Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

SƠ LƯỢC Ý NGHĨA CHỮ KHÔNG TRONG ĐẠO PHẬT

13/11/201023:26(Xem: 4304)
SƠ LƯỢC Ý NGHĨA CHỮ KHÔNG TRONG ĐẠO PHẬT

SƠ LƯỢC Ý NGHĨA CHỮ KHÔNG
TRONG ĐẠO PHẬT

Thích Nhật Từ

Vàilời dẫn nhập

Tánh"không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyếtquan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyếtbị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất. Các tác giảchống Phật giáo thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩacủa hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộnhoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếngViệt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khácnội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật. Haikhái niệm đó là (i) phủ định từ "không [có] (natthitaa)đối lập với có (atthitaa), và (ii) [tính] "không" ('suunyataa)tức tính không thực thể của mọi sự vật hiện tượng.Ngoài ra, một số tác giả cũng vận dụng lối chơi chữ ngụybiện để đánh đồng hai khái niệm "khác nhau" khác có liênhệ mật thiết với hai khái niệm trên là "có" (atthitaa) và"sắc" (ruupa). Có (atthitaa) là trợ động từ xác định, đốilập với "không có" (natthitaa), trạng từ phủ định. Sắc(ruupa) là thuật ngữ Phật giáo chỉ cho "vật thể, xác thânhay bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa." Hai khái niệm nàymang 2 nội dung khác nhau hoàn toàn, ấy thế nhiều tác giảcó ác kiến với đạo Phật thường cố giải thích sai lệchcho chúng đồng nhau để xuyên tạc Phật giáo. Sau đây làvài giải thích sơ bộ về ý nghĩa chữ không trong đạo Phật.

1."Không" và thiền định

Trongkinh điển Nikaaya và Aagama, thuật ngữ "không" (S. 'suunyataa,P. su~n~nataa) thường được mô tả gắn liền với sự thựchành thiền định. Chẳng hạn như ở S. V. 311, từ "không"với ý nghĩa "trống rỗng, cô tịch, tỉnh lặng, vắng vẻ"được gắn liền với "phương pháp tu chánh niệm tỉnh thứcqua hơi thở ra vào" (aanaapaanasati):

"Nàycác tỳ-kheo, hãy đi đến rừng (ara~n~naagato) hay đi đến gốccây (rukkha-muulagato) hay đi đến một nơi trống rỗng (su~n~naagaara-gato),ngồi xếp bằng, giữ thân ngay thẳng, đặt chánh niệm trướcmặt, thở ra vào một cách tỉnh thức." Cũng cần nói thêmrằng "nơi trống rỗng" (su~n~naagaara-gato) có nghĩa là nơi khôngcó cư dân, nơi hoang vắng, nơi cô tịch, chỉ chung cho cáckhu đồi núi (pabbata), hang động (kandara), rừng rậm (vanapattha)hay các khoảng trống (abbhokaasa). (Xem A. IV. 436-7; A. V. 207; M.III. 115-6; S. I. 180-1, 106-7; M. I. 56; D. II. 291; A. V. 111).

Từđó, mệnh đề cầu khiến "hãy đi đến một nơi trống rỗng"(su~n~naagaara-gato) đã mặc nhiên trở thành thành ngữ diễntả sự thực hành thiền chánh niệm trong từng hơi thở ravào, hay nói chung, tu tập thiền định Phật giáo. Trạng tháithiền định này thường được gọi là "an trú vào tánh không"(su~n~nataa-vihaara). Đức Phật thường tán thán rằng:

"vịthánh nào sống an trú ở nơi trống rỗng hay tánh không (su~n~na-gehaani)thì thật là siêu tuyệt. Đó là cái rỗng không của ngã (atta-su~n~nato). . . Vị thánh sống ở nơi trống rỗng (su~n~naagaara) sẽ trởnên bất động cho đến ngay cả một sợi lông cũng khônglay động" (S. I. 106-7; T. 2. 285b, 382a-b).

Phươngpháp thiền quán về tánh không như vậy được gọi là "khôngtam-muội" ('suunyataa-samaadhi, concentrative meditation of emptiness),tức thiền quán về tính không thực thể của ngã và cácsự vật. Đức Phật cũng khẳng định rằng an trú vào tínhkhông (su~n~nataa-vihaara) chính là nơi an trú của các bậc vĩnhân về tu tập (mahaapurisa-vihaara). (xem M. III. 293-7; T. 2. 773b-c).

2.Tánh không tức vô ngã

Vìtánh không ('suunyataa // su~n~nataa) là tính không thực thể củangã và các sự vật, nên tánh không còn được hiểu là "vôngã" (anatta). Điểm quan trọng này được đức Phật dạytrong Kinh Tập qua đoạn trích sau đây:

"NàyMogharaja, hãy nên luôn luôn chánh niệm và tỉnh thức đểtừ bỏ quan niệm về ngã (attaanudi.t.thi"m uubacca) và hãy nhìnthế giới rỗng không, không có thực thể (su~n~nato loka"m avekkhassu)"(Sn. v. 1119).

Điềunày cho thấy rằng có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ về"sự từ bỏ một quan niệm ngã" và "nhận ra được thế giớikhông có thực thể." Nói cách khác thấy được tính khôngcủa thế giới được lập cước trên thấy được vô ngã.Được Aananda hỏi "thế nào gọi là thế giới không có thựcthể (su~n~no-loko)?" đức Phật trả lời rằng:

NàyAananda, gọi thế giới là không có thực thể là vì thế giớikhông có ngã và những gì thuộc về ngã (su~n~na"m attena vaaattaniyena vaa). . . Này Aananda, con mắt không có/phải ngã, khôngcó những gì thuộc về ngã (cakkhu su~n~na"m attena vaa attaniyenavaa). Sắc thể (ruupa) không có ngã và những gì thuộc vềngã. Nhận thức của con mắt (cakkhu-vi~n~na.na"m) không có ngãvà những gì thuộc về ngã. Sự tiếp xúc của con mắt cũngkhông có ngã và những gì thuộc về ngã. Tương tự, tai, mũi,lưỡi, thân, ý cũng không có ngã, những gì thuộc về ngã.Các cảm giác (vedayita"m) đau khổ, hạnh phúc hay trung tínhphát sanh từ sự tiếp xúc của ý (manosamphassa-paccayaa) cũngkhông có ngã và những gì thuộc về ngã (S. IV. 54).

Cũngcần nói thêm rằng trong triết học Phật giáo, khái niệmthế giới (loka) chỉ cho 6 giác quan, 6 đối tượng của giácquan, 6 nhận thức của giác quan, 6 tiếp xúc và 6 cảm giáctừ sự tiếp xúc của 6 giác quan với 6 đối tượng tươngứng của chúng. Do đó, "thế giới không có thực thể (vôngã) và không có những gì thuộc về ngã" có nghĩa là "6 giácquan,6 đối tượng của giác quan, 6 nhận thức của giác quan, 6tiếp xúc và 6 cảm giác từ sự tiếp xúc của 6 giác quanvới 6 đối tượng tương ứng của chúng" đều không phảingã, không có ngã và những gì thuộc về ngã. Nói cách khác"tính không" của thế giới hay các sự vật cũng chính là"tính vô ngã, tính không thực thể của ngã hay những gì thuộcvề ngã."

3.Tánh không tức duyên khởi, vô thường, vô ngã

Điểmquan trọng mà những người xuyên tạc Phật giáo không biếtđến đó là tánh không ('suunyataa // su~n~nataa) cũng chính làduyên khởi (pa.ticca-samuppaada), và ngược lại, cái gì duyênkhởi cái đó không thực thể. Theo Phật giáo, tính duyên khởicủa mọi sự vật hiện tượng cũng chính là đặc tính củasự vật (S. dharma-sthititaa, P. dhamma.t.thitataa). Vì duyên khởicũng chính là tính "không" cho nên tính "không" chính là đặctính của sự vật. Nói cách khác, đặc tính của sự vậtlà không thực thể (không, 'suunyataa) hay duyên khởi hay vôngã. Chính vì thế đức Phật đã xác định rằng "nhữnglời dạy của đức Như Lai sâu sắc, thâm áo, siêu tuyệt(lokuttaraa) đều có liên hệ đến tính không (su~n~nata-pa.tisa"myuttaa)"(S. II. 267; T. 2. 345b). Ở một đoạn kinh khác, sự liên hệgiữa tính không và duyên khởi được xem là đặc điểm củagiáo pháp của đức Phật, khác hẳn với giáo pháp của Bà-la-mônvà triết thuyết ngoại đạo:

"Ta[Phật Thích-ca] dạy cho các tỳ-kheo giáo pháp này, thánh thiện,siêu việt, có liên hệ đến tính không và phù hợp với luậtduyên khởi" (S. II. 25, 267; T. 2. 84b, 345b).

Theolời Phật dạy, cái gì duyên khởi (pa.ticcasamuppanna) cái đólà vô thường (anicca) và vô ngã (anatta). Nhận thức này đượcdiễn tả qua mối quan hệ không gian và thời gian của cácsự vật. Về phương diện không gian, tất cả các sự vậtlà không thực thể hay vô ngã (sabbe dhammaa anattaa), trong khivề phương diện thời gian, tất cả các sự vật duyên khởiđều là vô thường" (sabbe sa"nkhaaraa aniccaa). Phương diệnđôi "vô thường và vô ngã" của sự vật sẽ dẫn đến sựkhông thỏa mãn "(sabbe sa"nkhaaraa dukkhaa)" (xem Dhp. 277-9. Cf. S.II. 26f; A. I. 286; GS. I. 264 ). Triết lý này được xem là đặcđiểm duy nhất của giáo pháp của Phật Thích-ca (M. I. 380:buddhaana"m saamukka"msikaa desanaa), so với các học thuyết củacác tôn giáo khác. Nói tóm lại, cái gì duyên khởi cái đólà tính "không," và cái gì duyên khởi cái đó vô thườngvà vô ngã. Cho nên, cái gì tính không cái đó là vô thườngvà vô ngã, và ngược lại, cái gì vô thường, vô ngã, cáiđó là duyên khởi và tính không. Chính vì thế, kinh Tăng NhấtA-hàm đã định nghĩa: "Tính không là ‘cái này không phảibản ngã của tôi, cái này không phải là tôi, và cái nàykhông phải thuộc về tôi" (T. 2. 715b-c)

4.Tánh không và trung đạo

Theođức Phật, phương pháp thiền quán về tính không và duyênkhởi của các sự vật hiện tượng là một trong các cáchtrừ diệt các chấp thủ, tham ái và dẫn đến sự an tịnhcác hành một cách có hiệu quả. Sự an tịnh hành, chấm dứttham ái, hướng đến ly tham và diệt khổ là con đường dẫnđến niết-bàn (sabbasa"nkhaara-samatho sabbupadhi-pa.tinissaggo ta"nha-kkhayoviraago nirodho: nibbaana"m, xem S. I. 136; M. I. 167; T. 2. 593a). Quátrình nhận thức này được diễn ra qua hai giai đoạn, trướclà nhận thức được tính chất của các pháp và sau là nhậnchân được niết-bàn (pubbe kho Susiima dhamma.t.thiti~n~naa.na"mpacchaa nibbaane ~naa.nanti, xem S. II. 124; T. 2. 97b). Nhận thứcđược tính chất của sự vật (dhamma-.thiti-~naa.na) tức lànhận thức được các sự vật là duyên khởi hay tính không(xem S. II. 25; T. 2. 84b). Kinh điển Phật giáo gọi người cóđược trí tuệ về tính chất duyên khởi và tính không củacác pháp là người giải thoát bằng trí tuệ (P. pa~n~naa-vimutta,S. praj~naa-vimukta), hay người thể nhập được "trung đạo"(P. majjhimaa pa.tipadaa, S. madhyamaa pratipadaa). Nói cách khác, thấyđược tính duyên khởi và tánh không là thấy được "trungđạo."

ĐứcPhật gọi duyên khởi là con đường trung đạo (majjhimaa pa.tipadaa)vì nó tránh được hai cực đoan quan niệm (dvaya-nissito) củahiện hữu (atthitaa) và phi hiện hữu (natthitaa). Cho rằng mọisự vật hiện hữu (sabba"m atthiiti) là một cực đoan (eko anto)dẫn đến chủ trương thường kiến (sassatadi.t.thi). Cho rằngmọi sự vật không hiện hữu (sabba"m natthiiti) là một cựcđoan đối lập (dutiyo anto) dẫn đến chủ trương đoạn diệtluận (ucchedadi.t.thi). Từ bỏ hai cực đoan (ubho ante anupagamma)này, đức Phật giảng trung đạo hay duyên khởi: "cái nàycó nên cái kia có, cái này sanh nên các kia sanh, tức do vôminh nên hành hiện hữu; do hành nên thức hiện hữu; do thứcnên tổ hợp tâm vật lý hiện hữu . . . đây là toàn bộkhối đau khổ." Tương tự, do cái này không có nên cái kiakhông có và do cái này hoại diệt nên cái kia hoại diệt,tức do vô minh diệt nên hành diệt, do hành diệt nên thứcdiệt . . . đó là sự chấm dứt toàn bộ khối đau khổ" (S.II. 17, 75).

5.Phương pháp quán "không, giả và trung"

Chínhvì tánh không ('suunyataa // su~n~nataa) là duyên khởi (S. pratiityasamutpanna),là vô ngã, là không thực thể, là khái niệm mặc ước (giảdanh, S. praj~naptir upaadaaya), và là con đường trung đạo (S.madhyamaa pratipat) để thoát khỏi các cực đoan quan niệm, phươngpháp quán của Trung Quán Luận (Madhyamaka-Kaarikaa 'Saastra) vàcác tông phái lập cước trên Trung Quán Luận có tên gọilà "không, giả, trung." Khái niệm "giả" trong "giả danh" ởđây không có nghĩa là "giả" đối lập với "thật" mà là"tính mặc ước" tức "tính không thực thể" của các sựvật hiện tượng. Bồ-tát Long Thọ phát biểu trong Trung QuánLuận của mình về mối quan hệ ba này như sau:

Ya.hpratiiyasamupaada.h 'suunyataa"m taa"m pracak.smahe/ saa praj~naptir upaadaayapratipat saiva madhyamaa// Apratiitya samutpanno dharma.h ka'scinna vidyate/yasmaat tasmaad a'suunyo hi dharma.h ka'scin na vidyate// [kệ 18-9, chươngxxiv].

NgàiCưu-ma-la-thập dịch sát ra Hán văn:

Chúngnhân duyên sanh pháp, ngã thuyết tức thị "không," diệc vithị "giả danh," diệc thị "trung đạo" nghĩa. Vị tằng hữunhất pháp, bất tùng nhân duyên sanh, thị cố nhất thiếtpháp, vô bất thị "không" giả."

Tạmdịch ra tiếng Việt:

Tấtcả các sự vật hiện tượng đều do duyên mà hình thành,do đó, tôi gọi đó là không (tức không thực thể) hay cũngcòn gọi là giả danh hay trung đạo. Vì chưa từng có mộtsự vật hiện tượng nào mà không sanh ra từ duyên khởi,cho nên tất cả các sự vật hiện tượng đều là không."

Quántánh không của con người và các sự vật hiện tượng cũngchính là quán tính không thực thể hay mặc ước (giả danh)của chúng hay cũng chính là hướng đến con đường duyênkhởi trung đạo.

6.Ý nghĩa chữ "Sắc" trong "Sắc tức thị Không"

Chữ"không" như vừa nói không có nghĩa là "không có" (natthitaa)đối lập với "có" (atthitaa) mà là "tính không thực thể,duyên khởi, vô thường và vô ngã" của các sự vật hiệntượng trong thế giới. Chữ "sắc" (ruupa) trong các mệnh đề"sắc tức thị không, không tức thị sắc" trong Bát-Nhã TâmKinh hoàn toàn không có nghĩa là "có" (atthitaa) như nhiều tácgiả chống đạo Phật đã ngộ nhận và xuyên tạc. Sắc làthuật ngữ Phật giáo chỉ cho các hình thái hay tổ hợp vậtchất (P. ruupakkhandha, S. ruupaskandha, material form / aggregate) nóichung. Sắc hay sắc uẩn (P. ruupakkhandha, S. ruupaskandha) có thểdịch nôm na là "hình thể" hay "vật chất," hay "hình hài conngười" trong ngữ cảnh "sắc uẩn trong ngũ uẩn." Sắc baogồm 4 yếu tố căn bản (tứ đại, P=S mahaabhuuta-ruupa) làđất (pa.thavi//p.rthivii), nước (aapa//aap), lửa (teja//tejas)và gió (vaaya//vaayu). Bốn chất này cung ứng nguyên tử tạothành các đặc tính (S. lak.sa.na) hay hoạt động (S. v.rtti)của cơ thể con người, chẳng hạn như chất rắn (S. khakkha.tatva),chất lỏng (S. dravatva), nhiệt lượng (S. u.s.nataa) và khôngkhí hay sự vận động (S. iira.nakarman/ laghusamudiira.natva). Từ4 yếu tố vật chất này có các yếu tố phát sanh (upaadaaya-ruupa)như 5 cơ quan nhận thức (indriya), đó là mắt (cakkhu//cak.sur),tai (sota//'srotra), mũi (ghaana//ghraa.na), lưỡi (jivhaa//jihvaa),thân (P=S kaaya), và 5 đối tượng của chúng là hình thể (P=Sruupa), âm thanh (sadda//'sabda), mùi (P=S gandha), vị (P=S rasa),vật xúc chạm (pho.t.thabba//spra.s.tavya), và các bộ phận củathân thể.

Theođức Phật, nhóm tổ hợp vật chất (sắc uẩn) trong 5 nhómnhân tính (năm uẩn) được hình thành từ các yếu tố vậtlý, được tinh cha trứng mẹ tạo ra, được thức ăn nuôisống, luôn trong tình trạng thay đổi liên tục. Khi phân tíchvề sắc hay sắc uẩn, đức Phật không thừa nhận có mộtthực thể (substantial entity) độc lập mà trái lại ngài khẳngđịnh tổ hợp vật chất (sắc uẩn) này chỉ đóng vai tròchức năng và tùy thuộc vào mối quan hệ tương duyên và nhânquả với các hoạt động của tinh thần (naama-kkhandha) đólà cảm thọ (thọ), ý niệm hóa (tưởng), sự vận hành (hành)và nhận thức (thức). Chính vì sắc là tùy thuộc, duyên khởinên chúng không có thực thể (không): sắc tức thị không.Nói dễ hiểu hơn, tất cả các hình thái vật chất (sắc)đều là duyên khởi, vô ngã, và không có thực thể (không).Chân lý này cũng đúng với quy trình ngược lại là "khôngtức thị sắc" có nghĩa là "các sự vật duyên khởi, khôngthực thể (không) cũng chính là các hình thái tổ hợp vậtchất (sắc) mà thôi. Nói đến vật chất (sắc) là nói đếntính vô ngã, vô thường và duyên khởi (không) của chúng,cho nên nói rằng: "sắc bất dị không." Tương tự theo chiềungược lại, đề cập đến tính vô ngã, vô thường và duyênkhởi của các sự vật (không) cũng chính là nói đến bảnchất của vật chất (sắc) không có thực thể, cho nên nóilà "không bất dị sắc."

Nóitóm lại, trong Phật giáo, khái niệm "sắc" (ruupa) không thểbị đồng hóa với "có" (atthitaa), và tánh "không" ('s'uunyataa)không thể bị đồng hóa với "không có" (natthitaa). Hai cặptừ này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Do đó các giải thíchmang tính cách lạc dẫn cũng như xuyên tạc Phật giáo củangười khác đạo về ý nghĩa chữ "không" như "ngoan không"hay "không có gì" không chỉ là các giải thích sai lầm màcòn thiếu hẳn cơ sở để tồn tại.

Viếttắt
A.= A"nguttara-Nikaaya, I-V, ed. R. Morris, E. Hardy, C. A. F. Rhys Davids.(London: PTS, 1885-1900)
D.= Diighanikaaya, I-III, ed. T. W. Rhys David and J. E. Carpenter, (London:PTS, 1889-1910)
M.= Majjhimanikaaya, I-IV, ed. V. Trenckner, R. Chalmers, Mrs. Rhys Davids.(London: PTS, 1888-1902)
S.= Sa"myuttanikaaya, I-V, ed. L. Féer and Mrs. Rhys Davids. (London: PTS,1884-1898)
T.= Taishoo Shinshuu Daizookyoo, ed. J. Takakusu. (Japan: 1924-32)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2024(Xem: 846)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
04/06/2024(Xem: 1523)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 2746)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2513)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3029)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 5961)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2202)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 8149)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 14902)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com