- 1. Thiện hữu và ác hữu
- 2. Hai vua hiền đức
- 3. Thí thân cho cọp
- 4. Nai cứu người
- 5. Người kỹ nữ
- 6. Vị danh y
- 7. Mẹ chết con sống
- 8. Người thợ tiện với người thợ vẽ
- 9. Học phải suy xét
- 10. Lễ Vu Lan
- 11. Kẻ dốt hay cãi
- 12. Chia gia tài
- 13. Vật trả ơn, nhơn trả oán
- 14. Cúng dường một bụm cát
- 15. Quỷ mẹ mất con
- 16. Kẻ hạ tiện đắc đạo
- 17. Con chó giữ của
- 18. Thái tử trong bụng cá
- 19. Vì hiếu quên thù
- 20. Cái chết của đàn bà
- 21. Thất tiết với chồng
- 22. Xảo ngữ với chồng
- 23. Biết chuyện đời sau
- 24. Ý nghĩa cuộc đời
- 25. Chuyện người hai vợ
- 26. Hạt kim cương
- 27. Người thợ nhuộm
- 28. Chim phụng
- 29. Con chồn muốn cưới công chúa
- 30. Lấy đuôi làm đầu
- 31. Sư tử và con chim nhỏ
- 32. Sư tử và chó sói
- 33. Quạ, chó sói và nhà sư
- 34. Mèo và gà
- 35. Vượn và rùa
- 36. Bầy ngựa xay lúa
- 37. Quả báo hiện tiền
- 38. Sanh ra trong lửa
- 39. Đức cổ Phật Thích-ca
- 40. Quỉ thần khoáng dã
- 41. Uy lực của lòng từ bi
- 42. Ủng hộ chánh pháp
- 43. Chuyển luân Thánh vương
CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Người kia lấy làm lạ, hỏi: “Sao anh biết?”
“Tôi biết là nhờ những điều thầy dạy và sự suy xét của tôi. Nếu anh không tin thì hai ta cùng đi tìm hiểu xem có đúng vậy chăng.”
Hai người liền đi nhanh đến, gặp được con voi, thì đúng như lời anh kia đã nói. Ấy là con voi cái có mang, bị mù mắt phải, lại chở trên lưng một người đàn bà cũng đang có thai. Hơn thế nữa, về sau voi sanh ra con đúng là voi cái, người đàn bà cũng sanh ra một bé gái.
Thấy anh kia đoán định chính xác như vậy, anh bạn cùng học mới than rằng: “Chúng ta cùng học một thầy, sao tôi lại không biết, còn anh thì giỏi đến thế!”
Đến khi về, người ấy mới vào thưa với thầy: “Bạch thầy, hai anh em chúng con cùng đi trên đường, gặp dấu chân voi. Anh bạn con đây xét đoán biết được đủ điều, không mảy may sai lệch. Còn con vì sao không thể biết được. Phải chăng những gì thầy dạy cho chúng con chẳng được đồng đều như nhau?”
Ông thầy liền hỏi anh học trò giỏi xét đoán rằng: “Làm sao mà con biết được những điều ấy?”
“Bạch thầy, con nhờ những điều thầy dạy lâu nay, kết hợp với sự suy xét của mình mà biết được. Khi so sánh chỗ dấu chân voi với chỗ có nước tiểu voi, con biết là voi cái. Con xem dấu chân voi lún sâu hơn bình thường, nên biết là nó có mang, lại dấu chân bên phải lún xuống sâu hơn, con biết đó là có chửa voi cái. Con thấy cỏ ở phía bên phải còn y nguyên, con biết là nó bị mù mắt phải nên không thấy chỗ cỏ ấy, con thấy có thêm dấu nước tiểu gần chỗ voi ngừng, bên cạnh có dấu chân người, nên con biết voi có chở người. Lại so sánh dấu chân với dấu nước tiểu, con biết đó là một người đàn bà. Con thấy dấu chân người đàn bà lún xuống sâu hơn bình thường, nên biết là bà ta đang có thai, lại thấy dấu chân bên phải lún sâu hơn dấu chân bên trái, nên con biết người ấy đang mang thai một bé gái. Những lẽ ấy đều là nhờ thầy dạy mà biết, rồi con xét đoán theo với những gì nhìn thấy mà hiểu được mọi việc.”
Ông thầy nghe xong, mới hỏi anh học trò kia rằng: “Những lý lẽ mà bạn con vừa nói, ta có dạy cho con hay chưa?” Anh kia hổ thẹn nói: “Thưa thầy, đã có dạy.”
Ông thầy từ tốn nói: “Trong việc học, hết thảy những nghĩa lý sâu xa người học đều phải biết suy xét cho thấu đáo. Phải biết vận dụng sự hiểu biết của mình mà suy xét theo những gì xảy ra trong thực tế. Nhờ vậy mới thấy được chỗ có ích của việc học. Nếu chỉ học thuộc lòng những nguyên tắc, lý lẽ, mà thiếu sự suy xét, ứng dụng, thì rốt cùng học cũng chẳng ích gì. Rồi có khi quay lại trách thầy, mà thầy nào có giấu giếm chi đâu!”
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HỌC PHẢI SUY XÉT
Thuở xưa, có hai người bạn cùng học một thầy. Một hôm, hai người cùng đi qua một xứ kia. Đi đường, thấy dấu chân một con voi. Một người dừng lại quan sát chung quanh rồi nói: “Con voi này là voi cái, bị mù con mắt bên phải, đang có thai con voi con cũng là voi cái, trên lưng nó có một người đàn bà cũng đang mang thai một bé gái.”Người kia lấy làm lạ, hỏi: “Sao anh biết?”
“Tôi biết là nhờ những điều thầy dạy và sự suy xét của tôi. Nếu anh không tin thì hai ta cùng đi tìm hiểu xem có đúng vậy chăng.”
Hai người liền đi nhanh đến, gặp được con voi, thì đúng như lời anh kia đã nói. Ấy là con voi cái có mang, bị mù mắt phải, lại chở trên lưng một người đàn bà cũng đang có thai. Hơn thế nữa, về sau voi sanh ra con đúng là voi cái, người đàn bà cũng sanh ra một bé gái.
Thấy anh kia đoán định chính xác như vậy, anh bạn cùng học mới than rằng: “Chúng ta cùng học một thầy, sao tôi lại không biết, còn anh thì giỏi đến thế!”
Đến khi về, người ấy mới vào thưa với thầy: “Bạch thầy, hai anh em chúng con cùng đi trên đường, gặp dấu chân voi. Anh bạn con đây xét đoán biết được đủ điều, không mảy may sai lệch. Còn con vì sao không thể biết được. Phải chăng những gì thầy dạy cho chúng con chẳng được đồng đều như nhau?”
Ông thầy liền hỏi anh học trò giỏi xét đoán rằng: “Làm sao mà con biết được những điều ấy?”
“Bạch thầy, con nhờ những điều thầy dạy lâu nay, kết hợp với sự suy xét của mình mà biết được. Khi so sánh chỗ dấu chân voi với chỗ có nước tiểu voi, con biết là voi cái. Con xem dấu chân voi lún sâu hơn bình thường, nên biết là nó có mang, lại dấu chân bên phải lún xuống sâu hơn, con biết đó là có chửa voi cái. Con thấy cỏ ở phía bên phải còn y nguyên, con biết là nó bị mù mắt phải nên không thấy chỗ cỏ ấy, con thấy có thêm dấu nước tiểu gần chỗ voi ngừng, bên cạnh có dấu chân người, nên con biết voi có chở người. Lại so sánh dấu chân với dấu nước tiểu, con biết đó là một người đàn bà. Con thấy dấu chân người đàn bà lún xuống sâu hơn bình thường, nên biết là bà ta đang có thai, lại thấy dấu chân bên phải lún sâu hơn dấu chân bên trái, nên con biết người ấy đang mang thai một bé gái. Những lẽ ấy đều là nhờ thầy dạy mà biết, rồi con xét đoán theo với những gì nhìn thấy mà hiểu được mọi việc.”
Ông thầy nghe xong, mới hỏi anh học trò kia rằng: “Những lý lẽ mà bạn con vừa nói, ta có dạy cho con hay chưa?” Anh kia hổ thẹn nói: “Thưa thầy, đã có dạy.”
Ông thầy từ tốn nói: “Trong việc học, hết thảy những nghĩa lý sâu xa người học đều phải biết suy xét cho thấu đáo. Phải biết vận dụng sự hiểu biết của mình mà suy xét theo những gì xảy ra trong thực tế. Nhờ vậy mới thấy được chỗ có ích của việc học. Nếu chỉ học thuộc lòng những nguyên tắc, lý lẽ, mà thiếu sự suy xét, ứng dụng, thì rốt cùng học cũng chẳng ích gì. Rồi có khi quay lại trách thầy, mà thầy nào có giấu giếm chi đâu!”
Gửi ý kiến của bạn