Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một cách "Ý Trì" dễ đến kết quả “nhất niệm bất loạn” để đi đến “nhất tâm bất loạn”

26/09/201102:18(Xem: 2576)
Một cách "Ý Trì" dễ đến kết quả “nhất niệm bất loạn” để đi đến “nhất tâm bất loạn”
MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ
“nhất niệm bất loạn” để đi đến “nhất tâm bất loạn”

Người viết: Trần đức Hân

I) Niệm và niệm Phật:

Niệm:

Là nhớ nghĩ đến

Là chú tâm, là tỉnh giác,là quán chiếu…

Phật:

Là tự tâm trong sáng, thanh tịnh, thường tịch quang, Như Lai tạng tánh, Phật tánh…v..v….

Niệm Phật:

Niệm Phật không phải chỉ là đọc, tụng ê a danh hiệu ông Phât nào đó; Mà niệm Phật là hành giả có tâm ý nhớ nghĩ đến, chú tâm, tỉnh giác mà quán chiếu tự tánh, Phật tánh của mình.

Pháp môn nào cũng quán chiếu tự tâm, trở về tự tánh là then chốt. Hành trì bất cứ pháp môn nào, hành giả cũng không thể rời niệm Phật, nghĩa là không rời công việc làm thế nào để trở về giác hải. Nói đơn giản, nói gọn thì:

đạo Phậtlà đường lối trở về Giác Tánh.

Niệm Phậtlà ý niệm, ý muốn…trở về Giác Tánh

Đọc tụng ê a một danh hiệu Phật (trì danh) chỉ là một cách hành trì, cũng giống như cách biết rõ hơi thở ngắn dài, thở bằng màng cách mô, cũng giống cách trì một câu chú.

Thiền, Tịnh độ, Mật …Hành giả tu theo pháp môn nào cũng đang từng giậy, từng phút niệm Phật, đang tiến thẳng trên con đường trở về nhà (Giác tánh).

Tu pháp môn nào thì quán chiếu tự tâm cũng là then chốt. Tám mươi bốn ngàn cánh cửa vào nhà Phật Tâm, Phật Trí, cửa nào cũng có then chốt “Quán Tự Tại”.Phải là Quán Tự Tại Bồ Tát, phải thành Phật Giác Hoa Định Tự Tại. Định cái tâm ý trong ta bây giờ và tại đây đó chính là niệm Phật.

Nhưng theo thói quen hễ nói đến hai chữ “niệm Phật” là óc cứ liên tưởng đến việc phát âm “Nam mô A Di Đà Phật” họặc “ A Di Đà Phật” hoặc đọc hay trì tụng một danh hiệu Phât.

Óc cũng có thói quen liên tưởng đến “nhất tâm bất lọan” mà pháp môn tịnh độ thường đề cập đến.

II) Liên quan của tâm và não bộ:

Pháp môn nào cũng có chung một trọng tâm là tu tâm. Nói đến tâm lại liên quan đến nhiều chức năng của não bộ. Vậy cũng nên hiểu sơ qua não bộ.

Nói là tu tâm mà kỳ thực trong sáu loại tâm(1) được định nghĩa, đa số có liên hệ đến sự vận hành của não bộ. Tôi xin phép trích ra đây một đoạn của tập san Thiền Tánh Không.

Bộ não có nhiều chức năng, xin tạm kể:

  • Ý thức phân biệt, ý căn suy nghĩ, trí năng suy luận, ký ức ghi nhớ.
  • Vùng giác tri tâm linh, tánh giác gồm có tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và tánh nhận thức biết (không lời).
  • Đường mòn ngôn ngữgồm có: Vùng kiến giải tổng quát (Wernicke), vùng giải mã (Broca) vùng nói (trên thùy đỉnh) vùng cơ chế phát ngôn. (miệng lưỡi, cổ họng, dây âm thanh, âm quản hay thanh quản).
  • Hệ thống viền não (để nhớ).
  • Như vậy Tâm không ở nơi tim mà gá nương ở nơi não. Não đảo điên Tâm điên đảo. Não an tịnh Tâm thảnh thơi.

Tóm tắt là phải khởi sự bằng cách làm sao cho não bộ được an tịnh.

Bằng Điện não đồ, các nhà não học ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong tế bào não (neurons) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng não.
Có tất cả 4 loại dạng sóng não: Beta, Alpha, Theta, và Delta.

Sóng yên, óc tịnh, tâm thảnh thơi trong sáng.

Quan sát từ diện não đồ, hành giả nhận ra rằng tu theo pháp môn nào, hành giả cũng muốn làm cho sóng yên, óc tịnh, tâm thảnh thơi trong sáng. Có nghĩa là các làn sóng trong não bộ phải giảm dần từ dạng beta xuống alpha, xuống theta, xuống delta.

III) Phương pháp “niệm ý trì”

Niệm Phật ý trì là một cách trì danh niệm Phật. Hành giả tịnh tông niệm danh hiệu Phật A Di Đà, đã rõ biết thế nào là trì danh. Nơi đây tôi chỉ lặp lại những điều mà quý vị đã biết để cùng nhau ôn tập. Các loại trì danh:

Cao thanh trì danh, đê thanh trì danh, kim cang trì danh, mặc trì, ý trì.

Nguyên tắc niệm ý trì: (niệm trong óc)

Niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Hành giả chọn theo ý muốn của mình, niệm sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”, hay niệm bốn chữ “A Di Đà Phật”. Niệm Phật trong óc. Đại đức Thích Minh Tuệ viết rõ ràng trong quyển sách “bất niệm tự niệm…”, có đăng trong TVHS.

Ưu điểm của niệm ý trì:

Hành giả không bị hao hơi, tránh tình trạng bị bịnh lao. Ý trì cắt giảm rất nhiều những làn sóng vận hành trong óc. Những làn sóng từ trung khu vận động ra lệnh cho các bắp thịt của môi, lưỡi, răng, lợi, phổi, cách mô, thanh quản, khiến các băp thịt co thắt thế nào để âm thanh phát ra to, nhỏ, tr òn đầy…Số lượng sóng não giảm đi, đương nhiên óc sẽ yên tịnh hơn. Đạo hữu nào muôn đào sâu về khoa học não bộ thì có thể tìm học với thiền tánh không. Trên thực tế, nhiều đạo hữu đã về chùa Tịnh Luật ở Waller, TX, tu tập với Đ Đ Thích Minh Tuệ đã có những thành công thấy rõ trên nếp sống hiền hòa hơn, tươi vui hơn của họ. Đó là thành quả hiện thấy mà chúng ta có thể dựa vào để đánh giá (hiện lượng).

Khuyết điểm của ý trì:hành giả dễ buồn ngủ.

Phương pháp luyện tập:

1) Niệm bằng ý.

Thoat đầu niệm ra tiếng, tiếp đó hạ dần âm thanh, niệm nhỏ dần, từ cao thanh xuống đê thanh, xuống kim cang trì danh, xuống mặc trì rồi xuống ý trì (niệm bằng óc). Nếu không quen thì viết mấy chữ “A Di Đà Phật” và đọc nó bằng ý. Trong đạo tràng, dùng tiếng mõ để diều khiển. Tiếng mõ lớn, niệm to, tiếng mõ nhỏ dần, niệm nhỏ dần, tiếng mõ tắt (không tiếng mõ), ý trì. Thời gian ý trì cho hành giả mới tập kéo dài độ năm phút. Thời gian ý trì này cứ tăng dần lên, thời gian niệm ra tiếng ít dần đi.

2) Dùng CD làm trợ huấn cụ.

CD này là dĩa chỉ phát âm thanh. Âm thanh niệm “A Di Đà Phật” không liên tục từ đầu đến cuối mà có tiếng rồi im lặng, có tiếng rồi im lặng. Cứ lặp lại như thế. Quý vị tự mình làm một cái CD, để có giọng đọc của chính mình. Nghe giọng của mình và trì tụng theo nhịp điệu của mình thì lợi lạc hơn. Nếu không tự thu âm không tự làm CD được thì chọn dùng CD nào đó mà mình thích.

Cách làm CD:

Thu âm:

“A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, ………………………………………………

“A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,

……………………………………………“A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,

…………………………………………….4 danh hiệu phát âm, tiếp theo là khoảng yên lặng kéo dài độ 30 giây hoặc 60 giây. Cái gạch ……….. dài ở trên là khoảng trống, im lặng.

Cách dùng CD:

Bỏ CD vào máy, niệm ý trì theo nhịp diệu mà máy phát âm. Khi máy chạy qua phần im lặng, hành giả vẫn tiếp tục ý trì. Nói cách khác là mở máy nghe CD, dù cho maý phát âm hay không phát âm, hành giả cứ tiếp tục ý trì liên tục, không gián đoạn, không xen tạp (trong óc không có một niệm nào khác xen tạp).

IV) Nhất niệm bất loạn và nhất tâm bất loạn.

Hành giả tu tập pháp môn tịnh độ đều muốn đạt đến “nhất tâm bất loạn”. Đạt đến trình độ này không biết có mấy ai. Phương pháp niệm ý trì bằng cách dùng CD này có thể giúp hành giả “nhất niệm không xen tạp” trong 60 giây đồng hồ. Máy lại phát ra độ bốn câu để đưa hành giả về với tỉnh giác về với ý tưởng niệm Phât. Hành giả qua được cái cầu môt phút không xen tạp. Máy không ngừng, nó nhắc hành giả qua phút kế tiếp….Cứ như thế mà tập niệm “A Di Đà Phật” hoặc “Nam mô A Di Đà Phật”.

Trong lợi lạc cũng có cái bất lợi, đó là sự quấy nhiễu. Nếu mở âm thanh máy quá lớn, sẽ làm giật mình trong lúc tâm đang yên định. Để tránh chuyện này xảy ra, để máy xa chỗ ngồi hành trì và mở âm thanh vừa đủ nghe. Khi ý trì nên niệm đúng nhip điệu của máy để âm thanh phát ra từ máy không chống chõi, không trật nhịp với tốc độ mình đang ý trì. Người mới tập ý trì, khi máy phát âm, có thể dùng ngón tay gõ nhịp, tựa hồ đánh mõ, và tiếp tục nhip ngón tay khi máy im lặng, để ý trì đúng theo nhịp điệu. Khi thuần thục, hành giả nên bỏ nhịp ngón tay. Còn nhịp ngón tay là còn phan duyên (ngoại duyên).

Sáu mươi giây óc không xen tạp, óc chỉ thuần nhất một niệm “A Di Đà Phật”. Đạt được 60 giây, tiếp theo 60 giây, tiếp theo 60 giây.

“Óc không xen tạp” tiếp đến óc được “nhất niệm bất loạn” là những nấc thang để tiến đến “nhất tâm bất loạn”.

Đến một lúc, hành giả sẽ buông bỏ CD.

Trong khóa tu Phật thất vừa qua, Đ Đ Thích Minh Tuệ áp dụng cách ý trì với sự trợ giúp của CD này, kết quả thật khả quan cho học viên. Tôi viết ra đây chỉ là hoan hỷ, tán thán thành công của thầy đã tìm ra phương pháp mới để huấn luyện. Riêng phần cá nhân tôi, nếu cái CD im lặng độ năm phút thì tạp niệm vào óc như thác. Nhưng cứ từng phút; Tôi vượt qua từng phút không thấy khó khăn. Cứ chăn trâu từng phút rồi từng phút….Và… thành tâm chúc các bạn thành công.

Phụ ghi:

(1) Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm tri.

Có sáu loại tâm:

1) Trái tim

2) Cái tinh hoa, cốt lõi, trung tâm điểm

3) Cái tuyệt đối, chân như Hrdaya (S)

4) Duyên lự tâm, ý thức (manovijnanana (S). Thức thứ 6

5) Tư lượng tâm Mạt na thức, (manas) (S). Thức thứ 7 (chấp ngã)

6) Tập khởi tâm, alayavijnana (S) chứa các chủng tử, tập tành, huân tập. Thức thứ 8

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2024(Xem: 996)
Bài Ca Thành Đạo ( Lời: Dương Kinh Thành - Nhạc: Thanh Hiệp - Trình bày: Nhóm SST)
13/09/2024(Xem: 1046)
Nhạc phẩm: Đời Ta, Chiếc Lá Bồ Đề Nhạc: Võ Tá Hân Thơ: Như Nhiên Thích Tánh Tuệ Ca sĩ: Ngọc Quy
20/07/2024(Xem: 755)
1. Về Tây Phương có A Di Đà Ở cõi đây có Phật Thích Ca Phật hai nước phát tâm là Độ dân chúng nơi Ta Bà Về bên cõi A Di Đà 2. Lạc Bang cõi vui tràn đầy Mọi người khi sanh về đây Khổ ưu não rơi từng ngày Người trong nước luôn sum vầy Trồng cây đức đơm hoa dày
18/03/2024(Xem: 3575)
Thông Báo Lễ Ra Mắt DVD nhạc : Đêm Thành Đạo của Ca Sĩ Gia Huy, do Gia Huy Music Tâm ca & nhóm Tuệ Đăng tổ chức tại tại San Jose, Cali, Hoa Kỳ ngày 23/3/2024
03/11/2023(Xem: 1724)
Nhạc phẩm: Con Xin Sám Hối (Nhạc của Vũ Ngọc Toản, do Ca Sĩ Diệu Đan trình bày)
03/11/2023(Xem: 1732)
Nhạc Phật Pháp - Buddhist Music - 佛教音乐 🎯 Đăng kí kênh: ► http://bit.ly/3bNVPBu 📩 Liên hệ bản quyền [email protected] 💳 Momo: 0988151290 © Copyright 2022 Diệu Đan Official Tags: #DieuDan #Phatgiao #Nhacphatgiao
03/11/2023(Xem: 2515)
Sám Nguyện - Thơ: Thích Nhất Hạnh - Nhạc: Thích Viên Như | Diệu Đan | Nhạc Phật Pháp - Buddhist Music - 佛教音乐 🎯 Đăng kí kênh: ► http://bit.ly/3bNVPBu
12/10/2023(Xem: 4257)
"We Are the World" is a charity single originally recorded by the supergroup USA for Africa in 1985. It was written by Michael Jackson and Lionel Richie and produced by Quincy Jones and Michael Omartian for the album We Are the World. With sales in excess of 20 million copies, it is the eighth-best-selling physical single of all time. Conductor • Quincy Jones Soloists (in order of appearance) • Lionel Richie • Stevie Wonder • Paul Simon • Kenny Rogers • James Ingram • Tina Turner • Billy Joel • Michael Jackson • Diana Ross • Dionne Warwick • Willie Nelson • Al Jarreau • Bruce Springsteen • Kenny Loggins • Steve Perry • Daryl Hall • Huey Lewis • Cyndi Lauper • Kim Carnes • Bob Dylan • Ray Charles
12/09/2023(Xem: 2586)
Album nhạc Ca Khúc Xúc Động về Thầy | Nhạc của MC Lâm Ánh Ngọc: Ca Sĩ trình bày: Lâm Ánh Ngọc, Phương Thảo, Trần Ngọc Tuấn, Thu Trang, Hạnh Nguyên
22/06/2023(Xem: 5580)
Văn nghệ trong GĐPT là một bộ môn không thể thiếu, có tác động vô cùng lớn trong sinh họat và là một phương tiện truyền đạt giáo lý, giáo dục rất hữu hiệu. Người huynh trưởng GĐPT do đó ngoài vai trò giáo dục thường là những người nghệ sĩ có trái tim rung động, có trí óc sáng tạo và hiểu rõ những tác dụng của ngôn ngữ, âm thanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]