- 1. Thiện hữu và ác hữu
- 2. Hai vua hiền đức
- 3. Thí thân cho cọp
- 4. Nai cứu người
- 5. Người kỹ nữ
- 6. Vị danh y
- 7. Mẹ chết con sống
- 8. Người thợ tiện với người thợ vẽ
- 9. Học phải suy xét
- 10. Lễ Vu Lan
- 11. Kẻ dốt hay cãi
- 12. Chia gia tài
- 13. Vật trả ơn, nhơn trả oán
- 14. Cúng dường một bụm cát
- 15. Quỷ mẹ mất con
- 16. Kẻ hạ tiện đắc đạo
- 17. Con chó giữ của
- 18. Thái tử trong bụng cá
- 19. Vì hiếu quên thù
- 20. Cái chết của đàn bà
- 21. Thất tiết với chồng
- 22. Xảo ngữ với chồng
- 23. Biết chuyện đời sau
- 24. Ý nghĩa cuộc đời
- 25. Chuyện người hai vợ
- 26. Hạt kim cương
- 27. Người thợ nhuộm
- 28. Chim phụng
- 29. Con chồn muốn cưới công chúa
- 30. Lấy đuôi làm đầu
- 31. Sư tử và con chim nhỏ
- 32. Sư tử và chó sói
- 33. Quạ, chó sói và nhà sư
- 34. Mèo và gà
- 35. Vượn và rùa
- 36. Bầy ngựa xay lúa
- 37. Quả báo hiện tiền
- 38. Sanh ra trong lửa
- 39. Đức cổ Phật Thích-ca
- 40. Quỉ thần khoáng dã
- 41. Uy lực của lòng từ bi
- 42. Ủng hộ chánh pháp
- 43. Chuyển luân Thánh vương
CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Trên đường, có một đám trẻ đang chơi đùa. Chúng nó lấy đất mà đắp thành đền đài, kho lẫm, rồi lấy cát đổ vào kho giả làm lương thực lúa gạo. Khi đức Phật đi ngang qua, một đứa trẻ vừa nhìn thấy liền muốn cúng dường cho ngài. Nó lấy “gạo cát” trong kho mà đem ra, đi lại dâng lên cho đức Phật. Ngài nhận lấy và tỏ dấu rất hài lòng, không khác gì khi có một vị quốc vương phát tâm cúng dường và quy y Tam bảo. Rồi ngài dạy A-nan rằng: “Ông hãy giữ lấy nắm cát này, mang về tô lên trên vách phòng của ta.”
A-nan làm theo lời Phật dạy nhưng trong lòng thắc mắc không hiểu được, liền thưa hỏi rằng: “Bạch đức Thế Tôn, chỉ là một đứa nhỏ cúng dường nắm cát giả làm gạo, sao ngài lại hài lòng và trân trọng đến thế.” Phật dạy rằng: “Dù một nắm cát, mà lòng đứa trẻ ấy rất thành kính, nên phước báu vô lượng. Đứa trẻ cúng dường nắm cát cho ta đó chẳng phải tầm thường. Sau khi ta nhập Niết-bàn, về sau nó sẽ sanh ra làm một vị quốc vương tên là A-dục. Còn những trẻ cùng chơi với nó, về sau sẽ là triều thần của vua A-dục. Vua ấy sẽ làm rực rỡ đạo ta, lấy cả đất nước mà phụng sự ngôi Tam bảo, lại lập nên vô số chùa chiền.”
Ngài A-nan lại hỏi rằng: “Chỉ cúng dường một nắm cát, sao lại có thể về sau lập nên vô số chùa chiền?”
Phật dạy: “Thiện căn ấy chẳng phải chỉ trong một đời này mà thôi. Thuở xưa, vào thời Phật Ca-diếp ra đời, đứa trẻ ấy là một vị quốc vương, hết lòng ủng hộ đạo Phật và khuyến khích nhân dân tu hành, lại tạo ra rất nhiều tượng Phật, chùa tháp... Nhờ nhân lành ấy, sau nấy nó sẽ làm vua hiệu là A-dục và tạo dựng được nhiều cảnh chùa tháp để thờ Phật và ngọc xá-lợi.”
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CÚNG DƯỜNG MỘT BỤM CÁT
Một hôm, đức Phật đang ở gần thành Xá Vệ, trong vườn Kỳ Thọ, cùng với đại chúng vào thành khất thực, có đại đức A-nan theo hầu.Trên đường, có một đám trẻ đang chơi đùa. Chúng nó lấy đất mà đắp thành đền đài, kho lẫm, rồi lấy cát đổ vào kho giả làm lương thực lúa gạo. Khi đức Phật đi ngang qua, một đứa trẻ vừa nhìn thấy liền muốn cúng dường cho ngài. Nó lấy “gạo cát” trong kho mà đem ra, đi lại dâng lên cho đức Phật. Ngài nhận lấy và tỏ dấu rất hài lòng, không khác gì khi có một vị quốc vương phát tâm cúng dường và quy y Tam bảo. Rồi ngài dạy A-nan rằng: “Ông hãy giữ lấy nắm cát này, mang về tô lên trên vách phòng của ta.”
A-nan làm theo lời Phật dạy nhưng trong lòng thắc mắc không hiểu được, liền thưa hỏi rằng: “Bạch đức Thế Tôn, chỉ là một đứa nhỏ cúng dường nắm cát giả làm gạo, sao ngài lại hài lòng và trân trọng đến thế.” Phật dạy rằng: “Dù một nắm cát, mà lòng đứa trẻ ấy rất thành kính, nên phước báu vô lượng. Đứa trẻ cúng dường nắm cát cho ta đó chẳng phải tầm thường. Sau khi ta nhập Niết-bàn, về sau nó sẽ sanh ra làm một vị quốc vương tên là A-dục. Còn những trẻ cùng chơi với nó, về sau sẽ là triều thần của vua A-dục. Vua ấy sẽ làm rực rỡ đạo ta, lấy cả đất nước mà phụng sự ngôi Tam bảo, lại lập nên vô số chùa chiền.”
Ngài A-nan lại hỏi rằng: “Chỉ cúng dường một nắm cát, sao lại có thể về sau lập nên vô số chùa chiền?”
Phật dạy: “Thiện căn ấy chẳng phải chỉ trong một đời này mà thôi. Thuở xưa, vào thời Phật Ca-diếp ra đời, đứa trẻ ấy là một vị quốc vương, hết lòng ủng hộ đạo Phật và khuyến khích nhân dân tu hành, lại tạo ra rất nhiều tượng Phật, chùa tháp... Nhờ nhân lành ấy, sau nấy nó sẽ làm vua hiệu là A-dục và tạo dựng được nhiều cảnh chùa tháp để thờ Phật và ngọc xá-lợi.”
Gửi ý kiến của bạn