- 1. Thiện hữu và ác hữu
- 2. Hai vua hiền đức
- 3. Thí thân cho cọp
- 4. Nai cứu người
- 5. Người kỹ nữ
- 6. Vị danh y
- 7. Mẹ chết con sống
- 8. Người thợ tiện với người thợ vẽ
- 9. Học phải suy xét
- 10. Lễ Vu Lan
- 11. Kẻ dốt hay cãi
- 12. Chia gia tài
- 13. Vật trả ơn, nhơn trả oán
- 14. Cúng dường một bụm cát
- 15. Quỷ mẹ mất con
- 16. Kẻ hạ tiện đắc đạo
- 17. Con chó giữ của
- 18. Thái tử trong bụng cá
- 19. Vì hiếu quên thù
- 20. Cái chết của đàn bà
- 21. Thất tiết với chồng
- 22. Xảo ngữ với chồng
- 23. Biết chuyện đời sau
- 24. Ý nghĩa cuộc đời
- 25. Chuyện người hai vợ
- 26. Hạt kim cương
- 27. Người thợ nhuộm
- 28. Chim phụng
- 29. Con chồn muốn cưới công chúa
- 30. Lấy đuôi làm đầu
- 31. Sư tử và con chim nhỏ
- 32. Sư tử và chó sói
- 33. Quạ, chó sói và nhà sư
- 34. Mèo và gà
- 35. Vượn và rùa
- 36. Bầy ngựa xay lúa
- 37. Quả báo hiện tiền
- 38. Sanh ra trong lửa
- 39. Đức cổ Phật Thích-ca
- 40. Quỉ thần khoáng dã
- 41. Uy lực của lòng từ bi
- 42. Ủng hộ chánh pháp
- 43. Chuyển luân Thánh vương
CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Một hôm, người thợ kim hoàn cũng cúng dường thầy một bữa cơm như thường lệ. Thầy đang dùng cơm thì người thợ có việc phải ra ngoài. Người thợ khi ấy sơ ý có để một hạt kim cương rất quý ở ngay trên bàn. Thầy tỳ-kheo dùng cơm xong không dám đi ra vì chủ nhà chưa về, e có người lạ vào lấy mất hạt kim cương ấy. Bất ngờ, trong nhà có nuôi một con chim kéc, nó nhìn thấy hạt kim cương lấp lánh bỗng bay xuống đớp lấy và nuốt luôn vào bụng.
Khi người thợ trở về, nhớ đến hạt kim cương, không thấy ở trên bàn liền hỏi thầy tỳ-kheo rằng: “Nãy giờ tôi đi vắng, có ai vào đây chăng?”
Thầy tỳ-kheo trả lời: “Không, chỉ có một mình bần tăng ngồi đây thôi.”
Người thợ kim hoàn bấy giờ nghi cho thầy tỳ-kheo lấy hạt kim cương, mới xẳng giọng: “Vậy thì hạt kim cương tôi để trên bàn này đâu mất rồi?”
Thầy tỳ-kheo lặng thinh.
Người thợ gặng hỏi nhiều lần, thầy vẫn lặng thinh. Anh ta nổi nóng và nghi quyết cho thầy đã lấy hạt kim cương, bèn dùng cây đánh đập thẳng tay, quyết làm cho thầy trả lại. Thầy tỳ-kheo bị đòn, máu ra lênh láng. Nhưng hễ người thợ hỏi đến hạt kim cương thì thầy chỉ nói rằng: “Bần tăng không có lấy hạt kim cương của ông.”
Sau rốt, thầy tỳ-kheo bị đòn nhiều quá, ngã xuống ngất xỉu, máu phun đầy. Con kéc thấy máu, liền bay xuống toan uống. Nhưng vừa lúc ấy, người thợ vung cây đánh thầy tỳ-kheo, lại va nhằm con kéc sa xuống chết tươi. Chủ nhà vẫn còn giận sao thầy lớn gan giấu mãi, nên cứ đánh mãi. Thầy thấy con kéc đã chết rồi, thì mới đưa tay ngăn lại mà nói rằng: “Hạt kim cương mà ông nghi tôi lấy, là con kéc này đây lúc nãy đã đã nuốt vào bụng rồi.”
Người thợ mới thôi đánh, lấy dao mổ bụng con kéc ra, quả nhiên thấy hạt kim cương của mình.
Bấy giờ, người thợ kim hoàn lấy làm hối hận, quỳ xuống xin lỗi thầy tỳ-kheo và hỏi rằng: “Thầy quả là người ngay thật, sao trước không nói ra cho tôi biết, để tôi phải nặng tay xúc phạm.”
Thầy tỳ-kheo đáp rằng: “Như bần tăng nói ra, thì con kéc phải bị hại. Bần tăng tu hành giữ theo đạo lý, không nỡ làm hại đến ai, dù là loài vật cũng vậy. Thà là bần tăng chịu đòn, dù đến chết cũng không oán trách.”
Chủ nhà càng thêm hối hận và kính phục thầy lắm. Còn thầy tỳ-kheo tuy bị đòn đau đớn, mà thần sắc vẫn ung dung như thường, không lộ vẻ giận hờn chi cả.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HẠT KIM CƯƠNG
Thuở trước, có một thầy tỳ-kheo đi khất thực thường ghé nhà một người thợ kim hoàn, bởi người này thường hay cúng dường vật thực cho thầy.Một hôm, người thợ kim hoàn cũng cúng dường thầy một bữa cơm như thường lệ. Thầy đang dùng cơm thì người thợ có việc phải ra ngoài. Người thợ khi ấy sơ ý có để một hạt kim cương rất quý ở ngay trên bàn. Thầy tỳ-kheo dùng cơm xong không dám đi ra vì chủ nhà chưa về, e có người lạ vào lấy mất hạt kim cương ấy. Bất ngờ, trong nhà có nuôi một con chim kéc, nó nhìn thấy hạt kim cương lấp lánh bỗng bay xuống đớp lấy và nuốt luôn vào bụng.
Khi người thợ trở về, nhớ đến hạt kim cương, không thấy ở trên bàn liền hỏi thầy tỳ-kheo rằng: “Nãy giờ tôi đi vắng, có ai vào đây chăng?”
Thầy tỳ-kheo trả lời: “Không, chỉ có một mình bần tăng ngồi đây thôi.”
Người thợ kim hoàn bấy giờ nghi cho thầy tỳ-kheo lấy hạt kim cương, mới xẳng giọng: “Vậy thì hạt kim cương tôi để trên bàn này đâu mất rồi?”
Thầy tỳ-kheo lặng thinh.
Người thợ gặng hỏi nhiều lần, thầy vẫn lặng thinh. Anh ta nổi nóng và nghi quyết cho thầy đã lấy hạt kim cương, bèn dùng cây đánh đập thẳng tay, quyết làm cho thầy trả lại. Thầy tỳ-kheo bị đòn, máu ra lênh láng. Nhưng hễ người thợ hỏi đến hạt kim cương thì thầy chỉ nói rằng: “Bần tăng không có lấy hạt kim cương của ông.”
Sau rốt, thầy tỳ-kheo bị đòn nhiều quá, ngã xuống ngất xỉu, máu phun đầy. Con kéc thấy máu, liền bay xuống toan uống. Nhưng vừa lúc ấy, người thợ vung cây đánh thầy tỳ-kheo, lại va nhằm con kéc sa xuống chết tươi. Chủ nhà vẫn còn giận sao thầy lớn gan giấu mãi, nên cứ đánh mãi. Thầy thấy con kéc đã chết rồi, thì mới đưa tay ngăn lại mà nói rằng: “Hạt kim cương mà ông nghi tôi lấy, là con kéc này đây lúc nãy đã đã nuốt vào bụng rồi.”
Người thợ mới thôi đánh, lấy dao mổ bụng con kéc ra, quả nhiên thấy hạt kim cương của mình.
Bấy giờ, người thợ kim hoàn lấy làm hối hận, quỳ xuống xin lỗi thầy tỳ-kheo và hỏi rằng: “Thầy quả là người ngay thật, sao trước không nói ra cho tôi biết, để tôi phải nặng tay xúc phạm.”
Thầy tỳ-kheo đáp rằng: “Như bần tăng nói ra, thì con kéc phải bị hại. Bần tăng tu hành giữ theo đạo lý, không nỡ làm hại đến ai, dù là loài vật cũng vậy. Thà là bần tăng chịu đòn, dù đến chết cũng không oán trách.”
Chủ nhà càng thêm hối hận và kính phục thầy lắm. Còn thầy tỳ-kheo tuy bị đòn đau đớn, mà thần sắc vẫn ung dung như thường, không lộ vẻ giận hờn chi cả.
Gửi ý kiến của bạn