Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Hương Tích

17/06/201318:35(Xem: 1916)
Chùa Hương Tích


Chùa Hương Hồng Lĩnh - đi từ huyền thoại


Hà Tĩnh có dãy núi Hồng Lĩnh phong cảnh tuyệt đẹp, đã đi vào lịch sử cũng như đi vào thơ ca của đất nước suốt ngàn năm qua. Ngày nay, ai có dịp đi Nam hay về Bắc đều qua và được ngắm dải núi hùng vĩ uốn lượn bên dòng sông La thơ mộng, rồi bật lên câu hát mà những năm đánh Mỹ ai cũng thuộc "Hồng Lĩnh ơi, đỉnh cao mây vờn…". Và đúng ở nơi mây vờn hương phủ ấy, có ngôi chùa linh thiêng Hương Tích.

Từ phía Hà Nội vào, đi qua thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) chừng 7km thì tới địa phận của xã Thiên Lộc - huyện Can Lộc. Ở đây có đường rẽ trái vào chân núi Ngàn Hống (tức núi Hồng Lĩnh), tới gần chân núi du khách có thể thả bộ hoặc xuống thuyền đi trên lòng hồ để đến chân núi Ông Thìn. Từ đây, leo lên chừng 2km sẽ đến ngôi miếu để lễ trình trước khi lên chùa dâng lễ, trước mặt miếu là khe nước Hương Tuyền (khe nước có mùi thơm). Từ khe Đá Bạc leo lên chùa đường đá mấp mô, có đoạn phải níu cành cây, vịn vào mỏm đá mà đánh đu, phong cảnh đúng như câu thơ mà Nguyễn Nghiễm viết từ thế kỷ 18: "Níu đá vin cây tới đỉnh chùa". Qua miếu Trình khoảng 1km thì tới núi Voi đá phục, tới đây du khách đã được thấy toàn cảnh bức tranh tiên của quần thể di tích này. Qua núi Voi đá phục thì đến chợ Trời (nơi trao đổi hàng hoá của các vị Tiên Phật ngày xưa). Chợ Trời bằng phẳng có chiều dài 30m, rộng 20m, từ cổng chợ tới chùa có trục đường đá qua nhiều lớp bậc đá xếp khác nhau là tới Vườn Chùa. Ở giữa nhà Thánh Mẫu và nhà Trang Vương có Am Thánh Mẫu linh thiêng nổi tiếng, truyền thuyết kể lại rằng: "Chúa Trịnh lên chùa đi lễ, vào am cầu tự mới sinh được thế tử, nên hàng năm Chúa thường vào chùa (hoặc cho người vào) để tạ ơn Phật Tổ. Sau thấy phong cảnh núi rừng Hương Sơn ở Hà Tây đẹp và giống như phong cảnh chùa Hương Tích, lại gần kinh đô Thăng Long hơn, nên Chúa cho xây dựng chùa Hương ở Hà Tây và đặt tên theo chùa thật là Hương Tích, để hàng năm đi lễ cho gần". Chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ 13, có thể được xây dựng đồng thời với chùa Yên Tử ở Quảng Ninh. Chùa Hương ở đây được gọi là: "Ái châu đệ nhất danh lam" - Nơi có bức thành đá và Đài Trang Vương 99 bậc ghép bằng đá, có hang động sâu thẳm, có ao trời mênh mông, có suối ngọc, có hồ Tiên trong veo…

Có truyền thuyết rằng Đức Diệu Thiện, công chúa út của Sở Trang Vương bị vua cha ép gả cho một quan võ để làm chỗ dựa khi về già. Thấy hắn là kẻ độc ác nàng không tuân theo nên bị vua cha ruồng rẫy. Phẫn chí nàng đã đi tu. Viên quan võ được vua sai đi trừng trị nàng. Hắn phóng hỏa đốt chùa nhưng Diệu Thiện và các tăng ni đều được Phật che chở cứu thoát. Phật lại sai Bạch Hổ đưa nàng sang nước Việt Thường. Đến trước một hang núi mà ngày nay là dãy Hồng Lĩnh, nàng đã ở lại dựng am tu hành. Chẳng bao lâu nàng nổi tiếng là vị ni cô từ bi bác ái. Giữa lúc ấy Trang Vương bị bệnh nặng, phải có tròng mắt và cánh tay của một người con gái tự nguyện dâng hiến mới khỏi. Hai người chị gái không ai chịu hy sinh thân mình cứu cha. Nghe tiếng ni cô ở Việt Thường, vua sai người sang cầu cứu. Diệu Thiện biết cha mình là kẻ độc ác nhưng do độ lượng, từ bi, sẵn sàng cứu vớt chúng sinh, nàng đã vui lòng móc mắt, chặt cánh tay mình dâng cho cha. Phật cảm vì tấm lòng của Diệu Thiện bèn hóa phép cho mắt nàng được sáng lại, tay nàng mọc trở lại. Tu hành đắc dạo, sau khi viên tịch, nàng Diệu Thiện trở thành Phật Quan Âm… Trải qua những biến thiên của lịch sử, chùa Hương - Hồng Lĩnh có nhiều đổi thay. Năm Ất Dậu (1885), chùa bị hỏa hoạn tàn phá lặng nề, phật phả, bi ký của chùa không còn do đó chúng ta khó biết chính xác năm tháng xây dựng chùa, các nhà tu hành đầu tiên và các thời kỳ tiếp theo. Song qua một số hiện vật trong chùa như gạch chỉ có hoa văn đời Trần, di vật đất nung, quả chuông lớn đúc đời nhà Lê, một số bài thơ của các danh sĩ thế kỷ 18, 19 vịnh chùa, chúng ta có thể biết chùa Hương - Hồng Lĩnh được xây dựng từ đời Trần, có thể cùng thời với chùa Yên Tử ở Quảng Ninh (thế kỷ 13). Còn theo “Hương Sơn Thiên Trù thiên phả” thì chùa Hương Tích ở Hà Tây được xây dựng vào cuối niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1704) đời vua Lê Hy Tôn. Phải chăng vì thế mà dân gian lưu truyền rằng, có một chúa Trịnh, nghe tiếng chùa Hương Tích ở Hoan Châu rất linh thiêng, mới vào cầu tự, về sinh được thế tử. Hàng năm, chúa sai người vào làm lễ tạ ơn Phật Quan Âm. Sau thấy vùng Hương Sơn - Hà Tây phong cảnh đẹp lại gần kinh đô nên cho xây dựng chùa để tiện đi về lễ Phật. Vì vậy chùa Hương - ở Hà Tây cũng gọi theo tên chùa chính ở Hồng Lĩnh - Hương Tích tự.

Lưu Công Đạo năm 1811 đã mô tả chùa Hương Tích trong “Thiên Lộc huyện phong thổ chí” như sau: 'Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng gọi là nền Trang Vương... Người ta lấy đá xây thành am, trong am đặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái chùa có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tấm biển vua ban chữ thếp vàng... một dãy suối xanh, sóng tùng vạn khoảnh, theo bậc đá đi lên, mỗi bước lại một cảnh sắc khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.

Thắng cảnh chùa Hương từ xưa đã được nhiều danh nhân các bậc tao nhân mặc khách biết đến, đã trở thành đề tài văn học, đã đi vào thơ ca. Giữa thế kỷ 15, Thái Thuận là phó nguyên súy Tao đàn nhị thập bát tú đã có bài thơ “Nhớ chùa Hương”: “Bỗng nhớ chùa Hương Tích / Khe suối đá gập ghềnh / Dấu Quan Âm ẩn náu / Am Thánh mẫu tu hành/ Biết gì ngoài mây rủ / Muôn thuở tiếng Hoan Châu.” Còn La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, một danh nhân của thế kỷ 18 cũng đã viết: “Đời nhà Trần xây chùa Hương Tích / Cảnh Hồng Sơn thanh tịch là đây”.

“Tháng giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích” (đền Đô Đài thờ Bùi Cẩm Hổ, một danh nhân thế kỷ 15 quê ở xã Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh). Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc đi khoảng 5km về hướng đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây du khách đi bộ ven triền núi đến Linh Sơn miếu hoặc xuống thuyền đi trên lòng hồ khoảng 1,5km sau đó tới miếu cô, nơi du khách dừng chân lễ trình trước khi lên chùa. Qua miếu Cô đường lên chùa quanh co theo dòng suối chảy róc rách, nhiều đoạn gần như dốc đứng với hàng nghìn bậc đá, phải “níu đá vin cây” (chữ của Nguyễn Nghiễm) mà đi trong tiếng gió ngàn vi vút thông reo. Qua chợ âm là đến chùa, gồm nhà bái đường và thượng điện. Trong vườn chùa có thông cổ, bồ đề, trúc, mai. Bên phải thượng điện là đền Thánh Mẫu, kề bên có Bình Thiên, Hàn Lâm Sở, tượng hổ nằm chầu. Phía sau đền Thánh Mẫu là am Quan Âm (am Phật Bà) được xây theo hình dáng búp sen. Sau lưng am, lên đỉnh núi là nền Trang Vương. Các công trình kiến trúc hiện nay được xây dựng, tôn tạo lại vào năm Thành Thái thứ 13 (1917) mang dáng dấp kiến trúc đầu thế kỷ 20. Trong bầu không khí linh thiêng, tiết xuân mát trong tinh khiết, từng bước, từng bước du khách cứ ngỡ như đang đi vào một miền cổ tích, chốn bồng lai tiên cảnh.

---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Hà Tĩnh


---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2022(Xem: 16469)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
14/11/2018(Xem: 9301)
Chùa tọa lạc trên núi Thất Tinh ( Tiền lục nhạc, hậu thất tinh ), thị trấn Ba Sao tỉnh Hà Nam. Vào năm 2000 khi đoàn công tác khảo sát hồ Tam Chúc, phát hiện nhiều dấu tích cổ xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, đã xác định được Chùa Tam Chúc cổ xưa đã có mặt nơi này trên 1000 năm. Từ những phát hiện quan trọng đó đã thôi thúc những trái tim tâm huyết, nhất trí khôi phục lại ngôi Già Lam đã từng tồn tại nơi này để làm dấu tích cho các thế hệ ngàn sau noi dấu và gìn giữ truyền thống dân tộc. Và như thế chùa Tam Chúc ngày nay được hình thành. (Ảnh 1)
10/08/2018(Xem: 46129)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
18/01/2017(Xem: 29962)
Những ngày đi lễ chùa ta thường thấy một cặp rồng trang trí ngất ngưỡng trên nóc chùa. Hình tượng này thường thấy trên nóc chùa ở nước ta, chứ ít khi thấy trên nóc chùa Trung Hoa, phải chăng là biểu tượng đặc trưng của ta?
05/11/2016(Xem: 53648)
Bộ ảnh 108 ngôi chùa Việt Nam - nét đẹp kiến trúc uy nghiêm và hiện đại.
15/04/2015(Xem: 11411)
Một sớm mai nọ, tôi không nhớ ngày ta, ngày tây, chỉ nhớ đầu năm 1984. Buổi sáng hôm ấy đầy dáng Xuân cả đất trời Nam Hà, khi tôi và hằng trăm tù nhân chính trị trên đường đến hiện trường lao động ở dải đất dài, mà hai bên toàn là núi đá vôi cao, thấp trùng trùng, điệp điệp. Người địa phương Ba Sao gọi là THUNG.
17/06/2013(Xem: 2208)
xã Trung Lương, nằm trên ngọn núi Thiên Tượng
17/06/2013(Xem: 1779)
Phố Thành Ðông 1, P. Tân Giang, TX. Hà Tĩnh, T. Hà Tĩnh
26/10/2010(Xem: 35511)
Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) Xã Nhơn Hưng, Huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang Chùa Linh Sơn Xã Vọng Thê, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Chùa Long Hưng Xã Long Sơn, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Tịnh Xá Ngọc Giang 80 B Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên Thị Xã Long Xuyên, Tỉnh An Giang Chùa Phú Thạnh Tổ 24, Ấp Châu Long, Xã Vĩnh Mỹ Thị Xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]