TT. Thích Nhật Từ
Lịch Maya và phim Hollywood về năm 2012
Nghe hai chữ “tận thế”, phần lớntrong chúng ta cảm thấy sợ hãi, nhưng cũng có nhiều người nở nụ cười tươi tắn như thể sắp được trút bỏ nỗi khổ đau, bất hạnh, sự khủng hoảng vốn đeo bám và ám ảnh suốt nhiều năm mà vốn dĩ cuộc đời bao giờ cũng thế. Có người ngạc nhiên vì nghĩ rằng đây là sự kiện không có thật. Một lời đồn thổi ảnh hưởng và tồn tại lâu dài, như thể người bệnh tai biến mạch máu não nhiều năm không chết được.
Sở dĩ năm 2012 được xem là năm tận thế là vì người ta dựa vào bộ lịch cổ của dân tộc Maya ở Trung Mỹ, ghi nhận rằng ngày 21 tháng 12 năm 2012, chu kỳ hơn 5.000 năm của bộ lịch sẽ kết thúc. Theo lịch Maya, khi tái tạo kỷ nguyên mới cho một chu kỳ tiếp theothì toàn bộ sự sống trên hành tinh này cũng được kết liễu. Thực ra, lịch Maya cổ cũng giống bao loại lịch khác thuộc nhiều dân tộc trên hànhtinh. Kết thúc chu kỳ của bộ lịch không có nghĩa là kết thúc chu kỳ củasự sống. Điều này khác nhau trời và vực.
Những người đưa ra thông tin năm tháng ngày giờ trên là tận thế, một phần do sợ hãi, rồi kêu gọi niềm tin của con người vào thượng đế, mong cầu thượng đế thương tình, chu lo hạnh phúc cho con người đến hết năm 2012 này. Sau đó, thúc thủ nhìn thấy bàn tay đẫm máu của thượng đế trừng phạt con người, tận diệt bằng sự phun lửa, nạn hồng thủy, địa chấn v.v... Nham thạch có mặt khắp nơi, mọi sự sống đều tan chảy như kim loại bị đốt cháy. Về phương diện khoa học, cũng như về phương diện Phật học, thật ra, những sự kiện như thế sẽ không bao giờ có thật, ngay cả khi hành tinh này kết thúc chu kỳ sự sốngcủa nó.
Lý do khác người ta cho rằng năm 2012 lànăm tận thế do vì mê tín vào những gì phim mô tả và hư cấu điện ảnh. Thứ nhất là phim Năm hiểm họa 2012, do Hollywood sản xuất với rất nhiều hình ảnh ly kì được sử dụng qua kỷ xảo điện ảnh, khiến chúng ta hình dung như sự kiện có thật. Bộ phim này dựa trên giả thuyết của lịch cổ Maya.
Năm 2007, Hollywood đã sản xuất bộ phim ăn khách mang tựa đề Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skulls, mô tả hành động cứu thế giới khỏi nạn diệt chủng của thượng đế. Harrison Ford là diễn viên chính của bộ phim này, sử dụng mười hai sọ người, đi theo sự hướng dẫn của người Maya cổ đại, lập nên kỳ tích tái tạo sự sống cho toàn thể nhân loại cũng như mọi loại hình sự sống khác trên hành tinh. Bộ phim phản ánh cơ hội thoát khỏi hiểm họa tận thế một cách ly kỳ, hấp dẫn.
Bộ phim Năm hiểm họa 2012 nói về nạn hồng thủy trên toàn cầu, nuốt chửng hơn một trăm hai mươi quốc gia trongtổng số hơn hai trăm quốc gia hiện nay. Điểm đến an toàn là Trung Quốc và một số nước khác. Thông điệp và giá trị giáo dục của bộ phim nằm ở chỗ, nhà sư Tây Tạng được mô tả trong phim tượng trưng cho thế giới Phậtgiáo, thản nhiên trước sanh tử, không sợ hãi kêu cứu cũng không than vãn và trừng phạt lẫn nhau để giành sự sống, như tín đồ của các tôn giáokhác. Xem bộ phim, chúng ta thấy các tình tiết đó ám chỉ một cách rõ ràng, âu cũng là một triết lý rất sâu. Giả sử có chết thì cũng chết trong trạng thái thản nhiên, bình an để tái sinh an lành theo nghiệp mà không ai có thể trì hoãn hay mặc cả được.
Mất bình an do tin tận thế
Rấttiếc thời gian gần đây trong giới Phật giáo dân gian, sự lan truyền tintức rằng ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày tận thế đã làm cho nhiều người lo sợ. Về phương pháp luận Phật học thì đây là ngộ nhận đáng tiếc.Là đệ tử Phật, truyền bá thông điệp từ bi và trí tuệ của đức Phật nhưngcó người lại đưa thông tin mê tín dị đoan của tôn giáo khác, không có giá trị khoa học, không có giá trị tham khảo, khiến hàng triệu Phật tử trên hành tinh hoang mang tột độ.
Mấy ngày qua khi có mặt tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, một số Phật tử đưa chúng tôi xem những tờ truyền đơn rải khắp các chùa do các Phật tử nhiệt tình làm. Nội dung hiệu triệu rằng “ngày tận thế đã cận kề, các Phật tử hay mau chóng tu niệm Phật để sanh Tây Phương, đừng để mọi việc trở nên quá muộn”. Thiện chí đó không đáng tán dương. Người truyền bá mê tín dị đoan sẽ chịu hậu quả rất nặng về tri thức, bởi vì bản chất của mê tín là nỗi khủng hoảng nội tại; Nỗi sợ hãi đè nặng lên đời sống vốn bình an của con người.
Do vì sợ hãi tận thế mà nhiều người đã sống không còn bình yên nữa. Họ hoảng loạn, mất phương hướng trong đầu tư, không định hướng tình cảm gia đình và mọi kế hoạch cần có, để đảm bảo cuộc sống ở giai đoạn khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu dự kiếnsẽ còn ì ạch thêm vài năm nữa. Nhiều người bỏ cả công ăn việc làm để chờ ngày được chết.
Cuối năm 1999, do niềm tin mê tín của một số thành phần theo Thiên Chúa giáo lan truyền trên khắp hành tinh rằng năm 2000 là năm phán xét cuối cùng của Chúa, hay tận thế, một loạt hiện tượng tự tử tập thể diễn ra trên toàn cầu. Người góp phần truyền báthông tin tận thế cũng là người gián tiếp gây ra việc sát sanh tập thể.Nói theo luật pháp hiện đại, đó là gieo tội hủy diệt loài người.
Tương tự, ai truyền bá thông tin năm 2012 là năm tận thế, theo Phật giáo là đang gieo nghiệp sát bằng tâm thức, bằng lời nói và sẽ chịu nhiều hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tuổi thọ ở đời kiếp về sau, nếu vì niềm tin mê tín này mà nhiều người tự tử chết, gây tổn thất trên phương diện đời sống gia đình, cộng đồng, và xã hội. Một lời đồn thổi tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng lại gây tác hại nghiêm trọng đến thế.
Phật tử khi truyền bá bất cứ thông tin nào trong các chùa cũng cần nhớ rằng chùa có chủ, nước có luật pháp, công ty có điều lệ, mọi bộ ban ngành có quy chế, chúng ta phải thỉnh cầuý kiến các vị tu sĩ, người có kiến thức chuyên môn và lãnh vực trước khi làm việc gì. Vô tình truyền bá mê tín là đồng nghĩa đang gieo nghiệpphá hoại Phật pháp.
Hiện tại một số Phật tử Tịnh độ tông đang lan truyền thông tin “2012 là năm tận thế” qua điện thoại di động, thả vào các diễn đàn trên internet, hoặc gắn trên các trang web miễn phí. Rất nguy hại. Tổn thất từ niềm tin mê tín này không thể tính đếm được, nên chúng ta không thể xem thường.
Giả thuyết về tận thế được các khoa học gia hàng đầu thảo luận trong vòng mấy chục năm trở lại đây, và sẽ tiếp tục thảo luận trong nhiều thập niên tới. Tôi xin điểm qua một số giả thuyết khoa học về sự tận thế. Vì không phải là một khoa học gia, tôi không làm công việc khoa học. Tôi chỉ thu thập các thông tin khoa học vàphân tích liên hệ với Phật học. Phật học có nhiều phương diện tương ứngvới khoa học hiện đại. Sự đồng hành giữa Phật học và khoa học giúp chúng ta có cái nhìn chuẩn xác về bản chất của thế giới vũ trụ, từ đó chúng ta thiết lập nhân sinh quan chân chính.
Va chạm của tiểu hành tinh
Khoảnghai thập niên trở lại đây, các khoa học gia đưa ra nhiều giả thuyết về khả năng va chạm của các tiểu hành tinh đối với trái đất trong bán kính 8.000 dặm, tức khoảng 13.000 km, tính từ hệ quy chiếu của trái đất. Những giả thuyết về sau có khả năng chuẩn xác hơn, thay thế hoặc đính chính các giả thuyết trước đó.
Hiện nay phần lớn khoa học gia hàng đầu thế giới từ NASA của Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và châu Âu thống nhất với nhau rằng có tiểu hành tinh mang mã số 99942 Apophis đang ở khoảng cách mà vào năm 2036 sẽ va chạm vào trái đất của chúng ta. Nếu sự kiện này xảy ra sẽ hủy diệt một số sự sống con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình xây dựng trên hành tinh.
Chưa có giả thuyết nào của khoa học gia cho thấy năm ấy, toàn bộ hành tinh chúng ta bị nổ tung như lời đồn thổi trong dân gian. Thông tin này còn thêm một yếu tố nhỏ mà người ta ít phổbiến, đó là cơ hội va chạm chỉ là một phần hai trăm năm mươi nghìn lần,tức không đáng kể, và do đó nó không phải là mối lo ngại.
Đường kính của mảnh thiên thạch hay tiểuhành tinh khoảng 270m. Nếu nó đang quay va vào trái đất cũng đang quay thì chắc chắn có thể làm thương tổn một phần nào đó trên địa cầu, chứ không tận diệt hết sự sống. Sự kiện này nếu có xảy ra cũng tận năm 2036chứ không phải năm 2012.
Mối nguy hiểm từ mặt trời
Các khoa học gia hàng đầu thừa nhận rằngsẽ có khả năng một tia lửa mặt trời rất lớn thoát khỏi quỹ đạo hoạt động của nó, dẫn đến tình trạng nguồn tia lửa liếm vào trái đất. Lúc ấy,năng lượng mặt trời sẽ dâng cao trong chu kỳ mười một năm. Sự kiện này có thể diễn ra vào cuối năm 2012. Nhưng ngày nay, thông tin trên đã đượccải chính.
Vào khoảng tháng 6 năm 2012 sắp tới, cựclửa từ mặt trời phóng ra sẽ không va vào trái đất và không gây bất cứ phương hại gì cho con người trên hành tinh. Giả thuyết khoa học trên tuyđáng gờm nhưng cũng không có thật, vì độ chuẩn xác trong tính toán đối với quỹ đạo của vũ trụ có thể tạo ra khoảng cách sai số rất lớn.
Các cực đảo
Hiệnnay khoa học gia đưa ra giả thuyết rằng sẽ có khả năng Bắc cực và Nam cực đảo chiều xoay. Nếu đó là hiện thực thì dẫn đến tình trạng tạo ra hàng loạt hiện tượng dịch chuyển của trái đất và dĩ nhiên nó tác động đến sự dịch chuyển bề mặt nước trên địa cầu. Nhưng cơ hội xảy ra là rất hiếm.
Nếu có xảy ra cũng không dẫn đến nạn diệt chủng như trong kinh thánh đã nói một cách mê tín. Điều đó dẫn đến hiện tượng hâm nóng trái đất, nước lan tràn trên bề mặt trái đất, ảnh hưởng sự sống của một số khu vực, quốc gia. Việc ảnh hưởng từ mực nước biển dâng cao so với mặt đất và sự tận diệt thế giới là hai sự kiện khácnhau hoàn toàn, mặc dù nó có mối liên hệ ít nhiều về ảnh hưởng sự sống.Việc này cũng không đáng lo.
Dự đoán của nhà vật lý học Newton
Nhà khoa học vĩ đại này có lần đề cập đến việc sẽ có một biến động lớn trên trái đất vào năm 2060 nhưng không nói rõ biến động này là gì. Tuy nhiên, theo tính toán về quỹ đạo trái đất, quỹ đạo mặt trời, quỹ đạo của những hành tinh, định tinh mà con người phát hiện được trong thế kỷ qua, để đặt ra một giả thuyết về biến động lớn, thì điều đó cũng không có nghĩa là tận diệt trái đất, vì khôngcó điểm nào trong các tác phẩm của ông nêu ra việc ấy. Nếu có nêu cũng không khả tín. Giả thuyết khả tín nhất là sự kiện thiên thạch đường kính270m va vào trái đất năm 2036.
Hiện tượng dải ngân hà thẳng hàng
Các khoa học gia đặt giả thuyết, đến mộtlúc nào đó, hiện tượng thẳng hàng của dải thiên hà xuất hiện gây ảnh hưởng cực tia của mặt trời bắn thẳng vào trái đất. Điều này nếu có sẽ xảy ra sau hai mươi sáu nghìn năm nữa. Từ đây đến hai mươi sáu nghìn nămsau còn biết bao điều xảy ra. Ai dám bảo quỹ đạo của các hệ mặt trời, mặt trăng, hành tinh sẽ không xê dịch ít nhiều, và chuyện đó cũng quá xaso với thời đại này.
Khi ấy, biết đâu lại xuất hiện nhiều khoa học gia làm nên kỳ tích thay đổi quỹ đạo của trái đất thoát khỏi hiện tượng thẳng hàng của dải ngân hà. Hoặc có sự nối kết giữa các khoa học gia liên hành tinh, khắc phục được nhiều hậu quả thiên tai mà hiện tại ta nghĩ chưa thể làm được.
Truyền thuyết của người Bắc Âu, Ragnarök
Truyềnthuyết này cho rằng thiên tai thảm khốc sẽ nhấn chìm toàn bộ sự sống trên hành tinh, nhưng không nói rõ thời điểm như bộ lịch Maya. Hiện nay chúng ta thấy hiện tượng hâm nóng toàn cầu đã xuất hiện, đảo lộn thời tiết, nắng mưa thất thường, thiên tai có mặt khắp mọi nơi, đều do kết quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu khôn ngoan của con người, bao gồm việc chế tác bom nguyên tử hạt nhân, thử bom nguyên tử dưới lòng biển, trên sa mạc, dưới lòng đất.
Con người khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên mà không tạo điều kiện cho chúng có đủ thời gian cần thiết để táitạo nguồn năng lượng mới nhằm phục vụ thế hệ kế tiếp chúng ta. Ít nhất con người phải biết thương lượng hay tương nhượng lẫn nhau trong nỗ lực bảo vệ mẹ trái đất, mới mong giảm hâm nóng toàn cầu.
Ba mươi năm qua, Liên Hiệp Quốc luôn kêugọi các nhà lãnh đạo trên toàn cầu hãy nghĩ đến hành tinh, nơi chúng tađang chia quyền được sống. Phải bảo vệ hành tinh bằng cách giảm thiểu ngành công nghiệp hiện đại đã tạo ra quá nhiều hiệu ứng nhà kính, phóng thải các khí độc, làm thiệt hại bầu khí quyển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc cũng như sức khỏe con người.
Mỗi năm Liên Hiệp Quốc tổ chức hội thảo toàn cầu một lần về tình trạng hâm nóng toàn cầu, nhưng sự đồng thuận vềviệc giảm bớt công nghệ hóa xem ra còn quá ít. Các quốc gia giàu vẫn tiếp tục đầu tư vào công nghiệp hiện đại. Nếu không làm như thế thì không đủ khả năng trả các khoản nợ công vốn dẫn đến khủng hoảng tài chính như vừa qua.
Các quốc gia kém phát triển thì đang nỗ lực thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu. Càng hướng đến sự phát triển trên nền tảng công nghiệp hóa và toàn cầu hóa thì nạn hâm nóng toàn cầu càng diễnra nguy hại hơn. Sự sống của hành tinh càng bị rút ngắn. Đó là quy luậttự nhiên về nhân quả. Nhưng điều đó không có nghĩa là giả thuyết về tậnthế của người Bắc Âu đúng. Hâm nóng toàn cầu là hiện tượng biến động vềkhí hậu, giảm tuổi thọ của hành tinh nhưng không thể diệt tận sự sống của hành tinh.
Ngày phán xét trong Kinh thánh
Do Thái giáo là một trong các tôn giáo đầu tiên tin vào ngày phán xét cuối cùng của Chúa là ngày tận thế. Các tôn giáo ảnh hưởng trực tiếp từ Do Thái giáo bao gồm Thiên Chúa giáo, Tin Lành giáo, Chánh Thống giáo, Anh giáo, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác kể cả đạo Bahai cho rằng năm 2000 là năm tận thế.
Đến nay mười một năm trôi qua, con ngườivẫn sống với quy luật sanh già bệnh chết, chết rồi tái sanh, tái sanh rồi chết, không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc theo quan điểm Phật giáo (ngoại trừ các bậc thánh đã thoát ly sinh tử). Theo Phật giáo, sau khi chết, các chúng sanh chuyển đổi từ dạng hình sự sống này sang dạng hình sự sống khác theo nghiệp hoặc phước riêng.
Quyển “Khải Huyền” trong Kinh thánh đã đưa ra một số ẩn dụ về người phụ nữ mang thai, sanh con, mãng xà ác độc,con thú dưới biển, con thú trên đất liền, và nhiều kịch bản phát xuất từ tác phẩm Khải Huyền dưới góc độ văn học tín ngưỡng, gây hoang mang cho biết bao người, khiến họ sợ hãi, trầm uất, tuyệt vọng, thậm chí tự tử chết.
Kịch bản đó sai hoàn toàn so với quy luật vũ trụ được giới khoa học chứng minh. Do vậy nếu ai dựa vào kinh thánh mà tuyên bố bất kỳ ngày nào về sau là tận thế sẽ chẳng được tin nữa, vì họ đã làm mất uy tín giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã và nhiều giáo hội tin vào kinh thánh Cựu Ước của Do Thái giáo. Bài học thích đángđó giúp họ phải biết tự giữ mình, phải biết liêm khiết tri thức, phải cập nhật tri thức khoa học để không gieo rắc nỗi hoang mang, sợ hãi cho tín đồ, biến tín đồ trở thành nạn nhân của niềm tin mê tín.
Lời tiên tri của Nostradamus.
Nostradamuslà nhà tiên tri nổi tiếng cũng là nhà chiêm tinh học có uy tín. Tác phẩm Lời tiên tri của ông xuất bản năm 1555 đề cập đến một số hiện tượngmà ngày nay khi đối chiếu lại, chúng ta giật mình vì khả năng dự đoán của ông khá chuẩn xác. Ông đã đề cập đến sự kiện hỏa hoạn London vào năm1166, các phát minh vi trùng học của nhà khoa học vi trùng Pasteur, sự kiện thế chiến thứ I Napoleol và thế chiến thứ hai của Hitler. Sau đó thì không đề cập thêm sự kiện đáng ngại nào.
Gần đây, mốt số ấn bản được tung trên internet, hoặc những bản dịch từ tác phẩm sách Lời tiên tri này lại có phần biên tập mới. Trong đó đề cập năm 2012 là tận thế. Nhiều độc giả không chịu nghiên cứu, cứ bám thông tin mà tin, từ đó sinh ra sợ hãi, lolắng rồi truyền cho bạn bè.
Nếu một diễn đàn có hai trăm ngàn thành viên, chỉ nhấp chuột là hai trăm ngàn thành viên đó đều nhận thông tin. Sự nhiệt tình này mang đại họa. Lại có nhiều người dị hợm thích tạo ra sự dị hợm giật gân, thích gieo rắc nỗi kinh hoàng, thích làm cho người khác thắc mắc về mình, giống như những nhân vật tạo ra virus thích vui cười trên nỗi khổ niềm đau của biết bao công trình quốc gia, chính trị, an ninh, ngân hàng, tôn giáo, dân sự, để chứng tỏ mình có năng lực đặc biệt, dù đó là năng lực quái gở. Tuyên truyền mê tín dị đoan cũng như thế, dù động cơ của nó phát xuất từ si mê.
Những đồn thổ từ lịch Maya cổ xưa
Như đã nói, đây là bộ lịch có cách tính rất lâu dài với chu kỳ hơn 5.000 năm. Ngày 21 tháng 12 năm 2012 theo hệ thống lịch Maya này là sự kết thúc một chu kỳ mà tính tuần hoàn kỷ nguyên của nó là 5100 năm một lần. Bộ lịch bắt đầu từ ngày 11 tháng 8 năm 3114 trước công nguyên.
Tại sao chu kỳ bộ kịch này phải là năm nghìn một trăm mà không phải con số khác? Khó có ai theo lịch Maya có thể đưa ra giải đáp thỏa đáng, vì người đặt ra như thế, người ta đồn đạinhư thế, nhồi sọ như thế, rồi tiếp tục gieo rắc thông tin như thế, từ đó tạo ra mê tín dị đoan. Người trước nói sao, người sau nói vậy. Cũng như cúng giải hạn, năm tháng tốt xấu, các kiêng cử trong phong tục tập quán, hên xui may rủi, phong thủy ảnh hưởng hạnh phúc, chết trùng tang, tam tai,… toàn là những niềm tin mê tín không có cơ sở. Sự phát xuất ngẫu nhiên của một chuỗi sự kiện đối với người thiếu trình độ khoa học kỹ thuật sẽ tưởng tượng rằng chúng xảy ra như quy luật tất yếu kéo theo.
Ví dụ, hôm nay có ai trên đường đi từ nhà đến chùa Giác Ngộ, mua một tờ vé số. Người bán vé số rao rằng, hôm nay là ngày cúng sao, đi chùa tụng Kinh Dược Sư phước đức vô cùng, mai sẽ trúng độc đắc. Nếu ngày mai hên mà trúng độc đắc, ngay lập tức anh tasẽ tin rằng việc đến chùa Giác Ngộ rất linh, từ đó đồn đại sôi nổi.
Tương tự, niềm tin mê tín cho rằng ra đường gặp nữ mang thai, hay đám cưới thì xui. Gặp đám ma thì hên cũng diễn ra theo cơ chế ngẫu nhiên như vừa nêu, không cơ sở khoa học, và không cơ sở nhân quả. Có thể, vì uy tín của người truyền bá lớn đối với cộng đồng mà những người đi sau giống như đoàn mù bám theo anh chột mắt.Anh chột mắt lọt xuống hầm, tất cả đoàn cũng lọt xuống theo và hoan hô cùng chết. Thảm họa của mê tín là thế.
Người Maya ban đầu sử dụng hai chu kỳ lịch cơ bản. Một loại chu kỳ giống như lịch của chúng ta hiện nay, đó làlịch Julich kéo dài 260 ngày, chu kỳ thứ hai kéo dài gần 365 ngày như lịch Tây hiện tại. Họ chia mỗi chu kỳ ngắn thành 13 ngày, và chu kỳ dài gồm 20 ngày. Sau đó người Maya kết hợp hai hệ thống lịch vừa nêu lại thành một chu kỳ dài 52 năm, tương đương độ dài tương đối của một thế hệhay một triều đại.
Cách tính này cũng chỉ là quan niệm riêng, thực tế có nhiều triều đại kéo dài chỉ mấy chục ngày, cũng có triều đại mấy trăm năm, thậm chí cả nghìn năm, cho nên không chuẩn. Cái gì được gọi là quy luật phải thật chuẩn xác với hệ xác suất không sai số. Chân lý là chân lý, đúng hoặc sai chứ không có chuyện gần đúng. Không có chuyện “suýt trúng số độc đắc” mà chỉ có trúng hoặc không trúngsố độc đắc.
Theo người Maya, cứ hết 52 năm thì chu kỳ sẽ đáo lại một lần. Chu kỳ lớn hơn phải được viết lại. Chu kỳ to nhất, trọn vẹn nhất là 5.100 năm. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, lịch Maya kết thúc chu kỳ và mở ra một chu kỳ mới. Chu kỳ của lịch có sự tiếpnối. Sự sống của con người và mọi vật trên hành tinh thì không thể theochu kỳ lịch Maya mà kết thúc. Nếu có một chu kỳ mới thì sự sống phải được tiếp nối và sự tiếp nối này là không cùng tận.
Thông thường, các thông tin mê tín được nuôi bằng thực phẩm “si mê”, thiếu khoa học, vốn sẽ sống dai như con đỉa, chặt ra trăm mảnh nó sẽ trở thành một trăm con. Hoặc như con bạch tuộc, chặt đứt tua này nó sẽ mọc ra tua khác. Chỉ cần lấy lửa trí tuệ hay gươm trí tuệ chặt đứt thì niềm tin mê tín không sống nữa, cũng khôngcòn cơ hội tái sinh. Tuyệt đối đừng để mê tín tái sinh vào đầu óc của thế hệ đi sau chúng ta. Đó là đại hoằng pháp.
(Còn tiếp)