Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Sắc Tứ Thiên Ấn

17/09/201105:08(Xem: 5936)
Chùa Sắc Tứ Thiên Ấn


CHÙA CỔ THIÊN ẤN - QUẢNG NGÃI


Chua_Thien_An_Quang_Ngai (7)


Chùa Thiên Ấn
được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695 ( năm Chính Hòa thứ 15 ), đời Lê Huy Tông ( chúa Nguyễn Phúc Chu đàng trong ). Tổ khai sơn chùa là Thiền sư Pháp Hóa ( 1670 - 1754 ), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, trụ trì tại tổ đình 41 năm, viên tịch giờ ngọ ngày 17 tháng 01 năm Giáp Tuất, thọ 84 tuổi, thuộc dòng thiền Lâm Tế. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau được dần trùng tu mở rộng thu hút được nhiều tăng ni phật tử và trở nên nổi tiếng.

Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 ( 1717, đời vua Lê Dụ Tông ), chúa Nguyễn Phúc Chu, là một một người rất sùng đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch Sắc Tứ Thiên Ấn Tự. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946.

Thiên Ấn tự được khai sơn từ năm 1716 đến nay. Từ năm 1695 đến nay ( 1995 ), trải qua 300 năm chùa đã có 15 đời sư trụ trì, trong đó có 6 vị được suy tôn là sư tổ, gọi chung là lục tổ. Chùa cũng trải qua 5 lần trùng tu vào các năm 1717, 1827 , 1910 1918, 1959. Hòa thượng Thích Huyền Đạt, vị sư trụ trì gần nhất cũng đã viên tịch ngày 1 tháng 12 năm Quý Dậu ( 1 - 1994 ) thọ hơn 80 tuổi.

So với các ngôi chùa cổ trong nam ngoài bắc, kể cả chùa Ông Thu Xà, chùa không nổi bật lắm về kiến trúc nội thất, trừ nhà phương trượng được xây dựng theo kiến trúc nhà rường, vốn là bộ khung mua lại của đình làng Phú Nhơn ( đình làng này nằm trong thành Phú Nhơn - thành Quảng Ngãi đầu tiên được các chúa Nguyễn xây dựng tại làng Phú Nhơn nay là thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh về sau vua Gia Long đã dời về làng Chánh Mông nay thuộc địa phận thành phố Quảng Ngãi ). Bù lại, chùa được xây dựng ở một vị trí có một không hai, đó là đỉnh đồi Thiên Ấn, một thế đất thiêng trong tâm tưởng người dân Quảng Ngãi.

Không những đông đảo tăng ni phật tử toàn tỉnh tôn xưng ngôi vị tổ đình mà đối với người dân, ngôi chùa này có sự gắn bó bền chặt trong tâm linh, tình cảm, thể hiện qua các giai thoại như Giếng Phật [5], chuông Thần và nhiều câu ca dao sâu nặng nghĩa tình [6] được truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Khu viên mộ, nơi an táng của các vị sư tổ và các thiền sư trụ trì, nằm tiếp phía đông Thiên Ấn tự, những ngôi bữu tháp được xây dựng nhiều tầng theo số lẽ ( 5,7,9 )và tượng hình hoa sen. Bên trong tháp là nơi chôn giữ di hài, phía ngoài là bia ghi công đức, gắn liền với thân tháp. Chính khu viên mộ này là là nơi gìn giữ bảo thân của 6 vị thiền sư nổi tiếng, kế tục trụ trì chùa Thiên Ấn, gìn giữ, mở rộng ngôi chùa cũng như mang giáo lý từ bi, hỉ xả các Đức Phật đến đông đảo tín đồ trong tỉnh.

Các sách về lịch sử Phật Giáo Việt Nam, khi đề cập đến sự phát triển của dòng thiên Lâm tế ở Đàng Trong từ thế kỷ XVII về sau, đều đánh giá các vị là những bậc chân tu uyên thâm về Phật học và nổi tiếng về đức độ.

Những năm gần đây, với sự ủng hộ về vật chất của các tăng ni, phật tử trong và ngoài nước, chùa Thiên Ấn đã tổ chức trùng tu và xây mới các hạng mục phật giáo như: vườn cây Lâm tì ni ( vườn thượng uyển ), bảo tháp 9 tầng, tượng phật bồ tát...

Ngày 04 tháng 03 năm 1961, tỉnh hộ phật giáo làm lễ khánh thành dưới sự chứng minh của Hòa thượng Pháp chủ toàn quốc Thích Tịnh Khiết.

Năm 1995, tổ đình có dựng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng Kaolin trắng do Phật tử Quảng Ngãi từ miền nam về cúng đường.

Hằng năm, tổ đình cử hành 2 ngày lễ lớn: 15.7 âm lịch: Lễ Vu Lan, ngày 15.4 âm lịch: Lễ Phật Đản

Những ngày kỵ:

Tổ đệ nhất: 17.1 âm lịch ( al )

Tổ đệ nhị: 1.11 al

Tổ đệ tam: 30.6 al

Tổ đệ tứ: 1.3 al

Tổ đệ ngũ: 18.12 al

Tổ đệ lục: 13.2 al

Chùa Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng trên núi Thiên Ấn là một thể liên hoàn gắn bó chặt chẽ với nhau. Đặc biệt, cổng tam quan, cổng điện Thiên Ấn và phần mộ cụ Huỳnh đều quay mặt nhìn về phía nam nơi dòng sông Trà Khúc bình lặng trôi và thành phố trẻ Quảng Ngãi đang đổi thay từng ngày. Chùa Thiên Ấn nằm trên trục du lịch đặc sắc nhất tỉnh [1]: Núi Thiên Ấn - Thành cổ Châu Sa - Khu di tích Trương Định - Chứng tích Sơn Mỹ - Khu du lịch biển Mỹ Khê. Thắng cảnh núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng đã được được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng và cấp bằng di tích cấp quốc gia đầu năm 1990.


Chua_Thien_An_Quang_Ngai (6)
Chua_Thien_An_Quang_Ngai (7)
Chua_Thien_An_Quang_Ngai (8)
Chua_Thien_An_Quang_Ngai (9)
Chua_Thien_An_Quang_Ngai (10)
Chua_Thien_An_Quang_Ngai (16)

Chua_Thien_An_Quang_Ngai (18)

Chua_Thien_An_Quang_Ngai (4)
Chua_Thien_An_Quang_Ngai (5)



288_dool_cd_080225_k1_7

Chuông Thần tại Chùa Thiên Ấn

Chua_Thien_An_Quang_Ngai (4)

Giếng Phật tại Chùa Thiên Ấn(xem bài)




CHÙA CỔ THIÊN ẤN - QUẢNG NGÃI

Chùa Cổ Thiên Ấn: cha_c7892_thin_7844n%281%29Nói đến Hà Nội, không thể không nói đến Khuê Văn các, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm, hồ Tây. Nói đến xứ Huế ta không thể bỏ qua sông Hương núi Ngự, các thành quách lăng tẩm. Nói đến Quảng Nam lại không thể quên di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An…
Còn nói đến Quảng Ngãi là nhắc đến núi Ấn — sông Trà, Ba Tơ, Ba Gia, Vạn Tượng…Đặc biệt, núi Thiên Ấn - sông Trà từ lâu được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi và có sức thu hút mạnh mẽ đối với khách phương xa đến tìm xem và thưởng ngoạn.
Chùa Thiên Ấn nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cách TP Quảng Ngãi 3,5km về hướng đông, thuộc thị trấn Sơn Tịnh, thường được người xưa xem là “đệ nhất thắng cảnh” của tỉnh Quảng Ngãi.
Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695 (năm Chính Hòa thứ 15, đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong). Tổ khai sinh chùa là thiền sư Pháp Hóa (1670 — 1754), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, thuộc dòng thiền Lâm Tế.
Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau đó được dần trùng tu mở rộng thu hút được nhiều tăng ni phật tử và trở nên nổi tiếng.
Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1717, đời vua Lê Dụ Tông), chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban cho nhà chùa biển ngạch Sắc Tứ Thiên Ấn Tự. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946. Từ khi khai lập đến nay, chùa đã có 15 đời sư trụ trì, trong đó có 6 vị được suy tôn là sư tổ, gọi chung là lục tổ.
Chùa cũng đã trải qua 5 lần trùng tu, vào các năm 1717, 1827, 1910, 1918, 1959. So với các ngôi chùa cổ trong Nam ngoài Bắc, kể cả chùa Ông Thu Xà, chùa Thiên Ấn không nổi bật lắm về kiến trúc nội thất, trừ nhà phương trượng được xây dựng theo kiến trúc nhà rường, vốn là bộ khung mua lại của đình làng Phú Nhơn. Bù lại, chùa được xây dựng ở một vị trí có một không hai, đó là đỉnh đồi Thiên Ấn — một thế đất thiêng trong tâm tưởng của người dân Quảng Ngãi.
Không những đông đảo tăng ni phật tử tôn xưng ngôi vị tổ đình, mà đối với người dân, ngôi chùa này có một sự gắn bó bền chặt trong tâm linh, tình cảm, thể hiện qua các giai thoại như giếng Phật, chuông Thần và nhiều câu ca dao sâu nặng nghĩa tình được truyền miệng từ đời này qua đời khác.

GIẾNG PHẬT:

Tại chùa Thiên Ấn có khu viên mộ, nơi an táng của các vị sư tổ và các thiền sư trụ trì, nằm tiếp phía đông Thiên Ấn tự, với những ngôi bửu tháp được xây dựng nhiều tầng theo số lẻ (3,5,7,9) và tượng hình hoa sen. Chính những khu viên mộ này là nơi gìn giữ bảo thân của 6 vị thiền sư nổi tiếng đã có công mở rộng, gìn giữ ngôi chùa cũng như mang giáo lý từ bi, hỷ xả các Đức Phật đến với đông đảo tín đồ trong tỉnh.

Cách ngôi chùa không xa, chếch về hướng tây nam là mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng với tấm bia mộ màu trắng, cao thanh thoát, có thể nhìn thấy từ phía xa xa. Kết hợp hài hòa kiến trúc hiện đại và truyền thống lăng mộ Đông phương, ngôi mộ vừa có đường nét đơn giản, vừa có được sự trang trọng nghiêm kính, gắn bó hữu cơ với tổng thể cảnh quan Thiên Ấn.

Trong những dịp lễ lớn, số người đến viếng Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng lên đến hàng vạn, trong đó có không ít người phương xa về. họ có thể là tín đồ phật giáo về đây lễ Phật và cầu nguyện, cũng có thể là người không theo đạo nhưng yêu mến cảnh chùa muốn đến đây để chiêm ngưỡng một thắng cảnh hàng đầu của tỉnh Quảng Ngãi, dành một khoảng thời gian để lòng mình tĩnh lặng, để tẩy rửa tâm hồn, suy ngẫm nhiều điều về cuộc đời và vũ trụ.

CHUYỆN "GIẾNG PHẬT" Ở CHÙA THIÊN ẤN:

Chùa toạ lạc trên núi Thiên Ấn, thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chùa do thiền sư Pháp Hoá dựng vào năm 1694.

Gắn với chùa có sự tích quả đại hồng chung linh thiêng đúc vào năm 1845 bởi các nghệ nhân của làng đúc đồng Chú Tượng (huyện Mộ Đức). Khi mới đúc ra, chuông đánh không kêu, thiền sư Bảo Ân đã chú nguyện và sau đó đánh tiếng chuông ngân nga khắp vùng. Chùa được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban biểu ngạch "Sắc tứ Thiên Ấn Tự" năm 1716.

Chùa Thiên Ân có "giếng Phật" sâu 21 mét, nước mát trong, đào từ lúc khai sơn, phá thạch. Câu chuyện về nhà sư đào giếng và lễ khai chuông của thiền sư Bảo Ân đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được ghi lại trong các thư tịch cổ, nhà Phật xem là những Phật thoại.

Tương truyền rằng, giếng Phật phải đào mất 20 năm mới hoàn thành, đây cũng là giếng nước đầu tiên của vùng núi Thiên Ấn. Sau nhiều năm vỡ núi tìm nguồn nước, vị sư trụ trì đã đụng đến viên đá tảng chắn ngang nguồn nước, tưởng đã vô vọng.

Đêm về, sư được báo mộng, nạy hòn đá lên sẽ có được nguồn nước thiêng. Khi nguồn nước phụt lên từ đáy giếng, vị sư cũng "hoá" theo dòng nước.

Về sau, người dân núi Ấn có thơ rằng: "Ông thầy đào giếng trên non, đến khi có nước không còn tăm hơi".

Giếng xưa vẫn còn nguyên vẹn, nước vẫn xanh trong, thành giếng phủ đầy rêu phong, du khách có thể quay nước từ giếng Phật lên, uống một ngụm mát lành, khoả nước giếng khơi để gột rửa bớt bụi trần.

Giã từ bảo tháp, chuông thần, giếng Phật… trong tiếng chuông chùa tịch liêu của buổi chiều tà, du khách tản bộ theo con dốc nhỏ giữa rừng dương thắp một nén hương nơi mộ phần của cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947).



thienan%201



Chùa Thiên Ấn - Quảng Ngãi

Nói đến Hà Nội, không thể không nói đến Khuê Văn các, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm, hồ Tây. Nói đến xứ Huế ta không thể bỏ qua sông Hương núi Ngự, các thành quách lăng tẩm. Nói đến Quảng Nam lại không thể quên di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An…
Còn nói đến Quảng Ngãi là nhắc đến núi Ấn – sông Trà, Ba Tơ, Ba Gia, Vạn Tượng…Đặc biệt, núi Thiên Ấn - sông Trà từ lâu được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi và có sức thu hút mạnh mẽ đối với khách phương xa đến tìm xem và thưởng ngoạn.



572_dool_cd_080225_k1_11

Ngôi chính điện của chùa Thiên Ấn.

Chùa Thiên Ấn nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cách TP Quảng Ngãi 3,5km về hướng đông, thuộc thị trấn Sơn Tịnh, thường được người xưa xem là “đệ nhất thắng cảnh” của tỉnh Quảng Ngãi.

Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695 (năm Chính Hòa thứ 15, đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong). Tổ khai sinh chùa là thiền sư Pháp Hóa (1670 – 1754), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, thuộc dòng thiền Lâm Tế.

Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau đó được dần trùng tu mở rộng thu hút được nhiều Tăng Ni Phật tử và trở nên nổi tiếng.

2403_dool_cd_080225_k1_13

Khu vườn Thượng uyển mới xây trong khuôn viên chùa.

889_dool_cd_080225_k1_6

4384_dool_cd_080225_k1_9


Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1717, đời vua Lê Dụ Tông), chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban cho nhà chùa biển ngạch Sắc Tứ Thiên Ấn Tự. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946. Từ khi khai lập đến nay, chùa đã có 15 đời sư trụ trì, trong đó có 6 vị được suy tôn là sư tổ, gọi chung là lục tổ.

Chùa cũng đã trải qua 5 lần trùng tu, vào các năm 1717, 1827, 1910, 1918, 1959. So với các ngôi chùa cổ trong Nam ngoài Bắc, kể cả chùa Ông Thu Xà, chùa Thiên Ấn không nổi bật lắm về kiến trúc nội thất, trừ nhà phương trượng được xây dựng theo kiến trúc nhà rường, vốn là bộ khung mua lại của đình làng Phú Nhơn. Bù lại, chùa được xây dựng ở một vị trí có một không hai, đó là đỉnh đồi Thiên Ấn – một thế đất thiêng trong tâm tưởng của người dân Quảng Ngãi.

Không những đông đảo Tăng ni Phật tử tôn xưng ngôi tổ đình, mà đối với người dân, ngôi chùa này có một sự gắn bó bền chặt trong tâm linh, tình cảm, thể hiện qua các giai thoại như giếng Phật, chuông Thần và nhiều câu ca dao sâu nặng nghĩa tình được truyền miệng từ đời này qua đời khác.

288_dool_cd_080225_k1_7

Chuông Thần trong chùa.

3298_dool_cd_080225_k1_8

Giếng Phật.

Tại chùa Thiên Ấn có khu viên mộ, nơi an táng của các vị tổ sư và các đời trụ trì, nằm tiếp phía đông Chùa Thiên Ấn, với những ngôi bửu tháp được xây dựng nhiều tầng theo số lẻ (3,5,7,9) và tượng hình hoa sen. Chính những khu viên mộ này là nơi gìn giữ bảo thân của 6 vị thiền sư nổi tiếng đã có công mở rộng, gìn giữ ngôi chùa cũng như mang giáo lý Đạo Phật đến với đông đảo tín đồ trong tỉnh.

4445_dool_cd_080225_k1_2

Bên trong tháp là nơi chôn giữ di hài.

537_dool_cd_080225_k1_10

Ngôi tháp mới xây của chùa Thiên Ấn.

Cách ngôi chùa không xa, chếch về hướng tây nam là mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng với tấm bia mộ màu trắng, cao thanh thoát, có thể nhìn thấy từ phía xa xa. Kết hợp hài hòa kiến trúc hiện đại và truyền thống lăng mộ Đông phương, ngôi mộ vừa có đường nét đơn giản, vừa có được sự trang trọng nghiêm kính, gắn bó hữu cơ với tổng thể cảnh quan Thiên Ấn.

Trong những dịp lễ lớn, số người đến viếng Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng lên đến hàng vạn, trong đó có không ít người phương xa về. họ có thể là tín đồ Phật giáo về đây lễ Phật và cầu nguyện, cũng có thể là người không theo đạo nhưng yêu mến cảnh chùa muốn đến đây để chiêm ngưỡng một thắng cảnh hàng đầu của tỉnh Quảng Ngãi, dành một khoảng thời gian để lòng mình tĩnh lặng, để tẩy rửa tâm hồn, suy ngẫm nhiều điều về cuộc đời và vũ trụ.

1840_dool_cd_080225_k1_12

Bia mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Chùa Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh đã được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào ngày 2/3/1990.

Con đường đi lên chùa, men theo sườn núi từ phía nam theo hình xoắn ốc chiều kim đồng hồ, lòng đường rộng, độ dốc không lớn, có thể dùng xe các loại lên xuống một cách thuận tiện. Ngoài ra, còn có con đường tắt, kè đá thành những bậc cấp, dùng cho người đi bộ.

402_dool_cd_080225_k1_3

Đứng trên đỉnh núi Thiên Ấn, du khách nhìn xuống bao quát một vùng không gian rộng lớn với những ruộng đồng, đồi núi, làng mạc, sông nước, hợp thành một bức tranh phong cảnh hữu tình.

1581_dool_cd_080225_k1_4

Toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi
nhìn từ nơi đặt mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Bài của Quỳnh My

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2022(Xem: 16482)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
10/08/2018(Xem: 46137)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
14/01/2017(Xem: 2030)
Ni sư đạo hiệu là Hạnh Tấn, quê quán Quảng Ngãi, vào Nam từ những năm đầu thập niên 1980, lập am thất tĩnh tu trên vùng đất thiêng của Đại Tùng Lâm. Thời gian đầu, chỉ một mình, Sư không cần tài chánh để sinh hoạt: chỉ trồng rau quanh thất sống qua ngày mà giữ đạo, hành đạo. Sau, từ năm 1985, nhân có vài người xin xuất gia, lại muốn đệ tử được học hành đầy đủ, vượt khỏi hoàn cảnh từ chùa quê ngày xưa của mình, Sư đã làm nhang để độ nhật, nuôi chúng. Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới có đủ nhang đi bán. Cho đến năm 2013 Sư mới sắm được máy se nhang bằng điện, tăng được năng suất gấp 5 lần so với thời gian làm bằng thủ công.
05/11/2016(Xem: 53655)
Bộ ảnh 108 ngôi chùa Việt Nam - nét đẹp kiến trúc uy nghiêm và hiện đại.
24/03/2014(Xem: 27906)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
20/06/2013(Xem: 2553)
Xã An Hải, H. Lý Sơn, T. Quảng Ngãi
20/06/2013(Xem: 1848)
Xã Tịnh Ấn, H. Sơn Tịnh, T. Quảng Ngãi
20/06/2013(Xem: 2170)
10/100 Quang Trung, TX. Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi
05/03/2011(Xem: 5257)
Núi Thình Thình, Chùa cũng Thình Thình Ai lên tơi đó cho mình hỏi thăm Vì đâu nên tiếng nên tăm Để cho miếng đất ngàn năm thịnh tình
26/10/2010(Xem: 35516)
Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) Xã Nhơn Hưng, Huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang Chùa Linh Sơn Xã Vọng Thê, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Chùa Long Hưng Xã Long Sơn, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Tịnh Xá Ngọc Giang 80 B Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên Thị Xã Long Xuyên, Tỉnh An Giang Chùa Phú Thạnh Tổ 24, Ấp Châu Long, Xã Vĩnh Mỹ Thị Xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]