NHỮNG CHUYỆN NHÂN QUẢ
Tác giả: Pháp sư Thích Hải Đào - Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Giảng kinh đệ nhất trong ni chúng.
Lúc đức Như Lai trú trong khu rừng tịch tĩnh bên ngoài thành Ốc-đạt-na, có một buổi sáng khi Ngài cùng các vị tỳ-kheo ôm bát vào thành hóa duyên, bỗng xa xa về phía trước xuất hiện một người phụ nữ áo quần lam lũ, đội bình nước. Bà vừa nhìn thấy thân sắc vàng trang nghiêm 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của đức Như Lai thì vui mừng vô cùng, liền bỏ bình nước xuống, cắm đầu cắm cổ chạy nhanh về hướng đức Thế Tôn, vừa chạy vừa gọi: “Con yêu! Con yêu! Con yêu của mẹ!”, và bà định ôm choàng lấy đức Như Lai.
Rất nhiều thầy tỳ-kheo tiến đến cản lại, nhưng đức Như Lai bảo họ:
– Đừng ngăn cản bà ấy, nếu không bà ta sẽ thổ huyết mà chết.
Mọi người liền để yên cho bà ta tiến đến. Nhanh như chớp, bà liền choàng tay lên ôm cổ đức Như Lai, miệng vẫn cứ nói:
– Con yêu của mẹ! Con yêu của mẹ!
Đợi khi bà bình tĩnh trở lại, đức Như Lai quán sát căn cơ của bà rồi thuyết giảng giáo pháp giải thoát thích hợp, khiến cho bà có thể dùng trí tuệ kim cang phá trừ các kiến giải Tát-ca-da, chứng đắc quả Dự lưu.
Người phụ nữ ấy sau khi chứng đắc thánh quả liền quỳ xuống trước Đức Phật, chắp tay phát nguyện:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Con xin Ngài cho phép con được xuất gia, thọ giới tỳ-kheo ni, sống đời tỉnh thức trong giáo pháp giải thoát của Ngài.
Đức Thế Tôn liền chấp thuận, sau đó đưa bà về giao cho Trưởng lão ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề[22]thế phát truyền giới, giảng dạy phương pháp tu tập tương ứng. Bà tinh tấn nỗ lực thực hành giáo pháp, phá trừ phiền não trong Ba cõi, chứng đắc quả vị A-la-hán.
Đức Như Lai còn đặc biệt ngợi khen bà:
– Tỳ-kheo ni Cam-tạng-ca là vị giảng nói Phật pháp đệ nhất trong giáo pháp của Như Lai và chúng tỳ-kheo ni Thanh văn.
Các vị tỳ-kheo đều thắc mắc, thưa hỏi đức Như Lai:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Trong khi Ngài đi hóa duyên có hàng ngàn phụ nữ đủ phước báu được gặp Ngài, song chẳng có người nào dám ôm Ngài như Cam-tạng-ca. Việc này có nhân duyên như thế nào? Xin đức Như Lai giảng nói cho chúng con được rõ, chúng con rất muốn nghe.
Đức Như Lai từ hòa nói với chúng tỳ-kheo:
– Đây là do nhân duyên nhiều đời trước. Trong suốt 500 đời trước đây, bà ấy luôn làm mẹ của ta. Sở dĩ hôm nay bà ấy làm như vậy là do tập khí đời trước còn lưu lại.
Chúng tỳ-kheo lại bạch hỏi:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Bà ấy đã từng làm mẹ Ngài trong suốt 500 đời, sao đời này lại không tiếp tục làm mẹ Ngài?
Đức Như Lai nhìn đại chúng một lượt rồi nói:
– Đời này bà ấy không làm mẹ thầy, có hai nhân duyên. Một là vì phu nhân Ma-da từng phát nguyện khi ta thành Phật sẽ làm mẹ của ta, và nguyện lực ấy đã được thành tựu; hai là vì trong những đời trước, lúc làm mẹ ta bà ấy đã có một số hành vi không đúng chánh pháp, khiến ta sinh tâm khó chịu.
Chư tỳ-kheo lại thưa hỏi:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Vì sao lúc đó Ngài sinh tâm khó chịu?
Đức Phật đáp:
– Đại Bồ Tát dùng tâm hoan hỉ bố thí, đầy đủ tâm xuất ly. Trong 500 đời làm mẹ ta, bà ấy thường nhân lúc ta thực hành bố thí, sinh tâm xuất ly mà tạo ra rất nhiều nghịch duyên ngăn cản, khiến ta sinh tâm khó chịu.
Chúng tỳ-kheo lại hỏi tiếp:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Bà ấy gây tạo nghiệp gì mà đời này phải chuyển sinh làm người bần cùng, mãi đến tuổi xế chiều mới được xuất gia sống đời tỉnh thức?
Đức Phật đáp:
– Đây là nghiệp báo của các loại nghịch duyên chướng ngại khi ta bố thí và khởi tâm xuất ly trong suốt thời gian bà ấy làm mẹ ta. Nghiệp báo ấy làm cho bà sinh trong đời này phải chịu bần cùng, đến tuổi xế chiều mới được xuất gia sống đời tỉnh thức.
Chư tỳ-kheo lại hỏi:
– Bạch Thế Tôn! Vậy do nhân duyên gì mà bà ấy được xuất gia sống đời tỉnh thức trong pháp lành của đức Như Lai và chứng đắc quả vị A-la-hán, trở thành vị tỳ-kheo ni giảng nói kinh điển đệ nhất?
– Đây là do nguyện lực đời trước của bà ấy đã thành tựu. Trong Hiền kiếp này, vào lúc đức Phật Ca-diếp còn tại thế, tuổi thọ con người lên tới 20.000 tuổi, có một vị tỳ-kheo ni theo học với một vị thầy là bậc giảng nói kinh điển đệ nhất trong giáo pháp của đức Phật Ca-diếp. Sau đó, vị tỳ-kheo ni này suốt đời hành trì tịnh giới, đến lúc sắp mạng chung phát nguyện rằng:
“Con đã được sống trong pháp lành và xuất gia sống đời tỉnh thức trong giáo pháp giải thoát của đức Ca-diếp Thế Tôn, suốt đời hành trì tịnh giới, tuy không đạt được thành tựu gì to lớn, song nhờ công đức đó xin nguyện cho sau này con được xuất gia sống đời phạm hạnh trong giáo pháp của đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, sinh tâm hoan hỉ, giống như thầy của con, sẽ trở thành vị tỳ-kheo ni giảng nói kinh điển đệ nhất, chứng đắc quả vị A-la-hán.”
Do nguyện lực phát ra lúc lâm chung đến nay đã thành thục nên người phụ nữ này được xuất gia sống đời tỉnh thức trong giáo pháp của ta, sinh khởi lòng hoan hỉ đối với ta, chứng đắc quả vị A-la-hán và trở thành vị tỳ-kheo ni thuyết pháp đệ nhất trong hàng ni chúng.
Đức Phật giảng nói xong về nhân duyên đời trước của tỳ-kheo ni Cam-tạng-ca, tất cả đại chúng đều lây làm hoan hỷ, phát khởi lòng tin sâu xa vào giáo lý nhân quả của Phật-đà.
Tác giả: Pháp sư Thích Hải Đào - Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
TÌ KHEO NI CAM-TẠNG-CA
Năm trăm đời làm mẹ đức Như Lai,Giảng kinh đệ nhất trong ni chúng.
Lúc đức Như Lai trú trong khu rừng tịch tĩnh bên ngoài thành Ốc-đạt-na, có một buổi sáng khi Ngài cùng các vị tỳ-kheo ôm bát vào thành hóa duyên, bỗng xa xa về phía trước xuất hiện một người phụ nữ áo quần lam lũ, đội bình nước. Bà vừa nhìn thấy thân sắc vàng trang nghiêm 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của đức Như Lai thì vui mừng vô cùng, liền bỏ bình nước xuống, cắm đầu cắm cổ chạy nhanh về hướng đức Thế Tôn, vừa chạy vừa gọi: “Con yêu! Con yêu! Con yêu của mẹ!”, và bà định ôm choàng lấy đức Như Lai.
Rất nhiều thầy tỳ-kheo tiến đến cản lại, nhưng đức Như Lai bảo họ:
– Đừng ngăn cản bà ấy, nếu không bà ta sẽ thổ huyết mà chết.
Mọi người liền để yên cho bà ta tiến đến. Nhanh như chớp, bà liền choàng tay lên ôm cổ đức Như Lai, miệng vẫn cứ nói:
– Con yêu của mẹ! Con yêu của mẹ!
Đợi khi bà bình tĩnh trở lại, đức Như Lai quán sát căn cơ của bà rồi thuyết giảng giáo pháp giải thoát thích hợp, khiến cho bà có thể dùng trí tuệ kim cang phá trừ các kiến giải Tát-ca-da, chứng đắc quả Dự lưu.
Người phụ nữ ấy sau khi chứng đắc thánh quả liền quỳ xuống trước Đức Phật, chắp tay phát nguyện:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Con xin Ngài cho phép con được xuất gia, thọ giới tỳ-kheo ni, sống đời tỉnh thức trong giáo pháp giải thoát của Ngài.
Đức Thế Tôn liền chấp thuận, sau đó đưa bà về giao cho Trưởng lão ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề[22]thế phát truyền giới, giảng dạy phương pháp tu tập tương ứng. Bà tinh tấn nỗ lực thực hành giáo pháp, phá trừ phiền não trong Ba cõi, chứng đắc quả vị A-la-hán.
Đức Như Lai còn đặc biệt ngợi khen bà:
– Tỳ-kheo ni Cam-tạng-ca là vị giảng nói Phật pháp đệ nhất trong giáo pháp của Như Lai và chúng tỳ-kheo ni Thanh văn.
Các vị tỳ-kheo đều thắc mắc, thưa hỏi đức Như Lai:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Trong khi Ngài đi hóa duyên có hàng ngàn phụ nữ đủ phước báu được gặp Ngài, song chẳng có người nào dám ôm Ngài như Cam-tạng-ca. Việc này có nhân duyên như thế nào? Xin đức Như Lai giảng nói cho chúng con được rõ, chúng con rất muốn nghe.
Đức Như Lai từ hòa nói với chúng tỳ-kheo:
– Đây là do nhân duyên nhiều đời trước. Trong suốt 500 đời trước đây, bà ấy luôn làm mẹ của ta. Sở dĩ hôm nay bà ấy làm như vậy là do tập khí đời trước còn lưu lại.
Chúng tỳ-kheo lại bạch hỏi:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Bà ấy đã từng làm mẹ Ngài trong suốt 500 đời, sao đời này lại không tiếp tục làm mẹ Ngài?
Đức Như Lai nhìn đại chúng một lượt rồi nói:
– Đời này bà ấy không làm mẹ thầy, có hai nhân duyên. Một là vì phu nhân Ma-da từng phát nguyện khi ta thành Phật sẽ làm mẹ của ta, và nguyện lực ấy đã được thành tựu; hai là vì trong những đời trước, lúc làm mẹ ta bà ấy đã có một số hành vi không đúng chánh pháp, khiến ta sinh tâm khó chịu.
Chư tỳ-kheo lại thưa hỏi:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Vì sao lúc đó Ngài sinh tâm khó chịu?
Đức Phật đáp:
– Đại Bồ Tát dùng tâm hoan hỉ bố thí, đầy đủ tâm xuất ly. Trong 500 đời làm mẹ ta, bà ấy thường nhân lúc ta thực hành bố thí, sinh tâm xuất ly mà tạo ra rất nhiều nghịch duyên ngăn cản, khiến ta sinh tâm khó chịu.
Chúng tỳ-kheo lại hỏi tiếp:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Bà ấy gây tạo nghiệp gì mà đời này phải chuyển sinh làm người bần cùng, mãi đến tuổi xế chiều mới được xuất gia sống đời tỉnh thức?
Đức Phật đáp:
– Đây là nghiệp báo của các loại nghịch duyên chướng ngại khi ta bố thí và khởi tâm xuất ly trong suốt thời gian bà ấy làm mẹ ta. Nghiệp báo ấy làm cho bà sinh trong đời này phải chịu bần cùng, đến tuổi xế chiều mới được xuất gia sống đời tỉnh thức.
Chư tỳ-kheo lại hỏi:
– Bạch Thế Tôn! Vậy do nhân duyên gì mà bà ấy được xuất gia sống đời tỉnh thức trong pháp lành của đức Như Lai và chứng đắc quả vị A-la-hán, trở thành vị tỳ-kheo ni giảng nói kinh điển đệ nhất?
– Đây là do nguyện lực đời trước của bà ấy đã thành tựu. Trong Hiền kiếp này, vào lúc đức Phật Ca-diếp còn tại thế, tuổi thọ con người lên tới 20.000 tuổi, có một vị tỳ-kheo ni theo học với một vị thầy là bậc giảng nói kinh điển đệ nhất trong giáo pháp của đức Phật Ca-diếp. Sau đó, vị tỳ-kheo ni này suốt đời hành trì tịnh giới, đến lúc sắp mạng chung phát nguyện rằng:
“Con đã được sống trong pháp lành và xuất gia sống đời tỉnh thức trong giáo pháp giải thoát của đức Ca-diếp Thế Tôn, suốt đời hành trì tịnh giới, tuy không đạt được thành tựu gì to lớn, song nhờ công đức đó xin nguyện cho sau này con được xuất gia sống đời phạm hạnh trong giáo pháp của đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, sinh tâm hoan hỉ, giống như thầy của con, sẽ trở thành vị tỳ-kheo ni giảng nói kinh điển đệ nhất, chứng đắc quả vị A-la-hán.”
Do nguyện lực phát ra lúc lâm chung đến nay đã thành thục nên người phụ nữ này được xuất gia sống đời tỉnh thức trong giáo pháp của ta, sinh khởi lòng hoan hỉ đối với ta, chứng đắc quả vị A-la-hán và trở thành vị tỳ-kheo ni thuyết pháp đệ nhất trong hàng ni chúng.
Đức Phật giảng nói xong về nhân duyên đời trước của tỳ-kheo ni Cam-tạng-ca, tất cả đại chúng đều lây làm hoan hỷ, phát khởi lòng tin sâu xa vào giáo lý nhân quả của Phật-đà.
Gửi ý kiến của bạn