- 1. Làm quan thương dân, công đức rất lớn
- 2. Ngược đãi công dịch, ác báo nhãn tiền
- 3. Thông cảm, tha thứ ắt được phước báo
- 4. Trả lại trâm vàng, cứu được hai người
- 5. Hại người hóa ra hại mình
- 6. Làm thiện thì con cháu được hưởng
- 7. Chiếm gia sản của người, chết không được yên
- 8. Người nhẫn nhục sẽ được trường thọ
- 9. Bán ruộng cứu người được làm quan thượng thư
- 10. Làm thiện tham danh, diêm vương không tha
- 11. Mặt thiện tâm ác chết không được yên
- 12. Tâm nhiều vọng tưởng thì sẽ phát bệnh
- 13. Hãm hại người tốt quỷ thần không tha
- 14. Làm nhiều việc thiện con cháu được giàu có
- 15. Có lòng cứu vật sẽ được phước báo
- 16. Giết vật tàn nhẫn hại đến con cháu
- 17. Tuyệt đường con cháu do chiếm mộ người
- 18. Bố thí tích đức con cháu được giàu sang
- 19. Tâm địa hẹp hòi không được phước báo
- 20. Giúp người nghèo khó sẽ có điềm lành
- 21. Cứu một con chim hưởng phước ba đời
- 22. Vị quan thường làm mười điều thiện
- 23. Chế giễu người hiền phải chịu quả báo
- 24. Huynh đệ tình thâm xả mạng cứu giúp
- 25. Bất kính với anh bị trừng phạt
- 26. Oán thù nên giải không nên kết
- 27. Phá kinh hoại tượng ắt bị quả báo
- 28. Thấy chết không cứu, diêm vương chẳng tha
- 29. Làm ác gặp ác
- 30. Cứu người nguy cấp công đức rất lớn
- 31. Hiếu dưỡng mẹ bạn là một nghĩa cử cao thượng
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG
Tác giả:Văn Xương Đế Quân -Quảng Tráng lược dịch
Vị tăng dạy rằng: “Ông tuy đọc sách vở thánh hiền nhưng vọng tưởng quá nhiều nên sinh ra phiền não. Thí như nhớ sự vinh nhục của mấy mươi năm qua, đó là vọng tưởng về quá khứ của ông. Việc trước mặt ông lại sợ trước sợ sau, vẫn còn nghi ngờ không dám quyết định, đây là vọng tưởng ở hiện tại của ông. Mơ mộng công danh phú quý, con cháu thịnh vượng, đây là vọng tưởng về tương lai. Hiện nay, tình trạng của ông như vậy là vì mỗi ngày từ sáng đến tối trong tâm của ông lúc nào cũng vọng tưởng điên đảo, không giây phút nào nghĩ đến việc thiện thì tự nhiên toàn thân phát bệnh. Nếu như ông có thể buông bỏ hết tất cả các vọng tưởng đó thì thân thể ông sẽ trở nên khoẻ mạnh và được trường thọ.”
Nghe xong lời khai thị của lão tăng, Quách Tử Nguyên cảm thấy hổ thẹn và xin cáo từ. Từ đó, ông ta dần dần buông bỏ các vọng tưởng.
Quả nhiên, căn bệnh của ông ta cũng tiêu mất theo vọng tưởng. Kể từ đó, ông sống một cuộc sống thanh thản, tự tại cho đến cuối đời.
Chỉ cần chuyển đổi niệm ác thành niệm thiện thì đã giống như chuyển địa ngục thành thiên đường rồi, huống hồ có thể làm cho tâm được thanh tịnh thì ngay lập tức ở đó chính là thiên đường.
Vậy những điều bổ ích, lợi lạc như thế, tại sao chúng ta không làm?
Tác giả:Văn Xương Đế Quân -Quảng Tráng lược dịch
12. TÂM NHIỀU VỌNG TƯỞNG THÌ SẼ PHÁT BỆNH
Triều đại nhà Thanh có vị quan lớn tên là Quách Tử Nguyên. Do ông không được hoàng đế trọng dụng nên buồn phiền mà sanh bệnh. Một hôm, ông ta đến hỏi một vị cao tăng để cầu xin ngài chỉ rõ nguyên nhân bệnh tình của mình.Vị tăng dạy rằng: “Ông tuy đọc sách vở thánh hiền nhưng vọng tưởng quá nhiều nên sinh ra phiền não. Thí như nhớ sự vinh nhục của mấy mươi năm qua, đó là vọng tưởng về quá khứ của ông. Việc trước mặt ông lại sợ trước sợ sau, vẫn còn nghi ngờ không dám quyết định, đây là vọng tưởng ở hiện tại của ông. Mơ mộng công danh phú quý, con cháu thịnh vượng, đây là vọng tưởng về tương lai. Hiện nay, tình trạng của ông như vậy là vì mỗi ngày từ sáng đến tối trong tâm của ông lúc nào cũng vọng tưởng điên đảo, không giây phút nào nghĩ đến việc thiện thì tự nhiên toàn thân phát bệnh. Nếu như ông có thể buông bỏ hết tất cả các vọng tưởng đó thì thân thể ông sẽ trở nên khoẻ mạnh và được trường thọ.”
Nghe xong lời khai thị của lão tăng, Quách Tử Nguyên cảm thấy hổ thẹn và xin cáo từ. Từ đó, ông ta dần dần buông bỏ các vọng tưởng.
Quả nhiên, căn bệnh của ông ta cũng tiêu mất theo vọng tưởng. Kể từ đó, ông sống một cuộc sống thanh thản, tự tại cho đến cuối đời.
Chỉ cần chuyển đổi niệm ác thành niệm thiện thì đã giống như chuyển địa ngục thành thiên đường rồi, huống hồ có thể làm cho tâm được thanh tịnh thì ngay lập tức ở đó chính là thiên đường.
Vậy những điều bổ ích, lợi lạc như thế, tại sao chúng ta không làm?
Gửi ý kiến của bạn