, có vị vua tên là Ca-la-phú, tánh tình bạo ác, kiêu mạn tự đại, lại đang tuổi thanh xuân cường tráng, ham mê năm dục.
Thuở ấy, vì muốn độ chúng sanh, ta ở phía ngoài thành, ngồi yên tham thiền. Nhằm lúc tiết trời đầu xuân, trăm hoa đua nở, vua ấy dẫn theo quyến thuộc của mình cùng với cung nhân thể nữ, ra ngoài thành mà du ngoạn.
Vua đi vào trong rừng một rừng cây, mặc tình vui thú. Khi ấy, các thể nữ bèn bỏ vua mà đi dạo chơi, sau cùng đến chỗ ta ngồi. Lúa ấy, muốn dứt lòng tham muốn của các cô, ta mới thuyết pháp cho các cô nghe.
Rồi vua đi tìm các cô, nhìn thấy ta liền sanh ác tâm, phán hỏi ta rằng: “Nay ông đã đắc quả A-la-hán rồi sao?”
Ta đáp: “Chẳng đắc.”
Lại hỏi: “Ông đã đắc quả Niết-bàn rồi chăng?”
Ta đáp: “Chẳng đắc.”
Lại hỏi nữa: “Nay như ông chưa đắc hai quả ấy, tức là người còn đầy phiền não tham dục, làm sao lại có thể mặc tình nhìn ngó các nữ nhân của trẫm?”
Ta liền đáp rằng: “Đại vương! Ngài nên biết rằng, nay tôi chưa đoạn trừ hết phiền não tham dục, nhưng trong tâm tôi thật không có một mảy may vướng mắc.”
Vua nói: “Lão ngu si này! Có những tiên nhân chỉ hớp khí trời, ăn trái cây mà sống, nhưng thấy sắc đẹp còn tham. Huống hồ ngươi đang tuổi thạnh tráng, chưa đoạn tham dục, làm sao thấy sắc mà bảo là không vướng mắc?”
Ta đáp: “Đại vương! Thấy sắc chẳng vướng, thật không do ở sự hớp khí trời và ăn trái cây, mà là do biết buộc tâm vào những lẽ vô thường, bất tịnh.”
Vua phán: “Nếu mình khinh thị kẻ khác mà sanh sự phỉ báng, làm sao đáng gọi là người tu trì tịnh giới?”
Ta đáp: “Đại vương! Nếu ai có lòng đố kỵ, mới có phỉ báng. Tôi không có lòng đố kỵ, sao ngài nói tôi phỉ báng?”
Vua lại hỏi: “Đại đức! Sao gọi là giới?”
“Đại vương! Nhẫn nhục gọi là giới.”
“Nếu nhẫn là giới, vậy ta sẽ cắt tai của ông. Nếu ông nhẫn được, ta sẽ biết ông là người trì giới.”
Vua liền cắt tai của ta. Bấy giờ ta bị cắt tai mà thần sắc vẫn không biến đổi. Thấy việc ấy rồi, quần thần của vua liền can gián vua rằng:
“Chẳng nên hại thêm vị Đại sĩ ấy.”
Vua phán với các quan rằng: “Làm sao các ngươi biết rằng ông ấy là Đại sĩ?”
Các quan đáp: “Vì chúng tôi thấy rằng, đang lúc thọ khổ mà vẻ mặt ông ấy vẫn an nhiên không hề biến đổi.”
Vua lại nói rằng: “Trẫm sẽ thử lần nữa, để xem có biến hay là chẳng biến.”
Liền đó, vua xẻo mũi ta, chặt tay chân ta.
Bấy giờ, ta đã trải qua vô lượng vô biên đời sống mà tu tập từ bi, thương xót chúng sanh khổ não, cho nên khi bị hành hình như thế, bốn vị thiên vương đem lòng phẫn nộ, đổ mưa xuống bằng mọi thứ: cát, sạn, sỏi đá...
Vua thấy vậy rất kinh sợ, bèn đến trước chỗ ta ngồi, quỳ mọp xuống bạch rằng: “Xin ngài thương xót, nghe tôi sám hối!”
Ta nói: “Đại vương! Trong lòng tôi không sân hận, không hề giận ngài.”
Vua hỏi: “Đại đức! Làm sao tôi biết được rằng lòng ngài không sân hận?”
Ta liền lập lời nguyện rằng: “Nếu quả thật tôi không có sân hận, thì khiến thân tôi bình phục như xưa!” Ta phát nguyện vừa xong, thân thể liền bình phục.
Phật kể xong câu chuyện này, dạy rằng: “Ấy gọi là quả báo hiện tiền do hạnh nguyện của một vị Đại Bồ Tát.”
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
QUẢ BÁO HIỆN TIỀN
Trong kinh Đại Bát Niết-bàn, quyển 31, đức Phật Thích-ca Mâu-ni có kể lại cho Bồ Tát Sư Tử Hống nghe câu chuyện tiền thân của ngài như sau:Ta nhớ lại thuở xưa, ta sanh ở miền nam Ấn Độ, tại thành Phú-đan-na, trong một nhà Bà-la-môn. Thuở ấy, có vị vua tên là Ca-la-phú, tánh tình bạo ác, kiêu mạn tự đại, lại đang tuổi thanh xuân cường tráng, ham mê năm dục.
Thuở ấy, vì muốn độ chúng sanh, ta ở phía ngoài thành, ngồi yên tham thiền. Nhằm lúc tiết trời đầu xuân, trăm hoa đua nở, vua ấy dẫn theo quyến thuộc của mình cùng với cung nhân thể nữ, ra ngoài thành mà du ngoạn.
Vua đi vào trong rừng một rừng cây, mặc tình vui thú. Khi ấy, các thể nữ bèn bỏ vua mà đi dạo chơi, sau cùng đến chỗ ta ngồi. Lúa ấy, muốn dứt lòng tham muốn của các cô, ta mới thuyết pháp cho các cô nghe.
Rồi vua đi tìm các cô, nhìn thấy ta liền sanh ác tâm, phán hỏi ta rằng: “Nay ông đã đắc quả A-la-hán rồi sao?”
Ta đáp: “Chẳng đắc.”
Lại hỏi: “Ông đã đắc quả Niết-bàn rồi chăng?”
Ta đáp: “Chẳng đắc.”
Lại hỏi nữa: “Nay như ông chưa đắc hai quả ấy, tức là người còn đầy phiền não tham dục, làm sao lại có thể mặc tình nhìn ngó các nữ nhân của trẫm?”
Ta liền đáp rằng: “Đại vương! Ngài nên biết rằng, nay tôi chưa đoạn trừ hết phiền não tham dục, nhưng trong tâm tôi thật không có một mảy may vướng mắc.”
Vua nói: “Lão ngu si này! Có những tiên nhân chỉ hớp khí trời, ăn trái cây mà sống, nhưng thấy sắc đẹp còn tham. Huống hồ ngươi đang tuổi thạnh tráng, chưa đoạn tham dục, làm sao thấy sắc mà bảo là không vướng mắc?”
Ta đáp: “Đại vương! Thấy sắc chẳng vướng, thật không do ở sự hớp khí trời và ăn trái cây, mà là do biết buộc tâm vào những lẽ vô thường, bất tịnh.”
Vua phán: “Nếu mình khinh thị kẻ khác mà sanh sự phỉ báng, làm sao đáng gọi là người tu trì tịnh giới?”
Ta đáp: “Đại vương! Nếu ai có lòng đố kỵ, mới có phỉ báng. Tôi không có lòng đố kỵ, sao ngài nói tôi phỉ báng?”
Vua lại hỏi: “Đại đức! Sao gọi là giới?”
“Đại vương! Nhẫn nhục gọi là giới.”
“Nếu nhẫn là giới, vậy ta sẽ cắt tai của ông. Nếu ông nhẫn được, ta sẽ biết ông là người trì giới.”
Vua liền cắt tai của ta. Bấy giờ ta bị cắt tai mà thần sắc vẫn không biến đổi. Thấy việc ấy rồi, quần thần của vua liền can gián vua rằng:
“Chẳng nên hại thêm vị Đại sĩ ấy.”
Vua phán với các quan rằng: “Làm sao các ngươi biết rằng ông ấy là Đại sĩ?”
Các quan đáp: “Vì chúng tôi thấy rằng, đang lúc thọ khổ mà vẻ mặt ông ấy vẫn an nhiên không hề biến đổi.”
Vua lại nói rằng: “Trẫm sẽ thử lần nữa, để xem có biến hay là chẳng biến.”
Liền đó, vua xẻo mũi ta, chặt tay chân ta.
Bấy giờ, ta đã trải qua vô lượng vô biên đời sống mà tu tập từ bi, thương xót chúng sanh khổ não, cho nên khi bị hành hình như thế, bốn vị thiên vương đem lòng phẫn nộ, đổ mưa xuống bằng mọi thứ: cát, sạn, sỏi đá...
Vua thấy vậy rất kinh sợ, bèn đến trước chỗ ta ngồi, quỳ mọp xuống bạch rằng: “Xin ngài thương xót, nghe tôi sám hối!”
Ta nói: “Đại vương! Trong lòng tôi không sân hận, không hề giận ngài.”
Vua hỏi: “Đại đức! Làm sao tôi biết được rằng lòng ngài không sân hận?”
Ta liền lập lời nguyện rằng: “Nếu quả thật tôi không có sân hận, thì khiến thân tôi bình phục như xưa!” Ta phát nguyện vừa xong, thân thể liền bình phục.
Phật kể xong câu chuyện này, dạy rằng: “Ấy gọi là quả báo hiện tiền do hạnh nguyện của một vị Đại Bồ Tát.”
Gửi ý kiến của bạn