Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô ngã, vô ưu

23/04/201316:02(Xem: 8257)
Vô ngã, vô ưu

Vô ngã, Vô ưu

Being Nobody, Going Nowhere

Ni sư Ayya Khema
Diệu Đạo dịch Việt

Wisdom Publications, 1987

vnvu-khema

---o0o---

Lời Tựa

Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm. Cuộc hành trình này đòi hỏi người tham dự phải trang bị cả thân và tâm để được giải thoát khỏi "cái Ngã". Tâm để nhận biết, tổng kết, phân loại và thân để cảm nhận.

Khi chúng ta có thể giải thoát khỏi các phản ứng tình cảm và chỉ trú ngụ trong lòng từ bi, tâm ta sẽ rộng mở để đón nhận những sự thật vĩ đại về ý nghĩa của vũ trụ. Chúng ta càng hướng về những sự thật này, chúng ta càng dễ đạt đến sự giải thoát tâm linh. Hy vọng là quyển sách này sẽ giúp bạn tíến bước trên con đường Đạo, theo giáo lý của Đức Phật và giúp cuộc hành trình của bạn nhẹ nhàng hơn.

Dưới đây là tổng hợp các bài giảng của Ni sư trong khoá tu Thiền mười ngày ở Kundasale, Sri Lanka. Cuốn sách đã được thành hình với sự góp sức của nhiều người.

---o0o---

Về Tác Giả:

Vào ngày 2 tháng 11, 1997, Ni sư Ayya Khema (1923-1997) đã qua đời vì bịnh ung thư ở tuổi 74. Pháp danh của Ni sư có nghĩa là "An lành và Yên ổn". Ni sư là tác giả của khoảng 25 đầu sách về Thiền và giáo lý Phật giáo. Quyển "Being Nobody, Going Nowhere" là một trong những quyển sách bán rất chạy (best-seller) ở Mỹ, và đã đuợc giải thưởng Christmas Humphrey của Hội Phật Giáo Anh Quốc dành cho sách về Phật giáo hay nhất trong năm 1988.

Ni sư thọ giới xuất gia ở Sri Lanka vào năm 1979 và là một trong những người tiên phong trong việc tranh đấu cho nữ giới trong Tăng đoàn.

Ni sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Bà sống ở Bá Linh cho đến khi cuộc chiến bắt đầu, bà trốn thoát sang Ái Nhĩ Lan. Sau đến sống ở Thượng Hải, ở đó bà và gia đình bị quân đội Nhật cầm tù trong các trại giam dành cho tù nhân chiến tranh. Cha bà đã mất trong lúc bị giam cầm. Sau chiến tranh, bà đi chu du khắp nơi ở châu Á, nhất là các nước vùng Hy mã lạp sơn, và tu học hành Thiền.

Năm 1964 bà di cư sang Mỹ cùng chồng và hai con. Sau đó bà bắt đầu dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, bà giúp thành lập thiền viện Buddha Dhamma theo truyền thống Theravada, trong một khu rừng gần Sydney, Úc. Bà xuất gia và thọ giới tu nữ tại Tích Lan năm 1979. Năm 1982, bà thành lập Trung Tâm Quốc Tế Ni (International Buddhist Women’s Center) và Parappuduwa Nuns’ Island tại Tích Lan (Sri Lanka), dành cho phụ nữ muốn tu học chuyên sâu hay muốn thọ giới xuất gia.

Vào năm 1987, Ni sư tham gia tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên cho Ni giới, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc bài diễn văn chủ yếu. Cũng trong năm đó, Ni sư là người đầu tiên phát biểu về Phật giáo ở trụ sở của Liên Hiệp Quốc.

Ni sư Ayya Khema cũng là giám đốc đỡ đầu cho trung tâm Buddhahaus thành lập ở Đức, năm 1989, và năm 1996 Ni sư chứng minh cho sự thành lập Tăng đoàn của tu viện Western Forest Monastery Tradition, là tu viện Phật giáo lâm tế đầu tiên ở Đức.

---o0o---

Về Bản Dịch:

Tôi chọn dịch quyển "Being Nobody, Going Nowhere" của Ni sư Ayya Khema vì sự đơn giản, gần gũi với cuộc sống thực tế chúng ta.

Mục đích chính của công việc dịch thuật này là một cách để tôi, người mới được biết đến phật pháp gần đây, học hỏi thêm về giáo lý Đức Phật. Vì tôi thấy quyển sách rất hữu ích cho chính mình, tôi nghĩ rằng nó cũng có thể giúp ích cho người thân, bạn bè hay những người bạn đạo cũng vừa tập tễnh những bước chân đầu đến với Phật giáo như tôi, nên tôi mạo muội gởi đến các bạn bản dịch hẳn là còn nhiều thiếu sót.

Sự thiếu sót này là do sự hiểu biết hạn hẹp của người dịch, hoàn toàn không phản ánh cuốn sách toàn bích của Ni sư Ayya Khema.

Xin chân thành dâng lên hương hồn của Ni sư lòng biết ơn về quyển sách qúy báu này. Rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của người đọc cũng như vui lòng chỉ bảo cho tôi những thiếu sót.

Xin đa tạ,
Diệu Đạo
tháng 10, 1998

* Xin chân thành cảm tạ cô Quỳnh Hoa đã phát tâm đánh máy lại tác phẩm này.

---o0o---


Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 05/2002)


---o0o---



Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2024(Xem: 868)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
04/06/2024(Xem: 1557)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 2826)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2590)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3091)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 6067)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2238)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 8202)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 14977)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com