CHÚ TIỂU NGẮM SEN
Ngô Khắc Tài
Năm tháng nơi quê nhà trôi bên công việc đồng áng cần cù. Vẫn còn đó mẹ anh. Lúc chiến tranh mẹ đã phải chịu biết bao mất mát, tới nay mẹ vẫn còn phải hết lo cho chồng tới lo cho con, rồi tới lo cho bầy cháu... Buổi sáng mẹ vẫn dậy sớm, vẫn còn ra đồng nhổ cỏ, điều khiển con cháu... Anh vẫn chưa trả hiếu được cho mẹ. Thật ra, tiền anh gửi về nhà mẹ vẫn giữ nguyên đó, như cất giùm cho anh. Dân quê không làm ra tiền nên không xài tiền dễ dàng như dân thành thị. Đời sống nơi khu phố anh đang ở so với quê nhà, khoảng cách xa lắc.
Khi ngọn gió bấc thổi từ ngoài sông vô tới vườn cây, bụi tre như rù rì cúi đầu chịu gió, làng quê êm ả đã chuẩn bị đón Tết rồi. Người dân quê nghĩ đến Tết từ cuối tháng mười một. Lúc này nước rút nhanh, giá cá rất rẻ. Mẹ anh mua cá về xẻ khô để dành. Trong vườn ô môi đã khô treo lủng lẳng. Những trái ô môi xấu xí, ngâm rượu đến tháng sau là uống rất ngon. Đầu tháng mười hai, mẹ đem hạt giống bông thọ gieo trên liếp, rồi ép chuối phơi khô. Tháng này, các ngả đường quê sáng lên màu trắng của bánh phồng, bánh tráng... Bánh được trải ra trên mấy tàu lá dừa đan thành niểng, dựng từ sân ra tới ngoài đường. Xoài đã bắt đầu trổ bông, trái lấm tấm như trứng cá. Thôn quê chuẩn bị đón Tết nhẹ nhàng, từ từ, không ồn ào. Các thứ đâu vào đấy, ngày Tết chỉ còn mua thêm ít món gia vị, trà, câu đối, dưa hấu, nồi thịt nữa là xong.
Thông thường, nhà anh có đủ hai thức mặn, chay. Mặn dành cho lũ trẻ và khách khứa đến chơi. Riêng ba mẹ anh ba ngày đầu năm luôn ăn chay. Về điều này, anh nhớ cũng chính do sư cụ dạy cho mọi người: “Nếu không ăn chay luôn được thì vào những ngày rằm lớn và ba ngày Tết nên ăn chay. Vì đây là dịp nhìn lại thân tâm mỗi người và thể hiện lòng từ bi.”
Mùa xuân, vạn vật tràn trề sức sống, phát triển giống nòi. Theo anh, sư cụ dạy hai chữ từ bi vào lúc này thật phù hợp với khoa học. Anh nhớ có một năm, ba anh lên chùa xin sư cụ hai câu đối. Mãi về sau anh mới hiểu sâu được lời sư cụ nhắn nhủ trong câu đối:
- Không tham không hãi, không dại không lo, không cứng cổ không hư khí tượng.
- Có phúc có phần, có nhân có quả, có lọt lòng có nợ nước non.
Những con người hiền lành của đất đai xứ sở quê hương, mái chùa xưa cũng là hình ảnh tuổi thơ anh. Anh khó lòng quên những hình ảnh đã ăn sâu trong lòng. Dù cho sống ở thị thành đã hơn mười năm, anh vẫn còn là đứa trẻ thôn quê ra. Tết đến là phải lần về nhà!
Ngô Khắc Tài
LỐI VỀ MÙA XUÂN
IV.
Mãi tới ngày hai mươi tám Tết, Sáu vẫn chưa trở về thăm quê. Sáu đã từng nhiều lần ăn Tết xa nhà nên quen rồi chăng? Anh không thể chờ đợi được nữa. Bây giờ, trước mắt anh là mùa xuân quê nghèo. Trên bàn thờ, đèn, khói nhang, mâm ngũ quả... với những hoài niệm về tuổi thơ luôn sáng mãi bên đời. Trái tim ai chưa hoen ố bởi lớp bụi thời gian, vào ngày xuân hồn trong như ánh nắng đầu ngày chiếu từ hiện tại về quá khứ.Năm tháng nơi quê nhà trôi bên công việc đồng áng cần cù. Vẫn còn đó mẹ anh. Lúc chiến tranh mẹ đã phải chịu biết bao mất mát, tới nay mẹ vẫn còn phải hết lo cho chồng tới lo cho con, rồi tới lo cho bầy cháu... Buổi sáng mẹ vẫn dậy sớm, vẫn còn ra đồng nhổ cỏ, điều khiển con cháu... Anh vẫn chưa trả hiếu được cho mẹ. Thật ra, tiền anh gửi về nhà mẹ vẫn giữ nguyên đó, như cất giùm cho anh. Dân quê không làm ra tiền nên không xài tiền dễ dàng như dân thành thị. Đời sống nơi khu phố anh đang ở so với quê nhà, khoảng cách xa lắc.
Khi ngọn gió bấc thổi từ ngoài sông vô tới vườn cây, bụi tre như rù rì cúi đầu chịu gió, làng quê êm ả đã chuẩn bị đón Tết rồi. Người dân quê nghĩ đến Tết từ cuối tháng mười một. Lúc này nước rút nhanh, giá cá rất rẻ. Mẹ anh mua cá về xẻ khô để dành. Trong vườn ô môi đã khô treo lủng lẳng. Những trái ô môi xấu xí, ngâm rượu đến tháng sau là uống rất ngon. Đầu tháng mười hai, mẹ đem hạt giống bông thọ gieo trên liếp, rồi ép chuối phơi khô. Tháng này, các ngả đường quê sáng lên màu trắng của bánh phồng, bánh tráng... Bánh được trải ra trên mấy tàu lá dừa đan thành niểng, dựng từ sân ra tới ngoài đường. Xoài đã bắt đầu trổ bông, trái lấm tấm như trứng cá. Thôn quê chuẩn bị đón Tết nhẹ nhàng, từ từ, không ồn ào. Các thứ đâu vào đấy, ngày Tết chỉ còn mua thêm ít món gia vị, trà, câu đối, dưa hấu, nồi thịt nữa là xong.
Thông thường, nhà anh có đủ hai thức mặn, chay. Mặn dành cho lũ trẻ và khách khứa đến chơi. Riêng ba mẹ anh ba ngày đầu năm luôn ăn chay. Về điều này, anh nhớ cũng chính do sư cụ dạy cho mọi người: “Nếu không ăn chay luôn được thì vào những ngày rằm lớn và ba ngày Tết nên ăn chay. Vì đây là dịp nhìn lại thân tâm mỗi người và thể hiện lòng từ bi.”
Mùa xuân, vạn vật tràn trề sức sống, phát triển giống nòi. Theo anh, sư cụ dạy hai chữ từ bi vào lúc này thật phù hợp với khoa học. Anh nhớ có một năm, ba anh lên chùa xin sư cụ hai câu đối. Mãi về sau anh mới hiểu sâu được lời sư cụ nhắn nhủ trong câu đối:
- Không tham không hãi, không dại không lo, không cứng cổ không hư khí tượng.
- Có phúc có phần, có nhân có quả, có lọt lòng có nợ nước non.
Những con người hiền lành của đất đai xứ sở quê hương, mái chùa xưa cũng là hình ảnh tuổi thơ anh. Anh khó lòng quên những hình ảnh đã ăn sâu trong lòng. Dù cho sống ở thị thành đã hơn mười năm, anh vẫn còn là đứa trẻ thôn quê ra. Tết đến là phải lần về nhà!
Gửi ý kiến của bạn