Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật Nên Biết

25/06/201100:00(Xem: 4372)
Học Phật Nên Biết

HỌC PHẬT NÊN BIẾT
學佛須知

Tác Giả: Pháp Sư Thánh Nghiêm, Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Kim Minh và Phương Khắc Minh
Dịch Việt: Thích Nguyên Thành

Phần I.

Những gì là vic làm của một vị Cư Sĩ?

Pháp Sư Thánh Nghiêm

Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ.

Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ?

Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực.

Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.

1. Ba Loại Pháp Môn

    Pháp môn tu học theo Phật giáo tuy có rất nhiều nhưng có thể chia làm ba loại:

    1. Nhơn Thiên Đạo
    2. Giải Thoát Đạo
    3. Bồ Tát Đạo

    Tông chỉ học Phật là tìm cầu con đường giải thoát. Con đường này được đặt trên nền tảng Nhơn Thiên Đạo. Đặc biệt là Nhơn đạo, mấu chốt quan trọng nhất của sinh tử là giải thoát. Cho nên, người học Phật không thể xa lìa Nhơn Thiên Đạo mà mong cầu con đường giải thoát.

    Tìm cầu con đường giải thoát cũng không bằng người chứng đắc Phật quả. Giải thoát sinh tử, không phải là đã thành Phật. Muốn thành Phật, chúng ta phải chú ý và coi trọng con đường Nhơn Thiên và con đường Giải Thoát, và đó gọi là con đường Bồ-tát.

    Từ những tính chất trên, con đường Nhơn Thiên là chú trọng về sự truy cầu phước nghiệp như Bố Thí, Cứu Tế, Phóng Sanh, Cấm Sát, Xã Hội Công Ích, vv... Con đường giải thoát là chú trọng về tu trì huệ nghiệp như giữ Giới, tu Thiền, lễ Phật, niệm Phật, nghe Kinh, xem Kinh, vv… Điều quan trọng là sự khác biệt giữa thế gian và xuất thế gian. Người có tâm luyến ái thế gian, tuy tu huệ nghiệp, nhưng vẫn là phước báo Nhơn Thiên; Người có tâm xuất thế gian, tuy truy cầu phước nghiệp, nhưng vẫn quay về con đường Giải Thoát.

    Bất luận vấn đề gì, mục đích học Phật không nằm ở con đường Nhơn Thiên mà chính là con đường giải thoát. Tự cầu giải thoát, cũng là cầu cho tất cả chúng sanh được giải thoát, giúp người khác giải thoát là Phước đức; Phước huệ song tu chính là con đường Bồ Tát. Tông chỉ Phật giáo tuy là xuất thế, mà phương pháp tu học của Phật giáo là Nhập Thế. Bởi vì tự cầu giải thoát, là mong cầu xa lìa những khổ đau phiền não của thế gian. Cứu tế chúng sanh, là vì cứu giúp chúng sanh giải thoát những khổ đau phiền não của Thế gian. Tuy nhiên Xuất Thế lại không chạy theo ham muốn của Thế Gian. Đồng thời, Phật Giáo gọi là giải thoát, chú trọng trong tâm, tự tại tinh thần, không bị trói buộc của ngũ Dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), đó chính là tâm giải thoát, xa lìa Dục giới mà sanh lên cõi Sắc và Vô Sắc Giới, cho đến xuất ly sanh tử. Nếu không thọ nhận tập nghiệp của Vô minh và sự ràng buộc của Vô trí, chính là Huệ Giải Thoát, siêu thoát sinh tử, cho đến thành Phật. Do đó, người đã giải thoát, tất nhiên không bị ràng buộc của sinh tử, nhưng lại không phải không thọ nhận sinh tử. Vì cứu độ chúng sanh, chư Bồ-tát vẫn phải sinh tử. Nhưng sanh tử của các quý Ngài là tự chủ phát nguyện, chứ không giống như sinh tử của người phàm phu bình thường do phiền não nghiệp lực dẫn dắt. Giống như, một người tự do đi vào nhà tù vì người tội phạm mà thuyết giảng (Hoặc làm công việc trong nhà tù), tuy cũng vào nhà tù, tiếp xúc với người phạm tội, nhưng tâm lí của người ấy cảm nhận khác với người phạm tội bị pháp luật trừng phạt mà giam cầm trong nhà tù. Cho nên, người đã giải thoát, tuy vào sanh tử, nhưng vẫn không bị sanh tử làm đau khổ; tuy ở trong sanh tử, nhưng không bị sự ràng buộc .

    2. Con đường Giải Thoát và con đường Bồ Tát

      Chẳng có gì hơn, tu trì con đường giải thoát là ý nghĩa căn bản của Phật giáo, và cũng chẳng có gì thích hợp hơn, công phu tu trì con đường giải thoát là lấy thân phận của Người Xuất Gia làm thích hợp. Người Xuất Gia không bận tâm nhiều bằng Người Tại Gia. Cho nên, người Xuất Gia có thể chứng được Tứ Quả , Người Tại Gia có thể chứng được Tam Quả . Phật Giáo Nam truyền chủ trương, Người Tại Gia cũng có thể chứng được Tứ Quả, nhưng thật sự để chứng Tứ Quả phải là Người Xuất Gia.

      Nói đến con đường Bồ Tát, đó là căn bản của Phật Giáo. Người tu trì con đường Bồ Tát với thân phận Người Tại Gia càng thích nghi hơn. Bởi vì, phạm vi cuộc sống của Người Tại Gia rộng rãi hơn Người Xuất Gia. Họ thâm nhập và tiếp xúc với quần chúng, chính là phương tiện tốt nhất để thay đổi quần chúng. Cho nên Bồ Tát trong Kinh Phật, đa số là hiện tướng Tại Gia. Thậm chí Vị Bồ Tát sống trong Cõi Trời Đâu Suất, cũng hiện tướng Thiên Nhơn, mà không phải tướng Xuất Gia. Đương nhiên, Bồ Tát hiện tướng Tại Gia, không có phân biệt tính Nam Nữ. Trời Sắc Giới trong Tam Giới đã không có ham muốn dục vọng nam nữ, huống gì là Bồ Tát ở trong địa vị Thánh. Nguyên nhân Bồ Tát hiện ra nhiều tướng Tại Gia, chính là đang chứng minh người tu trì con đường Bồ Tát, thích hợp nhất là thân phận của Người Tại Gia.

      Con đường giải thoát rất cao quí, nhưng càng cao quí hơn là con đường Bồ Tát. Bởi vì người tu trì con đường Bồ Tát, ngoài tự cầu giải thoát, còn giúp đỡ người khác tự giải thoát, tức là người cầu chứng được con đường giải thoát, cũng là người thực hành con đường Nhơn Thiên. Thực chất có thể nói, Bồ Tát tuy hiện thân tướng Tại Gia, nhưng lại càng vĩ đại hơn Thánh Giả Xuất Gia. Đó cũng chính là nguyên nhân căn bản của Phật Giáo Đại Thừa.

      Người tại gia thực hành phước nghiệp của con đường Nhơn Thiên rất dễ dàng, chỉ cần bỏ tiền bỏ sức ra làm nhiều công việc từ thiện của công ích xã hội, thì điều đó có thể làm được; còn tu trì đòi hỏi Người Tại Gia có thể giống như hoa sen sanh trong bùn lầy mà không bị bùn làm ô nhiễm. Vì vậy, tu trì con đường giải thoát, điều đó tương đối là khó. Nếu chỉ thực hành con đường Nhơn Thiên mà không tu theo con đường giải thoát, đó chính là con đường Nhơn thiên chứ không phải là con đường Bồ Tát, chỉ có thể đổi lấy phước báo trong cảnh giới Nhơn Thiên, không có thể giải thoát sanh tử, và càng không có thể tự chủ sanh tử. Đó cũng chính là một trong những yếu tố của người Xuất Gia, đáng được tôn quí và hơn hẳn người Tại Gia.

      Căn cứ những yêu cầu này, có thể hiểu biết thêm giữa người tin Phật và không tin Phật, cả hai đều là Người Tại Gia , với người không tin Phật, cho dù người ấy là nhà từ thiện vĩ đại nhất, nhưng điều đó chỉ có thể đạt được phước báo Nhơn Thiên và Cõi Trời Lục Dục. Phước báo hưởng hết, vẫn đọa lạc trong Tam Đồ - Bàng Sanh, Ngạ Quỉ, và Địa Ngục- để thọ khổ; còn với người Tại Gia đã tin Phật, cho dù không thể xác thực tu trì con đường giải thoát, nhưng cả cuộc đời để tâm hướng về, chắc chắn đi theo con đường giải thoát để tu trì. Cuộc sống hiện tại tu tập không thành, cho đến sau khi tái sanh nhiều lần, cần phải mang nguyện vọng tu thành tựu mới đạt được con đường giải thoát. Người Tại Gia tin Phât, cho dù không thể tích cực truy cầu phước nghiệp Nhơn Thiên, mức độ thấp nhất cũng không đến nổi tạo tác ác nghiệp trong Tam Đồ. Cho nên, người Tại Gia, có tin Phật hơn người không tin Phật là: càng tiến về phía trước càng có hy vọng và cũng càng có được sự bảo hộ.

      3. Cư Sĩ Nên Tu Con Đường Bồ Tát

        Đến đây, chúng ta sẽ nói về vấn đề của Vị Cư Sĩ.

        Trong quan điểm người bình thường cho rằng có nhiều tên gọi chữ “Cư Sĩ”. Chữ “Cư Sĩ” là danh từ riêng Phật Giáo thường gọi các Tín Đồ Nam Nữ Tại Gia, thật ra không phải như vậy.

        Trong Thánh Điển Nguyên Thủy Phật Giáo, đặc biệt là ở trong Bộ Luận Tạng, Cư Sĩ chính là tên thường gọi của Người Phàm Tục, Phạn Ngữ gọi là Gahapati (Ca La Việt, Già La Việt). Bất luận người tin Phật và Không tin Phật, phàm là người có đức hạnh ở trong gia đình, liền có thể gọi là Cư Sĩ.

        Người Nam gọi là Nam Cư Sĩ, Người Nữ gọi là Nữ Cư Sĩ, đó là cái tên thường gọi của Người Phàm Tục đã kết hôn. Cho nên, Ngài Ma Thập giải thích rằng: “Ngã quốc Bạch Y đa tài phú lạc giả, danh vi Cư Sĩ”(Kinh Di Ma, Quyển 1) (Người Bạch Y giàu có sung túc ở nước ta, gọi là Cư Sĩ)hoặc là Luận Thập Tụng, quyển sáu nói: “Cư Sĩ giả, trử Vương, Vương Thần, cập Bà La Môn chủng, dư tại gia Bạch Y, thị danh Cư Sĩ”(Cư Sĩ có nghĩa là tấtcả Các Người Bạch Y tại gia, trừ Vua, Đại Thần, Bà La Môn, gọi là Cư Sĩ).

        Ở Trung Quốc, sử dụng từ “Cư Sĩ”, cũng không phải ban đầu lấy từ Cư Sĩ của Phật Giáo. Trong Lễ Kí có câu “Cư Sĩ Cẩm Đái”, đó là chỉ Vị Ẩn Sĩ hành đạo, làm nghệ thuật cũng mang nghĩa là Ần Sĩ.Cho nên trong các sách xưa của Trung Quốc thường xuyên thấy được các vị Nhã Sĩ Văn Nhân (người mẫu mực thanh cao, có học vấn và biết thơ văn), thường thích lấy tự hiệu Cư Sĩ, nhưng đó lại không phải bày tỏ các vị Nhân Sĩ đều là Tín Đồ Phật Giáo.

        Phật Giáo quen lấy từ Cư Sĩ xưng hô cho Tín Đồ Tại Gia, ví dụ như Ngài Cư Sĩ Duy Ma. Cư Sĩ Duy Ma, chính xác có thể gọi là Cư Sĩ, nhưng cũng vì thế mà người sau hiểu lầm, như Huệ Viễn Đại Sư nói (Duy Ma Kinh Sớ, quyển 1): Cư Sĩ có hai nghĩa:

        (1). Quảng tích tư tài, cư tài chi sĩ, danh vi Cư Sĩ;(Nhà tích lủy nhiều tiền của và vật chất ở nhà, gọi là Cư Sĩ).

        (2). Tại gia tu đạo, cư gia Đạo Sĩ, danh vi Cư Sĩ. (Người tại gia tu hành theo đạo, làm Đạo Sĩ ở nhà, gọi là Cư Sĩ).

        Chính vì như vậy, từ “Cư Sĩ” cũng dần dần trở thành danh từ chung dùng rộng rãi trong Phật Giáo. Bành Tế Thanh, Triều Đại Thanh, biên soạn một bộ Truyền Kí về Tín Đồ Phật Giáo Tại Gia, cũng lấy Cư Sĩ Truyện để đặt tên. Trong thực tế, lấy chữ “Cư Sĩ” xưng hô người tại gia học Phật, cố nhiên không có cái gì mà không có thể được. Nếu lấy quan niệm của người Trung Quốc và lấy hàm ý của Vị Ẩn Sĩ để miễn cưỡng so sánh người Cư Sĩ học Phật, đó là không thích hợp lắm. Thậm chí tương phản ý nghĩa. Bởi vì, Ẩn Sĩ là phải trãi qua cuộc sống tự tu dưỡng lấy bản thân và sáng suốt giữ gìn thân thanh tịnh; người Cư Sĩ học Phật là người thực hành con đường Bồ Tát, vì cứu độ chúng sanh, có thể không luyến tiếc sanh mạng, tự cầu giải thoát và giúp người khác giải thoát, như thế làm sao có thể cùng ý nghĩa với Ẩn Sĩ ? Nhưng đã trở thành tập tục, chúng ta tùy theo tập tục xưng hô.

        Chiếu theo Lí, một Cư Sĩ Tại Gia danh tiếng, lại là một vị Bồ Tát Đại Thừa. Tuy nhiên, cần làm một Vị Bồ Tát danh tiếng, không đơn giản. Thái Hư Đại Sư từng nói : “Chánh tu nhập tổ vị giả, nãi năng hoằng Đại Thừa Giáo, phủ tắc……đản năng linh đắc Nhơn Thiên quyền tiểu chi ích, câp chủng Đại Thừa thiện căn, bất nhập Đại Thừa”. (Phật Pháp Đạo Ngôn) (Người hoằng truyền Giáo Pháp Đại Thừa phải bước vào quả vị Tổ, nếu không thì chỉ có thể khiến cho Nhơn Thiên đạt được lợi ích nhỏ và gieo trồng thiện căn Đại Thừa, chứ không thể nhập vào Đại Thừa được).Cần phá được Tam Quan của Thiền Tông, tương đương với các Vị Lục Căn Thanh Tịnh, mới nhập vào Tổ Vị, mới có thể hoằng dương Phật Giáo Đại Thừa. Con đường Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa thật đáng coi trọng. Bởi thế, chúng ta không vì khó thực hành con đường Bồ Tát mà không làm. Tuy không thể thành tựu liền Thánh Vị Ưu Việt của Bồ Tát Đại Thừa, nhưng nếu tiếp tục gieo trồng thiện căn Đại Thừa, cuối cùng sẽ trở thành tựu. Cho nên, các Vị Cư Sĩ Tại Gia không nên nản lòng. Tại Gia tuy đang truy cầu con đường giải thoát rất khác biệt với người Xuất Gia, nhưng mà thực hành con đường Bồ Tát, lại có điều kiện vượt trội hơn Người Xuất Gia.

        4. Trọng Tâm Con Đường Bồ Tát

          Chúng ta biết rằng, đạo đức chủ yếu của Đạo Nhơn Thiên là Ngũ Giới và Thập Thiện (không Sát Sanh, không Trộm Cắp, không Tà Dâm, không Vọng Ngữ, và không Uống Rượu là 5 phần đạo đức tất yếu của Giới, cho nên gọi là Ngũ Giới; Không Sát Sanh, Không Trộm Cắp, Không Tà Dâm, Không Vọng Ngữ, Không Uống Rượu, Không Nói Lưỡi Đôi Chiều, Không Nói Lời Hung Ác, Không Tham Dục, Không Sân Nhuế, và Không Tà Kiến, gọi là Thập Thiện)

          Đạo đức chủ yếu của con đường giải thoát là ba môn học Giới, Định, và Huệ. Đạo đức chủ yếu của con đường Bồ Tát là Lục Độ : Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, và Trí Tuệ. Lục Độ đã bao hàm Tam Học, Tam Học lại bao hàm Ngũ Giới và Thập Thiện, cho nên Bồ Tát Đạo là con đường căn bản của Phật Giáo.

          Như vậy, Lục Độ lấy Bố Thí làm đầu, thực hành Bồ Tát Đạo là lấy Bố Thí làm trọng tâm.Vì muốn độ chúng sanh, trước tiên ta cần phải an ủi, khiến cho chúng sanh đã được an ủi trong tinh thần và vật chất, sau đó chúng sanh mới có thể phát sinh thiện tâm, tiếp thọ sự cảm hóa và tín nhiệm sự cảm hóa của ta.

          Bố Thí: Phân ra 3 loại: Tài Thí, Pháp Thí (Phương pháp li khổ), và Vô Úy Thí (Động viên cho người yếu hèn). Tài Thí thuộc về Vật Chất, Pháp Thí và Vô Úy Thí thuộc về Tinh Thần. Lí tưởng Bố Thí vẫn có thể coi trọng 3 loại, nhưng chúng sanh bình thường, dưới sự áp bức của cuộc sống hiện thực, đối với nhu cầu cứu tế, Vật Chất cần hơn nhu cầu tinh thần, nên làm khẩn thiết. Trước tiên khiến cho họ ăn no mặc ấm, sau đó mới có thể nói việc truy cầu về Tinh Thần. Lấy công việc Bố Thí mà nói, Vị Cư Sĩ càng có thể làm triệt để hơn Tăng Ni. Căn cứ Giới Luật, Người Xuất Gia không nên có của cải, không tích trữ của cải, vì thế đối với việc Bố Thí khó có thể thực hiện được.Tăng Ni ngày nay chưa thấy vị nào chứa tiền bạc mà giữ giới được thanh tịnh, ngoại trừ tài sản công hữu của Chùa thì không có nhiều tài sản tư hữu. Cho nên, Người Xuất Gia chỉ có thể Bố Thí Phật Pháp, lấy sự động viên tinh thần Vô Úy, không có thể sử dụng vật chất để cứu tế. Tuy trong Kinh Đức Phật nói, công đức Bố Thí lấy Bố Thí Pháp làm thù thắng, nhưng trước khi bố thí pháp thì điều kiện cần có trước để cảm hóa chúng sanh là vật chất.

          Thật ra việc giáo hóa chúng sanh lìa khổ được vui là hướng theo con đường giải thoát, đó mới là công năng của Phật Pháp. Công đức này rất lớn lao, nhưng lại không phải phương pháp trực tiếp để giải trừ nghèo khó hiện thực. Đồng thời, tỉ lệ Người Xuất Gia có thể đem Phật Pháp và Vô Úy để Bố Thí cũng tương đối là thấp, chúng ta có thể nhận được sự chứng minh trong Thánh Điển Nguyên Thủy: Thời Đức Phật còn tại thế, các Đệ tử Xuất Gia thường theo tùy tùng Ngài, có khoảng 1000 người, đa số là Các Bậc Đại A La Hán. Ngoài Phàm Thánh Tăng Ni, còn có rất nhiều Đệ Tử khác, nhưng trong Tăng Đoàn việc thành lập vị lãnh đạo, không qua con số hơn 10 vị. Cho đến phương pháp hoằng hóa của các Ngài có thành tựu vĩ đại, trong tỉ số ghi chép cũng vẫn là ít. Đương nhiên việc ghi chép Thánh Điển không tránh được sai sót.Về phương diện Bố Thí, người có khả năng ảnh hưởng lớn, thì không nhiều. Đó là sự thật. Tăng Ni đời sau, đương nhiên không cần nói thêm nữa. Người Xuất Gia lấy tu trì giải thoát làm chủ, tu hành có thừa sức lực (hành hữu dư lực), mới có thể nói đến công việc cứu tế chúng sanh.

          Cho nên Vị Cư Sĩ, nếu là một người thực hành con đường Bồ Tát có danh tiếng thật sự, nên coi trọng và làm được 3 Pháp Bố Thí. Tự mình có của cải, có thể dùng vật tư cứu tế người nghèo khó, tự mình hiểu sâu sắc Ý nghĩa thù thắng của Phật Pháp có thể dùng để giáo hóa chúng sanh, an ủi và động viên chúng sanh.

          Vì thế tinh thần Đại Thừa Chơn Chánh, tuy có Đại Bồ Tát Xuất Gia học cách giáo hóa của Phật Đà, nhưng Người Xuất Gia phàm phu nói chung không thể biểu đạt hết được, chỉ có Cư Sĩ tại Gia phát tâm rộng lớn, mới là người thực hành lí tưởng của con đuờng Bồ Tát.

          Đương nhiên, trong lịch sử ghi chép, Người Cư Sĩ Lí Tưởng đã nói, cũng là số người đạt được sự giải thoát thanh tịnh.Vì vậy Người Cư Sĩ bình thường, chắc chắn không thể làm được hoàn cảnh lí tưởng như thế. Vị Cư Sĩ có tiền của, có khả năng mang tiền tài và vật chất Bố Thí, nhưng cũng chỉ dừng lại ở chỗ Bố Thí Tài Vật, chưa có thể đầy đủ khả năng thấu đạt ý nghĩa thù thắng của Phật Pháp mà dùng Phật Pháp Bố Thí. Nếu như mong mỏi mọi người vui vẻ mong cầu tiến bước lên con đường Bồ Tát, đó là điều rất khó khăn (tuy nhiên không phải không có người đạt được). Do đó, Bố Thí của Quí Vị vẫn còn giới hạn trong việc tìm cầu Phước Nghiệp Nhơn Thiên.

          Hơn nữa, Vị cư sĩ thấu đạt ý nghĩa thù thắng Phật pháp, tuy có thể làm được pháp thí, nhưng với sự bố thí vật chất, các vị không phải là trưởng giả giàu có, cũng chính là lực bất tùng tâm. Đại đa số, các vị cư sĩ có lòng tin chân chính, đang quanh quẩn trên con đường giao thoa (đan xen lẫn vào nhau) giữa Nhơn Thiên Đạo và Bồ Tát Đạo, tức là hướng về con đường giải thoát, nhưng trái lại không có biện pháp để giải thoát nghiệp Nhơn Thiên, chính là trong nghiệp Nhơn Thiên các vị ưa thích mong cầu con đường giải thoát. Đương nhiên, các vị còn vận may, mức độ thấp nhất cũng đáng được tôn kính. Các vị cần phải đi vào con đường giải thoát, cho đến con đường Bồ Tát chân chính.

          5. Những Điều Kiện Cần Có Của Vị Cư Sĩ

          Đằng trước giải về Vị Cư Sĩ Lí tưởng. Cư Sĩ lí tưởng là xuất phát từ vị cư sĩ bình thường, cũng chính là chỗ dừng chân của vị cư sĩ bình thường từ công việc Bố Thí. Như vậy, người cư sĩ bình thường nên có đầy đủ các điều kiện gì?

          Trong Kinh Tạp A hàm đã qui định, Vị Cư Sĩ Tại Gia phải có đầy đủ 5 điều kiện, đó gọi là 5 Pháp Cụ Túc.

          1. 1. Tín Cụ Túc:

          Tín tâm là điều quan trọng nhất. Nếu như không xây dựng tín tâm sâu sắc thật sự thì tất cả vấn đề khác đều không thể nói đến. Đối với Phật Giáo, trước tiên cần phải có niềm tin chính xác. Trọng tâm của niềm tin là Phật pháp. Phật Pháp có thể giúp chúng ta xa lìa khổ đau, đạt được hạnh phúc. Cho nên cần phải có niềm tin. Phật Pháp là do Đức Phật nói, Phật Pháp do Tăng chúng ghi chép, lưu truyền, trụ trì, hoằng dương…v.v.. cần phải có niềm tin. Kết hợp lại chính là niềm tin Phật, Pháp và Tăng, gọi là niềm tin Tam Bảo.

          Người bắt đầu học Phật phải qui y Tam Bảo. Qui y Tam Bảo là đem hết cả thân tâm vô điều kiện đến với ân đức và ánh sáng soi chiếu của Tam Bảo. Sau khi qui y Tam Bảo có thể dưới sự hướng dẫn của Tam Bảo, được bắt đầu chỉ dẫn và thực hành Tám con đường của nhân sinh, là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.

          1. 2. Giới Cụ Túc:

          Chủ yếu là Ngũ Giới – không sát sanh (Không chỉ không giết động vật mà còn nên ăn chay), không trộm cắp, không tà dâm (không có giao hợp với giới tính khác ngoài vợ chồng), không vọng ngữ và không uống rượu. Ngũ giới vốn là căn bản đạo đức bắt buộc của người Phật tử. Qui Y Tam Bảo và Thọ Trì Ngũ Giới vốn không nên coi là 2 Ý nghĩa của 2 giai đoạn. Nếu chỉ Qui Y Tam Bảo mà không thọ Ngũ giới thì giống như một người đến trường học đăng kí ghi tên mà không thành thật lên lớp cầu học. Đó chỉ là gieo trồng thiện căn mà không gặt hái được lợi ích hiện thực. Ngũ Giới, Thập Thiện là nghiệp Nhơn Thiên trong cõi Nhơn Thiên. Nếu không thể thọ trì ngũ giới thì quả vị Nhơn Thiên trong cõi Nhơn Thiên cũng đều không bảo đảm, huống hồ có thể giải thoát sinh tử ?

          Nếu hướng về cuộc sống xuất gia, mà hoàn cảnh hiện thực bên ngoài không cho phép, thì ngoài việc thọ trì ngũ giới ,các Phật tử mỗi tháng âm lịch có thể ăn chay 6 ngày (Mùng 8, 14, 15, 23, 30 và mùng một), và lấy một ngày một đêm làm kỳ hạn thọ trì Bát Quan Trai Giới, , đó gọi là Bát Quan Trai Giới:

          1. không sát sanh
          2. không trộm cắp
          3. không dâm dục( 1 ngày 1 đêm không được phép giao hợp với người khác giới)
          4. không nói vọng ngữ
          5. không uống rượu
          6. không trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và đi xem
          7. không ngồi nằm giường cao rộng lớn
          8. không ăn phi thời(thông tục gọi là dùng cơm trưa, sau khi ăn cơm trưa xong chỉ cho phép uống nước và không được tiếp tục ăn cơm).

          Khi vị cư sĩ tu theo con đường Bồ Tát, thì thọ thêm giới Bồ Tát. Tuy đây không phải qui định trong Kinh A Hàm, nhưng vị cư sĩ theo Phật giáo Đại thừa, đúng là cần thiết thọ trì Giới Bồ Tát. Bởi vì việc thọ giới giống như tuyên thệ (đọc lời thề). Ý nghĩa tuyên thệ càng trang nghiêm, hiệu lực thì tuyên thệ càng hùng vĩ. Năng lực của giới chính là chống cự lại thuốc thối rữa cực mạnh của ác tính.

          1. 3. Thí Cụ Túc:

          Nội dung bố thí là mang tâm tôn kính dâng cúng cho cha mẹ, sư trưởng , Tam Bảo, và đem tâm từ bi thương xót bố thí những người nghèo khổ bơ vơ. Vì bố thí công ích chung, nên thúc đẩy tới thành công phước lợi cho quần chúng xã hội.

          1. 4. Văn Cụ Túc:

          Trì giới và bố thí là coi trọng việc thiết lập và bồi dưỡng phước đức. Nếu cần mong cầu đạt Chánh Tri Kiến của Phật Pháp và phụng hành theo lời dạy của Phật Pháp cho hợp lí, đó chính là bắt đầu từ việc nghe pháp. Xem kinh cũng là một trong những phương pháp nghe pháp. Nhưng được chỉ dẫn và giảng giải truyền thụ Ý nghĩa Kinh Điển uyên thâm rộng rãi, thân cận với thiện tri thức, hướng đến chùa tháp, chuyên tâm nghe kinh, vẫn là điều tất yếu. Đây là mục đích quảng bá rộng rãi cho các vị Cư Sĩ vào Tự Viện.

          1. 5. Huệ Cụ túc:

          Đây là nhận thức và lãnh ngộ đối với Chân Đế (đạo lí chân chính). Nhờ tinh tấn thực hành việc nghe pháp mà đã đạt được một loại kinh nghiệm thực chứng. Vào thời Đức Phật, một lần Ngài giảng pháp có rất nhiều người đến nghe, thấu hiểu được đạo lí và chứng được sơ quả, v.v… đó chính là điển hình của Huệ Cụ Túc.

          6. Cuộc Sống Gia Đình Của Vị Cư Sĩ

          Một vị Cư Sĩ, tuy đã Qui Y Tam Bảo, nhưng vẫn là người Phàm Tục Tại Gia. Đã là người Phàm Tục thì nên theo phạm vi cuộc sống của Phàm Tục để sinh sống. Nhưng so với cuộc sống thì càng nhiệt tâm, càng hài hòa thì càng mỹ mãn, càng có sức sống, càng có năng động hơn người Phàm Tục không có tin Phật. Chỉ có như thế, mới có thể khiến mình hạnh phúc, khiến người khác tôn kính, và khiến người khác vui vẻ tiếp thọ sự ảnh hưởng của chính mình.

          Nhiệm vụ tất yếu của cuộc sống người Phàm Tục, chính là xây dựng một gia đình hạnh phúc và hòa hợp. Đối với cha mẹ cần phải tận tị hiếu thảo. Đối với con cái cần phải từ bi và thương yêu, kính trọng và phụng dưỡng, dạy dỗ và giáo dục, phải làm hết khả năng tốt nhất của chính mình mới có thể trọn vẹn được trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Vợ chồng là trọng tâm của gia đình. Giữa vợ chồng nhất định phải gắn bó, sống với nhau trong sạch, cần phải kính yêu và quan tâm đối phương. Tình cảm giữa vợ chồng phải hòa thuận, cho dù đời sống cơm ăn áo mặc khó khăn nhưng vẫn giữ gìn được một gia đình hạnh phúc và đáng thương yêu.

          Gia đình hòa hợp và hạnh phúc chủ yếu là xây dựng tình cảm giữa vợ chồng. Hạnh phúc gia đình chủ yếu là dựa vào quân bình thu nhập kinh tế. Vị Cư Sĩ nên làm chức nghiệp từ các sự việc chính đáng đến mưu cầu sự cần thiết của cuộc sống. Ngoại trừ nghề giết mổ gia súc( bao gồm nghề biển và mỡ tiệm ăn…), nghề ăn trộm( bao gồm nghề đánh bạc và buôn lậu…), nghề bán dâm(nhà hàng, vũ trường, nhà chứa…),còn những nghề khác như nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, thầy giáo đều có thể lựa chọn. Đã có kinh tế thu nhập thì cần phải coi mức thu nhập của chính mình mà chi tiêu. Trong Kinh Thiện Sanh, Đức Phật vì thu nhập của Vị Cư Sĩ chia thành 4 loại:

          1. ăn uống(cuộc sống sinh kế gia đình)
          2. Nghề làm ruộng(vốn liếng của kinh doanh)
          3. Tích trữ(cất giữ tiền bạc trong nhà, đề phòng khi cần tiêu gấp)
          4. Nhà buôn cung cấp canh tác mà sanh lợi tức( cho vay và lợi nhuận)

          Tùy thuộc vào nền kinh tế mà có 1 kế hoạch kinh tế cho gia đình , sao cho an toàn và khoa học nhất.

          Tác dụng của kinh tế là đang thúc đẩy tới thành công hạnh phúc cuộc sống, là đang đạt được mục đích của đạo đức. Cho nên Đức Phật quở mắng kẻ nô lệ đồng tiền, thu nhập vượt quá nhiều chi tiêu là như con chó chết đói; và quở trách hơn khi người chi tiêu vượt quá thu nhập là như một bát đầy trái cây ngon mà không có hạt giống trồng.

          Nếu như kinh tế cuộc sống gia đình hằng ngày đã ổn định nhưng vẫn còn dư thì nên sử dụng vào việc làm phước đức: như cúng dường Tam Bảo,làm từ thiện công ích…Cho nên, Kinh Tạp A Hàm cũng nói: Tài sản của Vị Cư Sĩ nên phân chia làm 3 loai:

          1. Phụng dưỡng cha mẹ
          2. Nuôi dạy vợ con cho đến thân thuộc, bạn bè, dầy tớ…vv
          3. Cúng dường Tam bảo.

          Một vị cư sĩ, thông thường phải thân cận với Tam Bảo, nhưng không coi thường công việc hằng ngày của gia đình. Vứt bỏ trách nhiệm đối với cha mẹ, con cái, vợ chồng mà mãi mê đến với Tam Bảo, sự việc đó Đức Phật không mong muốn, trừ khi đã làm xong trách nhiệm đối với gia đình.

          Một Vị Cư Sĩ, nên cúng dường Tam Bảo vô điều kiện, nhưng nếu như bớt xén cung cấp cho cha mẹ, bớt xén đi dinh dưỡng của con cái, tiết kiệm chi tiêu trong cuộc sống của vợ chồng, hạ thấp tiền công của người làm mướn…vv, cầm đồng tiền đó đến cúng dường cho Tam Bảo,việc làm này cũng không phải là mong muốn của Đức Phật. Trừ khi đã được sự bằng lòng cho phép của đối phương, hoặc là tự động phát tâm xuất tiền riêng của mình để cúng dường Tam Bảo.

          Vì vậy, một Vị Cư Sĩ không thể vì có lòng tin với Đức Phật mà phá hoại sự hòa hợp và hạnh phúc của gia đình. Nếu vì nhân duyên đã có lòng tin với Đức Phật thì nên khiến cho gia đình càng tăng thêm sự hòa hợp và an vui. Nếu không, người nhà của Quí Phật Tử không hài lòng với việc làm của Quí Vị là do không chăm lo cho gia đình, chỉ trông nôm Tam Bảo, họ không chỉ khởi lên cảm giác khó chịu đối với Quí Vị mà còn mang cảm giác khó chịu đối với Phật Giáo. Nói như thế, Quí Vị vì cung kính Tam bảo, lại khiến cho người thân của mình biến thành người phản đối Tam Bảo, đây là sự việc rất đau buồn. Như tôi nói ở trước, Cư Sĩ là người thực hành con đường Lí Tưởng của Bồ Tát và lấy việc cứu độ chúng sanh làm nhiệm vụ thiết yếu. Hiện nay, Quí Phật Tử đã dẫn người thân của chính mình cách ly với Tam Bảo ngàn dặm, còn nói gì đến việc cứu độ chúng sanh?

          7. Cuộc Sống Xã Hội Của Vị Cư Sĩ

          Có người nói, nhân loại là động vật của xã hội. Cho nên phàm là cuộc sống của con người, thì không thể xa lìa xã hội. Cái gọi là định nghĩa của xã hội, nên là “một đoàn thể có tổ chức”. Vì vậy, xã hội lớn nhất của chúng ta có thể bao gồm toàn thể nhân loại; xã hội nhỏ nhất có thể ít nhất chỉ kết hợp hai người trở lên.

          Do đó, gia đình là nền tảng của xã hội, xã hội là một quần thể rộng lớn của gia đình. Gia đình, ít nhất chỉ là kết hợp của hai vợ chồng, xã hội có thể có rộng lớn là tổ chức của toàn thể nhân loại, cho đến thế kỷ vũ trụ vị lai có thể mang nhân loại vào trong các vì sao mà sinh sống. Chính vì lẽ đó, xã hội bao hàm Ý nghĩa là không chịu hạn chế của không gian và thời gian.

          Từ trong lập trường của Phật Giáo,có thể nói rằng: phạm vi sinh hoạt của một vị cư sĩ tại gia có thể sâu rộng hơn các vị Tăng Lữ Xuất Gia, nhưng phụ thuộc xã hội càng có nhiều phiền phức hơn Tăng Lữ Xuất Gia. Bởi vì cuộc sống xã hội vẫn là trọng yếu của Cư sĩ. Một vị cư sĩ có nhiều thân phận trong gia đình: Đó là ông bà, cha mẹ, anh chị em, cháu nội, cháu ngoại, cho đến thân bằng quyến thuộc, v.v...nên có các thân phận khác nhau. Vì một gia đình rộng lớn mà trở thành một gia tộc. Rộng lớn hơn gia tộc chính là xã hội bên ngoài như cấp bậc địa vị của Thầy, đệ tử trong một tự viện hoặc là giám đốc, nhân viên, đối với tập thể là đoàn viên, đảng viên, xã viên, hội viên, còn có bạn bè với bạn bè, quan hệ giữa người với người, v.v…đều hình thành nhân tố hình thức của xã hội. Vậy một người thực hành lí tưởng của Bồ Tát chính là bằng lòng sống như một cư sĩ trong mối quan hệ của xã hội. Do đó, mối quan hệ mới có cơ hội tiếp xúc, đã có cơ hội tiếp xúc mới có thể hướng dẫn mọi người quay về con đường giải thoát, chỗ duy nhất để nương tựa là Phật Pháp Tăng Tam Bảo.

          Nhưng việc cần độ chúng sanh mà chỉ dựa vào tình hình cuồng nhiệt về tôn giáo là không có tác dụng. Cuồng nhiệt về tôn giáo cố nhiên có thể khiến mọi người sinh ra can đảm, xông vào nước sôi lửa bỏng đi tuyên truyền biện luận, tấn công hãm trận, chiến đấu hy sinh nhưng chắc chắn không thể vĩnh cửu, cũng chắc chắn không thể bày tỏ sự ảnh hưởng lâu dài.

          Phật Giáo lấy phục vụ xã hội làm biểu tượng của con đường Bồ Tát. Đức Phật đã hóa hiện ra vô số hình dạng thân phận, thái độ, phương thức để thâm nhập vào các tộc loại khác nhau. Mỗi hình dạng cũng có thể là địa vị của Vua.

          Cái gọi là Vua, chính là vị lãnh tụ. Địa vị lãnh tụ đó không phải dùng vũ khí để lập nên, hoàn toàn là đem giá trị đạo đức để phục vụ đại chúng và chiêu cảm họ. Bởi vì chỉ có người chân chính mới có thể vì chúng sanh mưu cầu hạnh phúc, mới đầy đủ tư cách làm người lãnh tụ của quần chúng, mới có khả năng dành được nơi gửi gắm hy vọng của nhiều người với tâm vui vẻ thành thực phục vụ. Nếu không, đó không phải là Vua mà là giặc, là kẻ cướp.

          Do đó, một vị Cư Sĩ Lí Tưởng, không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần phải xuất hiện trong tư thế của vị lãnh tụ, ít nhất người ấy nên nhận bất cứ trường hợp nào được mọi người hoan nghinh, cho đến nhận được bất cứ trường hợp nào được mọi người tôn kính. Đáng tiếc không may, chính là tôi đã biết, có Vài Vị Cư Sĩ sau khi tin Phật, học Phật lại xa lánh, lạnh nhạt, ngăn cách mối quan hệ với xã hội chúng ta. Thậm chí bị mọi người coi là kẻ quái dị với sự cô đơn, thờ ơ và không thấu tình đạt lí. Đương nhiên, đó là do tâm thiết tha mộ đạo của Quý Phật Tử. Họ nhất tâm hướng về cuộc sống xuất thế của đạo giải thoát. Cho nên mối quan hệ của họ dần dần tách rời xã hội, không gắn bó mật thiết với nhau. Nhưng tôi cần nói với Quí vị, đây không phải thái độ ứng phó của Vị Cư Sĩ, Vị Cư Sĩ cũng không phải làm như thế. Cho dù đã là người xuất gia đối với danh lợi, ham muốn vật chất, cố nhiên không màng đến, nhưng đối với công ích xã hội cần phải nhiệt tâm. Thật sự, trong lịch sử Phật Giáo, người đã thành tựu quả vị chứng đắc, đối với mọi người trong xã hội cần phải nhiệt tâm. Nhiệt tâm đó chính là biểu lộ tâm từ bi và tâm bồ đề. Tin Phật học Phật, đó là phát tâm bồ đề. Vi Cư Sĩ sau khi tin Phật học Phật, trái lại vứt bỏ tâm bồ đề, há không phải đang làm trái với lời Phật dạy ư ? Sự giới hạn của một Vị Cư Sĩ, không phải đối tượng khiến cho người khác thù ghét,nếu không phải đó chính là nghĩa vụ của Vị ấy không có tận tâm tận lực cho đến làm ô nhục công việc ! Tuy nhiên, không làm hết mình với cương vị công việc, nhưng vẫn được hưởng quyền lợi và đối xử trong cương vị công việc, đó chính là món nợ, là hành vi phạm tội, là một loại nhân quả! Điều đó chắc chắn không phải là bản chất của Vị Cư Sĩ. Trong thực tế, người có quyền lợi trong đời sống xã hội cần phải có nghĩa vụ, cho dù người đã xuất gia cũng không ngoại lệ. Bản chất một Tín Đồ phật giáo, nên hết lòng vì nghĩa vụ, ít hưởng thụ quyền lợi, mới có thể nhận được sự yêu quí của người khác.

          Do đó, Đức Phật vì nhu cầu xã hội, muốn cai quản tất cả đoàn thể, đã nói ra 4 loại hạng mục đạo đức, nên gọi là Tứ Nhiếp Pháp. Nhiếp nghĩa là cai quản và nhiếp thọ, cũng chính là lãnh đạo và hóa đạo. Tứ Nhiếp Pháp chính là 4 phương pháp ứng xử không thể thiếu của một vị lãnh đạo, thật sự đã làm tốt công tác Tứ Nhiếp Pháp, liền có thể cảm hóa được quần chúng, và cũng có thể lãnh đạo được quần chúng.

          Tứ Nhiếp Pháp bao gồm :

          1. Bố Thí:

            Tính quan trọng của Bố Thí rất rộng. Giáo Lí Đạo Phật có liên quan đến nền tảng đạo đức của quần chúng xã hội đều chú trọng công việc Bố Thí. Phàm có liên quan nền tảng đạo đức của vị cư sĩ, đều phải động viên làm việc Bố Thí. Cho nên trong Kinh Ưu Bà Tắc nói : “Tuy tu Lục Độ, nhưng lại đặc biệt coi trọng lập đi lập lại nhiều lần thuyết minh và tuyên truyền pháp Bố Thí”. Bởi vì chỉ có pháp Bố thí, mới khiến cho người giàu nghèo trong xã hội, đạt được sự hòa giải thích hợp, và chỉ có Bố Thí mới có thể diễn đạt tinh thần từ bi của Phật Giáo. Người bình thường, đã hiểu lầm ý nghĩa nguồn gốc của việc Bố Thí, cho rằng tên gọi “Thí Chủ”, là chuyên dùng cho các Vị Cư Sĩ trong các Tự Viện. Trong thực tế, bỏ tiền ra, tốt nhất là cung kính cúng dường Tam Bảo và vì cứu tế người cô đơn-nghèo khổ-bệnh tật, mới đúng với danh tiếng thực tế của việc Bố Thí. Cư sĩ đem tài vật Bố thí, gọi là thí chủ; Tăng Ni đem Phật Pháp bố thí, lại không phải là Thí Chủ sao? Nói cũng khó trách được, Tăng Ni đời này, đa số chỉ biết vận động các Cư Sĩ xuất tiền cúng dường cho Tự Viện, mà rất ít tích cực khích lệ làm sự việc công ích cho Phật Giáo. Đây là trách nhiệm và thử thách trọng đại của Phật Giáo Trung Quốc trong hiện tại.

            Đưong nhiên, Bố Thí là một loại phước nghiệp. Đức Phật đem đối tượng phước nghiệp chia thành 8 loại, cũng gọi là 8 loại phước điền. Đó là: Phật, Thánh Nhân (Thánh Quả Tiểu Thừa và Đại thừa chưa chứng được Phật quả, trên Sơ Quả Tiểu Thừa và trên Sơ Địa Đại Thừa), Hòa Thượng (Thân giáo sư là chỉ người Trụ Trì đã xuất gia thọ giới, Cư sĩ không phải là Hòa Thượng), A Xà Lê ( Đạo Phạm Sư như Thầy Giáo Thọ, Thầy Y Chỉ, Thầy Truyền Giới, Thầy Qui y...), Tam Bảo, Cha, Mẹ và người bệnh. Trong 8 loại phước điền( ruộng Phước), Vị Cư Sĩ Tại Gia trước hết nên kính trọng Cha Mẹ, kế đó là Phật , là Thánh nhân.....Không phụng dưỡng cha mẹ mà đem vật chất, tiền bạc đến cúng dường Tam Bảo, đó không phải là sự mong muốn của Đức Phật. Nhưng trong Kinh Phạm Võng nói : “ Nếu Phật tử, thấy tất cả người bệnh, thường nên cúng dường giống như Đức Phật không có gì khác; trong 8 loại phước điền, phước điền thăm bệnh là một trong phước điền bậc nhất”. Đây chính là động viên mọi người làm từ thiện cứu tế. Cúng dường Tam Bảo đương nhiên cần thiết quan trọng, nhưng cứu tế người nghèo bệnh kề sát với sinh tử thì quan trọng hơn. Bình thường, ngoài phụng dưỡng cha mẹ, nên cúng dường Tam Bảo là việc cần làm trước. Gặp được tình huống đặc biệt, nếu có dư giả nên cứu giúp những người nghèo có hoàn cảnh khốn khổ và ách nạn. Đây là những việc mà các Vị Cư Sĩ cần phải hiểu rõ.

            2. Ái Ngữ:

            Cái gọi là Ái Ngữ, không phải là nói yêu đương, cũng không phải là người nịnh bợ, mà là dùng thái độ hòa hợp vui vẻ để nói, ngay cả cùng nhau đàm luận với người khác, đó là do tự nhiên biểu lộ lòng từ bi. Bởi vậy, Bồ tát nhìn chúng sanh không có người nào không phải là thân bằng quyến thuộc của mình, không có người nào không phải là đại thiện tri thức, và cũng không có người nào không phải là Phật trong tương lai. Cho nên chỉ có tình thương yêu kính trọng mới không làm mọi người sợ hãi. Vì vậy, lời nói ái ngữ của Đức Phật, không chỉ là kĩ xảo trong cuộc đàm thoại, mà là cách nói chuyện niềm nở, hòa hợp làm cảm động người khác với tấm lòng tha thiết chân thật. Đây chính là đã đạt được sự thọ dụng, trí tuệ, tu dưỡng sau khi Đức Phật giáo hóa những lợi ích thiết thực. Ví như, hỏi thăm người khổ đau, động viên người thất bại, ca ngợi người thành công, khuyên bảo người ngang bướng (cũng có thể dùng lời quở mắng để đạt được mục đích của lời khuyên nhủ khi cần thiết). Cách nói chuyện vui vẻ và tha thiết luôn luôn nhận được sự hoan nghinh của người khác. Cuộc nói chuyện này đẩy mạnh sự hòa thuận vui vẻ, tiến bộ, an ninh cho xã hội. Chúng ta biết người khéo léo hòa giải cuộc tranh luận, nhất định sẽ thích nghi làm Vị lãnh tụ, hoặc ít ra cũng là người có thể nhận được sự hoan nghinh của người khác. Đôi khi gặp người không thể nói lí lẽ cho họ hiểu được, đó cũng chỉ là do họ, không phải miễn cưỡng.

            3. Lợi hành:

            Lợi hành, chỉ là sự mưu cầu và thúc tiến công ích đoàn thể. Dùng danh từ hiên đại mà nói, chính là phục vụ xã hội. Trên thực tế, phục vụ xã hội chính xác nên làm như thế nào ? Chúng ta đang ở bất cứ đoàn thể nào đều có thể thể nghiệm được. Phàm là người có khả năng suy nghĩ làm lợi ích đoàn thể, lại có thể giúp đỡ người khác giải quyết những khó khăn, tất nhiên cũng là người gửi gắm niềm tin, hy vọng của nhiều người. Một nhà lãnh tụ vĩ đại, tất nhiên có sự phục vụ và cống hiến hết mình đối với xã hội.

            4. Đồng Sự:

            Đồng sự, là tự mình hòa nhập vào một xã hội khác, sẽ tự mình biến thành con người sở hữu tập thể của xã hội. Tùy theo nhu cầu của xã hội mà sửa đổi chính mình, làm thay đổi con người trở thành nhu cầu của xã hội. Đức Thế Tôn tùy theo các loại ứng hiện trong hình tướng của Vị Bồ Tát, như có 32 ứng hiện sắc thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, đều là điển hình tốt nhất của đồng sự. Ngài hòa nhập vào xã hội, nhưng không mong muốn theo sự truyền cảm của xã hội nên đã tự biến mât đi. Mục đích hòa nhập vào xã hội, là để lãnh đạo và cảm hóa xã hội. Cho nên Thiền Sư Đạo Nguyên Nhật Bản, định nghĩa và giải thích từ “Đồng Sự” trong quyển Chánh Pháp Nhãn Tạng Tứ Nhiếp Pháp rằng:

            Sơ sử tự kỉ đồng dữ tha
            hậu tắc sử tha đồng dữ tự kỉ
            Lúc đầu ta gắng theo người
            Về sau ta hãy khiến người theo ta

            Tóm lại, Tứ Nhiếp Pháp là nền tảng đạo đức không thể thiếu trong cuộc sống xã hội. Nhỏ nhất là một gia đình, rộng lớn là đến toàn thể nhân lọai. Có nhiều trình độ thực tiễn thì tất nhiên có nhiều kết quả trình độ. Một vị Cư Sĩ, nên nỗ lực làm hết sức mình ngay khi nhận lãnh trách nhiệm xã hội giao phó. Như thế sẽ không bị người ngoại đạo hiểu lầm tín đồ Phật Giáo là người tiêu cực lánh đời, mới có thể từng bước thay đổi và hướng dẫn xã hội, làm trong sạch hóa xã hội chúng ta.

            5. Cuộc Sống Tôn Giáo Của Vị Cư Sĩ

            Đọc qua Thánh Điển Nguyên Thủy Phật Giáo, như Bộ Luật và Bộ A Hàm, đời sống tôn giáo của Vị Cư Sĩ chính là đời sống Tam Qui, Ngũ Giới, Bát Chánh Đạo, Năm Pháp Cụ Túc, Tứ Nhiếp Pháp…vv. Cuộc sống của người Phàm Tục và vị Cư Sĩ có chỗ không giống nhau, cũng chính là từ trong việc thực hành các hạng mục đạo đức đã trình bày và đã giảng giải qua ở phần trước.

            Những điều chưa giảng là vấn đề tu trì Đạo Giải Thoát. Đạo giải thoát không xa lìa Giới, Định và Huệ. Trong cuộc sống hàng ngày,Vị Cư Sĩ cần phải có thời gian biểu cho việc tín ngưỡng của mình mỗi ngày, đó là điều tốt nhất. Ít nhất mỗi ngày dành thời gian khoảng 1, 2 tiếng đồng hồ cho việc tu trì, mình phải phối hợp hoàn cảnh cuộc sống như lễ Phật, Tịnh Tọa, Tụng Kinh, Niệm Phật ( như hoàn cảnh ồn ào, quán tưởng niệm thầm thì có thể), sám hối (bao gồm tự khoan dung, kiểm điểm, thiết tha thành thật ăn năn sám hối, và cảm động niềm tin ân đức của Tam Bảo). Quyết định chọn một trong 2 phương pháp để làm khóa tu kiên định hằng ngày. Nhưng khóa sám hối không thể thiếu, chỉ có không ngừng sám hối mới có thể tiếp tục cải thiện sự tu tập, và mới có thể không ngừng hướng đến con đường giải thoát. Chỉ có mỗi ngày đều sống trong cảnh giới mới “cảm nhận hôm nay làm đúng mà hôm qua làm sai”, mới là người có thể thay đổi phong thái, mới là người có hy vọng mới và pháp hiện mới. Kinh nghiệm Tôn Giáo của người xưa, luôn luôn tự mình sám hối, nhưng mà có phạm vi tự do. Người được tự do không bị người khác làm trở ngại. Sám hối cũng vậy, không nhất định phải theo nghi thức. Quì, đứng, ngồi đều có thể được. Nhưng khi đến giờ khóa tụng, cần phải bỏ hết công việc, nhất tâm trở về cuộc sống chính mình, cho dù ít nhất mỗi lần chỉ tụng được vài phút. Hành trì thường xuyên, ngày tháng đã tăng lên, phải có hiệu nghiệm khả quan, thậm chí đối với cuộc sống nhân sinh, nhất định phải mang lại lạc quan vui vẻ. Đây mới chính là công phu thực hành Đạo Giải Thoát.

            Nếu như thời cơ nhân duyên cho phép, nên tìm cách tham gia nhiều Pháp Hội. Tinh tấn nổ lực tu tập trong Tự Viện tương đối dài hạn, nhưng cũng không thể chỉ dựa vào tham gia Pháp Hội, nếu thế thì trở thành một ngày phơi nắng mười ngày để lạnh Người không có kiên trì tu hành đều đặn hăng hái sẽ không có hiệu quả gì.

            Vị Cư Sĩ, nếu ao ước muốn ăn chay, đó là việc rất tốt, nhưng nhất định trước hết phải xin phép cả gia đình nhất trí và thông cảm cho bạn. Để theo nguyện vọng mỗi tháng ăn chay 6 ngày, thọ trì Bát Quan Trai Giới, cần phải chứng minh được lợi ích của việc ăn chay. Nếu không, vì học Phật mà khiến cả gia đình mất đi niềm vui và hạnh phúc, điều đó không nên làm.

            Tóm lại, một Vị Cư Sĩ, nên là người thực hành Đạo Bồ Tát. Trước hết phải thay đổi phong thái của chính mình, lại mang giáo pháp Đức Phật giáo hóa gia đình, rồi sau đó đem giáo hóa xã hội. Cư Sĩ là người ủng hộ Tam Bảo, nhất định không thể hủy báng Tam Bảo

            Phần II.

            Làm Sao Tu Trì Con Đường Giải Thoát

            (Pháp Sư Thánh Nghiêm)

            1. 1. Thế Nào Gọi Là Giải Thoát?

            Ý nghĩa “Giải Thoát”, có thể rất rộng, cũng có thể rất hẹp; có thể cao, cũng có thể thấp. Từ định nghĩa căn bản có thể nói, cái gọi là Giải Thoát, chính là giải phóng và thoát ly sự ràng buộc. Đã có ràng buộc thì không có tự do, đã giải thoát ràng buộc thì được tư do. Vì vậy, “Giải Thoát” cũng có nghĩa là tự do.

            Nhưng mà tự do là có phạm vi. Người đã tự do là không bị người khác ngăn cản, vì bảo vệ pháp luật có thể đạt được tự do, cho nên tự do không có nghĩa là buông thả. Tự do cũng có mức độ của nó.

            Nhu cầu của khuynh hướng tự do, thực tại chính là sự phản kháng của thái độ chủ quan đối với thái độ khách quan. Động lực phản kháng này cũng chính là bản năng của sinh mạng. Bao gồm sự tồn tại bên trong thực vật và động vật. Nếu đã đánh mất đi bản năng của sự phản kháng này thì nhất định không thể sinh tồn.

            Ví như sự sinh trưởng của thảo mộc, về sau các thảo mộc đã phản kháng sức hút của địa cầu, mới có thể phát triển từ trên mặt đất hướng đến không gian, động lực này tự mong cầu phát triển, chính là một loại phản kháng đòi hỏi tự do.

            Động vật, những loài thú trong vườn động vật, quyết không phải là tự nguyện của chúng. Động vật hoang dã cho đến côn trùng, chúng nó đều có một bản năng tự cầu cuộc sống . Nhất định phải có một năng lực tự vệ để chống cự lại hoàn cảnh. Cho dù là gia súc, cũng không phải không tranh đấu cho sự sinh tồn của chúng nó.

            Nhân loại đối với nhu cầu tự do càng thêm mạnh mẽ, càng thêm sâu sắc hơn các động vật khác. Tuy nhiên, do văn hóa và giáo dục đang yêu cầu biểu hiện những phương diện tự do, không giống động vật lộ liễu như vậy. Nhưng mà, giai cấp động vật càng cao thì nhu cầu tự do càng lớn, văn hóa nhân loại càng cao, nhu cầu tự do cũng càng thêm phức tạp.

            Tự do của giới sinh vật, chỉ đang mong cầu sự sinh tồn mà thôi. Tự do của giới động vật chỉ mong cầu ham muốn ăn uống đơn giản và thoả mãn ham muốn sinh sản. Người Nguyên Thủy của nhân loại, đại khái yêu cầu tương đối cao hơn động vật cao cấp một bậc. Con người bao giờ cũng vẫn là con người. Con người không phải không có cuộc sống thể xác mà còn có cuộc sống tinh thần. Cho nên dần dần hướng đến sự tiến bộ của thời đại văn minh.

            Một người văn minh, khuynh hướng tự do là ham muốn sinh tồn (ăn uống) thể xác, tiến triển đến kéo dài ham muốn (sinh sản) của thể xác, lại phát triển đến ham muốn ổn định tinh thần (bảo hộ của Thần Linh), cuối cùng, cần phát triển đến sự ham muốn tinh thần bất diệt. Cái gọi là tinh thần bất diệt, là dùng đến sự bù đắp sự hối tiếc bất diệt của thể xác. Một người văn minh, khi biết hét lên tiếng kêu “Không tự do chi bằng chết”, đó chính là chỉ tự do của thể xác (sinh tồn) và tự do của tinh thần (tư tưởng), nhưng lại không phải bao gồm tự do tinh thần bất diệt. Người có khả năng yêu cầu tinh thần bất diệt, thì không phải là người bình thường. Nhưng yêu cầu này, quả thật là mỗi người nên có, nếu không thì cuộc đời của con người là những yêu cầu mù quáng, hôn trầm, không có tự giác, không có lí tưởng, và cũng không có tín tâm.

            Đương nhiên, yêu cầu tinh thần bất diệt, không phải là yêu cầu tín ngưỡng của tôn giáo. Ví như rất nhiều học giả Vô Tôn Giáo cho đến Phản Tôn Giáo, các vị ấy không tin Thần Thánh, không tin Thượng Đế, cũng không tin Thiên Đường, càng không tin sau khi chết còn có những đồ vật như thế, gọi là linh hồn. Các vị ấy chỉ cho rằng đã tạo ra phước cho nhân loại, tinh thần của các vị ấy sẽ vĩnh viễn tồn tại trong lich sử nhân loại, và mãi mãi hòa nhập vào toàn thể không gian vũ trụ. Điều đó, các vị ấy gọi là đem “Tiểu Ngã” thay đổi vào cái “Đại Ngã”. Kỳ thật, các vị ấy đến từ trong sự đần độn, cũng lại đi vào trong sự đần độn. Nhưng yêu cầu tinh thần bất diệt của tư tưởng này, đòi hỏi cá nhân đột phá thời gian và không gian hiện thực, đòi hỏi giá trị tự do đạt được càng rộng rãi và vững bền. Đó chính là không thể không nhận thức được, cho nên như đem thước đo nới rộng, những điều này thuộc về khuôn mẫu tín ngưỡng của tôn giáo.

            Nhưng có thể phổ biến và thích nghi với khuynh hướng tự do của nhân loại, chính là nhu cầu linh hồn bất diệt ( Phật Giáo không cho rằng có một linh hồn cố định, sanh tử của chúng sanh đơn thuần tuân theo sự hợp tan và dẫn dắt của nghiệp). Cuộc sống sau khi chết vẫn tồn tại có một cái “Ngã”, thể xác tuy nhiên đã hủy hoại rồi, nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại. Điều này, tín đồ Thần Giáo nói, linh hồn có thể hiến dâng sự kêu gọi ân huệ của Thượng Đế mà đi vào Thiên Đường của Thượng Đế hưởng thụ sự hạnh phúc suốt đời. Theo quan điểm Phật Giáo, thể xác tuy đã chết, nhưng hạt giống nghiệp thiện ác vẫn không tiêu mất, chúng sẽ dìu dắt quá trình sinh tử của chúng ta theo nghiệp lực đi tiếp thọ một cuộc sống khác.

            Do đó, theo quan điểm Thần Giáo, bất luận sanh lên trời cũng tốt; theo quan điểm Phật Giáo, luân hồi sinh tử thiện ác cũng tốt, đều là do lời chú giải yêu cầu tinh thần bất diệt của nhân loại mà đạt được hiệu lực. Đây cũng chính là tiền đồ tất nhiên của tư tưởng giải thoát. Nhưng theo giáo lí Phật Giáo: phàm có sự tồn tại một “Bản Ngã”, bất luận là “Tiểu Ngã” hoặc “Đại Ngã”, bất luận trên trời dưới đất, thì phạm vi tự do của các vị ấy sẽ bị hạn chế. Cho nên không gọi là giải thoát cứu cánh. Con đường giải thoát của Phật Giáo, mục dích là giải thoát quan niệm của một “Bản Ngã” mà có thể đạt được tự tại tuyệt đối.

            1. 2. Tư Tưởng Giải Thoát của Phật Giáo

            Ở trên đã nói qua, giải thoát chính là tự do. Cảnh giới tự do lại có rộng hẹp không bằng nhau, cao thấp không giống nhau. Nhưng phàm có tự do cấp bậc, có tự do sai biệt, đều không phải tự do tuyệt đối, giải thoát cứu cánh, cũng không phải giải thoát theo lời dạy của Đức Phật.

            Như vậy, tư tưởng giải thoát của Phật Giáo như thế nào?

            Đương nhiên, tư tưởng giải thoát của Phật Giáo không phải ly khai tự do cấp bậc sai biệt, chính là bao hàm tự do cấp bậc sai biệt, lại phá bỏ tự do cấp bậc sai biệt, đó chính là Đại Giải Thoát tuyệt đối, Đại Tự Do tuyệt đối chính là Vô Ngã.

            Tư tưởng Vô Ngã, ngoài Phật Giáo, cũng có các Tôn Giáo sử dụng, nhưng Vô Ngã, các vị ấy nói vẫn không phải thoát ly quan niệm cái “Ngã” (tôi), vẫn có một quan niệm hy vọng “Bất Diệt”(sống mãi). Như những Vị Trung Thần Nghĩa Sĩ, những Phụ Nữ Kiên Tinh, những tinh thần Hào Hiệp Hy Sinh. Xác thực là đã quên mất “Tự Ngã”( cái Ngã lợi ích riêng của mình), nhưng các vị ấy không phải ảnh hưởng hành vi của khách quan và hành vi chủ quan ấy đều đã quên cái rỗng không. Cho nên khảo sát từ nơi sâu thẩm, đây không phải là “Vô Ngã” mà là khái niệm mở rộng cái “Ngã”.

            Do đó, cũng có người nói, Phật Giáo tuy giảng Vô Ngã nhưng trạng thái Vô Ngã này thực tại từ chữ “Ngã” thấy rõ ràng. Ví như tu thiện thì không đọa vào đường ác, cố nhiên là vì cái Ngã đang dự tính, thậm chí giải thoát cũng là vì giải thoát cái Ngã. Dù thực hành Đạo Bồ Tát cũng là vì cái “Ngã” (Ta) muốn thành Phật. Sau khi thành Phật không có một trăm cái “Không” trống rỗng. Chư Phật sau khi thành Phật vẫn có Quốc Độ của Chư Phật, Pháp Thân, Hóa Thân và Báo Thân của Chư Phật. Cho nên, chứng minh Phật Giáo giảng về “Vô Ngã”, chính là biến đổi rõ ràng cái quan niệm của “Ngã”.

            Thực sự, đây giống như tranh luận đúng mà sai. “Vô Ngã” Phật Giáo nhất định không giống như “Vô Ngã” của người thế tục đã nói. Tuy những tư tưởng trong Phật Giáo do trộn lẫn tư tưởng Phạm Thiên Ấn Độ Giáo mà mang sắc thái có cái “Ngã” chơn thật,nhưng tư tưởng căn bản của Phật Giáo lại là tư tưởng tuyệt đối “Vô Ngã”. Phật Giáo giảng giải “Tánh Không”, đây là môn triết học rất cao sâu, từ lập trường “Tánh Không” không phải tìm được sắc thái nhỏ nhất của cái Ngã. Chỉ nói theo quan niệm của Đạo Bồ Tát coi trọng 3 “Thể Không” – đối với vạn vật của Tác Giả, Thọ Giả và Sở Tác Sở Thọ, không tồn tại một chút tâm niệm của công đức. Bởi vì, làm việc thiện cứu độ chúng sanh vẫn là bổn phận của Vị bồ Tát. Không làm giống như thế thì không phải là Vị Bồ Tát. Đã là Vị Bồ Tát thì phải như thế. Nếu như vẫn có một quan niệm của cái “Ngã” để làm đạo Bồ Tát thì Vị ấy không phải là Bồ Tát chơn chính. Thật ra, nền tảng của Phật Giáo lại không phải xa lìa nhân gian, cho nên “Vô Ngã” của Phật Giáo là thăng hoa (nâng cao) cái “Hữu Ngã”của nhân gian. Bởi vì người bình thường hoàn toàn không dám tưởng tượng cảnh giới của “Vô ngã”. Nếu như thật sự đem cảnh giới giải thoát đột nhiên nói với các vị ấy, điều đó sẽ làm cho các vị ấy sợ hãi. Cái “Ngã” ở trong tâm trí của chúng sanh có thể nói là ăn sâu vững chắc không lây động, bỗng nhiên nói ra cái “Vô Ngã”, các vị ấy sẽ cảm giác tìm ra manh mối của cái “Hữu Vô”. Cho nên, trong phương pháp hướng dẫn thế tục, Phật Giáo vẫn còn giảng dạy phương pháp “Hữu Ngã”. Ví như nói, quan niệm nhân quả thiện ác là sự răn dạy quan trọng nhất của Phật Giáo. Nói nhân quả thiện ác thì có quan niệm “Hữu Ngã”. Nhưng tác dụng của việc răn dạy này là dẫn đường vào cảnh giới “Vô Ngã”. Tạo ác đều là tự tư ( chỉ nghĩ đến lợi ích cho riêng mình), cho nên ngoài nghiệp ác ra, trước tiên cần phải bắt đầu từ hành vi nghiệp thiện. Đã làm nhiều nghiệp thiện thì có nhiều hành vi lợi tha( lợi ích cho người khác), tâm lí tư lợi(lợi ích cho chính mình) sẽ dần dần suy giảm đi. Chờ đến lúc buông bỏ tâm lí tự lợi, há không phải là “Vô Ngã” sao? Nếu chỉ buông bỏ cái Ngã của nghiệp ác quả ác mà vẫn ôm lấy cái Ngã của nghiệp thiện quả thiện, đây chính là tự tư biến tướng, đây cũng là sự đầu tư buôn bán chỉ có thể đổi lấy phước báo Nhân Thiên để sinh sống, mà không phải ý nghĩa chủ yếu của Phật Pháp, và cũng không thể có giải thoát.

            Mọi người nói, Thánh Nhân Tiểu Thừa là tự lợi, lời nói ấy không sai, nhưng Hành Giả Tiểu Thừa vẫn tự lợi Vô Ngã. Nếu tồn tại có một ý niệm lợi ích của cái Ngã thì vị ấy sẽ không thể chứng đắc Quả Vị A La Hán. Nếu như có cái Ngã thì có phiền não, có phiền não thì có tạo nghiệp sinh tử, đã tạo nghiệp sinh tử thì phải chịu luân hồi trong sinh tử mà không thể được giải thoát. Quả Vị Giải Thoát của Tiểu Thừa là A La Hán, thực chất đều không khác Quả Vị giải thoát của Thất Địa Bồ Tát Đại Thừa, thậm chí Giải Thoát của Đức Phật cũng đều giống nhau. Nhưng Cảnh giới giải thoát Vô Dư Niết Bàn đó được gọi là Tịch Tịnh, thậm chí bị Phật Giáo Đại Thừa khiển trích là người mất thân nhục trí (vì bụi bặm bám đầy thân thể nên làm dơ bẩn đi hạt giống trí tuệ). Bởi vì, đây là một trạng thái Không Tịch, cố nhiên là không còn thấy có trạng thái vật chất, và cũng không thể nói là vẫn có trạng thái tinh thần(nơi không còn chấp có vật chất và tinh thần), đó chính gọi là Không Tính, không phải “Có”, nhưng cũng không phải “Không Có”. Đó chính gọi là cảnh giới an lạc của “Vô Ngã”.

            Thực sự, Vô Ngã của Tiểu Thừa chỉ là “Nhân Vô Ngã”, mà chưa tiến vào cảnh giới “Pháp Vô Ngã”. Cũng có thể nói, Thánh Giả Tiểu Thừa có thể dựa vào Phật Pháp tu hành và đã buông bỏ triệt để sự giới hạn của đối lập yêu ghét “Nhân Ngã”, cũng đã buông bỏ giới hạn của đối lập được mất “Vật Ngã”, cho nên có thể đạt được giải thoát tuyệt đối trong thế gian. Đã đoạn trừ buông bỏ cái chấp thủ tướng thế gian, nhưng vẫn cho rằng bản thân tất cả các pháp là thực có, cho nên trong chốc lát đã đi vào cảnh giới giải thoát Vô Dư Niết Bàn. Các vị ấy không thể xuất hiện lại nữa. Giải thoát của Phật Giáo Đại Thừa thậm chí ngay cả Phật Pháp Xuất Thế Gian cũng phải buông bỏ. Khi đã buông bỏ triệt để Pháp Thế Gian thì là Đạo giải thoát của Tiểu Thừa, khi đã buông bỏ Đạo Giải Thoát của Xuất Thế Gian thì là Đạo Bồ Tát của Đại Thừa. Bồ Tát không nắm giữ pháp Thế Gian cũng không nắm giữ sự giải thoát, đây chính gọi là Vô Trụ Xứ Niết Bàn ( Niết Bàn không có chỗ trụ). Tuy nhiên không cảm nhận sự yêu ghét được mất của Pháp Thế Gian, nhưng cũng không xa lìa mà vẫn phải ở trong Pháp Thế Gian, đây là nội dung Đạo Bồ Tát mà giáo pháp Đức Phật đã nói. Nó đã bao hàm Đạo Nhơn Thiên và Đạo Giải Thoát. Xa lìa Đạo Nhơn Thiên thì không phải là Đạo Bồ Tát chơn chính, đó chỉ là Đạo Giải Thoát của Tiểu Thừa. Đã xa lìa Đạo Giải Thoát cũng không phải là Đạo Bồ Tát chơn chính, đó chỉ là Đạo Nhơn Thiên của Phàm Phu. Chính bởi vì Đạo Bồ Tát không chấp trước Pháp Thế Gian, cũng không xa lìa Pháp Thế Gian, cho nên mới là “Vô Ngã” tuyệt đối.

            Giải thoát là buông bỏ toàn bộ Ngã Chấp và Pháp Chấp. Con người sau khi đã buông bỏ Ngã Chấp và Pháp Chấp, mới giải thoát triệt để, mới có thể xây dựng thế gian mà không hề có điều kiện, từ đó mới có thể quảng độ chúng sanh. Cho nên người thực hành đạo Bồ Tát chơn chính không phải nắm giữ một quan niệm công ích để mong cầu thành Phật. Ví như, Ngài Địa Tạng Bồ Tát nói rằng; “Tất cả chúng sanh vẫn còn khổ đau nơi chốn Địa Ngục thì Ngài nguyện không Thành Phật”, Bồ Tát Văn Thù là thầy ba đời của Chư Phật, Phổ Hiền Bồ Tát luôn luôn thực hành 10 Đại Nguyện Vương của Đạo Bồ Tát. Các Ngài là vì cứu độ chúng sanh, vì chúng sanh đều có thể Thành Phật và làm lợi ích Phật Pháp Thế Gian mà thực hành Bồ Tát Đạo, không phải vì tự mình Thành Phật mà thực hành Đạo Bồ Tát. Trong Kinh Đức Phật dạy, Đạo Bồ Tát là nhân tố để thành Phật, vì hướng dẫn người sơ cơ phàm phu mà nói, nhưng đó cũng là chân lí xác thực. Bồ Tát tuy không phải vì mong cầu thành Phật mà hành Đạo Bồ Tát, mà quả vị của Chư Phật đều là do tu trì Đạo Bồ Tát mà chứng được. Nhưng sự vĩ đại của Phật Giáo là do thực chứng “Pháp Vô Ngã”, dù là chân lí Vô Thựợng cũng có thể hoàn toàn buông bỏ, không giống như các trường phái Triết Học và các Thần Giáo khác, không có một chân lí nào có thể tự mình buông bỏ. Nếu các Vị Ấy đem chân lí buông bỏ, tức là họ không còn niềm tin trong Phật pháp. Giáo Pháp Đức Phật rất vĩ đại, cảnh giới tối cao của Phật Giáo là buông bỏ tất cả, nhưng vẫn lại gánh vác tuyệt đối ( không phải chấp thủ); sau khi đã phủ định tất cả, lại theo khẳng định tuyệt đối như thế mà đến.

            Từ quan điểm đó, chúng ta có thể nhìn nhận rằng: các Tín Đồ Thần Giáo, các Nhà Triết Học, từ cách nhìn nhận ban đầu Vô Ngã Của các Vị Ấy là tích cực, vì đã phát minh, truy cầu, hoằng dương, thực hành chân lí mà nổ lực. Nếu nhìn sâu vào thực chất, các Vị Ấy lại là tiêu cực tự lợi, sau khi các vị ấy đã nắm bắt được chân lí tự cho là đúng, thì có ai bằng lòng buông bỏ ? Cái “Tiểu Ngã” thay đổi vào cái “Đại Ngã” của các Nhà Triết Học liền đã mất đi ý nghĩa tự do. Đặc biệt là các Tín Đồ Thần Giáo hướng đến sự an lạc của Thiên Đường, lí tưởng đó bằng lòng suốt đời phục vụ cho nhân gian sao?

            Phật Giáo, từ cách nhìn ban đầu, dường như là tiêu cực tự lợi, giải thích là hiểu thấu đáo, buông bỏ, giải thoát, chú trọng từ biển khổ này đến xa lìa khổ đau của bờ bên kia, đây há không phải chạy trốn hiện thực sao? Nhưng từ cách nhìn sâu vào thực tế, chỉ có hiểu rõ vô thường hợp tan của Pháp Thế Gian mới có thể thấu hiểu được hư ảo không thực của Vật Ngã bên này bên kia, mới có thể buông bỏ tất cả từ trong vọng chấp Vật Ngã bên này bên kia của cảnh tượng hư ảo mà đạt được giải thoát tuyệt đối. Sau khi đã giải thoát sự ràng buộc của yêu ghét, được mất, thậm chí đối với cảnh giới giải thoát cũng cần phải giải thoát. Cho nên hiểu thấu đáo kết quả của sự buông bỏ chính là đang tích cực cao thượng làm trong sạch thế gian, và vượt qua sự xây dựng thế gian, cứu giúp thế gian không hạn định không gian và thời gian. Đó chính là phẩm chất của Vị Bồ Tát, cũng chính là tinh thần căn bản của Phật Giáo.

            1. 3. Công Việc Giải Thoát Của Phật Giáo

            Sự xuất hiện của Phật giáo là do cảm hóa thích ứng trong thế gian của đức Thế Tôn, đó chính là làm công việc giải thoát.

            Chúng ta được biết, vì đức Phật xuất thân từ dòng dõi Hoàng tộc, nên Sau thời gian đang hưởng thụ dục lạc trong Hoàng Cung, Ngài đã xuất gia,lúc đó 29 tuổi. Vì sao, Ngài phải xuất gia? Vì Ngài đã nhận biết được cảnh sanh, lão, bệnh, tử mà con người đều phải trải qua. Đó chính là nguyên nhân đưa đến khổ đau.

            Vì muốn giải thoát những vấn đề đau khổ, Ngài liền quyết chí xuất gia và tìm ra phương pháp lìa khổ bằng cuộc sống tu hành của người xuất gia. Cuối cùng, đức Phật đã chứng ngộ và giải thoát tất cả khổ đau. Phương pháp này nếu giảng giải rộng ra thì không thể nói hết được. Cho nên, nó chỉ tóm tắc trong 4 chữ là “Duyên Sanh Tính Không” mà thôi.

            Cái gọi là “Duyên Sanh Tánh Không”, có thể dùng 2 câu để thuyết minh: “Duyên sanh sở sinh pháp, ngã thuyết tức thị không”(Trung Quán Luận). Cũng chính là nói, các hiện tượng sự vật dựa vào nhiều nhân tố mà sản sinh, bản tính xưa nay (vốn có) của các hiện tượng sự vật đều là vô thường, không có thực thể. Như thế thử hỏi: sự hình thành thế giới vũ trụ đến thế giới nhân sinh, vạn sự vạn vật lại có chỗ nào khác nhau mà không phải dựa vào hợp tan của các nhân tố mà xuất hiện ? Cho nên, Duyên Sinh Tánh Không mới là chân lí cứu cánh.

            Duyên Sinh Tính Không, lại có thể dùng 4 câu để giải thích:

            “Thử hữu cố bỉ hữu
            thử vô cố bỉ vô
            thử sanh cố bỉ sinh
            thử diệt cố bỉ diệt”
            (Kinh A Hàm)
            Cái này có nên cái kia có
            cái này không nên cái kia không
            cái này sanh nên cái kia sanh
            cái này diệt nên cái kia diệt.

            Ý nghĩa 4 câu này nói lên tất cả sự vật hiện tượng trong thế gian, bất luận là thành, trụ, hoại, không của vật lí, hoặc là sanh, lão, bệnh, tử của sinh lí, hoặc là sanh, trụ, dị, diệt của tâm lí; bất luận là tự nhiên, hoặc là do con người tạo ra, phàm có thể trở thành là một hiện tượng, đều là do các nhân duyên (liên quan) tất yếu hợp lại mà hình thành,cho nên gọi là “cái này có nên cái kia có”. Lại do các nhân duyên tan rã mà tiêu diệt, cho nên gọi là “cái này không nên cái kia không”. Tất cả sự vật, từ vũ trụ đến nhân sinh, không có cái gì mà tự nó hình thành nên. Khổ đau của con người là do không hiểu qui luật của Duyên Sanh Tánh Không. Điều có lợi chưa đạt được thì muốn đạt được, điều có lợi đã đạt được thì sợ mất đi. Điều rủi ro đã đến thì sợ nó không đi, điều rủi ro chưa đến thì lại sợ nó sắp đến. Con người đối với con người cũng ôm ấp thái độ như thế. Vì sao? Bởi vì không hiểu rõ ràng bổn lai diện mục của chính mình cũng như sự vật, cho nên toàn bộ cảnh giới ngoại tại và cái Ngã nội tại đối lập với nhau. Tôi có thể là yêu-ghét, có-không, thích-không thích, v.v... Tóm lại, điều đó đang làm nô lệ cho cái “Ngã”. Đây chính là nơi tụ tập của tất cả sự tranh chấp, tội ác, phiền não và khổ đau. Cho nên “cái này (Ngã) sanh nên cái kia (Khổ) sanh”, gọi là “thuần đại khổ tụ tập” ( thuần theo các khổ tập hợp lại). Có thể nhìn thấy, bất luận là tự mình cảm thọ khổ đau, hoặc là làm cho người khác cảm thọ khổ đau, đều là do quấy phá của cái “Ngã”. Nếu như đã nhìn thấy ra qui luật của Duyên Sanh Tánh Không từ trong thân tâm của Vật Ngã và của Danh Lợi Quyền Lực, thì hiểu biết tất cả các pháp đều là giả tạm. Nhưng cần phải biết, tất cả các pháp nhìn từ thể tánh, là duyên sanh mà “Không”, nhìn trong các hiện tượng lại là thực tại, cái thực tại này cố nhiên do quan niệm (hiện trước) của cái “Ngã” mà tồn tại, cũng là do tạo nghiệp ( trước kia) của cái “Ngã” mà đạt được. Do đó, từ quá khứ đến hiện tại, khổ đau đều do tự ngã tạo ra. Nếu đã nhìn thấu cái “Không”, đã buông bỏ cái “Ngã”, đó chính là Vô Ngã, là giải thoát, là cái này diệt nên cái kia diệt, gọi là “ Thuần đại khổ tụ diệt” ( thuần theo các khổ tụ tập mà diệt).

            Có thể thấy, con đường giải thoát của Phật Giáo là con đường Diệt Khổ. Cho nên, đức Phật căn cứ nguyên tắc Diệt Khổ này để giáo hóa khắp nơi tại nhiều khu vực 2 bên Sông Hằng, đường xá qua lại vất vả giữa biên giới Ấn Độ. Đồng thời,Ngài tùy trường hợp, đối tượng như thế nào mà phân biệt trình độ sâu cạn, dùng các ngôn ngữ địa phương, dùng các loại thí dụ, nói ra các phương pháp dạy bảo khác nhau. Đối với các Đệ Tử Xuất Gia, Đức Phật nhấn mạnh vào con đường giải thoát trọng yếu của xuất thế. Đối với các Đệ Tử có căn tánh vững vàng, Ngài bèn nói ra con đường Bồ Tát Nhập Thế và Cứu Thế. Đối với người bình thường, Ngài liền nói con đường Nhơn Thiên để làm hòa hợp và vui vẻ cho Thế Tục, lấy con đường Nhơn thiên làm nền tảng để tiến vào con đường giải thoát của Bồ Tát Nhập Thế. Vì vậy, nội dung của Kinh Phật có nhiều sai biệt, có người nói là xuất thế, có người nói là nhập thế; có người nói phương pháp Trị Quốc của Quốc Vưong Đại Thần, có người nói nghĩa vụ trách nhiệm của Cha Mẹ Con Cái; có người nói phục vụ xã hội, có người nói kinh tế gia đình; có người nói đối với con trai, có người nói đối với con gái. Nhưng có một nguyên tắc, đó chính là phát triển rộng rãi chánh pháp, lưu truyền lời dạy từ bi và trí tuệ của Phât Đà (Phương pháp xử thế đúng đắn), giảm bớt khổ đau cho nhân gian do tà ác ngu si phát sinh, tạo thành một xã hội nhân gian hòa hợp-vui vẻ, giàu có, an ninh, mỹ mãn. Đây chính là công việc giải thoát của Phật Giáo. Bởi vì, Phật Giáo hy vọng tất cả chúng sanh, đều có thể xuất li sanh tử, nhưng trước mắt vẫn còn chưa độ tận công việc giải thoát cho chúng sanh, vẫn cần tiến hành công việc sinh tử cho chúng sanh. Cho nên, sau khi Đức Phật đã thành Phật, tuy đã giải thoát, nhưng giáo hóa nhân gian của Phật Đà sau khi giải thoát cứu cánh hoàn toàn của Ngài. Nhưng những điều này đều là mục đích và nguyên tắc của sự giải thoát, chứ không phải là phương pháp của sự giải thoát.

            1. 4. Phương Pháp Giải Thoát Của Phật Giáo

            Nguyên tắc giải thoát là Tánh Không, mục đích giải thoát là Vô Ngã, cho đến cần chứng thực cảnh giới giải thoát chơn chánh, đó nhất định không phải chỉ dựa vào lời nói suông. Chỉ nói đạo lí thì không thể được. Bởi vì, lí luận là một sự việc, thực chứng là một sự việc. Chính xác giống như một bộ sách lịch sử, tuy biên soạn tình hình về sự vật cổ đại, nhưng bản thân lịch sử ghi chép quyết không hẳn là tình hình sự vật cổ đại. Lại ví như danh từ “Quất tử” (trái quít), đó chỉ là một loại trái cây dinh dưỡng phong phú, mọi người yêu thích. Nhưng danh từ “Quất tử”, chỉ có 2 từ, nhất định không phải là trái cây đáng ăn, cho nên thuyết giảng sự giải thoát không khó, nhưng cần thực chứng con đường giải thoát thì không phải dể dàng. Cho nên nhiều người vẫn giảng dạy đạo lí rất thao thao bất tuyệt, hành vi thân tâm của các vị ấy lại chỉ là một bề mặt bên ngoài, đó chính là chỉ biết lí luận để bày bán tri thức mà không có đạt được hiệu nghiệm thực tế - công năng hoặc tâm đắc là do thực hành. Như vậy, phương pháp thực chứng của Phật Giáo như thế nào?

            Trong Phật Giáo, phương pháp thực hành con đường giải thoát, gọi là “Tu Trì”. Phật Giáo tuyệt đối coi trọng việc tu trì, nếu như không có công phu tu trì thì không thể thực chứng cảnh giới giải thoát. Cuối cùng chìm đắm trong cảnh giới sanh tử mà không thể tự mình làm chủ với sanh tử. Người không thể tự mình làm chủ với sanh tử, cho dù học Phật, cho dù xuất gia, cho dù tự cho mình là đúng để thực hành con đường Bồ Tát, đó cũng chỉ là một vài chủng tử của giải thoát, mong chờ sự hoàn thiện trong vị lai. Thân phận hiện tiền hoàn toàn vẫn là phàm phu, đã là phàm phu thì không phải là Bồ Tát chơn chánh, tuy thực hành con đường Bồ Tát cũng thuộc về nghiệp Nhơn Thiên. Cho nên Thái Hư Đại Sư từng nói: “Bất chứng tổ vị, bất năng chơn chánh đích hoằng dương Đại Thừa”(không chứng Tổ Vị, không có thể chơn chánh hoằng dương giáo pháp Đại Thừa).Cái gọi là Tổ Vị, đó là người có lục căn thanh tịnh, tức là Bậc Dự Lưu bắt đầu vào Thánh Vị Bồ Tát. Từ đó có thể thấy, người học Phật nếu như không coi trọng việc tu trì, không mong cầu giải thoát, chỉ thu nhặt một vài kiến thức trung gian của Cổ Thánh Tiền Nhân trong ngôn ngữ văn chương, coi là khoe khoang vốn liếng kiến thức, điều đó cũng không có Ý nghĩa.

            Nói đến phương pháp tu trì con đường giải thoát, có rất nhiều phương pháp. Như Kinh Hoa Nghiêm, nhiều Vị Bồ Tát có nhiều loại phương pháp giải thoát khác nhau. Vị Đại Bồ Tát Văn Thù và Đại Bồ Tát Thế Chí đã từng trãi qua vô lượng vô số phương pháp tu hành đạo giải thoát. Nhưng tu trì con đường giải thoát, chỉ có một nguyên tắc cao cả nhất, đó chính là ba con đường lớn của Giới, Định, Tuệ. Từ ba con đường lớn này liền có thể tiến vào cảnh giới giải thoát, mà không chịu sự ràng buộc của sinh tử, cho nên gọi là “Tam Vô lậu Học”. Lậu, là phiền não sinh tử, là cái lỗ nước rò rỉ của chiếc thuyền Đại Giải Thoát.

            Bây giờ, chúng ta tìm hiểu sự tu hành Tam Vô Lậu Học.

            1. 1. Tu Giới:

            Giới là những giáo điều do đức Phật chế định cho hàng đệ tử, được tóm tắc trong bài “Thất Phật Thông Giới Kệ ”(Bài kệ khuyên răn tinh thông về giới của Bảy Vị Phật):

            “Chư ác mạc tác,
            Chúng thiện phụng hành,
            Tự tịnh kì Ý,
            Thị chư Phật giáo”.
            “Không làm những điều ác,
            Nên làm những điều lành,
            Giữ Ý mình thanh tịnh,
            Đó là lời dạy của Chư Phật”.

            Đây là lời dạy của 7 Vị Phật trong quá khứ gần đây. Đối với các Đệ Tử, đó là giới luật rất thông dụng. Nếu như chúng ta xác thực đã làm được những yêu cầu như thế, liền trở thành một vị Phật Tử thanh tịnh, chuẩn mực. Sự thật, bài kệ trên, một đứa trẻ 3 tuổi đều có thể nói được, nhưng một Ông Già 80 tuổi cũng không dể thực hành hoàn hảo được. Lời nói đơn giản đó đã ẩn chứa những yêu cầu một cách nghiêm khắc, một người phàm phu hoàn toàn có thể làm được sao?

            Do vậy, lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, Giới được phân chia từng bậc đẳng cấp, đó chính là những Giới Luật thông dụng như 5 Giới, 8 Giới, Thập Thiện của Phật Tử Tại Gia, còn như Giới Sa Di, Giới Cụ Túc của Người Xuất Gia, và Giới Bồ Tát nhập thế cứu thế. Nội dung của các Giới này, nguyên văn bài viết rất giới hạn, không thể giới thiệu rộng rãi.

            Ở đây, chỉ có thể giới thiệu phổ thông của Ngũ Giới Thập Thiện. Sự thật, Ngũ Giới Thập Thiện (năm giới và mười điều thiện) là nền tảng căn bản của tất cả các giới. Có thể giữ tốt Ngũ Giới Thập Thiên thì những giới khác cũng dể dàng giữ được. Cái gọi Ngũ Giới thập Thiện thì Ngũ Giới cũng chính ở trong mười điều thiện, đã hiểu rõ 10 điều thiện thì sẽ hiểu rõ năm giới. Nội dung của Thập Thiện chia thành 3 loại:

            (1). Thân Nghiệp có 3 loại: không sát sanh, không trộm cắp và không tà dâm.

            (2). Khẩu Nghiệp có 4 loại: không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không nói lời thêu dệt và không nói dối.

            (3). Ý Nghiệp có 3 loại: không tham dục, không sân nhuế và không tà kiến.

            Tu tập tốt 10 điều thiện, thì gọi là Tam Nghiệp Thanh Tịnh. Nếu như 3 loại hành vi của thân, khẩu, Ý không có thể dẫn dắt vào nề nếp thì không thể đạt được thanh tịnh. Điều đó không thể nói đến tu trì giải thoát, chính ngay cả một nhân cách tối thiểu cũng không thể làm được. Cho nên pháp môn tu trì của Phật Giáo là lấy việc trì giới ( giữ giới) làm nền tảng căn bản cho tất cả pháp môn. Giới không thể giữ gìn được thanh tịnh, điều đó cũng không có liên quan, dần dần hành trì lâu dài và đã có thói quen tự nhiên sẽ đạt được thanh tịnh. Nếu cho rằng trì giới mà lại không thọ giới, thậm chí phản đối trì giới, những điều đó không thể chấp nhận được.

            Trong 10 điều thiện, Nghiệp Ý kết hợp Giới Uống Rượu, 2 loại thân khẩu đằng trước kết hợp với 4 Giới trước của Sát, Trộm, Dâm và Vọng, liền là phạm vi của 5 giới. Phạm giới lấy hành vi đã thành sự thật làm chủ, cho nên chỉ có Ý niệm phạm giới, không thành chánh tội. Nhưng trong Thập Thiện, Ý Nghiệp lại là năng lực mạnh mẽ phân phối. Do đó, tinh thần trì giới của Phật Giáo coi trọng sự nảy sinh Ý niệm trong nội tâm, không coi trọng kiên tinh của thể xác. Ví như gặp người cưỡng hiếp mà không chịu dâm lạc thì không phải là phạm giới. Đặc biệt là điều “Tà Kiến”, đó là kẻ cầm đầu gây tội ác của Thập Thiện. Cái gọi là Tà kiến, chính là không có tin nhân quả thiện ác. Nếu như người không có tin nhân quả thiện ác thì người ấy không thể học Phật. Không tin nhân quả, chưa phải là người ác, thậm chí cũng có thể là người thiện. Nhưng mà người ác nhất chắc chắn là người không tin nhân quả. Người không tin nhân quả thì không phải suy nghĩ đến vấn đề nghiệp Báo vị lai. Vấn đề Nghiệp Báo tuy thuộc về phạm vi tầm thường của sự lợi ích chung, nhưng chúng xác thực tồn tại, và có sự ức chế tác dụng tội ác và khuyến khích tác dụng làm thiện. Đã phủ định quan niệm Nghiệp Báo, đại dâm là đại ác thì cũng có thể làm gì tùy ý. Cho nên, người chỉ có lòng tin sâu vào nhân quả, mới có thể trì giới được thanh tịnh, mới có thể giữ tâm được yên ổn.

            Trì giới thanh tịnh, giữ tâm yên ổn, sau đó mới có thể nói đến công phu của việc học định. Cho nên Thái Hư Đại Sư từng nói: “Giới vi Tam Thừa cộng cơ”(Giới là nền tảng chung của Tam Thừa). Tin Phật học Phật, nếu như xem nhẹ việc giữ giới thì người ấy không thể học được Phật Pháp. Cho dù trì chú, tu tập định có thể cảm thông thần quỉ, đó cũng chỉ là Tà Thuyết mà thôi.

            1. 2. Tu Định:

            Định, cũng chính là Thiền Định. Nếu như nói Giới là làm điều thiện xa lìa điều ác, Định chính là thu nhiếp của tâm. Vì vậy danh xưng của Thiền Định gọi là Thiền Na (Tịnh Lự hoặc Tư Duy Tu), lại gọi là Tam Muội (Đẳng Trì). Tóm lại, trạng thái của tâm không tán loạn mà trụ vào một chỗ, chính là Thiền Định.

            Tu tập hành trì Thiền Định, có thể nói là yêu cầu chung của tất cả Tôn Giáo. Muốn được hưởng sự nổi bật của Tôn Giáo trong phương diện thân tâm, phương pháp tốt nhất cũng chỉ có tu tập Thiền Định. Phật Giáo gọi các Tôn Giáo ở Ấn Độ là Ngoại Đạo, nhưng những Vị Tu Sĩ của các Tôn Giáo đó đều có những kinh nghiệm về Thiền Định. Theo Kinh Phật ghi chép, Ấn Độ có nhiều Nhà Ngoại Đạo có thể đạt đến cảnh giới cao nhất của Định Tứ Không Xứ Định của Vô Sắc Giới. Ở Trung Quốc, Thái Hư Đại Sư mô phỏng nói: Tại Trung Quốc thư thượng chỉ Lão Tử thủy hữu thử cảnh (Học Phật Khái Luận)”( Ở Trung Quốc, chỉ sách Lão Tử mới có cảnh giới này(Thiền)). Ở Tây Phương, Tín Đồ Cơ Đốc Giáo tuy nhiên không có phương pháp Ngồi Thiền, nhưng trong lời cầu nguyện của các vị ấy, luôn luôn có thể đạt được những kinh nghiệm huyền bí, đó cũng chỉ coi là một loại Thiền Định. Cho nên có người nói, nếu Tín Đồ Phật Giáo rời khỏi Thiền Định, hoặc là Tín Đồ Cơ Đốc Giáo rời khỏi sự cầu nguyện, thì không thể đạt đến lợi ích của Tôn Giáo. Điều này, tuy chưa phải là chân lí tuyệt đối, nhưng cũng không phải không có đạo lí. Do đó có thể nói Thiền Định có giá trị quan trọng đối với Tôn Giáo.

            Bởi vì tác dụng của Thiền Định, về phương diện tiêu cực có thể kiềm chế sự dâng trào của Ngã Chấp Ngã Dục( chấp cái tôi và ham muốn của chính mình); về phương diện tích cực, lại có thể mở rộng thế giới trong cuộc sống tinh thần của chúng ta. Thiền Định đã thu nhiếp được tâm tán loạn, cho nên có thể đề phòng sự lan tràn của Vật Dục (ham muốn hưởng thụ vật chất), thậm chí loại bỏ Dục Niệm (Ý nghĩ ham muốn) mà tiến vào trạng thái Vô Dục (không ham muốn). Tu Thiền Định cần phải xa lìa dục vọng. Cho nên trong Tam Giới(Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới), cõi Trời Dục Giới là chỉ Phước Báo mà không phải là Thiền Định, Cõi Trời Sắc Giới sau khi xa lìa dục vọng mới là giai đoạn đầu của Cõi Thiền( Thiền Thiên). Do đó,muốn chứng được Vô Ngã, đầu tiên phải xa lìa dục vọng.Muốn xa lìa dục vọng, điều tốt nhất là phải tu Định. Thiền Định đã có thể xa lìa ham muốn, sau khi xa lìa ham muốn, lĩnh vực tinh thần tự nhiên là một lĩnh vưc tự do.

            Cảnh giới Thiền có rất nhiều loại. Thông thường có thể nói là 9 thứ Thiền, từ Định Sắc Giới của Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền, trãi qua Tứ Không Định của Vô Sắc Giới, tiến vào Diệt Thọ Tưởng Định (cũng gọi là Diệt Tận Định), mới là cảnh giới giải thoát, mới là cảnh giới A La Hán. Bởi vì, Ngoại Đạo chỉ biết Tu Định, mà không biết Vô Ngã của Tánh Không. Cho nên tuy đạt đến Định Thứ 8, tất cả vật chất và vọng niệm đều là “Không”, cái từ “Ngã”cũng còn không có cái “Không”, do đó không thể ra khỏi sinh tử của Tam Giới. Khi năng lực Định của các vị ấy thối thất(rời khỏi và mất đi), lúc đó từ trong cái Định hiện ra, lại quay về cái vòng xoay của sinh tử!

            Tu Thiền Định không phải là việc đơn giản. Nếu thấy biết không chính xác thì ý niệm thích hợp xen lẫn vào nhau. Ví như cầu sinh Thiên Đường, người tu Thiền Định chấp trước những thành phần tín ngưỡng có tình cảm, ghét cái này thích cái kia, thì năng lực Định của người ấy sẽ khiến cho người ấy sanh Thiên, làm cho người ấy say mê trong Định Lạc mà không hy vọng giải thoát sinh tử. Như thế không phải hy vọng Thiền Định của Phật Giáo. Thông thường gọi là “Trước Quỉ”(bị ma quỉ ám), lại đợi một loại Quỉ xuất hiện, đó luôn luôn là ảo cảnh. Cho đó là Thần Tích, cho là Chứng Quả. Trong Định có thể xuất hiện 2 loại hiện tượng- Ảo Cảnh và Định Cảnh. Nhưng Ảo Cảnh và Định Cảnh, Ý nghĩa không giống nhau. Nảy sinh từ trong vọng niệm không thanh tịnh là Ảo Cảnh. Những người này hệ thống thần kinh không có bình thường. Ảo Cảnh của các vị ấy thấy dễ dàng phát hiện, cảnh vật suy nghĩ của các vị ấy đều giống nhau, đó chỉ là tăng thêm sự thay đổi thần kì mà thôi. Kỳ thật, đây là sự phản ảnh trong tâm vọng niệm của các vị ấy. Khi chưa thực tập Thiền Định, tâm tánh tán loạn, cho nên không dễ phát giác, một chốc lát tâm hơi yên tĩnh, có một vọng niệm nhỏ bé xen vào thì sẽ thừa cơ hội hiển hiện ra, dưới trạng thái thiếu năng lực tự kiểm điểm thì sẽ cho đó là một Thần Tích (dấu vết của vị Thần). Đây là một loại Thiền Định rất nguy hiểm. Nếu như sự hướng dẫn và uốn nắn không được chính xác, sẽ dễ dàng trở thành một người bị bệnh thần kinh . Đó là điều đau buồn!

            Cảnh Giới Định là tập trung tâm niệm vào một điểm, thay đổi rộng khắp thành một vùng, rộng lớn thành một đoàn, tâm lực tập trung không tán loạn, dung hợp ngoại cảnh trở thành nội cảnh tự tâm. Bởi thế tùy theo năng lực định sâu cạn, có thể mở rộng năng lực định và cảm ứng, những kinh nghiệm đạt được trong đó chính là Cảnh Giới Định. Thần Thông là tác dụng hóa hiện của năng lực Định và tác dụng của năng lực cảm ứng. Nhưng Cảnh Giới Định không được phép phân biệt, chỉ có thể thấu hiểu mà không có thể diển tả hết được. Cho dù nói ra thì nó cũng biến dạng, hoặc chỉ là Cảnh Giới Ảo Mộng. Nếu như Cảnh Giới Định mà có tác dụng của hiện tượng, thì đó đã là năng lực định do Thần Thông sinh ra.

            Có nhiều phương pháp Tu Định, qui nạp chúng lại không ngoài sự hài hòa và sự tu tập của “Thiền Chỉ” và “Thiền Quán”. “Chỉ” là chỗ dựa, am định, tịnh chỉ của tâm. “Quán” căn cứ yêu cầu của “Chỉ” mà tư duy. Nếu chỉ có “Chỉ” mà không có “Quán” thì sẽ dễ bị hôn trầm, nếu chỉ có “Quán” mà không có “Chỉ” thì dễ khởi tâm tán loạn. Do vậy cần chủ trương “Quân Bình Chỉ Quán” mới có thể sản sinh sự lợi ích sinh động của Thiền, mới có thể tiến vào khu vực của Cảnh Giới Định.

            Thiền Lâm Trung Quốc có một câu nói nổi tiếng: “Niệm Phật Thị Thùy?”(Niệm Phật là ai?). Thông thường là công phu nhập môn của Thiền Định. Công phu Thiền Định, cố nhiên phải lấy Tĩnh Tọa (Ngồi yên lặng) làm nền tảng. Đạt được cảnh giới Định lại không nhất thiết hoàn toàn dựa vào Tĩnh Tọa. Cho nên không gọi là Tọa Thiền, mà gọi là Tham Thiền. Từ “Tham”này chính là công phu của chữ “Quán”. Tham(tìm hiểu) “Niệm Phật Thị Thùy” chính là Quán(quán sat) “Niệm Phật Kiến Thùy”(Niệm Phật thấy ai). Vì thế trường hợp Thiêsn Thai Tông tu trì không gọi là Thiền Đường, mà gọi là Quán Đường. Chùa Quan Tông ở Triết Giang, chính là thực hành những phương pháp này. Niệm Phật là dùng tâm để Niệm Phật. Dùng tâm của ai Niệm Phật? Tôi Niệm Phật đương nhiên là tôi đang dùng cái tâm của tôi niệm.Thời cơ quyết định quan trọng nhất chính là ở trên bề mặt chữ “Tôi” này, và gom lại nói thẳng vấn đề mà hỏi: “Tôi ở đâu?” tứ chi thể xác là tôi? Ngũ tạng lục phủ là tôi? Hô hấp là tôi? Tinh thần là tôi? Tìm xem, bản thân của Tôi cuối cùng ở đâu? Tìm được cái gần nhất, cuối cùng không thể đạt được. Tôi đã tìm không được, vọng tâm cũng đứng yên. Khi tâm vừa dừng lại liền đạt được thân tâm nhẹ nhàng an lạc, rời khỏi cảnh giới Định thì sẽ không có xa lắm. Nhưng tâm bình thường ngưng lại chưa phải là nhập định. Nếu công phu chưa đạt đến đỉnh cao, tâm phân biệt tán loạn vừa dừng lại thì sẽ dần dần vào trạng thái hôn trầm. Đó không phải là Định mà là ủ rũ, là buồn rầu. Định không phải là hôn trầm, định là siêng năng không mệt mỏi giữ gìn cái tâm trống rỗng trong sáng. Do đó, sau khi tâm đã ngừng lại, hôn trầm đến, lại lập tức khởi lên quán chiếu tư duy. Như thế lại tiếp tục nói “Niệm Phật là ai?” . Công phu đã thuần thục thì tự nhiên sẽ dẫn vào tâm định.

            Còn có một công án: Đại Sư Huệ Năng, Lục Tổ của Thiền Tông Trung Quốc, Ngài dạy Huệ Minh tham thiền, đưa ra công án : “Không Nghĩ Thiện, Không Nghĩ Ác”. Đúng với thời đó, đây là công khai vào chỗ bản lai diện mục?” Cũng có thể nói, khi trong lòng không nghĩ thiện cũng không nghĩ ác, cũng chính là sự hiện rõ của tự tánh bổn lai. Thử hỏi: chúng ta đã rời khỏi tất cả tâm niệm tư duy của thiện ác, đó không phải là định cảnh của sự trống rỗng trong sáng sao? Ấy cũng chính là hiện rõ một cảnh giới Vô Ngã. Cho nên, Thiền Tông dạy mọi người tham thiền, còn có một câu dạy bảo là “Li Tâm, Ý, Thức”. Không dựa vào tâm thể, không mượn Ý nghĩa, không cần nhận biết, ngay lúc đó, đâu có thể tồn tại cái gì trong bộ não của chúng ta? Những phương pháp này đều là Đốn Ngộ, là phương pháp Trực Hạ Chỉ Qui, nhằm vào phương pháp quân bình Chỉ Quán, lại càng trực tiếp một bước, cũng càng cao sâu một bước,(这些都是顿悟的方法,是直下指归的方法,比起止观均等的方法,又更直了一层, 也更高深了一层,,这在普通的人,在短时间内,恐怕是用不上力的.所以用止观的方法,是比较安全的.)đó là ở người bình thường, trong thời gian ngắn, e rằng không dùng hết sức lực. Cho nên, sử dụng phương pháp Chỉ Quán tương đối an toàn.

            Phương pháp Thiền Quán còn có rất nhiều loại, căn cứ Thiền Sư Mật Tông Đời Đường tổng cộng có 5 loại Thiền: Ngoại Đạo Thiền, Phàm Phu Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Đại thừa Thiền, và Như Lai Thiền. Nội dung của các loại Thiền không phải giới thiệu nguyên bản văn. Đại khái nói, Thiền Tông Trung Quốc là tu theo Như Lai Thiền, là một loại công phu hiện ra như thật dẫn đến định, lại dung hợp Thiền Định vào trong cuộc sống thực tế, cho nên trong Kinh Nói “Như Lai thường tại định, vô hữu bất định thời(Như Lai thường ở trong định, chưa lúc nào rời khỏi định). Thiền Sư Trung Quốc lại nói: Cơ lai khất phạn khốn lai miên(Đói đến thì ăn, mệt thì ngủ), đều là biểu hiện của Thiền Định. Điều đó cũng khiến cho Tiểu Thừa Thiền phải ngồi im giữ tịnh, toàn bộ đã hiện ra như thật. Nhưng đây cũng là tệ nạn phổ biến. Bởi vì Như Lai Thiền tuy có thể hòa mình vào cuộc sống thực tế, nếu không phải người căn cơ tối thượng thì dùng không hết lực được. Thử hỏi: có mấy người làm được tâm “thường ở trong định”? Định là thu nhiếp tâm tán loạn, không chịu sự tác động mê hoặc của ngoại cảnh . Ai có thể làm được như thế? Nhìn thấy sắc đẹp, ngửi mùi thơm, nghe âm thanh, cho đến tiếp xúc với phiền não…vv, tâm có giao động không? Như vậy, sự công phu tu dưỡng của Thiền Định không phải là dễ. Nếu như chỉ nói suông với mấy công án Thiền Tông, đó có thể coi là Tu Thiền sao? Phương pháp tu Thiền Định an toàn vẫn là bắt đầu từ phương diện Chỉ Quán và Tĩnh Tọa.

            Tĩnh Tọa, không phải là Tu Định. Tu Định tốt nhất là mọ i người đã có tu dưỡng Thiền Định, trực tiếp truyền thọ, nếu không thì dễ xảy ra lạc Thiền. Ví như, Quán Bất Tịnh, Quán Từ Bi, Quán Nhân Duyên, Quán Uẩn Xứ Giới, Quán Sổ Tức, đây là Ngũ Đình Tâm Quán của Tiểu Thừa, đăc biệt là coi trọng Quán Bất Tịnh và Quán Sổ Tức. Những phương pháp quán này thông dụng ở đất nước Nam Truyền như Thái Lan…và các nước Châu Mỹ hiện nay, đều tu tập dưới sự hướng dẫn của Quí Thầy. Học trong văn tự sách vở, điều đó không đáng tin.

            Người Tu Định, tốt nhất bắt đầu Tĩnh Tọa (Ngồi yên lặng). Tĩnh Tọa có ba việc cần chú Ý:

            (1). hoàn cảnh tịch tĩnh.

            (2). tâm cảnh bình tĩnh.

            (3). một tư thế ngồi ổn định.

            Bất luận ngồi hàng ma (chân phải lên trước chân trái lên sau ), ngồi kiết già (chân trái bắt lên trước chân phải bắt lên sau), ngồi bán già (Bắt chân lên một chân hay chân trên chân dưới), đều có thể được. Chủ yếu là thăng bằng trọng tâm của cơ thể, giữ gìn không cho ngã. Nếu người lớn tuổi ngồi xếp bằng không được cũng có thể để 2 chân thả lỏng xuống đất (Ngồi buông lỏng 2 chân). Nhưng cách ngồi đó không thể ngồi lâu được, vừa ngồi thì sắp ngã nhào, lại do tuần hoàn máu ngăn cản sẽ khiến cho tư thế ngồi phát sinh hậu quả không tốt. Còn tầm nhìn của đôi mắt, tốt nhất cần phải tập trung vào một điểm, trước chỗ ngồi khoảng 2m đến 3m, không chú Ý nó, cũng không buông bỏ nó. Nếu không, không rơi vào hôn trầm thì tâm sẽ bị tán loạn. Nếu mở mắt không thích hợp, cũng có thể tạm thời nhắm mắt, sau lại mở nhẹ nhẹ ra.

            Nếu như không có Bậc Thiền Sư Cao Minh hướng dẫn thì dựa theo những phương pháp “Chỉ Quán” đã nói ở trên cũng có thể thực hành. Nhưng cần chú Ý: nhất thiết không phải hy vọng cầu được Thần Tích gì từ trong công phu tu định. Nếu như trước vẫn còn giữ lại những tạp niệm trong tâm, sau khi tu trì, nhất định sẽ hiện ra sự nhầm lẫn. Nếu không còn giữ những tạp niệm cũng có lúc ảo cảnh hiện ra, đó cần phải đề cao cảnh giác, lập tức hồi tâm phản chiếu, quán sát ta đang ở đâu? Lúc đó, cái Ta cũng tìm không được, ảo cảnh tự nhiên biến mất.Hoặc là đối với các loại ảo cảnh vui vẻ , sợ hãi cũng có thể xuất hiện,nhắm mắt làm ngơ, cái gọi là chê trách không trách, cái trách đó tự mất đi. Tất cả điều đó, chớ cho là linh nghiệm, cũng đừng sợ nó là quỉ chướng.

            Có vài người, nếu không có thói quen Tĩnh Tọa, tâm Ý thường tán loạn, không có yên tĩnh,thì tu các pháp môn Lễ Bái, Tụng Kinh, Sám Hối, Trì Danh Hiệu Đức Phật. Đây là dựa vào tha lực của Phật Bồ Tát, dìu dắt hướng dẫn tự lực vốn có của chúng ta,lựa chọn ổn định một pháp môn, hoặc lựa chọn ổn định các pháp môn có tính chất liên quan với nhau. Ví như tu Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà, nên Lễ Bái Tượng Phật A Di Đà, tụng Tịnh Độ Kinh Luận, niệm Thánh Hiệu A Di Đà, quán sát các Cõi Trang Nghiêm của thế giới Cực Lạc Tây Phương, đây là những pháp môn có tính chất liên quan với nhau. Chỉ cần chân thành thiết tha tu trì lâu dài, thì sẽ dần dần tiến vào cảnh giới tốt đẹp, đây cũng là pháp môn rất tiện lợi để Tu Định, và từ trong sự lây động mà giữ được định. Ví như trong Kinh A Di Đà Phật, Pháp Môn Niệm Phật cũng cần được nhất tâm bất loạn, đó cũng chính là một loại Pháp Môn Tu Định.

            Tu trì, điều quan trọng nhất là tín tâm, lòng thành kính, quyết tâm, hằng tâm (bền lòng). Niềm tin quyết một lòng, tôn trọng thành kính qui mạng, thực hành dũng cảm tiến lên, tu trì bền vững không mệt. Không phải chần chừ do dự, không phải vội vả cầu mong hiệu quả, mỗi ngày qui định thời gian, bình tĩnh tu trì, tất nhiên sẽ có hiệu quả. Cho dù, tu tập lâu dài không có hiệu nghiệm, đó là công phu chưa thành thạo, chớ không phải Phật Pháp không linh nghiệm. Đến đây, tôi thuận tiện đề xướng là: hiện nay những khóa tụng của các Tự Viện nói chung đáng được kiểm điểm, đó là hình thức xướng niệm của pháp môn tu trì mà không phải là sự đào luyện và tu dưỡng nội tâm.

            1. 3. Tu Tuệ:

            Tuệ có ý nghĩa là trí sáng suốt biết nhìn xa. Mục đích tu trì Phật Pháp là cầu mong đạt được giải thoát. Nếu như chỉ tu Giới Định mà không tu Trí Tuệ, vẫn không được giải thoát. Tác dụng của Giới giống như liều thuốc trị bệnh; tác dụng của Định giống như liều thuốc bổ ích; tác dụng của Tuệ giống như trí tuệ hướng dẫn vào cuộc sống. Đã trị được bệnh tật, đã được thân thể mạnh khỏe, còn có được lí trí của Bậc Siêu Nhân, mới có thể làm được việc vĩ đại. Cho nên, công năng hữu dụng của Tuệ càng sâu rộng hơn Giới ,Định.

            Thậm chí, sự nẩy sinh của Tuệ cũng có liên quan với Giới, Định. Thông thường là do Giới sinh Định, do Định phát sinh ra Tuệ. Tuệ lại chuyển qua phía trước chỉ dẫn giữ Giới, chỉ dẫn tu Định, thì như thế đã hình thành liên hoàn trạng thái hình xoắn ốc mà hướng đến tiến bước mạnh mẽ con đường giải thoát. Nếu chỉ tu Giới Định, mà không tu Tuệ thì đó chỉ là tu mù, không nắm được nội dung chủ yếu của sự giải thoát.

            Nhưng sự trưởng thành của Tuệ không nhất định phải dựa vào sự bồi dưỡng của Giới Định, cho nên thông thường nguồn gốc của Tuệ chia làm thành 4 loại: Văn Tuệ, Tư Tuệ, Tu Tuệ, và Chứng Tuệ. Nghe giáo pháp (bao gồm xem, đọc) mà đạt được trí tuệ, goi là Văn Tuệ. Tăng thêm sự tư duy tự tâm mà sau đó có chỗ chứng đắc của tâm, gọi là Tư Tuệ. Lại đem tâm chứng đắc của chính mình từ sự việc hiện thực bước vào thực tế, tâm đạt được chỗ chứng đắc của thực triễn, gọi là Tu Tuệ. Nếu tự mình thể nghiệm được bổn lai diện mục của tâm, thì gọi là Chứng Tuệ. Nhưng tôi cần chỉ rõ ràng 4 Tuệ này, ngoài Văn Tuệ ra, còn 3 Tuệ khác đều có liên quan với Giới Định, đặc biệt là liên quan đến Thiền Định. Do vậy chứng đắc con đường giải thoát không có sự tác dụng 3 môn học với nhau thì điều đó không thể chứng đắc được. Tuy nhiên, một số người có trí tuệ cao siêu, không cần trãi qua quá trình tu tập Thiền Định, chì cần nói ra một lời liền được chứng ngộ. Thực tế, sự giải thoát đó vẫn cần có một năng lực tác dụng và thúc đẩy đến thành công của Định, nhưng năng lực tác dụng dẫn đến thành công rất nhanh chóng đó gọi là điện chớp sáng của Định. Từ đó có thể thấy, chúng ta cũng không cần phải phê bình người không tu Thiền Định thì khác nào không có tu trì. Đã nói qua ở phía trên, “Như Lai chưa lúc nào rời khỏi Định”, Thiền Định thâm sâu chân chính nhất định không giới hạn Tĩnh Tọa, Đại Định trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói cũng chính là như thế.

            4.Ai Nên Tu Trì Con Đường Giải Thoát?

            Ở Trung Quốc, xưa nay có quan niệm dường như vững chắc không lây động, cho rằng con đường tu trì là sự việc của Người Xuất Gia, bố thí cúng dường là sự việc của Người Tại Gia. Kỳ thật, Phật Pháp không phải chuyên lợi ích cho Người Xuất Gia. Phật Pháp thuộc tất cả mọi người. Tu trì không phải là sự việc bí mật, Người Xuất Gia cố nhiên phải tu trì, Người Tại Gia cũng cần phải tu trì. Người Xuất Gia cần dạy Người Tại Gia Bố Thí Cúng Dường, càng phải hướng dẫn Người Tại Gia tu trì theo Giáo Pháp Như lai. Người Tại Gia cũng cần phải tu trì, tin Phật mà không tự mình tu trì thì chắn chắc không thể thọ dụng niềm tin của Phật. Giáo Pháp Đức Phật dường như không được mọi người thực hiện phổ biến, cũng sẽ không nhận được hiệu quả lí tưởng của sự chuyển hóa thế giới.

            Do đó, tôi càng lớn tiếng kêu gọi: mở ra cánh cửa lớn của Nhà Ăn Phật Pháp để có thể nhiều người mắc bệnh đói khát về tinh thần đều được hưởng thụ nhiệt tình! Bởi vì Phật Pháp không chỉ dùng để tô điểm Tự Viện, Phật pháp vì sự Khổ đau của chúng sanh mà xuất hiện.

            Phần III.

            Tại Sao Phải làm Phật Sự

            (Pháp Sư Thánh Nghiêm)

            Vì nhân duyên mà làm Phật Sự cần phải trang nghiêm long trọng. Các Phật Tử cẩn thận truy cầu, báo đáp ân đức người thân, hoặc là vì siêu độ quyến thuộc, kỷ niệm bạn bè đồng hương, hoặc là vun trồng phước đức kéo dài tuổi thọ, tiêu tai ách nạn…vv. Các Vị đã tốn hao rất nhiều vật lực, tài lực, và nhân lực để thành tựu các việc thiện này, nhưng mà Ý nghĩa chơn chánh làm Phật Sự, các Phật tử hoàn toàn chưa hiểu. Mời các Vị, cẩn thận đọc hết quyển sách nhỏ này,sẽ thấy làm Phật Sự càng có ‎ Ý nghĩa, càng có công đức. Bởi vì bên trong quyển sách nhỏ này, giới thiệu cho quí Phật Tử Ý nghĩa làm Phật Sự, công dụng làm Phật Sự, vấn đề Tử Vong, tính chất Tử Vong, và Ý nghĩa Tụng Kinh, Sám hối, Phóng Diệm Khẩu…vv.

            1. 1. Thế nào gọi là Phật Sự?

            Phật Sự, nghĩa rộng là: phàm làm việc Tin Phật, Cầu Phật, Thành Phật, đều gọi là Phật Sự. Đức Phật nói mỗi người có khả năng Thành Phật, chỉ cần Các Vị có thể tín ngưỡng (tin tưởng và tôn kính) phương pháp Đức Phật đã nói và dựa vào giáo pháp thực hành, chắc chắn sẽ có thể Thành Phật. Cho nên phạm vi Phật Sự có hẹp có rộng, điều gọi là “Phật Pháp Vô Biên”, chính là nghĩa rộng. Có nhiều phương pháp thực hành để Thành Phật, không sao nói hết được như Lễ Phật, Niệm Phật, làm thiện trừ ác theo những lời nói của Đức Phật dạy, thực hành những việc của Đức Phật làm. Cần tiến hành “Giữ tất cả tịnh giới, không một tịnh giới nào mà không giữ; tu tất cả các thiện pháp, không một pháp thiện nào mà không tu, độ tất cả chúng sanh, không một chúng sanh nào mà không độ”. Nói cách khác, là “Tránh các điều ác, làm các điều thiện”. Cũng chính là tích cực tự cứu mình, còn phải tích cực cứu người khác.

            Bởi vì, Phật Giáo chủ trương Thành Phật, cần phải kiến lập một nhân cách ban đầu hoàn thiện. Cho nên trước cần phải khuyên mọi người Không Sát Sanh, Không Trộm Cắp, Không Tà Dâm, Không Nói dối, Không Uống Rượu. Đây cũng rất gần giống với Ngũ Thường của Nho Giáo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín, và Trí. Tiến lên một bước nữa, cần khiến cho con người vượt lên trên phàm phu mà trở thành Bậc Thánh Nhân. Bậc Thánh Nhân của Phật Giáo là các vị đã giải thoát khổ đau sanh, lão, bệnh , tử..vv của trần gian. Cảnh giới của các vị sau khi giải thoát khổ não là sự an tịnh nội tâm, chính là mục đích của Phật Giáo.

            Làm thế nào để đạt được mục đích giải thoát khổ não sanh tử ? Cần phải có niềm tin vào phương pháp dạy bảo của Đức Phật, và dựa vào đó để thực hành. Đọc Kinh, Tụng Kinh, Nghe Kinh, chính là phương pháp giải thoát sanh tử cho đến khi thành Phật. Cho nên, làm Phật Sự chân chánh chính là cần mọi người tự làm.

            Nhưng đối với mọi người không hiểu Phật Pháp, không biết tu hành, khi gặp người thân, cha mẹ qua đời, người ấy không biết làm sao nên mời Người Xuất Gia thay thế người nhà làm Phật Sự. Quả thật cũng có công dụng. Phật Sự được giảng trong bài này, đại khái là chú trọng về phương diện thuyết minh theo nghĩa hẹp.

            2. Người Xuất Gia làm Phật Sự có công dụng gì?

            Người Xuất Gia là người tu trì theo Phật Pháp, cũng là người hoằng dương Phật Pháp, là người tu hành chuyên nghiệp, cũng là người hoằng pháp chuyên nghiệp. Làm Phật Sự của Người Xuất Gia có công với con người, cũng có phẩm hạnh giản dị. Phật Tử cung cấp nhu cầu cuộc sống cho Người Xuất Gia, khiến cho các Vị Ấy yên tâm làm Phật Sự, Người Phật Tử cũng có công đức gián tiếp. Cho nên, Đức Phật nói Tăng Ni xuất Gia là phước điền công đức của mọi người.

            Trước đây, bổn phận của Người Xuất Gia lại không chuyên làm việc siêu độ vong linh. Thậm chí có thể nói, đối tượng chủ yếu của Người Xuất Gia phải siêu độ, đó chính là người sống mà không phải người chết. Tuy nhiên, Người tu hành theo Phật Pháp, lại coi trọng pháp môn niệm Phật để cứu giúp người lúc lâm chung.

            3.Lúc lâm Chung làm thế nào?

            Con người lúc sanh ra thì đã qu‎yết định vận mạng của tử vong. Cho nên tình cảnh sống chưa phải đáng vui vẻ, tình cảnh chết chưa phải đáng thương. Theo giáo Pháp Đức Phật dạy, nếu người không ra khỏi sanh tử thì đều là người đáng thương. Do vậy, người tin Phật học Phật, hằng ngày làm Phật Sự, lúc sắp lâm chung có thể chỉ nhớ đến câu niệm Phật Nam Mô A Di Đà Phật. Bình thường tu hành, ăn chay, sau khi mạng chung sẽ rời khỏi cảnh giới phàm phu của sanh tử mà vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật.

            Người sau khi chết, có 3 loại năng lực đến quyết định lên cõi Trời hay xuống Địa Ngục.

            (1). Tùy Trọng: Người bị phạm trọng tội, tùy theo các nghiệp thiện ác của mỗi người tự tạo tác, trước đi thọ báo.

            (2). Tùy Tập:tùy theo các thói quen khó bỏ hằng ngày của mỗi cá nhân trước hoàn cảnh cùng đồng loại dẫn đường đi đầu thai.

            (3). Tùy Niệm:tùy theo Ý nghĩ hướng về lúc sắp mạng chung của mỗi cá nhân mà đi thọ sanh lục đạo, hoặc sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà

            Do nguyên nhân như thế, Phật Giáo chủ trương mọi người không nên làm các điều ác, nên làm các điều lành, phải trừ bỏ các thói quen bất thiện, hằng ngày cần chú trọng tâm niệm Phật. Cho đến mỗi niệm không quên Phật Pháp Tăng, mỗi niệm cần làm tất cả công đức của chính mình, làm vốn liếng và tư lương để vãng sanh cõi Cực Lạc Tây Phương

            Hằng ngày công phu học Phật, chủ yếu là dựa vào sự tu hành, Qui Y Tam Bảo, Thọ Trì ngũ Giới, Bố Thí Cúng Dường, Sám Hối Tụng Kinh, cứu giúp người bệnh khổ, tạo phước đức cho Xã Hội như người không hiểu Phật Pháp, lúc sắp lâm chung vẫn còn đường cứu vãng, đó chính là căn cứ theo qui luật của “Tùy Niệm Vãng Sanh”, khuyên người ấy Nhất Tâm Niệm Phật. Khiến người ấy buông bỏ các Ý niệm, nhất thiết không được sợ hãi, không được tham luyến thân bằng quyến thuộc và của cải tài sản, không được để tâm Ý hổn loạn, nên Nhất Tâm Niệm Phật, niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Nếu đã không có năng lực niệm ra lời, thì yên lặng niệm thầm trong tâm. Nếu như thân bằng quyến thuộc thật thương yêu người ấy, thì không thể khóc lớn ra tiếng trong giờ phút hấp hối. Sự quyến luyến gia đình, quyến thuộc khiến cho người ấy tăng thêm khổ đau và có thể đọa lạc. Đồng thời cần khuyên mọi người, bạn bè cùng Niệm Phật Làm cho tâm niệm của người sắp mạng chung thành kính thiết tha hài hòa trong âm thanh Niệm Phật. Nếu làm được như thế, sau khi mệnh chung liền có thể vãng sanh cõi Tịnh Độ. Giả như tuổi thọ của người ấy chưa đến, cũng có thể nhờ công đức Niệm Phật khiến cho người ấy sớm khôi phục sức khỏe, phước thọ được tăng trưởng.

            Người sắp mạng chung, hoặc ngồi hoặc nằm, nằm nghiêng nằm ngửa, đều lấy bản thân của người chết cảm thấy dể chịu làm thích hợp. Nếu lúc đó người chết vẫn còn hôn mê mà chưa chấm dứt hơi thở, nhất thiết chớ vì người ấy ỉa đái ướt đầy cả thân thể liền tắm rữa và lau chùi. Tránh tăng thêm sự đau khổ phiền não mà ảnh hưởng đến tinh thần sau khi chết của người ấy. Sau khi mạng chung, hơi thở tuy chấm dứt chỉ còn để lại chút hơi ấm, thần thức của người ấy vẫn chưa rời khỏi thể xác,cho nên cần trãi qua 8 tiếng đồng hồ sau, mới có thể tắm rữa và thay quần áo cho người ấy. Nếu dùng hỏa táng, tốt nhất là trãi qua sau 24 tiếng.

            Sau khi người chết, thần thức người ấy sẽ đầu thai vào cõi người hay cõi trời, v.v… nói chung đã biến thành vong hồn.

            1. 2. Vong Linh là gì?

            Nói đến siêu độ Vong Linh, trước phải thuyết minh tính chất của Vong Linh. Người sau khi chết, chủ thể (bộ phận chủ yếu) sinh mạng gọi là Vong Linh. Quan niệm chung của nhân gian cho rằng, người sau khi chết, tức là Quỉ mà còn vĩnh viễn làm Quỉ. Theo Phật Giáo, nhất định không tiếp nhận quan điểm này, nếu không thì nói hai chữ không được “Siêu Độ”. Phật Giáo xếp chúng sanh ở cõi Phàm Phu, tổng cộng thành 6 loại là Thiên, Nhơn, Thần, Quỉ, Bàng Sanh (các động vật trâu ngựa cho đến con kiến…vv) và Địa Ngục. Trong sáu loài này sanh đến chết đi, lại chết đi sanh đến, gọi là Lục Đạo Luân Hồi. Cho nên người sau khi chết chỉ có khả năng thành Quỉ 1/6. Phật Giáo làm cho con người không những vượt qua khỏi sinh tử luân hồi mà còn được độ thoát, tức gọi là Siêu Độ.

            Người Phàm Phu sau khi chết, ngoài có tội cực ác, lập tức đọa xuống Địa Ngục, người làm nhiều công đức thiện, lập tức sanh vào Cõi Trời, người bình thường vẫn còn không có thể siêu thoát liền lập tức chuyển sang kiếp khác. Vong Linh chưa chuyển sang kiếp khác, lại chưa phải là Quỉ. Những điều trên đó, Phật Giáo gọi là “Thân Trung Hữu” hoặc gọi là “Thân Trung Ấm”, tức là thân thể sau khi chết trong quá trình thời gian chuyển sang kiếp khác. Thân Trung Ấm này luôn luôn bị người bình thường hiểu lầm gọi là Hồn Ma. Kỳ thật nó là một loại tính chất tinh thần bám vào trong vài thể khí nhỏ mà tồn tại và không phải là Hồn Ma.

            Thời gian Thân Trung Ấm thông thường là 49 ngày, trong giai đoạn chờ đợi cơ duyên thành thục chuyển sang kiếp khác. Vì thế sau khi chết trong 7 tuần, các thân quyến vì người chết làm Phật Sự thì công năng hiệu quả rất lớn. Nếu đem tài vật yêu thích nhất của người chết khi còn sống Bố Thí Cúng Dường, cứu tế người nghèo khổ bệnh tật, đồng thời gọi tên đây là vì siêu sinh người chết mà làm những công đức, người chết liền có thể vì những công đức này mà tái sanh chỗ tốt lành. Cho nên, Phật Giáo chủ trương Siêu Độ Vong Linh, tốt nhất là trong 7 tuần. Nếu như đã trãi qua trong 7 tuần làm Phật Sự, đương nhiên vẫn có lợi ích, nhưng đó chỉ có thể tăng thêm những phần phước đức cho người mất, lại không thể thay đổi chủng loại đã tái sanh. Giả như một người đang lúc sanh tiền làm nhiều điều ác, số mệnh đã định trước phải tái sanh làm trâu, heo. ..Sau 7 tuần người ấy chết, nếu có thân bằng quyến thuộc làm nhiều Phật Sự ,thì khiến cho người ấy ở trong giai đoạn Thân trung Ấm nghe được những lời Kinh của Người Xuất Gia, do vậy mà hiểu được đạo lí của Phật Pháp. Ngay lúc đó sám hối, lập chí hướng thiện, người ấy có thể tránh đi tái sanh làm trâu heo mà sanh làm người. Nếu như sau khi người ấy đã sanh vào chuồng heo, lại vì người ấy làm Phật Sự,thì chỉ có thể cải biến hoàn cảnh cuộc sống của loài trâu heo như có đầy đủ thức ăn, không có lao lực.. Thậm chí tránh các khổ đau mổ xẻ, được con người đem đi phóng sanh. Nếu như đã sanh trong cõi nhân gian thì có thể khiến cho người ấy thân thể khỏe mạnh, quyến thuộc yêu quí, sự nghiệp thuận lợi. Nếu như đã sanh đến Thế Giới Cực Lạc Tây Phương, cũng có thể khiến cho người ấy sanh lên thượng phẩm liên đài, sớm được thành Phật.

            1. 3. Ai nên làm Phật Sự?

            Người Bình thường cho rằng, làm Phật Sự là sự việc của Tăng Ni Xuất Gia, kỳ thật, đây chỉ nói đúng một phần. Bởi vì người Xuất Gia cố nhiên phải làm Phật Sự. Nếu Phật Tử muốn đạt được thọ dụng của Phật Pháp cũng cần phải tự mình đi làm Phật Sự. Chớ đợi sau khi chết, người thân quyến làm Phật Sự cho. Tại sao lúc còn sống, tự mình không đi làm Phật Sự?

            Đối tượng Siêu Độ Phật Pháp, chủ yếu là người sống. Nếu hàng ngày không tu hành , sắp chết ôm gót chân Phật, hiệu quả tuy cũng khả quan, nhưng không kịp có sự tin cậy thiết thực để chuẩn bị. Nếu tự mình không làm Phật Sự, sau khi chết, thân bằng quyến thuộc mời Tăng Ni đến thay mình làm Phật Sự, công năng hiệu quả tự nhiên của 2 việc khác nhau. Cho nên Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Công Đức nói, “Nếu do người sống siêu độ người chết, người chết chỉ có thể đạt được 1/7 công đức, 6 phần công đức còn lại chính là do người sống làm Phật Sự được hưởng”.

            Do dó, tôi muốn khuyên Quí Phật Tử, các vị đã đến Chùa mời Người Xuất Gia làm Phật Sự, chắc chắn còn có tấm lòng tôn kính đối với Phật Giáo. Nếu chưa Qui Y Tam Bảo, hoan nghinh các vị sớm Qui Y. Sau khi Qui Y, lại dần dần hiểu được Phật Pháp, theo giáo pháp Đức Phật tu hành, há không càng tốt sao?

            Phật Tử mời Tăng Ni làm Phật Sự là vì siêu độ cho thân bằng quyến thuộc, hoặc vì tấm lòng hoài niệm an ủi, các vị đã làm Phật Sự cho thân bằng quyến thuộc. Cho nên người chủ động làm Phật Sự này là chính các vị. Phật Pháp coi trọng sự thành tâm Có thành tâm tức có hiệu ứng. Người Xuất Gia Tụng Kinh Sám Hối, cố nhiên phải tha thiết thành tâm tụng. Phật Tử thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng Ni Tụng Kinh Sám Hối, cũng phải thật thành kính. Cần có niềm tin sâu sắc làm Phật Sự, nhất định có thể khiến cho người chết đạt được nhiều lợi ích.

            Phật Pháp coi trọng cảm ứng, động lực của cảm ứng chính là sự sâu cạn của sự thành tâm, thành ý. Thành tâm có thể quyết định mức độ nhỏ lớn của cảm ứng như người đánh chuông, đánh nặng thì tiếng vang lớn, đánh nhẹ thì tiếng vang trầm nhỏ.

            Do vậy, làm một loạt Phật sự như nhau nhưng đạt được hiệu quả là tùy vào sự sai biệt của lòng thành mà có nhỏ lớn khác nhau. Nguyên nhân Phật Giáo chủ trương tự mình làm Phật Sự, cũng chính là sự thành tâm, thành Ý. Cái gọi là “Mỗi người ăn cơm mỗi người biết no, mỗi người sinh tử mỗi người hiểu”.Nếu vì người khác thay mình làm Phật Sự thì thọ dụng sẽ khác biệt. Một phần chính mình chưa kịp được tin Phật học Phật thì đã qua đời. Tốt nhất là vì người thân có quan hệ huyết thống làm Phật Sự thế. Cái điều gọi là mẹ con gắng bó thương yêu, khi tái sanh dễ dàng cùng nhau cảm ứng. Sau khi chết, cách xa tình thương yêu cũng có thể phát khởi lòng tha thiết thành khẩn.Cho nên Bồ Tát Địa Tạng trong nhiều kiếp quá khứ lâu xa, có kiếp đã từng sống làm Người Hiếu Nữ. Mỗi lần đều thành tâm vì người mẹ mất mà được chỉ dẫn làm Phật Sự, Lễ Phật, Cúng Phật, Niệm Phật, Cầu Phật, cảm thấy Đức Phật hoăc A La Hán…vv mà khiến cho Vong Hồn Thân Mẫu Siêu Độ.

            Nếu không có ruột thịt hoặc là không phải ruột thịt thân thiết, hay chỉ có mối quan hệ hoặc là không có mối quan hệ với người chết mà người làm càng dễ dàng phát khởi lòng thành kính thì càng dể dàng nảy sinh hiệu quả cảm ứng.

            Do vậy, tôi có lời khuyên với Phật Tử, đã đến Chùa đảnh lễ và cầu thỉnh Tăng Ni làm Phật Sự, thì trọng tâm làm Phật Sự là bạn và thân bằng quyến thuộc chứ không phải là Tăng Ni. Tăng Ni làm Phật Sự là công việc hàng ngày của Người Xuất Gia, Phật Tử làm Phật Sự là vì Siêu Độ Vong Linh cho thân bằng quyến thuộc. Đúng ra, bạn và thân bằng quyến thuộc trong gia đình nên tham gia khóa Tụng Kinh Bái Sám. Nếu không biết, ít nhất cũng phải tắm gội sạch sẽ, Trai Giới (giữ giới và ăn chay) trong ngày này, trừ bỏ dâm dục và thức ăn tanh, chuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.

            1. 4. Tụng kinh làm gì?

            Kinh Phật là pháp môn Đức Phật đã nói bao gồm Tin Phật, Học Phật, cho đến Thành Phật. Phương pháp vô biên, cho nên Kinh Phật cũng có vô số và nhiều tên gọi. Trong số các Kinh dùng thích hợp nhất và thông dụng nhất vẫn là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Công Đức, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Tâm Kinh…vv.

            Nguồn gốc Tụng Kinh, xuất phát ở Ấn Độ thời Đức Phật Thích Ca. Vì Kinh Phật lúc đó đã không có chữ in, cũng không phải ghi chép lại, đều dựa vào truyền thụ bằng miệng. Vì thế các Đệ Tử cần nghe lời dạy của Đức Phật nói ra mà thay Ngài thuyết pháp. Các Đệ Tử thường nghe qua nghe lại nhiều lần Kinh Phật dạy mà quen nhớ và thuộc lòng. Tự mình cần muốn thuộc nhớ một Bộ Kinh Phật, cũng cần quyết tâm, hạ công phu học thuộc lòng chúng. Sau đó, Tụng Kinh liền trở thành công việc chủ yếu để học tập Phật Pháp và tuyên truyền Phật Pháp.

            Nhưng, Tín đồ Phật Giáo, vì cái gì cần phải Tụng thuộc lòng các Bộ Kinh, và phải lần lượt Tụng Kinh trước Tượng Phật, có 2 lí do:

            (1). Kinh Phật cho rằng, đem một tấm gương soi lau chùi bằng cái tâm của chúng ta làm chuẩn mực, Người Phàm Phu không dám chắc tự mình không có phạm tội. Có lúc đã phạm tội không thể biết để sửa sai, nhưng khi đối diện Tượng Phật miệng Tụng Kinh thì giống như nghe được chính miệng Đức Phật thuyết pháp, dạy bảo và khuyên nhủ chúng ta. Khiến nhiều lần thôi thúc chúng ta tu hành, lầm lỗi đã phạm, nhanh chóng sửa đổi; lỗi lầm còn chưa phạm, quyết tâm không phạm; công đức thiện đã tu, nổ lực tăng trưởng; còn công đức thiện chưa tu, lập chí tu hành. Đây giống như một Nữ Tài Tử, trong Khuê Phòng đã có một tấm gương, khi ra khỏi nhà cũng mang tấm gương theo bên người. Buổi sáng sớm soi qua gương, ngẫu nhiên sau giờ vừa làm việc lại cũng phải soi gương. Hôm nay đã soi gương, ngày mai, ngày mốt, ngày kia cho đến năm sau cũng cần phải soi gương. Đó là vì cần giữ gìn và tăng thêm vẻ đẹp gọn gàng sạch sẽ của nét mặt cô ấy mà thôi.

            (2). Tụng Kinh xem như Sứ Mệnh Thần Thánh thay thế Đức Phật thuyết pháp. Đối tượng chủ yếu của Phật Pháp là con người. Ngoài con người ra, trong Lục Đạo chúng sanh còn có Trời, Thần, Quỉ, và số ít Bàng Sanh hoặc Súc Sanh cũng có thể tín thọ Phật Pháp. Cho nên tuy chỗ ở không có con người, hoặc chỗ ở không có con người nghe hiểu Ý nghĩa Tụng Kinh, chỉ cần có người Tụng Kinh thì có các loài khác giống như Trời, Thần, Quỉ, Súc Sanh đến nghe chúng ta Tụng Kinh. Chúng sanh trong 3 loài Trời, Thần, Quỉ, và bộ phận Bàng Sanh, đều có Thần Thông lớn, nhỏ. Khi chúng ta Tụng Kinh chỉ cần thành tâm, liền có thể cảm ứng các loài đến nghe Kinh. Nếu Phật Tử vì thân bằng quyến thuộc quá cố làm Phật Sự, tụng Kinh với hành động ban đầu có thiện Ý, Vong Linh thân bằng quyến thuộc sẽ nhận được tin tức, nhất định sẽ đến đúng thời hạn nghe Kinh. Linh tính của Vong Linh đặc biệt rất cao, cho dù khi còn sống chưa từng nghe qua một câu Phật Pháp, sau khi chết mới nghe Kinh, cũng có thể nghe theo thiện căn thấu hiểu và tín thọ.

            1. 5. Bái Sám làm gì?

            Bái Sám, lại gọi là Lễ Sám, chính là Lễ Sám Chư Phật Bồ Tát, Sám Hối tất cả nghiệp tội của chính mình.

            Hành động lời nói của Phàm Phu, nếu tiến hành khảo sát tỉ mỉ sâu sắc, có thể nói thường xuyên đang tạo nghiệp ác. Sanh Tử Luân Hồi của Phàm Phu, tức là do các nghiệp lực tạo tác của mình lôi kéo. Như trong thời gian quá khứ chưa từng tạo nghiệp ác, hiện tại liền không biết lại làm phàm phu,nếu kiếp này đã đoạn trừ tất cả các nghiệp ác thì ngay lập tức là cảnh giới Thánh Nhân.

            Sanh Tử Luân Hồi của Phàm Phu rất khổ đau. Đối với cuộc sống quá khứ không biết làm sao mang đến nhiều nghiệp ác, đối với kiếp này cũng không biết làm sao đã tạo ra nghiệp ác, từ nay về sau còn không muốn tiếp tục tạo tội ác nữa, chính là có một chút khả năng. Do vậy, Phật Đà cao quý của chúng ta đem tâm đại từ bi vì Phàm Phu chúng sanh đã dạy pháp môn Sám Hối nghiệp ác.

            Tụng Kinh đã nói ở trên là để chúng ta theo tấm gương soi sáng của Phật Pháp. Hiện tại, nói Sám Hối là dạy chúng ta đem cái tâm chính mình, bỏ vào trong nước Phật Pháp để rửa. Công dụng Bái Sám, tức là gội rửa cáu bẩn ô nhiễm trong tâm chúng ta.

            Cho nên, đối với Đức Phật Sám Hối lại không phải cầu Phật tha tội, mà là cầu Phật chứng minh, hướng đến Đức Phật thành thật nói ra những nghiệp ác mình đã làm, hạ quyết tâm lại không cố Ý làm ác. Đối với Đức Phật được gọi là Sám (sám hối), đối với chính mình nhận sai lầm gọi là Hối (hối hận, ân hận). Phật Bồ Tát là Bậc hoàn toàn thanh tịnh và từ bi vĩ đại như thế. Phật Bồ Tát hy vọng chúng ta cũng trở thành Bậc Thánh Nhân hoàn toàn thanh tịnh và có lòng từ bi vĩ đại. Chúng ta vẫn đang lăn lộn trong nghiệp ác của mình ,mình làm mình chịu, cho nên cần phải Sám Hối. Tác dụng của Lễ Sám, tức là gội rửa cái tâm ác nghiệp của chính mình. Giống như đãi cát lấy vàng. Cát đãi từ từ lấy hết thì vàng sẽ hiện ra. Chúng ta hướng đến Đức Phật Sám Hối dần dần cáu bận tội lỗi tiêu trừ thì sẽ được tâm thanh tịnh, giải thoát.

            Ở Trung Quốc, các nghi thức Sám Pháp là do các vị Tổ Sư theo Kinh Phật biên chép thành sách. Thịnh hành nhất là Kinh Lương Hoàng Bảo Sám, Tam Muội Thủy Sám, Đại Bi Sám, Dược Sư Sám, Tịnh Độ Sám, Địa Tạng Sám, Thiên Phật Sám…vv. Người tu các Sám Pháp này, từ xưa đến nay đều có sự truyền trao rất linh nghiệm, đó gọi là “Công Bất Đường Quyên” (Không uổn công lao).

            Bái Sám, đương nhiên tốt nhất là chính tự mình làm. Nếu tự mình còn chưa học biết, hoặc còn cảm thấy chưa đủ khả năng lễ bái thì thành kính mời Tăng Ni đến làm lễ, hoặc thay thế quyến thuộc người quá cố của bạn đến làm lễ, tự nhiên cũng có công đức. Qui luật Bái Sám cũng giống như việc Tụng Kinh.

            1. 6. Thí thực chẩn tế (Phóng Diệm Khẩu) để làm gì?

            Diệm Khẩu là chỉ Quỉ Đói trong Cõi Ma, chúng sanh trong Cõi Ma chia thành 3 loại:

            (1). Trước khi còn sống, đã làm nhiều việc thiện, nếu đầu thai làm Ma thì trở thành con Ma phước đức giàu có. Nói chung có niềm tin như Thiên Thần Thổ Địa và Thành Hoàng(Thần chủ quản một ngôi thành), tức là thuộc về những loài Quỉ Thần này.

            (2). Lúc còn sống không có làm nhiều việc thiện, nếu đầu thai làm Quỉ thì trở thành con Quỉ thiếu phước ít tiền của, con Quỉ có niềm tin như nhau, đa số chính là loài Quỉ này.

            (3). Lúc còn sống tham lam keo kiệt, một cái lông cũng tiếc, chuyên chiếm đoạt cái lợi của người khác, nếu đầu thai làm Quỉ thì trở thành con Quỉ đói vô phước bất lực. Lương thực của loài quỉ này rất phong phú, cổ họng lại rất nhỏ, đã có thức ăn cũng khó mà ăn no nê. Hơn nữa lại do mối quan hệ Nghiệp Báo, các loài Quỉ khó nhìn thấy được thức ăn. Cho dù đã được thức ăn vừa khẩu vị, nhưng lúc vào trong miệng lại biến thành máu mủ, nhơ bẩn, hôi húi.. Cho nên các loài Quỉ thường nhận sự đói khát trong lò lửa thiêu đốt, ngọn lửa hừng hực từ trong miệng xuất ra, nên gọi là Diệm Khẩu.

            Đức Phật vì lòng từ bi, đã nói ra rất nhiều loại Thần Chú. Ví như Tịnh Nghiệp Chướng Chơn Ngôn, Biến Thực Chơn Ngôn, Khai Nhân Hầu Chơn Ngôn…vv. Đại thể là khi dựa vào giáo pháp Tụng Trì, những Thần Chú Chơn Ngôn này được triệu tập mời các loại côn hồn về phía trước, có thể nhờ vào nguyện lực Thần Thông của Đức Phật mà ăn một bữa no nê. Sau khi ăn no xong, lại vì các loại Cô Hồn hoằng dương Phật Pháp, khiến cho chúng Qui Y Tam Bảo, vì chúng truyền thọ Tam Muội Da Mật Giới, vĩnh viễn thoát khỏi khổ não của con đường Ngạ Quỉ. Đây chính là mục đích và tác dụng của Phóng Diệm Khẩu.

            Do đó, Phóng Diệm Khẩu đối với Cõi Quỉ có thể nói, chẳng khác nào là cấp phát cứu tế không giới hạn. Cho nên cũng gọi là Thí Thực. Nếu như bà con thân thuộc của Quí Phật Tử qua đời, lại chưa đọa lạc vào con đường Ngạ Quỉ, Phóng Diệm Khẩu chính là cùng nhau thay người chết làm công đức, cấp phát cứu tế cho những người nghèo khổ, nên cũng có nhiều lợi lạc.

            1. 7. Phật Sự giữa Người và Quỉ?

            Con người thông thường hiểu lầm làm Phật Sự chuyên vì Quỉ Chết mà thiết lập. Do vậy, tôi cần nói cho các Phật Tử nghe. Đối tượng chủ yếu của Phật Pháp là vì người sống mà không phải là người chết. Vì Vong Linh Siêu Độ là một biện pháp cứu giúp, không phải là công việc trọng tâm của Phật Giáo.

            Cho nên đang lúc sanh tiền nên làm Phật Sự. Người đã chết cố nhiên cần làm Phật Sự. Kết hôn, sinh đẻ, giải trừ tai ách, chữa trị bệnh hoạn, chúc phúc, tìm việc làm, khai trương, giao dịch, xây dựng, an cư, làm kinh doanh…vv, cũng đều làm Phật Sự. Tu công tích đức, làm thiện được phước, vậy làm Phật Sự đâu phải chỉ vì Siêu Độ người chết ? Làm Phật Sự theo Phật Pháp có thể đạt được phước đức trong cuộc sống hiện tại cũng như đời sau và đạt được phước quả trong thế gian và sự giàu có trong Trời Người. Đặc biệt có thể đạt được Phật Quả cứu cánh của Trí Phước Viên Mãn.

            Phong tục tập quán nhân gian cho rằng Tụng Kinh Sám Hối, có thể làm tiền dùng cho Ngạ Quỉ ở Cõi Âm, hoặc đốt giấy vàng mã và tiền giấy âm phủ làm tăng thêm sự giàu có cho Hồn Ma ở Cõi Âm. Kỳ thật, theo giáo lý của Đức Phật không có quan niệm này. Tụng Kinh, Sám Hối là vì người chết siêu độ tăng phước. Người đã chết cũng không nhất định vào Cõi Ma. Chúng sanh ở Cõi Ma cũng dùng không được tiền của nhân gian cho họ. Dùng tiền vàng mã chỉ là vật môi giới mậu dịch của nhân gian. Thiêu đốt tiền giấy, cũng chỉ là phong tục tập quán Nhân Gian Trung Quốc lưu truyền lại, rất có thể vào Thời Đại Hán Đường.

            Sau khi đã chết, nếu không giải thoát sinh tử thì chỉ có khả năng 1/6 sanh ở Cõi Ma. Cho nên, Phật Tử không cần xác định thân bằng quyến thuộc của các vị, sau khi chết sẽ thành Quỉ mà có thể sanh về cõi Trời hoặc người. Do lúc sanh tiền, vong linh thường làm việc thiện và hiểu được giáo lý và thực hánh lời dạy của Đức Phật nên có thể siêu sanh Thế Giới Cực Lạc Tây Phương.

            Ở Đại Lục Trung Quốc còn có tập tục là người nam đã mất đi, cầu thỉnh Hòa Thượng đến làm Phật Sự “Cầu Quá Nại” hoặc “Phá Địa Ngục”, người nữ đã mất đi, thì cũng làm Phật Sự “Phá Huyết Hồ”. Trong giáo lí Đức Phật không hề đề cập đến, Phật Giáo không nghĩ rằng sau khi chết tất đọa Địa Ngục, làm sao nhất định cần đem Vong Linh mới mất dẫn qua “ Cầu Nại Hà” và “Hố Huyết” một lần? Cho nên, tôi có lời khuyên các Độc Giả của quyển sách này nên tự mình làm Phật Sự, và làm Phật Sự như thế nào để phù hợp với giáo lý của đức Phật.

            Phật Giáo truyền vào Trung Quốc đã có lịch sử hơn 1900 năm. Do đó Phật Giáo có liên quan mật thiết và chịu ảnh hưởng với nền văn hóa và tập tục Trung Quốc. Phật Giáo cũng ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, Phật Giáo đã trở thành Phật Giáo của mọi người chúng ta nhưng Phật Giáo đến từ Ân Độ. Văn hóa Ấn Độ rất đặc sắc, có nhiều người Trung Quốc không dễ dàng hiểu rõ. Phật Giáo đã nhận sự ảnh hưởng của phong tục tập quán Trung Quốc, cho nên có nhiều văn hóa Phật Giáo Trung Quốc không thích hợp với Ý nghĩa nguồn gốc của Phật Giáo. Phật Giáo ở Trung Quốc, người tin Phật Giáo và Người không tin Phật Giáo đều có một vài quan niệm hiểu lầm đối với Phật Giáo. Người không hiểu rõ Ý nghĩa nguồn gốc của Phật Giáo, phát sinh những kiến giải sai lầm. Do đó, người tin tưởng Phật Pháp không thể có niềm tin chính xác. Người phê bình Phật Giáo, cũng không biết phê bình bản thân của Phật Giáo. Tôi cảm thấy người tín ngưỡng Phật Giáo, hoặc là hoài nghi phê bình Phật Giáo, đối với sự hiểu sai lầm về Phật Giáo trước cần phải trừ bỏ, mới có thể nhận thức được Phật Giáo chơn chính. Hiện tại, trước đã đề cập ra mấy điểm quan trọng, hy vọng mọi người sau khi nghe xong, có thể khởi lòng kiến giải chính xác về Phật Giáo.

            Phần IV.

            Không Nên Hiểu Sai Về Phật Giáo

            (Pháp Sư Ấn Thuận)

            1. Hiểu Sai Giáo Nghĩa Phật Giáo

            Đạo lí của Phật Giáo rất thâm sâu. Có người không hiểu rõ Ý nghĩa thâm sâu của Phật Giáo, chỉ hiểu được trên phương diện văn chương, tùy tiện nghe qua mấy danh từ Thuật Ngữ Phật Học liền giảng thế này, giảng thế kia, kết quả không phù hợp với Ý nghĩa của Phật Giáo. Phổ biến nhất là những danh từ như, “Cuộc Đời Là Khổ, Xuất Thế Gian, Nhất Thiết Giai Không…vv”. Những điều này, đương nhiên Đức Phật nói ra, chính là những lí luận quan trọng của Phật Giáo, người bình thường ít có thể hiểu chính xác. Bây giờ, chúng ta có thể phân biệt và giải thích:

            1. 1. Cuộc Đời Là Khổ:

            Đức Phật chỉ thị chúng ta, cuộc đời này là khổ. Một vài người, do không hiểu rõ chân lí bên trong của Phật Giáo, liền sinh khởi những quan niệm sai lầm, cảm thấy cuộc đời của chúng ta không hề có Ý nghĩa gì. Vì vậy, dẫn đến bi quan tiêu cực đối với cuộc đời, nên không nổ lực vươn lên, đó là hiểu biết sai lầm phố biến nhất. Trong xã hội ngày nay, tín ngưỡng Phật Giáo, một số người rơi vào những sai lầm bi quan tiêu cực. Kỳ thật, câu nói “Cuộc đời là khổ”, tuyệt đối không phải Ý Nghĩa như thế.

            Phàm là một ranh giới, khi chúng ta tiếp xúc đến, sinh khởi một loại cảm thọ không phù hợp với sự ham muốn của chính mình, dẫn đến khổ đau ưu phiền, như lấy Ý nghĩa này diễn tả sự khổ, không thể nói cuộc đời là khổ. Vì sao? Bởi vì, cuộc đời cũng có rất nhiều điều hạnh phúc, nghe nói đến những âm thanh không êm tai thì cảm thấy chán ghét, nhưng đã nghe được những âm điệu tuyệt vời, không phải là yêu thích sao? Thân thể có bệnh, gia cảnh khốn khổ, người thân xa cách, đương nhiên là khổ, nhưng mà thân thể khỏe mạnh, kinh tế giàu có, gia đình đoàn tụ, không phải là rất hạnh phúc sao? Bất luận sự việc gì, khổ đau và hạnh phúc đều là tương đối, giả sử gặp được sự việc không như Ý thì nói cuộc đời là khổ, há không thiên kiến sao!

            Như vậy, Đức Phật nói, “Cuộc đời là khổ”, “Khổ”có Ý nghĩa gì? Trong Kinh nói: “Vô thường cố khổ” (vô thường nên là khổ). Tất cả sự vật đều vô thường, đều sẽ biến hóa, Đức Phật đem Ý nghĩa vô thường biến hóa nói cuộc đời là khổ. Ví như, thân thể khỏe mạnh còn không vĩnh cửu, sẽ dần dần ốm yếu già bệnh chết. Người có tiền của cũng không thể vĩnh cửu đảm bảo, có lúc cũng có thể biến thành nghèo khổ; thế lực quyền lợi địa vị cũng không phải vĩnh cữu, cuối cùng còn phải mất đi. Theo hoàn cảnh thay đổi, không cố định, tuy có hạnh phúc nhưng không vĩnh cửu, không có triệt để, khi hoàn cảnh thay đổi thì khổ đau sẽ đến. Cho nên, Đức Phật nói “cuộc đời là khổ”. “Khổ” có Ý nghĩa là chưa hoàn hảo, không viễn cửu, không triệt để. Người học Phật dường như không hiểu rõ Ý nghĩa chân thật, cho rằng cuộc đời tuyệt đối không có viên mãn, liền dẫn đến thái độ bi quan tiêu cực. Người hiểu Phật Pháp chân chánh, có cách nhìn hoàn toàn khác nhau. Cần phải hiểu biết Đức Phật nói “cuộc đời là khổ”, đó là cần chúng ta hiểu biết, cuộc đời này không triệt để, không vĩnh cửu. Sự hiểu biết về sau, mới có thể tạo thành một cuộc sống viên mãn tốt đẹp. Chẳng khác nào người bệnh, trước biết có bệnh, mới chịu mời Thầy Thuốc đến khám bệnh và điều trị. Bệnh mới có thể giảm bớt, thân thể được hồi phục khỏe mạnh như thường. Vì sao cuôc đời không triệt để, không vĩnh cửu mà có sự khổ đau? Nhất định có sự tồn tại nguyên nhân của khổ đau. Đã biết nguyên nhân của khổ đau thì mới biết ra sức diệt trừ khổ đau. Sau đó mới có thể đạt được hạnh phúc viên mãn. Cho nên, Đức Phật không giảng nói cuộc đời là khổ, mà còn nói là khổ có nguyên nhân của khổ, đã đoạn trừ nguyên nhân của khổ thì có thể đat được hạnh phúc cứu cánh. Học Phật, nên y theo phương pháp chỉ dạy của Đức Phật để tu hành, sửa đổi cuộc sống không viên mãn, không triệt để trong quá khứ trở thành một cuộc sống cứu cánh viên mãn. Cảnh giới này, Đức Phật gọi là “Thường Lạc Ngã Tịnh”.

            “Thường” là vĩnh cửu, “Lạc” là hạnh phúc, “Ngã” là tự do tự tại, “Tịnh” là trong sạch thanh tịnh. Bốn từ “Thường Lạc Ngã Tịnh” hợp lại, chính là hạnh phúc vĩnh cửu, tự do vĩnh cửu, và trong sạch vĩnh cửu. Mục tiêu quan trọng của Phật Giáo, không chỉ nói xuyên tạc ra “Cuộc Đời Là Khổ”, mà là cuộc sống chủ yếu quyết định bởi sự khổ đau này mang đến. Có thể sửa đổi cuộc sống quá khứ (Phật Pháp gọi là truyền Y) tạo thành cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu, tự do tự tại, trong sạch thanh tịnh. Chỉ dẫn chúng ta nguyên nhân khổ đau ở đâu. Làm sao hướng đến mục tiêu “cuộc đời là khổ” này, để nổ lực tu trì. Hoàn cảnh của “Thường Lạc Ngã Tịnh” là cảnh giới lí tưởng tuyệt đối, là cảnh giới có hy vọng nhất, mỗi người chúng ta đều có thể đạt được. Như thế có thể nói, Phật Giáo là bi quan tiêu cực sao?

            Tuy nhiên, mỗi người học Phật không nhất định có thể đều đạt được cảnh giới cao nhất, nhưng hiểu biết được qui luật này, thật là sự lợi ích vô biên. Như một người bình thường, lúc cuộc sống đang khốn khổ, còn biết nổ lực làm điều thiện, chờ đến lúc giàu có lên thì tất cả đều quên mất việc làm thiện, chỉ lo tự mình hưởng phước, mơ hồ đi theo con đường sai lầm. Người học Phật, không chỉ khi đang có cuộc sống khốn khổ mới nổ lực vươn lên, chính là lúc hưởng thụ hạnh phúc cũng thường xuyên để Ý đến làm việc thiện. Bởi vì hạnh phúc không phải vĩnh viễn đáng tin cậy, nếu không ngừng nổ lực hướng thiện thì sẽ nhanh chóng thất bại và đọa lạc. Cuộc đời là khổ, cho nên cảnh giác chúng ta không nên chuyên môn coi trọng hưởng thụ, mà đi theo con đường sai lầm, đó cũng chính là Ý nghĩa quan trọng mà Đức Phật nói cuộc đời là khổ.

            1. 2. Xuất Thế:

            Phật Pháp nói có Thế gian, Xuất Thế Gian. Nhưng rất nhiều người đã hiểu lầm cho rằng Thế Gian chính là thế giới chúng ta đang ở, Xuất Thế Gian chính là đi đến một nơi nào khác. Đây là điều sai lầm. Con người chúng ta đang sống trong thế giới này và cũng trong thế giới này,người xuất gia đã trở thành A La Hán, Bồ Tát, Phật là Xuất Thế Gian. Bậc Thánh Nhân trong Xuất Thế Gian, nhưng cứu độ chúng sanh đều ở trong thế giới này, có thế thấy được Ý nghĩa của Xuất Thế Gian, lại không phải là chạy đi đến một nơi nào khác.

            Như vậy, Phật Giáo nói Thế Gian và Xuất Thế Gian là có Ý nghĩa gì? Theo từ trước đến nay, Trung Quốc nói, “Thế” có Ý nghĩa tính thời gian, như 30 năm là một Thế. Chữ “Thế” ở Các Nước Âu Mỹ cũng có Ý nghĩa này, 100 năm là một Thế Kỷ. Cho nên, Ý nghĩa của chữ “Thế” chính là tính thời gian, từ quá khứ đến hiện tại, hiện tại đến vị lai, ở trong thời gian này, gọi là Thế Gian. Phật Pháp cũng như thế: Các sự vật hiện tượng trong vũ trụ có thể thay đổi, gọi là “Thế”, ở trong thời gian từ quá khứ đến hiện tại, hiện tại đến vị lại, có đến không có, tốt đến xấu, đều vẫn đang thay đổi, tất cả trong sự thay đổi, đều gọi là Thế Gian. “Thế”, còn có Ý nghĩa là che giấu, che đậy. Người bình thường, không hiểu rõ nhân quả ba đời trong quá khứ, hiện tại và vị lai, không biết từ nơi nào đến, sao phải làm người, chết đi về đâu, không biết Ý nghĩa của cuộc sống, bản tánh của vũ trụ, mơ hồ trong nhân quả 3 đời, đó gọi là Thế Gian.

            Thế nào, mới gọi là Xuất Thế? “Xuất”, Ý nghĩa là vượt lên trước hoặc hơn hẳn. Có thể tu hành Phật Pháp, có trí tuệ, thông đạt chơn lí của nhân sinh vũ trụ, tâm được thanh tịnh, không có phiền não, thể nghiệm chân lí vĩnh hằng thì gọi là Xuất Thế. Phật và Bồ Tát đều ở trong thế gian này, nhưng không có ai sánh bằng Các Ngài. Vì Các Ngài đều thông đạt được trí tuệ chân lí, tâm được thanh tịnh, không giống như người bình thường. Cho nên, danh từ “Xuất Thế Gian” là cần chúng ta tu học Phật Pháp. Tiến lên một bước nữa, con người có thể làm được Bậc Thượng Nhân, từ phàm phu làm được Thánh Nhân, chứ không phải gọi chúng ta chạy đến một thế giới khác. Người không hiểu Ý nghĩa Phật Pháp Xuất Thế, hiểu lầm Phật Giáo là trốn tránh hiện thực, mà dẫn đến phê bình không chính xác về Phật Giáo.

            1. Nhất Thiết Giai Không:(tất cả đều không)

            Đức Phật nói, tất cả đều Không. Có một vài người đã hiểu lầm, cho rằng thế này cũng không, thế kia cũng không, cái gì đều không có, thế nào cũng là không, không Ý nghĩa, việc xấu không làm, việc tốt cũng không làm, nhìn thấy mơ mơ màng màng một chỗ, còn sống là tốt lắm rồi. Thật sự, Ý nghĩa “Không” trong Phật Giáo, có triết lí rất sâu xa. Chư Phật và Bồ Tát chính là người ngộ được chân lí “Không”.“Không” lại không phải cái gì cũng đều không có, trái lại tất cả các loại cũng đều có, thế giới là thế giới; cuộc đời là cuộc đời; khổ là khổ; vui là vui; tất cả đều có sẳn. Trong Phật Pháp nói rõ ràng, có tà có chánh, có thiện có ác, có nhân có quả. Cần bỏ tà trở về chánh, lìa ác hướng thiện, làm thiện được quả thiện, tu hành thành đạo, nếu nói cái gì cũng đều không có, điều đó chúng ta hà tất phải học Phật?

            Đã là nhân quả, thiện ác, Phàm Phu, Thánh Nhân, các loại nào cũng đều có, Đức Phật vì sao nói tất cả đều “Không”? “Không”, có Ý nghĩa gì? Các sự vật hiện tượng do nhân duyên hợp lại mà hình thành, không có thực tại nào mà không có sự biến thể, gọi là “Không”. Tà chánh, thiện ác, nhân duyên, tất cả sự vật, đều không phải đã hình thành mà không thể thay đổi thực tại. Tất cả đều là mối liên hệ dựa vào nhân duyên mà có. Bởi vì từ nhân duyên đã nảy sanh, cho nên theo chuyển hóa của nhân duyên mà thay đổi, không có thực thể, cho nên gọi là “Không”. Đưa ra một sự thật đã nói, ví như, một người đối diện với tấm gương, thì sẽ hiện hình bóng trong tấm gương, làm sao biết có hình bóng đó? Có tấm gương, có người, còn phải tiếp nhận ánh sáng mặt trời mới có thể nhìn ra hình bóng. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì sẽ không hình thành được hình bóng. Vì vậy hình bóng là do các yếu tố và điều kiện nhân duyên nảy sanh; không phải một vật thể thực tại. Tuy không phải thực thể nhưng đã nhìn thấy được hình bóng, đó rõ ràng không thể không có. Nhất Thiết Giai Không, (tất cả đều không) chính là dựa theo Ý nghĩa nhân duyên sinh khởi mà nói. Cho nên, Đức Phật nói, tất cả đều không. Đồng thời liền có thể nói tất cả nhân duyên đều có. Không những cần phải thấu hiểu tất cả đều không, mà còn phải biết có nhân có quả, có thiện có ác. Người học Phật, từ trong quá trình tu học lìa ác làm thiện, chuyển mê khai ngộ, chứng được tánh không, tức không tức có, nhị đế dung thông (hai chân lí hòa hợp trọn vẹn với nhau). Mọi người cho rằng, Phật Pháp nói không, giống như cái gì cũng đều không có. Đây là tiêu cực, là bi quan, đều là do không hiểu rõ giáo lí Đức Phật mà dẫn đến sự hiểu lầm, cần phải lập tức triệt để sửa chữa ngay!

            1. 4. Hiểu Sai Qui Chế Phật Giáo

            Phật Giáo truyền vào Trung Quốc từ Ấn Độ,phương diện qui chế có một vài chỗ khác nhau. Ví như Xuất Gia và Ăn Chay, người không hiểu rõ, không có thói quen, dẫn đến hiểu lầm về Phật Giáo.

            (1). Xuất Gia:

            Xuất Gia là qui chế của Phật Giáo Ấn Độ. Xã hội đất nước Trung Quốc, đặc biệt là Nho Giáo, gây ra nhiều hiểu lầm với Phật Giáo. Ở trong nước, thường nghe thấy người khác nói: Mọi người học Phật thì tất cả mọi người trên thế giới đều không có. Vì sao? Mọi người đều đã Xuất Gia, không có vợ chồng con cái, xã hội trở thành cái gì? Đây là điều hiểu lầm rất nghiêm trọng. Tôi thường thí dụ nói: như các Giáo Sư dạy học sinh , nơi ấy là dạy con người làm Giáo Viên, vậy mọi người trở thành thế giới Giáo Viên phải không? Điều này ở hòn đảo Phi Lập Tân, phần lớn hiều lầm, bởi vì khắp nơi nhìn thấy được Cha Cố, Nữ Tu, các Vị Ấy cũng là Người Xuất Gia. Nhưng đây chỉ là bộ phận nhỏ trong Tín Đồ Thiên Chúa Giáo, mà không phải mỗi người Tín Đồ Thiên Chúa Giáo phải làm Cha Cố, Nữ Tu. Người học Phật có Đệ Tử Xuất Gia, có Đệ Tử Tại Gia. Người Xuất Gia có thể học Phật, Người Tại Gia cũng có thể học Phật. Người xuất Gia đã có thể tu hành thoát ly sanh tử, Người Tại Gia cũng có thể tu hành thoát ly sanh tử giống như nhau. Hơn nữa, không phải người học Phật nhất định đều phải Xuất Gia, nhất định không phải mọi người đều học Phật, thì làm sao hủy hoại nhân loại. Xuất Gia và Tại Gia đều có thể tu hành thoát ly sanh tử, nhưng vì sao cần phải Xuất Gia? Bởi vì cần hoằng dương Phật Giáo, phát triển Phật Giáo, cần phải có một số vị Trụ Trì Phật Giáo. Điều tốt nhất của Vị Trù Trì là Người Xuất Gia. Nhờ không có gánh vác gia đình, lại không làm các công việc khác, nên trọn tâm tu hành, hết lòng hoằng dương Phật Pháp. Phật Giáo cần tồn tại trên thế giới này, nhất định phải có các Vị Trụ Trì để phát triển Phật Giáo. Cho nên từ xưa đã có qui chế Xuất Gia.

            Công đức Xuất Gia lớn không? Đương nhiên rất lớn. Nhưng người không thể Xuất Gia thì cũng không phải miễn cưỡng. Miễn cưỡng Xuất Gia có lúc không thể giống như Pháp, còn không bằng Người Tại Gia. Người trèo được lên cao, ngã xuống thì càng nặng. Công đức Người Xuất Gia rất lớn, nhưng hể không để Ý sẽ bị đọa lạc càng lợi hại hơn. Cần có thể chơn thật phát tâm, cần cù chịu khó tu hành, vì Phật Giáo hy sinh chính mình, nổ lực hoằng dương Phật Pháp, mới không hổ thẹn danh nghĩa của Người Xuất Gia. Người Xuất Gia là phần tử chủ yếu của Phật Giáo, là chủ thể phát triển Phật Giáo. Người Xuất Gia không dựng vợ giả chồng. Tôn Giáo Phương Tây cũng có qui chế này. Có rất nhiều Nhà Khoa Học, Nhà Triết Học, vì học tập, tuân thủ chủ nghĩa độc thân, không vì mệt nhọc công việc gia đình mà nổ lực đi làm triết học khoa học. Qui chế Xuất Gia của Phật Giáo, chính là giải thoát mệt nhọc dục vọng thế gian, mà chú tâm phục vụ Phật Pháp. Cho nên, Xuất Gia là công việc của Bậc Đại Trượng Phu, đặc biệt cần phải chăm chỉ cần cù. Như tùy tiện Xuất Gia, Xuất Gia mà không làm công việc của Người Xuất Gia, đó không những không có lợi ích, trái lại làm ảnh hưởng xấu đến Phật Giáo. Có người, vừa mới học Phật liền muốn Xuất Gia, giống như học Phật không Xuất Gia không được, không những tự mình đã hiểu sai mà khiến người khác đều phải sợ, không dám đến Chùa học Phật. Tư tưởng này, học Phật chính là phải Xuất Gia, không thể chấp nhận được! Nên biết Xuất Gia không dễ dàng, trước làm một vị Cư Sĩ Tại Gia lương thiện, vì Phật Pháp tu học, tự lợi lợi tha. Như có thể chân thật phát tâm tu hành đạo hạnh của Người Xuất Gia, hiến thân cho Phật Giáo, trở lại việc Xuất Gia, như vậy tự mình đã thận trọng thỏa thuận, đối với xã hội cũng sẽ sản sinh nhiều sự ảnh hưởng tốt đẹp.

            Liên quan với người Xuất Gia, tiện thể nói 2 điều:

            • Có người nhìn thấy Chùa Phật rộng lớn trang nghiêm, vắng vẻ thanh tịnh, do đó ước ao làm Người Xuất Gia. Cho rằng Người Xuất Gia Sống trong Chùa, có thí chủ đến cúng dường, không phải làm việc, ngồi yên hưởng phước. Như có câu nói “ Nhật cao tam trượng do vị khởi”, “bất cặp Tăng Gia bán nhật nhàn”(mặt trời lên cao 3 trượng vẫn còn chưa thức dậy, không thua gì các Vị Tăng cả ngày nhàn rổi),đây chính là luận thuyết này. Không biết người Xuất Gia có sự việc của Người Xuất Gia, cần dũng mãnh tinh tấn. Khi tự mình tu hành, (Sơ dạ hậu dạ, tinh cần Phật đạo)“thức khuya dạy sớm, tinh tấn cần cù theo con đường của Đức Phật”. Giảng pháp với Tín đồ, phải đi du hóa khắp nơi, tuyên truyền rộng rãi chân lí. Trãi qua cuộc sống thanh vắng khổ cực, vì chúng sanh, vì Phật Giáo, mà nổ lực tự lợi lợi tha, rất ít thấy được. Cho nên gọi là Tăng Bảo; Đâu phải sự việc gì cũng đều không làm, ngồi sẳn hưởng phước, ngồi đợi các thí chủ đến cúng dường? Đây đại khái là trách nhiệm của Người Xuất Gia. Có một số ít các vị Xuất Gia khác không thể làm hết trách nhiệm của mình, cho nên xã hội có sự hiểu lầm!
            • Có một vài người phản đối Phật Giáo, nói người Xuất gia cái gì cũng đều không làm, là người tiêu dùng ăn bám xã hội, dường như một chút công ích cũng không có. Chẳng biết con người không nhất định phải làm công việc của Nông Công Thương, làm Giáo Viên, kí giả tin tức, và các nghề nghiệp tự do khác cũng đều có thể nói là người tiêu dùng phải không? Người Xuất Gia không phải không có việc làm. Trãi qua cuộc sống yên lặng khổ cực mà dũng mãnh tinh tấn, đã làm việc, ngoài tự lợi ra, còn chỉ dẫn mọi người hướng thiện, coi trọng đức hạnh, tu trì, khiến cho nhân cách của Tín đồ càng ngày càng được nâng cao, có thể tu hành sống chết, khiến thế giới nhân sinh đạt được nhiều lợi ích, làm sao có thể nói là Người ăn bám không có làm việc gì? Người Xuất Gia là Thầy nhơn thiên, có thể nói nghĩa rộng là người cao thượng làm công việc giáo dục. Cho nên, người không hiểu Phật Giáo nói người Xuất Gia thanh nhàn, hoặc nói Người xuất Gia ăn bám tiêu dùng của xã hội, đều không đúng. Người Xuất Gia chân chính không phải như thế, lại không phải thanh nhàn mà bận rộn, không phải tiêu hao mà có thể Báo Ân của Thí chủ.

            (2). Ăn Chay:

            Tín đồ Phật Giáo Trung Quốc, đặc biệt coi trọng ăn chay. Cho nên Người Học Phật, thường cho rằng học Phật cần phải ăn chay. Còn có người không thể bỏ ăn thịt thì hiểu lầm tự mình không thể học Phật được. Nhìn xem các Tín đồ Phật Giáo Nhật Bản, Silanka, Miến Điện,Thái Lan, Tây Tạng, Mông Cổ, không những là Tín Đồ Tại Gia ngay cả Người Xuất Gia cũng đều ăn thịt. Như thế các Vị Ấy không có học Phật, không phải Tín Đồ Phật Giáo sao? Đừng hiểu sai lầm học Phật thì phải ăn chay, không thể ăn chay thì không thể học Phật. Học Phật và ăn chay đều không phải hoàn toàn nhất trí với nhau. Người bình thường nhìn thấy vài người học Phật, không có học được cái gì, chỉ học biết ăn chay. Cha Mẹ Anh Chị trong gia đình cảm thấy không thích, cho rằng ăn chay nhiều phiền não. Kỳ thật, người học Phật phải nên làm như thế này: Khi học Phật, trước phải hiểu giáo lí của đức Phật, rồi ứng dụng Giáo lý vào trong đời sống gia đình và xã hội. Làm cho đức hạnh của chính mình càng thêm tốt đẹp, tâm được thanh tịnh. Khiến người trong gia đình, cảm thấy bạn trước kia chưa học Phật, lòng tham lam và sân hận rất nhiều, thiếu tâm trách nhiệm và lòng từ bi, sau khi học phật tất cả đều được thay đổi, lòng tham lam và sân hận giảm bớt, có tình thương yêu người khác, làm việc càng có trách nhiệm hơn. Khiến cho người khác cảm thấy học Phật có sự lợi ích cho xã hội và gia đình. Lúc đó cần phải ăn chay, người trong nhà không những không phản đối, trái lại nảy sinh tấm lòng thông cảm và dần dần cùng học Phật với bạn. Nếu mới vừa học Phật thì chỉ học ăn chay, không phải học cái gì khác, nhất định sẽ phát sinh chướng ngại.

            Tuy nhiên, người học Phật không nhất định phải ăn chay, nhưng ăn chay xác thực là truyền thống lương thiện của Phật Giáo Trung Quốc, đáng được đề xướng. Phật Giáo nói ăn chay có thể nuôi dưỡng lòng từ bi, không nhẫn tâm sát hại sinh mạng của chúng sanh, không nhẫn tâm ăn máu thịt của động vật. Không những giảm bớt nghiệp sát sanh, mà còn tăng trưởng lòng thông cảm đối với sự đau khổ của nhân loại. Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt đề xướng ăn chay, nói ăn chay có công đức rất lớn đối với việc tăng trưởng và nuôi dưỡng lòng từ bi. Cho nên, ăn chay mà không có thể tăng trưởng và nuôi dưỡng lòng từ bi, chỉ là tiêu cực giữ giới sát, điều đó gần với Tiểu Thừa!

            Theo Pháp Thế Gian có thể nói, lợi ích ăn chay rất rộng lớn, so với giá trị kinh tế và dinh dưỡng cũng rất cao, cho nên giảm đi bệnh khổ. Hiện nay trên thế giới, có tổ chức Hội Ăn Chay Quốc Tế, bất luận người nào, phàm là người thích ăn chay đều có thể tham gia. Có thể nhìn thấy, ăn chay là sự việc tốt. Người học Phật càng nên đề xướng. Nhưng cần phải chú Ý, chính là không phải đưa ra những tiêu chuẩn rất cao cho người học Phật, cho rằng học Phật không ăn chay không thể được. Gặp người học Phật thì sẽ hỏi: có ăn chay không? Vì sao học Phật lâu như thế lại không ăn chay? Như vậy, học Phật cần phải phù hợp thống nhất với việc ăn chay, đối với sự việc hoằng Pháp có trở ngại!

            1. 5. Hiểu Sai Nghi Thức Phật Giáo

            Người không hiểu giáo lí Đức Phật, khi đến Chùa nhìn thấy nghi thức Lễ Phật, Tụng Kinh, Bái Sám, và Khóa Tụng sáng chiều…vv, không hiểu rõ Ý nghĩa chân thật trong Kinh liền nói đó là mê tín. Ở đây có nhiều vấn đề có thể thảo luận, hiện tại nói đơn giản có mấy vấn đề sau:

            (1). Lễ Phật:

            Vào Chùa Lễ Phật, cầm hương hoa đèn cầy đến cúng Phật. Tín Đồ Thần Giáo Phương Tây nói chúng ta Lễ Bái Ngẫu Tượng, là mê tín. Kỳ thật, Đức Phật là Giáo Chủ chúng ta, là Thánh Giả tiến lên đạt được cứu cánh viên mãn. Các Vị Đại Bồ Tát cũng là người sắp Thành Phật. Đây là chỗ nương tựa của chúng ta, là người lãnh đạo chúng ta. Tôn trọng Phật Bồ Tát, đương nhiên phải có sự biểu hiện giống như cung kính Cha Mẹ, cần phải có lễ phép như nhau. Khi Đức Phật còn tại thế gian, có vấn đề gì có thể trực tiếp bày tỏ sự cung kính với Ngài, nhưng bây giờ Đức Phật Thích Ca đã vào Niết Bàn và các vị Phật Bồ Tát ở trong thế giới khác, đều không ở tại thế gian chúng ta. Không những không dùng giấy vẽ, đất, gỗ, đá cho đến điêu khắc hình tượng của Các Ngài, coi là đối tượng Cung Kính Lễ Bái. Bởi vì, đây là thể hiện hình tượng của Các Vị Phật Bồ Tát, chúng ta cần phải cung kính lễ bái Các Ngài. Không nên nghĩ rằng các Ngài là giấy, đất, gỗ, đá. Như chúng ta cung kính đất nước của chúng ta, làm sao phải bày tỏ sự cung kính? Dùng vải màu làm thành Quốc Kỳ, khi kéo lá cờ lên, cung kính hướng đến lá cờ làm lễ. Chúng ta có thể nói, đây phải chăng là hành vi mê tín? Thiên Chúa Giáo cũng có Hình Tượng. Cơ Đốc Giáo tuy không có Thần Tượng, nhưng cũng có Cây Thập Tự (Thánh Giá), coi là đối tượng cung kính Niệm Kinh, có người còn quì xuống cầu khấn, đây có gì khác biệt với Lễ Lạy Đức Phật? Nói Phật Giáo lễ Đức Phật là Lễ Bái Ngẫu Tượng, đây là chỉ Tín Đồ Thần Giáo Tây Phương có sự phá hoại và ác Ý với Phật Giáo.

            Thậm chí, Hoa Hương Đèn Cầy,khi Phật còn tại thế, người Ấn Độ dùng hoa hương đèn cầy đến cúng dường Đức Phật. Đèn cầy là tượng trưng sáng suốt, hương hoa là tượng trưng mùi thơm tinh khiết. Phật Giáo lễ lạy Đức Phật, một mặt là dùng hương hoa đèn cầy đến cúng dường và bày tỏ sự cung kính Đức Phật, mặt khác là bảy tỏ Đức Phật đã đạt được ánh sáng thanh tịnh. Không phải dâng hoa thắp hương, khiến cho Đức Phật ngữi được mùi thơm. Thắp đèn, châm đèn cầy lên thì Đức Phật có thể thấy được tất cả. Tôn Giáo Tây Phương, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo, còn chưa từng dùng những đồ vật này phải không? Đây vốn là nghi thức cộng đồng của các Tôn Giáo nói chung. Lễ Phật cần phải cung kính chân thành. Khi lễ Phật cần chân thành quán tưởng Đức Phật. Nếu vừa lạy vừa nghĩ đông nghĩ tây, hoặc nói chuyện, điều này không được tôn kính mà còn đánh mất đi Ý nghĩa Lễ Phật.

            (2). Lễ Sám:

            Tín Đồ Phật Giáo, mỗi lần Lễ Sám Tụng Kinh, người không có Tôn Giáo và Tín Đồ Tôn Giáo khác, cũng thường hiểu lầm cho là mê tín. Không biết, “Sám”, Ngôn ngữ Ấn Độ gọi là Sám Ma, nó có Ý nghĩa, tự mình sau khi đã làm sai, thừa nhận sai lầm của chính mình. Bởi vì người sống trong thế giới quá khứ và thế giới hiện tại, ai cũng đều làm qua những lỗi lầm, phạm những tội ác, lưu giữ lại nghiệp lực khổ đau và làm cản trở tu đạo giải thoát. Vì để làm giảm bớt nghiệp chướng và tiêu trừ chướng ngại khổ đau, nên ở trước Tượng Phật Bồ Tát, trước Chúng Tăng, thừa nhận lỗi lầm của mình làm để tiêu trừ nghiệp chướng của mình. Trong Phật Giáo, có pháp môn Lễ Sám. Đây chẳng khác nào sự hối cải của Kỳ Na Giáo. Lễ Sám là rất quan trọng trong con đường tiến tu của Tôn Giáo. Sám hối, cần tự mình sám hối, sám hối nội tâm, cần thiết tha chân thật mới phù hợp với Ý nghĩa của Phật Giáo.

            Người bình thường, không biết Sám Hối như thế nào? Các Vị Tổ Sư, thời xưa biên chép nghi thức sám hối, dạy chúng ta từng câu tụng Kinh, miệng tụng tâm nghĩ, cũng chính là hiểu biết Ý nghĩa bên trong Kinh, sám hối nghiệp ác của chính mình. Trong Nghi Thức Sám Hối, dạy chúng ta làm sao Lễ Phật, cầu Phật Bồ Tát từ bi gia hộ, thừa nhận tội lỗi chính mình, không phải Sát Sanh, Trộm Cắp, Tà Dâm…vv, nhất tâm phát nguyện sám hối tu tập. Những nghi thức này, đều là Các Vị Tổ Sư quá khứ dạy bảo chúng ta sám hối, nhưng chủ yếu cần phải tự tâm mình phát ra những lời hối cải thiết tha chân thật.

            Có vài người, ngay cả nghi thức Lễ Sám có sẵn cũng không biết đọc tụng, liền mời các Vị Xuất Gia hướng dẫn đọc tụng. Dần dần chính mình cũng không biết Sám Hối, chuyên môn mời các Vị Xuất Gia đến nhà vì mình Tụng Kinh Sám Hối. Có Cha Mẹ Quyến Thuộc đã qua đời, vì cần oai đức của Tam Bảo đến để tiêu trừ tội nghiệp của Cha Mẹ Quyến Thuộc, cũng mời các Vị Xuất Gia đến Tụng Kinh Sám Hối, cầu mong người chết sớm siêu thăng. Nhưng người không hiểu Ý nghĩa chủ yếu của Phật Pháp, vì bộ mặt bên ngoài, vì phong tục nhân gian, chỉ tốn vài đồng tiền, mời Các Vị Xuất Gia đến Tụng Kinh Sám Hối làm công đức, mà tự mình không tin Phật Pháp, tự mình không một chút thành tâm thiết tha Sám Hối, đó là đánh mất đi Ý nghĩa của việc Tụng Kinh Sám Hối.

            Đến với Phật giáo như thế, Ý nghĩa Sám Hối rất mơ hồ. Học Phật không tự mình sám hối, bất cứ sự việc lớn nhỏ cũng đều mời các Vị Xuất Gia. Do vậy người Xuất Gia bận rộn Phật Sự. Hôm nay Tụng Kinh Sám Hối nhà này, ngày mai làm công đức nhà kia. Những Tự Viện lớn, mỗi ngày lấy việc làm Phật Sự là sự nghiệp duy nhất. Sự nghiệp chủ yếu của Người Xuất Gia thì buông bỏ không đảm nhiệm, nên khó tránh Phật Giáo sắp suy bại.Vì thế, Sám Hối chủ yếu là tự mình. Nếu tự mình sám hối thiết tha thành thật, thậm chí sám hối trong một thời gian ngắn cũng hơn hẳn mời nhiều người, hơn hẳn làm nhiều ngày công đức Phật Sự. Hiểu được qui luật này, như con cái cần hết lòng hiếu thảo với Cha Mẹ, vì duyên cớ huyết thống tương thông, quan hệ mật thiết, thì nên tự mình vì Cha Mẹ làm nhiều công đức Tụng Kinh Sám Hối. Không phải làm công đức Tụng Kinh Sám Hối, xem như nghề nghiệp của Người Xuất Gia, đó không những không hề có lợi ích mà chỉ có tăng thêm sự phỉ báng và hiểu lầm của thế tục.

            (3). Khóa Tụng:

            Người học Phật, sớm tối Tụng Kinh Niệm Phật, ở trong Phật Giáo gọi là Khóa Tụng. Cơ Đốc Giáo sớm tối và lúc ăn uống cũng có cầu nguyện. Tín Đồ Thiên Chúa Giáo sớm tối phải Tụng Kinh. Đó là nghi thức thực hành của Các Tôn Giáo, vốn không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng vì sự việc này, có vài Phật Tử hỏi tôi: không học Phật còn tốt hơn, vì học Phật rất mênh mông. Thân Mẫu tôi, sáng tối làm việc một hai tiếng đồng hồ, giống như học Phật đều như thế, sự việc trong nhà không có biện pháp thúc đẩy. Trong các Vị Cư Sĩ, thật sự có tình huống này, khiến mọi người hiểu lầm Phật Giáo, là việc thư giản của các người lớn tuổi, không phải người thông thường thích nghi học Phật. Kỳ thật, Khóa Tụng sáng tối lại không nhất định Tụng Kinh gì, cũng không nhất định Tụng Trì rất lâu, có thể tùy theo sự nhàn rỗi và bận rộn của mình, dựa theo tình hình thực tế mà qui định thời gian. Khóa Tụng chủ yếu nên Tụng Niệm Tam Qui Y và Thập Nguyện. Phật Giáo Nhật Bản từ Trung Quốc truyền sang, như Tịnh Độ Tông, Thiên Thai Tông, Mật Tông…vv, đều có Khóa Tụng riêng biệt của các Tông Phái. Tụng Niệm rất đơn giản mà không lãng phí nhiều thời gian, đây còn là tình hình Phật Giáo trong Thời Đại Tống, Đường. Khóa Tụng thời cận đại Trung Quốc:

            1. Sử Dụng trong Tùng Lâm: Tùng Lâm được lưu trú vài trăm người, mỗi lần tập hợp thì mất nhiều thời gian, vì để thích nghi hoàn cảnh đặc biệt, cho nên Khóa Tụng tương đối dài.

            1. Phật Giáo đời Nguyên Minh, có xu hướng hỗn hợp, do đó biên tập nghi thức Tụng Kinh, đầy đủ các nội dung, thích nghi sự tu học của các Tông Phái khác. Kỳ thật, cư Sĩ Tại Gia không nhất định phải như thế. Thời xưa, người thực hành theo Phật Giáo Ấn Độ Đại Thừa, mỗi ngày 5 lần Tụng Niệm,và 5 pháp môn sám hối. Thời gian ngắn không sao cả, số lần Khóa Tụng dần dần tăng lên.

            Tóm lại, học Phật không chỉ là nghi thức Tụng Niệm. Tại Gia học Phật, nhất định không thể vì Khóa Tụng quá lâu và thời gian dài mà làm ánh hưởng đến công việc gia đình.

            (4). Đốt Giấy:

            Khi Thờ Cúng Tổ Tiên, Thời Cổ Đại Trung Quốc, có phong tục đốt lụa, đốt một ít tờ lụa cho Tổ Tiên thọ dụng. Sau đó, vì tiết kiệm liền chuyển dùng giấy để thay thế, đến sau đó làm thành tiền, nguyên bảo[1], giấy bạc, và thậm chí làm thành nhà cửa, xe cộ để thiêu đốt. Những vấn đề đốt giấy, đều là do phong tục tập quán Cổ Đại lưu truyền lại, diễn biến hình thành, chớ không phải là sở hữu bên trong của Giáo Lí Phật Giáo.

            Những sự việc này cũng có một vài lợi ích, chính là làm cho con cái bày tỏ lòng hiếu thảo với cha Mẹ. Tự mình ăn uống, nhớ đến Cha Mẹ Tổ Tiên: tự mình may quần áo và xây nhà ở, nghĩ đến Tổ Tiên, không quên ân đức Cha Mẹ Tổ Tiên, có Ý nghĩa thận trọng truy tìm xa. Phật giáo truyền vào Trung Quốc, thích nghi phong tục tập quán Trung Quốc, phù hợp với phương tiện Tụng Kinh Niệm Phật. Nhưng mà, dưới tập tục Của Nhà Nho “Tống tử vi đại sự cập hậu táng”(Đưa người chết là sự việc lớn và coi trọng chôn cất), không tránh phô trương lãng phí, thiêu đốt càng nhiều càng tốt giấy vàng bạc. Đây mới dẫn đến phê bình của các Vị Nhân Sĩ Thời Đại Tư Bản Chủ Nghĩa, mà Phật Giáo cũng cho là mê tín lãng phí. Tín Đồ Phật Giáo hiểu rõ Ý nghĩa này, tốt nhất đừng đốt nhiều giấy vàng bạc. Trong Phật Giáo không có sự việc này. Nếu vì cần tưởng nhớ người quá cố, giống như đốt tượng trưng một ít giấy vàng bạc, không cần đem đến Chùa Chiền đốt, để tránh cho Phật Giáo, vì chúng ta chịu tội.

            (5). Bốc Thăm, Xem Bói, Lên Đồng:

            Một vài ngôi Chùa, có hành động Bốc Thăm, Coi Bói, thậm chí Lên Đồng…vv, dẫn đến sự châm biến, chê bai của xã hội, ám chỉ là mê tín. Kỳ thật, Phật Giáo thuần túy không cho phép người học Phật chân chính thực hiện những việc làm này, mà chỉ tin tưởng vào nhân quả. Nếu quá khứ và hiện tại tạo tác nhiều nghiệp ác, nhất định không thể dùng phương pháp làm lành tránh dữ có thể ngăn ngừa. Tu thiện đạt được kết quả hạnh phúc, làm ác tương lai tránh không được quả báo khổ. Muốn đạt được quả báo tốt thì phải làm nhiều sự việc có công đức. Đệ Tử Đức Phật, chỉ biết làm nhiều việc thiện. Tất cả sự việc phải làm hợp lí với Phật Pháp, quyết không sử dụng tập tục thấp kém, đầu cơ trục lợi bằng thủ đoạn. Việc Bốc Thăm, Xem Bói, Lên Đồng đều không liên quan đến Phật Giáo, Người Đệ Tử Phật chân chính tín ngưỡng Phật Giáo, nên tuyệt đối ngăn ngừa những hành vi Tôn Giáo thấp kém này.

            1. 6. Hiểu Sai Tình hình Hiện Tại Phật Giáo

            Người Trung Quốc nói chung, không hiểu Phật Giáo, không hiểu tình hình Phật Giáo Quốc Tế, chuyên xem tình hình hiện tại Phật Giáo Trung Quốc, tùy tiện phê bình Phật Giáo. Dưới đây là 2 quan điểm thường nghe nói đến:

            (1). Tín Ngưỡng Quốc Gia Phật Giáo Sẽ Suy Vong:

            Mọi người nghĩ rằng, Ấn Độ vì tin Đức Phật mới làm mất nước. Các vị ấy muốn Đất Nước Giàu Mạnh , thế là quyết đoán bừa bãi cho rằng không thể tín ngưỡng Phật Giáo. Kỳ thật, đây là điều hoàn toàn sai lầm. Nghiên cứu qua Lịch Sử Phật Giáo, đều biết quá khứ Ấn Độ, thời đại thịnh vượng giàu có nhất, cũng chính là thời đại thịnh vượng nhất Phật Giáo. Lúc đó, Vua A Dục của Vương Triều Khổng Tước thống nhất Ấn Độ, và đem Phật Giáo truyền bá đến toàn thế giới. Sau đó, Bà La Môn Giáo phục hưng, tàn phá Phật Giáo.Ấn Độ cũng chính lúc đó mỗi ngày một hỗn loạn. Khi Ấn Độ bị Hồi Giáo và Đế Quốc Anh diệt vong, Phật Giáo đã suy bại, thậm chí không còn hiện hữu nữa. Trong Lịch Sử Trung Quốc, cũng có vài thí dụ có thật này. Hiện tại gọi là Hoa Kiều biến thành Đường Nhân(con người Triều Đường), Trung Quốc đổi thành Đường Sơn, đây có thể thấy được sự cường thịnh của thế lực Nước Đường Triều Trung Quốc. Lúc đó, đúng là thời đại hưng thịnh nhất Phật Giáo, Đường Võ Tông phá hoại Phật Giáo, cũng chính là khiến cho Triều Đại Đường suy yếu. Sau Triều Đường, Tống Thái Tổ, Thái Tông, Chơn Tông, Nhân Tông, đều tôn sùng kính ngưỡng Phật Giáo, cũng chính là thời đại hưng thịnh của Triều Tống. Minh Thái Tổ, bản thân là Người Xuất Gia, Thái Tông cũng rất tin Phật, không những chính trị có kỷ cương, mà còn là thời đại thực lực của một quốc gia hưng thịnh. Nhật Bản hiện tai tuy rất thất bại, nhưng sau Thời Minh cai trị đổi mới, xếp vào hàng đầu của cường quốc Thế Giới. Nhân dân Nhật Bản đa số là tin tưởng và phụng thờ Phật Giáo. Tin Phật, ai có thể nói khiến cho đất nước suy yếu? Cho nên, nhìn xem Lịch Sử mà nói, thời đại cường thịnh của thế lực đất nước chính là thời đại hưng thịnh của Phật Giáo. Tại sao, hy vọng sự giàu mạnh của đất nước Trung Quốc hiện đại, mà phản đối khởi xướng Phật Giáo ?

            (2). Phật Giáo Không Có Lợi Ích Đối Với Xã Hội:

            Nhân Sĩ Trung Quốc cận đại, nhìn thấy Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc Giáo…vv, có những Học Viện, Trường Học mà Phật Giáo ít có tổ chức, liền cho rằng Phật Giáo là tiêu cực, không làm ích lợi cho xã hội, không có ích với xã hội. Đây là Ý kiến nghị luận sai lầm! Đa số chỉ có thể nói: Tín Đồ Phật Giáo Trung Quốc cận đại không nổ lực, không làm hết trách nhiệm. Nhất định không phải Phật Giáo cần chúng ta không làm. Phật Giáo Trung Quốc trong quá khứ, đại khái cũng có làm công việc Từ Thiện. Tín Đồ Phật Giáo Nhật Bản hiện đại, xây dựng nhiều trường Đại Học, Trung Học, có nhiều Vị Người Xuất Gia cũng làm Giáo Sư, Hiệu Trưởng của Trường Trung Học và Đại Học. Công việc Từ Thiện, cũng thường do Tăng Chúng Tự Viện chịu trách nhiệm chính. Đặc biệt, Tín Đồ Phật Giáo Thái Lan, Miến Điện, và Sri Lanka đều có thể duy trì quan hệ mật thiết với nền giáo dục, và làm công việc Từ Thiện. Cho nên không thể nói Phật Giáo không thể làm nhiều lợi ích thực sự cho xã hội, mà chỉ có thể nói, Tín Đồ Phật Giáo Trung Quốc nên cảm thấy tự mình không có trách nhiệm hết lòng với bổn phận Phật Tử của Đức Phật. Từ phương diện này nên hết sức nổ lực, mới phù hợp với Ý nghĩa nguồn gốc của Phật Giáo là cứu đời độ người, khiến cho Phật Giáo càng ngày càng phát đạt hơn.

            Nhân Sĩ Trung Quốc nói chung, đối với Phật Giáo còn có nhiều quan điểm hiểu sai lầm. Hiện tại đã nói những điều đó tương đối phổ biến. Hy vọng mọi người đã hiểu biết Ý Nghĩa này, sau đó làm một người Tín Đồ Phật Giáo có niềm tin đúng đắn, và cũng có thể loại trừ triệt để một vài hiểu lầm đối với Phật Giáo, khiến Ý nghĩa nguồn gốc của Phật Giáo thuần túy phát triển mạnh hơn. Nếu không, với cách nhìn thành tâm tín ngưỡng sai lầm về Phật Giáo, tin một cách mù quán, đây cũng khó tránh sự châm biếm của xã hội!

            Phần V.

            Lợi Ích Học Phật

            Pháp Sư Kim Minh

            Nhu cầu nhân loại, ngoài lương thực vật chất, còn cần lương thực tinh thần. Trong nhiều loại lương thực tinh thần, Phật Pháp là lương thực tinh thần tốt nhất. Người học Phật có thể đạt được nhiều lợi ích. Hiện tại, tôi muốn đề cặp những lợi ích trong học Phật, có 3 điểm lợi ích tương đối dễ hiểu là:

            1. 1. Nhận Thức Nhân Sinh:

            Con người từ lúc sanh ra đến già chết, bận rộn không biết bao nhiêu điều. Vì sao bận rộn? Nếu nói cuộc sống ăn mặc đi đứng, tất yếu phải có tiền, mới có thể giải quyết vấn đề cuộc sống. Như vậy, vấn đề cuộc sống ăn mặc đi đứng, sau khi đã giải quyết,thì không cần phải bận rộn nữa, nhưng người ta vẫn bận rộn. Bởi vì thời gian này, cuộc sống con người lại có nhu cầu tiến bộ. Vì để thỏa mãn ham muốn quá cao, cho nên lại cần phải liều mạng đi tìm kiếm. Nhưng “cuộc sống giống như con ông hút mật hoa, bay nam bay bắc, bay đông bay tây. Hút được trăm loài hoa, sau khi trở thành mật, hoàn toàn vất vả và vô ích”.Từ xưa đến naycon người luôn bận rộn, suốt ngày bận rộn hướng bên ngoài tìm kiếm, không nghĩ đến nghiên cứu những vấn đề này. Phật Pháp, là con thuyền từ bi trong biển cả mênh mông của con người. Dạy con người nhận thức kết quả cuối cùng của sanh tử là làm sao quay trở lại, bày tỏ chân đế cuộc sống, mang cuộc sống con người từ bờ phiền não bên này vận chuyển đến bờ an lạc bên kia.

            Thời Triều Thanh Trung Quốc, Hoàng Đế Thuận Trị có nghiên cứu Phật Giáo. Ngài ao ước cuộc sống của Người Xuất Gia, muốn Xuất Gia tu hành, Ngài đã từng làm một bài kệ Ý vị thật sâu xa: “Vị từng sanh ngã thùy thị ngã? Sanh ngã chi thời ngã thị thùy? Trưởng đại thành nhân phương thị ngã, hiệp nhãn mông lung hựu thị thùy”(chưa từng sanh tôi, ai là tôi? khi tôi sinh ra, tôi là ai? lớn lên thành người mới là tôi? lờ mờ nhắm mắt lại là ai?)(Chưa sanh ,ai chính là ta?Sanh rồi chẳng biết ta là ai đây?Lớn lên, Ta chính thân này? Rồi khi nhắm mắt bây giờ là ai?) Bài kệ này, đã đề cập về vấn đề nhân sinh, sanh từ đâu đến, chết đi về đâu? Người hiểu được Phật Pháp, tuy đã làm Hoàng Đế, cũng đang tìm cầu nghiên cứu vấn đề nhân sinh. Người không hiểu được Phật Pháp, đã sinh sống cả cuộc đời trong sự hổn độn, đến trong mơ hồ, đi trong mơ hồ, từ xưa đến nay không biết nghĩ ra vấn đề này. Bài kệ này, đã đề cập toàn bộ quá trình trong cuộc sống con người, nhưng mà hai vấn đề quan trọng nhất là sanh tử: “chưa từng sanh tôi, ai là tôi”, đây là vấn đề sanh – sanh từ đâu đến? “lờ mờ nhắm mắt lại là ai”,đây là vấn đề tử - chết sẽ đi về đâu? Cần giải đáp hai vấn đề này, trước phải hiểu danh từ “Nghiệp Lực” của Phật Giáo.

            “Nghiệp Lực”, Phạn Ngữ Ấn Độ gọi là Karma, Ngôn ngữ Pali gọi là kamma, Ý nghĩa là hành vi và tạo tác. Sau tất cả hành vi, động tác của chúng ta ban đầu, đều sẽ lưu lại một năng lực, tiềm ẩn ở bên trong tâm. Năng lực này, Phât Giáo gọi là Nghiệp Lực. Nghiệp Lực lưu trữ lại trong tâm, bám chặt không rời chúng ta, giống như bóng dáng đi theo thân thể của chúng ta. Nghiệp Lực này, từ tính chất của nó có thể phân ra Nghiệp Thiện và Nghiệp Ác. Nghiệp Thiện có thể quyết định sinh mạng của con người đi theo chỗ tốt đẹp, được hưởng thụ thích hợp. Nghiệp Ác có thể quyết định sinh mạng của con người đi theo chỗ tội tệ, gặp phải sự gập ghềnh.

            Như vậy, cuộc sống con người, cuối cùng sanh từ đâu đến, chết đi về đâu? Nói đơn giản: sự sinh ra của con người là do nghiệp lực mà đến, chết thì theo nghiệp lực mà đi.

            Phật Pháp thuyết minh Quả Báo Thiện Ác, có Lục Đạo Luân Hồi. Lục Đạo là Thiên Đạo, Nhân Đạo, A Tu La Đạo, Địa Ngục Đạo, Ngạ Quỷ Đạo và Súc Sanh Đạo. Thiên Đạo, Nhân Đạo, A Tu La Đạo gọi là 3 con đường thiện, là chỗ tạo tác thiện nghiệp của con người; Địa Ngục Đạo,Ngạ Quỷ Đạo và Súc Sanh Đạo gọi là 3 con đường ác, là nơi tạo tác ác nghiệp của con người.

            Chúng ta đã hiểu biết những qui luật này, cũng chính là có thể nhận thức được cuộc sống con người thật cao quí, vì con người là một trong 3 con đường thiện. Cuộc sống con người cuối cùng từ đâu đến? Không hề nghi ngờ, cuộc sống con người, là do nghiệp thiện mà đến. Như vậy, chết đi về đâu? Điều này, chính cần phải xem hành vi tạo tác hiện tại thế nào mà quyết định. Nếu như con người không làm các điều ác, thực hành các điều thiện, không những đạt được con đường nhân sinh mà còn có thể thăng tiến lên Thiên Đạo. Nếu các bạn từng bước một theo sự chỉ dẫn của giáo lí Đức Phật để tu hành con đường giải thoát, thì có thể vượt qua Lục Đạo Luân Hồi, giải thoát sanh tử, trở thành Bậc Thánh Giải Thoát. Giả như hành vi động tác của các bạn đa số đều làm xằng làm bậy, hại người lợi mình, như thế 3 con đường ác đương nhiên sẽ có một phần. Cho nên, sau khi đã hiểu rõ những qui luật này, bạn phải chọn một con đường nào để đi, tự mình sẽ có cơ sở chắc chắn nắm lấy nó, tiền đồ cuộc sống của bạn như thế nào, có thể là do chính bản thân bạn làm chủ.

            1. 2. Tịnh Hóa Nhân Sinh:

            Bởi vì khoa học hiện đại phát triển mạnh, công nghệ thông tin phát đạt, xây dựng công xưởng khắp nơi, đã tạo thành không khí ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân loại, điều này người có tri thức khoa học đều biết. Nhưng không biết phiền não ô nhiễm nội tâm ảnh hưởng nghiêm trọng trong sự yên bình của tâm linh nhân loại. Song con người không chịu nghiên cứu Giáo Lí Đức Phật,hoặc rất ít hiểu biết Phật Pháp. Thời Triều Minh, Trung Quốc, một tiên sinh Nhà Lí Học, Vương Dương Minh, bởi vì Lí Học của ông đã tìm thấy trong giáo lí Đức Phật, cho nên ông liền hiểu biết, phiền não ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm linh nhân loại, khống chế tư tưởng nhân loại, do đó ông nói: “Sơn trung chi tặc dị trị, tâm trung chi tặc nan phòng”(tên giặc trong núi dễ trừng trị, tên giặc trong tâm khó đề phòng). Phiền não được hình dung là tên giặc. Điều này thuyết minh sự lợi hại của phiền não. Kỳ thật, tâm hồn chúng ta sở dĩ không thể an ổn, là vì phiền não đang quấy nhiễu, đang làm hại. Hành vi chúng ta sở dĩ làm trái với chân lí, cũng là phiền não đang xúi giục, đang nghiêm khắc đòi hỏi.

            Trong Kinh Phật nói: “Phật thuyết chủng chủng pháp, vi trị chủng chủng tâm” (Đức Phật nói các loại pháp, vì điều trị các loại tâm).Tâm ở đây chính là chỉ phiền não trong tâm chúng ta.

            Cuộc sống con người tràn đầy phiền não là do bị ô nhiễm, chưa hoàn hảo, đau khổ, không lí tưởng. Cho nên phải sửa đổi. Nhưng, làm thế nào để sửa đổi? Chính là cần phải làm trong sạch phiền não. Chúng ta học Phật, chính là được tắm gội trong lời giáo hóa của Đức Phật, dùng nước pháp của Phật Đà đến rửa ráy uế trược (cáu bẩn) nội tâm chúng ta. Chẳng khác nào uế trược phiền não nội tâm chúng ta được tẩy sạch. Như vậy, cuộc sống của người ô mhiễm, chưa hoàn hảo, đau khổ, không lí tưởng, chúng ta liền sửa đổi trở thành cuộc sống của người thanh tịnh, viên mãn, hạnh phúc, và lí tưởng.

            Thời xưa ở Ấn Độ, Nước Kiều Tát La có một Quốc Vương tên là Vua Ba Tư Nặc. Có một hôm, Vua Ba Tư Nặc đi tuần tra, trên đường gặp một Ông Lão, đầu tóc bạc phơ, trông hiển lộ ra tuổi tác rất già.

            Quốc Vương hỏi Ông ấy rằng: “Ông năm nay bao nhiêu tuổi?”

            Ông Lão không có suy nghĩ gì liền trả lời: “Bốn Tuổi”

            Vua Tư Nặc cảm thấy ngạc nhiên. Ngài dường như không tin tưởng vào lỗ tai chính mình, do đó lại thò tay phải ra, và dơ lên bốn ngón tay, hướng đến Ông Lão hỏi rằng: “Ông mới bốn tuổi hả!”

            Ông Lão gục đầu, khẳng định chứng thực rằng: “Không sai, tôi năm nay chính xác mới bốn tuổi”. Ông Lão biết Quốc Vương nhất định cảm thấy nghi ngờ, liền hướng đến Vua Ba Tư Nặc giải thích rằng:

            “Trước kia, tôi không hiểu giáo Pháp Đức Phật, đã sống mấy chục năm, tư tưởng, hành vi đều bị phiền não nội tâm khống chế, làm rất nhiều việc tự mình cho rằng là đúng mà thực tại là sai. Trước bốn năm, tôi đã có cơ hội nghe được Phật Pháp, mới nhận thức cuộc sống con người. Qui Y Phật, thực hành theo giáo lí Phật Đà chỉ dạy, dựa vào Phật Pháp để sinh sống và làm trong sạch cuộc sống con người. Bốn năm gần đây, tôi mới nhận biết được mình thật sự là con người chân chính. Cho nên tôi năm nay mới bốn tuổi”.

            Quốc Vương nghe qua lời nói của Ông Lão, thật cảm động! Gục đầu than rằng: “Ông Lão, Ngài nói rất đúng, làm một con người cần học Phật Pháp, dựa theo Giáo Pháp Đức Phật để làm người, mới coi như là con người chân chánh”.

            1. 3. Trang Nghiêm Nhân Sinh:

            Từ “Trang Nghiêm”, Phật Giáo dùng để hình dung cái vẻ đẹp. Trang nghiêm nhân sinh (cuộc sống con người), cũng có thể nói chính là làm đẹp nhân sinh. Đẹp, có thể chia thành Hình Tướng đẹp và Nội Tại đẹp. Hình Tướng đẹp, thuộc về bên ngoài; Nội Tại đẹp, tức là chỉ đức tính bên trong của con người. Một người có hình tướng đẹp bên ngoài, mà không có đức tính đẹp bên trong, cái đẹp này vẫn còn khiếm khuyết, không hoàn hảo. Cho nên ngoài tướng đẹp bên ngoài ra, còn phải đầy đủ đức tính đẹp bên trong. Đức tính trong ngoài hoàn toàn đẹp, mới có thể gọi là trang nghiêm nhân sinh. Trang nghiêm nhân sinh, mới chính là con người có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và hoàn mĩ.

            Phật Giáo là một Tôn Giáo đạo đức thực triển. Người học Phật cần phải thực hành những hành vi đạo đức của Phật Giáo đã chỉ dạy, như 5 Giới, 10 Giới, 4 Nhiếp Pháp, Lục Độ…vv để nuôi dưỡng đức tính nội tâm đầy đủ và trang nghiêm nhân sinh.

            Thời xưa, ở Ấn Độ, có một Nhà Đại Từ Thiện(cấp cô độc), cưới được một cô dâu xinh đẹp tên là Ngọc Na Nữ. Người vợ tự cao tự đại về dung mạo xinh đẹp của mình, coi thường Bố Mẹ chồng và người trong gia đình.

            Một hôm, Nhà Từ Thiện, mời Đức Phật đến nhà, muốn dạy bảo cô con dâu. Cô này lại cố ý trốn tránh, sau đó vì sự hiếu kỳ, từ bên trong rèm cửa lén nhìn Đức Phật. Cô ấy nhìn được tướng mạo và oai đức trang nghiêm của Đức Phật, quả thật đẹp hơn mình nhiều! Do đó, cô ấy tự động xuất hiện, hướng đến Đức Phật đảnh lễ. Đức Phật nói: “Ngọc Na, cô có dung mạo xinh đẹp, nếu phối hợp với hành vi tâm đoan chánh, đó chính là vẻ đẹp tuyệt vời. Nên biết, dung mạo xinh đẹp, chỉ là cái đẹp bên ngoài, hành vi đoan chánh, mới là cái đẹp bên trong. Con người đẹp chân chánh, cần phải hoàn toàn đẹp bên ngoài lẫn bên trong!”

            Ngọc Na nghe qua lời khai thị của Đức Phật, tâm kiêu ngạo đã được tiêu trừ. Ngay lúc đó, cô xin Qui Y với Đức Phật. Đức Phật dạy cô thực hành những việc tốt, như Tam quy, Ngũ Giới,…vv. Để tăng thêm đức tính đẹp nội tâm, cô ấy dựa vào lời dạy của Đức Phật, lập chí làm một người đẹp chân chánh, nhờ đó cô trở thành một người vợ đoan chánh, một cô dâu hiếu thảo. .

            Phật Pháp chỉ dẫn nhân sinh, khích lệ nhân sinh, cổ vũ nhân sinh. Ngoài học Phật có thể nhận thức nhân sinh, làm sạch nhân sinh, và trang nghiêm nhân sinh, còn có thể mang cuộc sống con người không được đẹp đẽ trọn vẹn, sửa đổi thành cuộc sống đẹp đẽ trọn vẹn. Từ trong cuộc sống con người mơ tưởng hão huyền, diễn biến thành cuộc sống con người giác ngộ. Từ cuộc sống con người sanh tử, tiến hóa thành cuộc sống con người giải thoát. Từ cuộc sống con người tình cảm phàm tục, thăng hoa thành cuộc sống con người trí tuệ của Bậc Thánh. Tóm lại, lợi ích học Phật, không thể nói hết được.

            Phần VI.

            Lợi Ích Qui Y Tam Bảo

            Pháp Sư Thánh Nghiêm

             

            Qui y Tam Bảo, thật sự có nhiều lợi ích, có thể cầu được hạnh phúc đời hiện tại, có thể cầu được hạnh phúc đời sau, càng có thể từ đó mà đạt được hạnh phúc cứu cánh của Niết Bàn Tịch Tịnh. Tổng cộng có 8 loại lợi ích:

            1. Trở thành Đệ Tử Đức Phật
            2. Nền tảng căn bản của Thọ giới
            3. Giảm nhẹ nghiệp chướng
            4. Có thể tích lũy nhiều phước đức
            5. Không đọa ác thú
            6. Người và Phi nhân không thể quấy nhiễu
            7. Tất cà việc tốt đều sẽ thành công
            8. Có thể thành Phật Đạo

            Như cần đưa ra mấy thí dụ để phân biệt. Trong Kinh Phật, thật sự có rất nhiều thí dụ về việc lợi ích Qui Y Tam Bảo, gồm có 5 điều như sau:

            (1). Người Qui Y Tam Bảo, tương lai đạt được nhiều phước báo vô cùng tận. Ví như, có một Bảo Tạng,nhân dân cả nước vận chuyển 7 ngày, dời không thể hết Kho Bảo Tạng. Vậy, công đức Qui Y Tam Bảo so với Vận chuyển Bảo Tạng còn rộng lớn gấp ngàn vạn lần. (Kinh ưu Bà Tắc Giới)

            (2). Quá khứ, có một vị Thiên Tử là Đao Lợi Thiên, phước trời và thọ mạng gần hết, trãi qua 7 ngày sắp chết, thân thể vị ấy cũng hết sức suy yếu. Nhưng vị ấy biết, sau khi mạng chung sẽ đầu thai làm loài heo. Cho nên vị ấy quá hoảng hốt, vì thế thỉnh cầu Thiên Chủ. Thiên Chủ cũng không có biện pháp cứu giúp. Thiên Chủ khuyên vị ấy hướng đến Đức Phật cầu cứu. Đức Phật dạy Qui Y Tam Bảo. Sau khi chết, Vị ấy không chỉ tránh đầu thai đọa làm heo, mà còn sanh xuống cõi nhân gian gặp Ngài Xá Lợi Phất mời Đức Phật thuyết pháp rồi chứng được Thánh Quả. (Chiết Phục La Hán Kinh)

            (3). Quá khứ, có một vị Thiên Tử, 33 tuổi, phước trời đã hết, còn có 7 ngày. Sắp chết, sự vui thích ngày xưa đều rời khỏi vị ấy. Thiên Nữ tuyệt đẹp cũng không gần gũi vị ấy. Trước kia Bậc Thiên tử có tướng mạo oai phong, bây giờ thay đổi không có một chút khí sắc. Vị ấy, thân thể đã suy yếu, lại hết sức bẩn thỉu, 2 bên nách cả ngày chảy ra mồ hôi thúi. Vị ấy cũng nhìn thấy được, khi chết sẽ đầu thai làm heo. Do đó, nằm trên đất đau buồn, chảy nước mắt, kể khổ. Sự việc này, Thiên Chủ biết được, khuyên bảo vị ấy thành tâm Qui Y Tam Bảo và Niệm Phật: “Qui Y Phật Lưỡng Túc Tôn, Qui Y Pháp Ly Dục Tôn, Qui Y Tăng Chúng Trung Tôn”. Vị ấy nghe lời chỉ dạy của Thiên Chủ, Qui Y Tam Bảo. Thời gian 7 ngày đã đến, vị ấy chêt. Thiên Chủ muốn biết vị ấy sau khi chết sanh đến chỗ nào. Nhưng năng lực của Thiên Chủ có giới hạn nên không có phương cách nào để nhìn thấy được sự đọa lạc của Thiên Tử. Vì thế Thiên Chủ đến hỏi Đức Phật, Đức Phật nói với Thiên Chủ rằng: “Do công đức đã Qui Y Tam Bảo, chuyển sự đọa lạc xuống làm loài heo thành sanh lên cõi trời Đâu Suất Đà. Người Trời của Các vị có thể nhìn thấy phía dưới mà không thể nhìn thấy phía trên của cõi Trời mình.”

            (Kinh Ta Miệt Nẳng pháp Thiên Tử, thọ Tam Qui Y được tránh khỏi đọa lạc xuống đường ác)

            (4). Nếu như trong Tứ Đại Bộ Châu của Đông Tây Nam Bắc, toàn bộ đều là Thánh Nhân của Quả Vị Nhị Thừa, có người suốt cả đời cúng dường, cho đến xây dựng Chùa Tháp, công đức của người đó rất lớn lao, không thể đếm được, nhưng không bằng công đức Qui Y Tam Bảo.

            (Hiệu Lượng Công Đức Kinh)

            (5). Quá khứ, có một Vị Tỳ Kheo Sa Đẫu, chuyên tụng Danh Hiệu Tam Bảo, trãi qua 10 năm, chứng được Nhị Quả Tư Đà Hàm, hiện nay làm Bích Chi Phật ở Thế Giới Phổ Hương.

            (Mộc Trung Tử Kinh)

            Từ 5 thí dụ nêu trên, liền có thể biết Qui Y Tam Bảo là sự việc rất quí báu. Đồng thời, Phật Đà cũng từng nói, chỉ cần có người Qui Y Tam Bảo thì sẽ có 4 Vị Thiên Vương sai 36 vị Thiện Thần theo ủng hộ.

            Chúng ta nên biết: Qui Y Tam Bảo, tuy có thể cầu được hạnh phúc và an bình hiện tại, nhưng mục đích Qui Y Tam Bảo, cuối cùng chính là mang hòai bão trở về với Tam Bảo, và khiến chính mình cũng trở thành Tam Bảo. Tất cả đều có thể thành Phật, nhất thiết không nên thiếu tự tin.

            Phần VII.

            Mấy Điều Lợi Ích Của Người Ăn Chay

            Tô Khắc Minh

            Xã hội ngày nay, mọi người cho rằng ăn thịt tươi ngon có dinh dưỡng, có thể tẩm bổ thân thể, có trợ giúp đối với sức khỏe. Cho nên tình hình kinh tế càng chuyển biến tốt, cải thiện cuộc sống, thì lấy việc ăn nhiều thịt làm mở đầu, mà nhất định cần ăn thịt giết sống, tươi có dinh dưỡng, mùi vị ngon. Lại tiến lên một bước nữa đề xướng ăn ít cơm, ăn nhiều món ăn mặn(chỉ thịt cá). Mấy năm gần đây, làm việc tuyên truyền các Quán Ăn. Nhà Ăn trên thế giới dùng Protein cao, dinh dưỡng cao, lấy ốc sến, loài kiến cũng liệt kê vào các món ăn nổi tiếng. Xưởng bán kẹo không giữ vệ sinh, bỏ vào các loại mỡ thịt, nước thịt ép trong sản phẩm. Các xưởng bán kẹo đều lấy dinh dưỡng tẩm bổ làm việc kêu gọi, để đạt được mục đích kiếm tiền của chính họ. Ăn nhiều thịt, cuối cùng tốt hay không tốt? Chúng ta nên miêu tả một chút ưu điểm của việc ăn chay, cùng tham khảo với người ăn thịt.

            (1). Thức ăn chay vệ sinh, người ăn chay khỏe mạnh sống lâu

            Thức ăn chay đều là hoa, thân, cành, lá, quả, hạt, trái của thực vật. Nó hấp thu chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất nước, không khí, ánh sáng mặt trời mà sinh trưởng. Không như món ăn mặn – tự thân các động vật đã bị ô nhiễm của các loại tế bào bệnh và siêu vi trùng mà sinh sản và truyền nhiễm. Như kiến, ruồi, và các côn trùng nhỏ trên thị trường mua bán đã gặm nhấm từ bên ngoài vào. Cho dù sau khi hầm nấu, nhưng vi khuẩn trong không khí sinh sản rất nhanh trong các thực phẩm mặn. Vì thế thức ăn mặn dễ biến chất, năng lực đề kháng tương đối không tốt. Người ăn thức ăn mặn dễ dàng tiêu chảy, mắc bệnh đường ruột và dạ dày. Xác chết động vật rất nhiều vi khuẩn, cholesterol cao. Khi bị giết chết oán hận không thể trút ra hết, lưu lại trong xác chết, gọi là độc thể. Các độc thể này tuy trãi qua nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt hết. Con người lấy các loại thịt này ăn vào trong bụng, các vật ô nhiễm không thể hoàn toàn đào thải ra ngoài cơ thể, sẽ tích trữ trong thân thể, lâu ngày ngăn cản các mạnh máu, tuần hoàn máu không tốt, tính mạng dần dần hình thành và bộc phát bệnh mãn tính, trúng gió, và bệnh tim…vv. Lại ăn nhiều loại thịt, cơ thể tích trữ nhiều mỡ, tăng thêm áp lực nội tạng, làm trở ngại sự hoạt động của các mạch máu nhỏ trong tứ chi, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Máu thịt động vật, kích thích tính cách mạnh mẽ, ăn nhiều thịt nội tạng khởi lên quá mức bình thường tác dụng(dục vọng mạnh), tính tình dễ dàng nóng nảy, tâm thần không thể yên ổn, khiến thân thể càng suy yếu.

            Người ăn chay, thức ăn chủ yếu là ngũ cốc. Người bình thường cho rằng thức ăn chay chỉ là vài thành phần bột lọc và đường mà không có các loại dinh dưỡng khác. Hiện nay hóa nghiệm (Phương pháp kiểm nghiệm của hóa học) chứng minh, trong các loại ngũ cốc có chất protein (lòng trắng trứng) và mỡ. Các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện, đem các loại ngũ cốc và rau trộn lẫn vào ăn, bất luận phối hợp như thế nào, đã nhận được chất protein đều có thể đầy đủ cho nhu cầu năng lượng tiêu hao của mỗi người hàng ngày. Trong thức ăn phụ, như đậu phụng, các loại đậu có nhiều mỡ và chất protein. Rau tươi chất protein rất cao như giá, rau tế, măng, bắp cải, đậu ván, đậu đũa…vv. Rau khô có hàm lượng chất protein rất cao làm cho mọi người ngạc nhiên, như nấm hương, nấm rơm, nấm mèo, rong biển, tảo biển, đậu hủ…vv. Trong quả khô cũng hàm chứa nhiều mỡ và protein, như cây bồ đào, quả mơ, quả phỉ, nhân hạt thông…vv. Về phương diện Vitamin, trong thức ăn mặn có một vài Vitamin A và Vitamin D, nhưng trong rau tươi, đều có trên 40 loại Vitamin A, như rau dền, rau chân vịt, cà rốt, tảo ăn…vv; Vitamin D, đều có trên 40 loại rau, như ớt ngọt, đậu đũa, rau tế, củ khoai tây, củ cải…vv; Các loại Vitamin khác đều là từ thức ăn chay. Trái cây là một trong những hoa quả phụ giúp rất nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe con người, mà mùi vị rất ngon, khai vị trừ đi mệt nhọc, già trẻ đều thích, giải khát thoải mái, mang theo sau bữa ăn trong chuyến du ngoạn càng không thể quên được. Thức ăn chay, không chỉ có nhiều ưu điểm, mà còn điều trị các loại bệnh như rau cần trị huyết áp cao, rong biển trị tuyến giáp trạng, cây hoa hiên làm lợi ích cho đường tiểu, cầm máu, sưng phù, an thần…vv, nói không thể hết được các loại rau quả trị bệnh. Tục ngữ có câu: “Tảo sanh khương, vãn la bặc”(sáng gừng tươi, tối củ cải)(chỉ hai loại rau này, sáng tối dùng sau bữa ăn, trị được bệnh thương hàn, giúp tiêu hóa).

            Thức ăn chay, có nhiều dạng khác nhau, dinh dưỡng phong phú, mùi vị tươi ngon, lại vệ sinh sạch sẽ. Người ăn chay, ít bệnh, sống thọ là kết quả tất yếu. Mời quí vị xem một cuộc báo cáo điều tra dưới đây.

            Năm 1985, ba Khoa Nội Bệnh Viện 85 Thượng Hải, 100 người ăn chay và 100 người ăn mặn tại 2 thành phố Thượng Hải và Tô Châu, đã làm kiểm tra sức khỏe toàn diện, kết quả người ăn mặn độ dính(nhớt) của máu cao hơn người ăn chay. Trong 100 người ăn chay, người bị bệnh huyết quản(mạch máu) chỉ có 18 người, người ăn mặn lại có 67 người. 100 người ăn chay, 56 người không mắc bệnh; 100 người ăn mặn chỉ có 8 người không mắc bệnh. Đối tượng kiểm tra lần này, đều là người 60 tuổi trở lên, chứng minh người ăn chay, không phải vì tuổi cao mà khiến cho cường độ máu tăng; huyết áp cao là gien của hình vành tim và các loại bệnh mãn tính.

            (2). Người ăn chay tiết kiệm kinh tế và thời gian

            Vì ăn thịt mà đi chăn nuôi động vật, đó là sự việc rất lãng phí, động vật ăn thức ăn gia súc 8 kí trở lên, mới có thể trở thành 1 kí thịt. Một gia đình, mỗi ngày mua 1 kí thịt làm thức ăn thì không đủ ăn, tiền mua thịt mang đi mua rau thì một gia đình có thể ăn dư thừa. Nhân dân tại một vài vùng không phát đạt, thu nhập thấp, chi phí chủ yếu trong cuộc sống là tiền ăn, chỉ có thức ăn chay mới có thể kéo dài cuộc sống của họ. Gia đình kinh tế thu nhập khá hơn một chút, có điều kiện ăn thịt, những phương diện quần áo và các vật dùng khác, chi phí tiêu dùng hàng ngày, vẫn còn phải dựa vào giảm bớt ăn thịt. Do vậy, ăn chay tiết kiệm kinh tế, không những mọi người thừa nhận, mà hiện tại nhiều hộ gia đình đang tiếp tục thi hành.

            Mỗi người ăn một ngày 3 bữa. Mỗi ngày bắt đầu dự định mua thứ gì, quá trình mua,chuẩn bị,nấu, sào ,… ăn và dọn dẹp sạch sẽ sau khi ăn xong phải tốn nhiều thời gian. Tục ngữ nói: “con người đều vì miếng ăn mà bận rộn”. Một chút cũng không sai, hôn lễ và tang lễ cần phải ăn. Tất cả như khánh chúc, đoàn tụ, tập hợp, tiễn đưa…vv, đều cần phải ăn. Nhưng thời gian mua, loại bỏ, dọn dẹp…vv, ăn chay tiết kiệm nhiều thời gian hơn ăn mặn. Thức ăn chay không có giống như thức ăn mặn cặn bẩn dầu mỡ khó rửa, gia công chế biến, trình tự phức tạp, tốn kém thời gian. Thậm chí lúc ăn cũng tốn nhiều thời gian cho sự gặm xương. Nói chung người có cảm nhận được sự nghiệp, mỗi lần quên ăn mất ngủ, hoặc ăn uống đơn giản qua loa, họ không muốn tốn nhiều thời gian quí báu trong nhà ăn, bàn ăn, bếp mà làm ảnh hưởng đến sự nghiệp. Cho đến các Vị Tu Hành, ăn uống coi là liều thuốc để điều trị bệnh đói, không khởi lên tâm tham ăn. Có vị trong một ngày chỉ ăn một bữa(bữa trưa), có vị qua giờ trưa không ăn gì hết. Thời gian các vị ăn, thay đổi trong con đường đạo, thật đáng quí sao!

            (3). Người ăn chay có thể chất tốt và có sức chiụ đựng

            Người ăn chay bởi vì máu trong sạch, cường độ máu thấp, máu tuần hoàn trong nội tạng có thể thông suốt, khiến cho các bộ phận nội tạng khác không phải ngăn cản và ứ đọng mà sản sinh ra bệnh lí. Nội tạng khỏe mạnh, các cơ quan khác có thể tự nhiên cũng khỏe mạnh. Cho nên người ăn chay có thể chất tốt, không thể sản sinh đột ngột diễn biến bệnh lí, tính tình dể ổn định, cũng tương đối tự nhiên thanh thoát, không giống như người ăn thịt hấp thu mỡ quá liều lượng, hấp thu chất protein trích trữ trong cơ thể, hiển lộ hành động loạng choạng.

            Người bình thường đối với người ăn chay có thể phủ nhận được thành tích xuất sắc tại sân vận động. Mấy năm gần đây, nhiều tin tức nói, thể lực và năng lực bền dẻo của vận động viên ăn chay đều kém không bằng vân động viên ăn mặn. Vận động viên ăn chay, Mục Thị-La Tư từng được cho là tuyển thủ bơi lội vĩ đại nhất. Uy Tư Mục Lặc từng lập ra kỉ lục bơi lội thứ 16 trên thế giới. Anh Quốc-một vị ăn chay đã bơi qua eo biển sông Anh Kiết Lợi đều nhanh hơn so với bất cứ người nào trong lịch sử. Vận động viên bơi lội là một vận động viên có thể lực, lại cần có năng lực bền dẻo. Thể lực và năng lực bền dẻo của người ăn chay như thế nào?

            Báo Minh Tinh Họa của nước Đức nói: có một phụ nữ người Mỹ, Lộ Trì-Hải Đức Lí Hi 48 tuổi, sau năm làm phẩu thuật ung thư nhũ tuyến, đã nhìn thấy đầu tiên đứng hạng thứ 3 Người Thép trên đảo Hạ Uy Di. Đó là một loại hoạt động thể dục khiến cho nhân sinh khâm phục, từ trước đến nay người thi đấu thể dục siêu cấp của toàn thế giới, cần bơi lội trên 3,8 kilômét, cõi xe đạp 180 km, cuối cùng lại chạy Mara Tông, 3 hạng mục này liên tục hoạt động cùng một lúc, giữa thời gian không nghĩ.

            Thể lực khỏe mạnh của người tham gia thi đấu, hình dáng phấn chấn, đã thu hút Lộ Đặc đi tham gia thi đấu lần này, trãi qua sự siêng năng luyện tập. Mùa thu, năm 1986, sau thời gian chạy dài, đua xe đạp, và bơi lội trãi qua 13 tiếng đồng hồ, cô ấy nhận được huy chương vàng và xếp hạng thứ 3 trên thế giới. Cô ấy lần thứ hai đã nhận được danh hiệu thi đua hạng nhất của Người Thép. Vì để thân thể bảo trì trạng thái thi đấu thể thao hoàn hảo, cô ấy mỗi tuần cần chạy 60-100 km, bơi lội 8 km, cởi xe đạp rèn luyện thân thể 6 tiếng.

            Phương diện ăn uống, Lộ Đặc rất nghiêm khắc. Cô ấy chỉ ăn cơm, hạt yếu mạch, rau tươi, trái cây và nước. Cô ấy không ăn thức ăn có dầu, cũng không ăn thức ăn chế biến từ sửa, một ít mỡ cũng đều không ăn, ngay cả dầu thực vật cũng không dùng. A xít béo chủ yếu hấp thu vào cơ thể cô ấy là thông qua hạt ngũ cốc, mầm thực vật, và rau tươi có hàm lượng mỡ. (Báo Ngày 29, tháng 5, 1991)

            (4). Người ăn chay tính tình hiền lành, môi trường trong sạch

            Nhân loại đều có tính đồng tình với trời sanh, lòng thương cảm của người ăn chay càng được biểu lộ. Xã hội văn minh trong ngoài nước phát triển đều có Hội Bảo Vệ Sinh Vật, cấm Tổ Chức Đoàn Thể Nhân Gian ngược đãi Hội Động Vật. Người phát động và người tham gia của Hội Động Vật có rất nhiều người ăn chay và Nhà Văn ăn chay. Văn Hào Tô Bá Nạp – Anh Quốc nói: “Đội Ngũ đưa người chết đến chỗ hỏa táng của tôi sẽ có một đám đông động vật gà vịt trâu dê”. Nhà Văn ăn chay, cần phải có tấm lòng thương cảm, tác phẩm của ông đương nhiên càng dể cảm động lòng người. Trung Quốc, không có tổ chức nào bảo vệ sinh vật, nhưng trái lại có thói quen phóng sanh trên ngàn vạn động vật. Quan Đại Phu Tử Sản, Nước Tịnh, Thời Xuân Thu, có lòng nhân hậu, Khổng Tử xưng tán ông có nói: “Nhân ái chi đức”(Đức là tấm lòng bảo vệ và giúp đỡ người). Hàng ngày, có người cho Tử Sản cá còn sống, ông mang cá thả vào ao hồ. Lúc đó, chiến tranh Liệt Quốc xâm phạm quấy nhiễu, vì Tử Sản tích lủy tấm lòng nhân hậu, làm việc cai trị Đất Nước nhân từ, khiến cho nhân dân nước Tịnh an bình và hạnh phúc. Bởi vì, người ăn chay có tấm lòng từ bi, không sát hại động vật, không có vết máu và tiếng kêu thảm oán trách của động vật, môi trường đều được trong sạch. Người đã tiếp xúc với người ăn chay, đều có bản tánh thiện. Sự việc đã làm, đều là phước đức nhân duyên, thật là người thiện cùng tập hợp lại, tâm tính vui vẻ, ngôi sao tốt lành sẽ tỏa sáng, tăng trưởng phước đức, lợi ích và tuổi thọ.

            Bản Đồ Thập Thiện-Thập Ác Nhân Quả

            Làm mười đều ác, đời sau sẽ sanh vào 3 Cõi Ác

            Thân làm nghiệp ác

            Thân làm nghiệp ác

            Đời này, sanh mạng ngắn ngủi và nhiều bệnh

            Trộm Cướp

            Đời này, nghèo khổ và hao hụt

            Tà Dâm

            Đời này, quyến thuộc không theo Ý mình và vợ không có kiên tinh

            Khẩu làm nghiệp ác

            Vọng Ngữ

            Đời này, người không tin theo mình, vì lừa dối xã hội

            Khởi Ngữ

            (lời nói hoa mỹ)

            Đời này, nói ra người không có tín thọ, và lời nói không có rõ ràng

            Ác Khẩu

            Đời này, nói ra nhiều điều tranh cải, thường nghe tiếng ác

            Lưỡng Thiệt

            (nói 2 lưỡi)

            Đời này, quyến thuộc xa lìa, gây chuyện với người khác

            Ý làm nghiệp ác

            Kiên Tham

            (tham lam keo kiệt)

            Đời này, ham muốn nhiều, nghèo hèn, mong cầu không được toại nguyện.

            Sân Nhuế

            Đời này, trong lòng nhiều căm giận, xấu xa, bị người khác ghét.

            Ngu Si

            Đời này, tâm tính nịnh bợ, sanh vào gia đình tà kiến

            Thực hành mười điều thiện, đời sau sanh vào 3 Cõi Thiện

            Thân làm nghiệp thiện

            Không Sát Sanh

            Đời này sống lâu, ít bệnh; càng nổ lực phóng sanh, bảo vệ sinh mạng, cứu hộ tất cả mọi loài.

            Không Trộm Cắp

            Đời này giàu có, người khác không làm tổn thương; thường làm việc bố thí, và vui vẻ làm việc thiện.

            Không Tà Dâm

            Đời này được quyến thuộc theo Ý mình, người vợ ở nhà làm người trinh lương (trinh tiết và lương thiện); thân tâm ít ham muốn, kính trọng người lớn tuổi và lo lắng con cái; thiêu hủy sách vở và hình ảnh khiêu dâm, quảng bá ấn tống sách vở và hình ảnh cấm khiêu dâm

            Thân làm nghiệp thiện

            Không Vọng Ngữ

            Đời này nói ra người khác tin tưởng, không bị lừa dối; lời nói chân thật và tin tưởng, tâm và lời nói như một, nói phải đi đôi với làm.

            Không Ỷ Ngữ

            Đời này, lời nói có uy tín, và có tài ăn nói vượt trội; lời nói đều có ích lợi, quảng bá thực hành, khuyên người khác sửa đổi.

            Không Ác Khẩu

            Đời này, lời lẽ hòa nhã, không nghe tiếng ác; ngôn từ ôn hòa, trừ bỏ điều ác biểu dương điều thiện.

            Không Lưỡng Thiệt

            Đời này, quyến thuộc vui vẻ, không bị người khác gây chuyện; không chỉ trích lỗi lầm của người khác, trước sau như một, giải quyết các mâu thuẩn.

            Ý Làm Thiện Nghiệp

            Không Kiên Tham

            Đời này giàu có, không màng danh lợi, ít ham muốn; thường có tấm lòng biết ơn người, thanh bạch trong sạch.

            Không Sân Nhuế

            Đời này, tâm thường hỷ lạc, dung mạo đoan chánh; từ bi thương người, cứu độ tất cả.

            Không Ngu Si

            Đời này thông minh, trí tuệ; nhân quả thấy chân chánh, trí tuệ Bát Nhã chiếu sáng.

            Nhân chính là nguyên nhân, quả chính là kết quả. Chúng ta làm một sự việc, nói ra một lời nói, cho đến hành động suy nghĩ, đều là gieo trồng nhân. Tùy theo tính chất của thiện ác, phân lượng của chúng, đều có kết quả đúng mức ở đằng sau, quả đến sớm trể tự mình thọ nhận. Gieo trồng nhân thiện, gặt hái quả phước. Gieo trồng nhân ác, gặt hái quả ác. Đây chỉ là nói khái quát, kỳ thật thiện như thế nào thì gặt hái quả báo như thế ấy; ác như thế nào thì gặt hái khổ báo như thế ấy, cũng có luật nhân quả đúng mức.

            Đức Phật nói: “Người thực hành Thượng Phẩm Thập Thiện sanh Thiên, người thực hành Trung Phẩm Thập Thiện sanh làm Người, người thực hành Hạ Phẩm Thập Thiện sanh làm A Tu La;

            Người phạm tội Thượng Thẩm Thập Ác đọa Địa Ngục, người phạm tội Trung Phẩm Thập Ác đọa Ngạ Quỉ, người phạm tội Hạ Phẩm Thập Ác rơi vào con đường Súc Sanh”

            Nguồn gốc hình thành “Lục Đạo Luân Hồi”, là nguyên nhân của quả Thập Thiện ,Thập Ác làm ra. Bởi vì Thập Thiện ,Thập Ác của chúng sanh là tóm tắt vào trong 3 nghiệp Thiện Ác của thân, khẩu, và Ý. Chúng ta cần hướng thiện tránh ác, đề phòng đọa lạc ,mong cầu thăng tiến, cố nhiên cần tránh muời điều ác, thực hành mười điều thiện. Đã phải sanh tử, sanh Tịnh Độ, độ Chúng Sanh, Thành Phật Đạo, cũng cần tu hành theo con đường Thiện Ác. Trong Kinh Phật, có Quả Báo sai biệt của Thập Thiện Thập Ác, tôi hiện đem chúng tập hợp lại, liệt kê làm thành biểu đồ đằng trước. Các Vị cần biết, đây là từ lời nói vàng ngọc tuyên thuyết của Chư Phật. Sự thật trong lịch sử đã ấn chứng, tất cả chúng sanh tự mình làm tự mình chịu, không phải coi thường những sự việc không có liên quan. Tin tưởng kịp thời, phải y theo những lời dạy của Đức Phật để tu thân hành thiện, tự cầu phước đức!

            “Họa Phước vô môn,
            Duy nhơn tự chiêu,
            Thiện ác chi báo,
            Như ảnh tùy hình”.
            “Họa phước không cửa,
            Chỉ người tự nhận
            Quả báo thiện ác,
            Như bóng theo hình”.

            Cúng Dường Điền

            Phật

            Tạo tượng,đắp vàng, xây chùa, trước tượng Phật trang nghiêm cúng dường…

            Đem sự cung kính cúng dường đạt được phúc đức

            Pháp

            Ấn tống kinh sách, giảng kinh thuyết pháp, miệt mài tụng kinh, tu trì......

            Tăng

            Cúng dường đồ ăn, y phục, tọa cụ, y dược, duy trì ủng hộ đạo tràng,....

            Báo Ân Điền

            Cha Mẹ

            Hiếu thuận phụng dưỡng, khiến cha mẹ thân tâm an lạc

            Đem sự việc hiếu dưỡng tiếp nhận và đạt được phước đức

            Sư Trưởng

            Cung kính tôn trọng, tiếp nhận và thực hành lời dạy của Sư Trưởng, và cung cấp vật dụng

            Từ Bi Điền

            Nghèo Khổ

            Cứu tế những người nghèo khổ, cô đơn, thương thảm

            Đem lòng từ bi cứu tế đạt được phước đức

            Tật Bệnh

            Bố thí thuốc ,cho y dược, hộ trì người bệnh

            Súc Sanh

            Lòng từ bi không sát hại, phóng sanh ủng hộ sinh mạng, ăn chay dưỡng sinh



            [1]Thoi vàng hoặc bạc khá lớn thời xưa, một nguyên bảo bạc thường nặng 50 lượng, một nguyên bảo vàng nặng 5 lượng hoặc 10 lượng.

            Gửi ý kiến của bạn
            Tắt
            Telex
            VNI
            Tên của bạn
            Email của bạn
            19/10/2024(Xem: 371)
            Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
            19/06/2024(Xem: 965)
            Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
            04/06/2024(Xem: 1700)
            “Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
            04/06/2024(Xem: 3409)
            Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
            30/04/2024(Xem: 2902)
            Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
            18/02/2024(Xem: 3298)
            Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
            07/02/2024(Xem: 6438)
            Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
            20/01/2024(Xem: 2397)
            Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
            19/12/2023(Xem: 8603)
            Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
            facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
            Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
            nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

            May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
            Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
            may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
            the Land of Ultimate Bliss.

            Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
            Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
            Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
            Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
            Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
            Website: http://www.quangduc.com
            http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
            Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
            quangduc@quangduc.com