Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Sư Thích Như Điển Và Phật Giáo Việt Nam Tại Đức

22/03/202010:11(Xem: 6635)
Pháp Sư Thích Như Điển Và Phật Giáo Việt Nam Tại Đức

BuddhismusAktuell-2

PHÁP SƯ THÍCH NHƯ ĐIỂN
Và Phật Giáo Việt Nam Tại Đức


Bài của Olaf Beuchling - đăng trên tạp chí „BUDDHISMUS Aktuell“

(Phật Giáo Ngày Nay) số 2/2020, phát hành tháng Tư, Năm, Sáu – từ trang 44 - 49
Việt dịch: Đạo Hữu THỊ CHƠN Ngô Ngọc Diệp


[Lời tòa soạn: Hòa Thương Thích Như Điển đã làm lễ khánh thọ lần thứ 70 trong năm qua. Thầy đã mang truyền thống dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam sang nước Đức và là người truyền thừa có ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo tại đây. Đồng thời, Thầy đã đóng góp triệt để cho sự hội nhập của người Việt trong nước Đức – và do đó cũng là một đoạn đường quan trọng cho tính đa dạng của Phật Giáo trong đất nước này. Trong bài tiểu luận này, ông Olaf Beuchling đã vinh danh cuộc sống và những Phật sự của vị Pháp Sư đồng thời giới thiệu tổng quan dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam.]

Người ta đứng chen chúc trong khuôn viên an bình của ngôi Chùa Viên Giác tại Hannover. Có hàng ngàn người khách hiện diện trong những ngày hè của tháng Sáu năm 2019. Họ đến hỷ chúc 70 năm khánh thọ của Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác – Thầy Thích Như Điển, vị Tỳ Kheo người Đức gốc Việt.

Những nam nữ khách thập phương đa phần đang thưởng thức các món ăn chay đặc sản dưới bóng mát của chiếc lều lễ hội trắng tinh, hoặc đang vân tập trong Chánh điện để tham dự những khóa lễ Phật – họ là những người Việt Nam. Trong số những người này, có nhiều người xuất thân từ những gia đình đã rời quê hương trong thập niên 1970 để tìm một cuộc sống an bình và tự do trong một quốc gia ở phương Tây. Hầu hết Chư Tăng Ni trong số người tham dự đắp y theo truyền thống Lâm Tế Việt Nam. Có vài Sư Cô theo truyền thống Tây Tạng hoặc những vị Sư Nam Tông. Trong số này có nhiều vị rất nổi tiếng như Sư Seelawansa đến từ Wien – Áo Quốc; Sư Seevavi đến từ Canada hoặc Sư Olande Ananda đến từ Tích Lan.

Thầy Thích Như Điển với 55 năm Tăng-lạp và là người truyền thừa dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam đến Đức; động viên và sáng lập viên Hội Tăng Già Đức Quốc, đồng thời là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế Giới. Thầy đã biên soạn và dịch thuật hơn 70 quyển sách, công trình này được Thầy thực hiện trong những mùa An cư của Tăng chúng Chùa Viên Giác tịnh tu hàng năm để có nhiều thì giờ cho việc tu tập và thúc liễm thân tâm.

Ngoài ra, Thầy còn cấp hàng trăm học bổng cho Tăng Ni sinh khắp nơi. Thầy nói và hiểu được sáu (6) ngôn ngữ, gồm có tiếng Việt, Đức, Hoa, Anh, Nhật và Pháp ngữ. Thầy là Giảng sư Phật Học không chỉ ở trong quê hương Đức Quốc của mình, mà còn trong nhiều quốc gia Âu Châu như Đan Mạch, Na Uy hoặc Pháp và ngoài Châu Âu như Hoa Kỳ, Úc hoặc Ấn Độ. Mặt khác, Thầy tỏ ra rất giản dị, nhẹ nhàng với giọng nói trầm hùng trong bộ y áo bình dị, đi vòng trong khuôn viên Chùa để thăm hỏi những nam nữ Phật Tử và khách thăm viếng.

 

Chùa Viên Giác tại Hannover khởi đầu từ năm 1978
là một Niệm Phật Đường nhỏ và
theo dòng thời gian đã phát triển thành một
trong nhiều ngôi Chùa lớn nhất Âu Châu
.

 

Cậu Bé Con Nhà Nông Chất Phác.

Thầy Thích Như Điển sanh ngày 28/06/1949, tục danh là Lê Cường và là cậu con trai út trong gia đình. Thầy sống và lớn lên trong một ngôi làng ở miền Trung nước Việt thuộc tỉnh Quảng Nam. Cha Mẹ của Thầy là những người Phật Tử làm nông chất phác.

Phật Giáo Việt Nam không riêng lẻ. Sự truyền thừa Phật Giáo ở Việt Nam rất đa dạng, người ta thường nói đến Đại Thừa, có một số ít ngôi chùa Nam Tông chủ yếu tọa lạc gần biên giới Cam Bốt, cũng như có trường phái kết hợp giáo lý Bắc và Nam Truyền, đó là Đạo Phật Khất Sĩ.

Cảnh quan tôn giáo của đất nước này có tầm mức hòa hợp cao, nếu không phải bắt nguồn từ những truyền thống đã sẵn có – nghĩa là các truyền thống và giáo lý được hòa lẫn pha trộn với nhau.

Đa phần những nam nữ Phật tử trong và ngoài nước Việt Nam tu tập theo dòng Thiền Lâm Tế và một số ít theo nhiều trường phái truyền thừa khác nhau. Thật ra, những người đứng bên ngoài chưa biết rằng, Lâm Tế là sự truyền thừa vào Việt Nam từ dòng Lâm Tế (Linji) Trung Quốc và được biết đến ở Nhật Bản là Rinzai-Zen. Tuy nhiên, trong lúc trường phái Rinzai-Zen Nhật Bản được truyền vào Nhật Bản từ dòng Linji Trung Quốc từ năm 1191, thì dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam ngày nay đã được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 17. Do đó, dòng Lâm Tế chứa nhiều yếu tố của truyền thống Chan tại Trung Quốc từ thế kỷ thứ 12, hầu hết là tư tưởng Tịnh Độ Tông, nhưng cũng có sự tu tập theo Mật Tông và tín ngưỡng dân gian.

Nhận ra sự căng thẳng giữa đại đa số người Phật tử và thành phần lãnh đạo Cơ-Đốc tại Nam Việt thời đó nên cậu thanh niên trẻ Lê Cường đã quyết định xuất gia. Như vậy, Thầy đã nối gót người anh là Thầy Thích Bảo Lạc đã là Tăng sĩ Phật Giáo nhiều năm trước đó và hiện nay là vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan.

Ngày 15 tháng Tư năm 1964, chàng trai Lê Cường được Cha Mẹ cho phép xuất gia. Trong Chùa Viên Giác (tại Hội An) (nghĩa là sự Giác Ngộ Viên Mãn), sau này là tên ngôi Chùa do Thầy sáng lập tại Đức, Thầy đã bắt đầu cuộc đời làm điệu. Vì Thầy Bổn Sư bị bệnh, Thầy được Sư Phụ gửi đến Chùa Phước Lâm cũng tọa lạc ở thành phố hải cảng an hòa tại Hội An để tu học. Mặc dù, Thầy là một học sinh tiểu học kém và song song với cuộc sống già lam, chú điệu ở Hội An này cũng phải theo học trường Trung Học Phật Giáo tại đây và sau này là một trong những học sinh Tú Tài ưu tú nhất tại Saigon. Việc học hành của Thầy càng phát triển tốt theo thời gian làm Thầy Thích Như Điển nhớ đến cuộc sống và việc chuyên tu hàng ngày ở ngôi già lam với Kinh kệ, thiền định, nơi vắng bóng những cám dỗ của thế gian và điều này đã giúp cho cậu thanh niên chuyên chú tập trung vào việc tu tập nhiều hơn.

 

Người ta nói đến Đại Thừa (Mahajana), Nguyên Thủy (Therevada)
hay Kim Cang Thừa (Vajrayana), Thầy giải thích rằng
:
Nhưng đối với tôi Phật Giáo chỉ có một thừa
đó là PHẬT THỪA (Buddhayana)

 

Sau học trình Tú tài, vị Tăng trẻ đã nhận được một học bổng đi Nhật. Kể từ năm 1972, trước tiên Thầy học tiếng Nhật tại Tokyo, sau đó học Sư Phạm và Phật Học. Trong thời gian này, Thầy sống chung với những vị Tăng sĩ khác trong một Tự viện và nghiên cứu sâu về văn hóa Nhật Bản. Bất kể sự thử thách của tiếng Nhật, Thầy đã kết thúc học trình Sư Phạm năm 1977 và là sinh viên tốt nghiệp ưu tú thứ nhì. Sau này Thầy phát biểu rằng: “Tokyo thật sự không phải là quê hương của tôi, nhưng thời gian cư ngụ và sinh hoạt ở đây đã mang đến cho tôi nhiều kinh nghiệm thật quý giá.”

Thời gian đầy lo sợ dưới lá cờ đỏ.

Tình hình trong quê hương của Thầy đã có nhiều đổi thay. Thật ra cuộc chiến đã chấm dứt, tuy nhiên sau khi Hoa Kỳ rút quân thì những toán quân Bắc Việt đã tấn công vào tháng Tư năm 1975, và vài ngày sau đó họ đã chiếm trọn miền Nam Việt Nam. Người Mỹ đã di tản hàng chục ngàn người miền Nam trước đây làm việc cho chính quyền cũ. Giai đoạn lo sợ ngút ngàn đã bắt đầu cho nhiều người phải sống dưới lá cờ đỏ, của những người thống trị bằng sự đàn áp chính trị và Tôn Giáo và một nền kinh tế đói nghèo. Nhiều gia đình thuộc giới trung lưu đã bị tước quyền sở hữu; nhiều thành phần trí thức và Tăng sĩ bị đưa đi cải tạo hoặc bị cưỡng bách lao động ở những nơi gọi là vùng kinh tế mới. Bởi tình hình như vậy, nên trước tiên Thầy Thích Như Điển tự quyết định là chưa quay lại quê hương. Thay vào đó, Thầy nhận lời mời của một người bạn lúc thiếu thời đang sống tại thành phố Kiel thuộc Bắc Đức. Trong thời gian cư trú tại đây, Thầy được nhiều người Việt lưu vong thuyết phục rằng, nên ở lại Đức và xây dựng một cộng đồng Phật Giáo cho người Việt tại đây. Vị Tăng Sĩ hồi tưởng lại: “Tôi hy vọng qua chuyến đi này tôi có thể vượt qua cơn sốc trong nội tâm về sự mất quê hương”. Vì thế cho nên, Thầy bắt đầu nỗ lực học tiếng Đức, đó là ngôn ngữ thứ sáu (6) của Thầy.

Năm 1978, Thầy ghi danh Đại Học Hannover. Đơn xin tỵ nạn của Thầy cũng đã được chấp thuận. Kể từ giây phút này, lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Đức đã được đặt nền móng.

Ngôi Chùa Viên Giác tại Hannover khởi đầu năm 1978 là một Niệm Phật Đường, và theo dòng thời gian đã phát triển trở thành một trong những Tự Viện lớn nhất theo truyền thống Phật Giáo tại Âu Châu. Ngày nay, ngôi Chùa này được xem là trung tâm năng lượng của Phật Giáo Việt Nam tại Đức và cũng là nơi đã tổ chức nhiều hội nghị Phật Giáo quốc tế. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã thăm viếng nơi này hai lần. Hiện nay cũng có nhiều ngôi Chùa và Niệm Phật Đường ở Hamburg, Berlin, München, Aachen, Freiburg, Nürnberg, Mönchengladbach và Ravensburg. Chùa Viên Đức được xây dựng tại Ravensburg là nơi Thầy Thích Như Điển sinh sống, sau khi Thầy rút lui khỏi mọi nhiệm sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đức. Ở các tiểu bang phía Đông cũng có những sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam như tại Schmiedeberg bang Sachsen với Thầy Thích Hạnh Tấn - một trong những đệ tử xuất gia của Thầy Thích Như Điển và đã từng là Trú Trì Chùa Viên Giác Hannover – đã xây dựng Tu Viện Vô Lượng Thọ (Amitayus) tại đó.

Cúng Dường và Truyền Thống

Ở phương Tây, vị Tăng sĩ nổi tiếng nhất đại diện cho Phật Giáo Việt Nam là Thầy Thích Nhất Hạnh, Pháp Sư và nhà viết sách, đã xây dựng Tăng Đoàn Tiếp Hiện (Intersein) và nhiều trung tâm ở phía Nam nước Pháp và ở Waldbröl được quốc tế công nhận. Thầy Thích Nhất Hạnh đời thứ 42 dòng Lâm Tế (Liễu Quán). Đối với người Việt tại Đức và các quốc gia lân bang thì Thầy Thích Như Điển có một vị trí không nhỏ, vì Thầy thuộc đời thứ 41 dòng Lâm tế (Chúc Thánh). Sự khác biệt đối với “Tăng Đoàn Tiếp Hiện” (Order of Interbeing) của Thầy Nhất Hạnh là dòng Lâm Tế truyền thống của Thầy Thích Như Điển duy trì truyền thống hơn và chủ trương Phật Giáo Tịnh Độ. Do đó phần lớn những hành giả trước sau vẫn có xuất xứ từ Việt Nam. Người ta ít biết đến Phật tử Đức, còn Tăng Già Đức thì hoàn toàn không. Tuy nhiên, nam nữ Phật tử Việt Nam tại Đức luôn giữ mối liên hệ tốt đối với các nhóm Phật Giáo khác tại địa phương và thường xuyên tham dự những sinh hoạt vượt khỏi phạm vi nhóm như các Đại Lễ Phật Đản tại địa phương.

Có nhiều điểm khác biệt giữa Phật Giáo Việt Nam tại Đức và những cộng đồng Phật Giáo khác trên nhiều khía cạnh như:

Cúng Dường (DANA)Cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tồn tại từ sự Cúng Dường. Sự ủng hộ thường là tài chánh và tự nguyện làm công quả, nghĩa là cộng tác phi lợi nhuận. Nhiều gia đình Việt Nam có tiền của và sẵn sàng cúng dường hậu hỷ như lúc còn ở quê nhà. Ngoài ra, còn có một mạng quốc tế của người Việt hải ngoại. Bằng cách này, việc ủng hộ cũng có thể từ các công ty công nghiệp giàu có khác như ở Hoa Kỳ hoặc Úc Châu. Vì thế cho nên, từng bước xây dựng ngôi Chùa tại Hannover từ một Niệm Phật Đường bình dị cho đến một ngôi chùa đầy ấn tượng ngày hôm nay, chỉ có thể bằng khả năng hội nhập của những gia đình Việt Nam. Ngay từ ban đầu, họ đặt nặng vấn đề đào tạo như một chiến lược đáng kể cho việc hội nhập và họ đã thành công.

Nhiều người Việt tỵ nạn trước đây đã tìm ra cho họ một con đường để có những vị trí chuyên nghiệp và được trả lương xứng đáng. Sự độc lập tài chánh làm cho cuộc sống gia đình cũng như cộng đồng nở hoa – bằng sự cúng dường và nỗ lực đóng góp. Vì thế cho nên, các nhóm nhỏ Phật Giáo Đức với bản chất hội đoàn của họ không thể sánh bằng.

Truyền ThốngMột đặc điểm khác của Phật Giáo hải ngoại dưới sự hướng dẫn tinh thần của Thầy Thích Như Điển là việc bảo tồn và duy trì truyền thống. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong các buổi lễ và pháp thoại. Điều này không hề mang ý nghĩa rằng, cộng đồng này không nói được tiếng Đức. Nhiều thành viên thậm chí nói lưu loát nhiều ngôn ngữ và đã từng học ở Đức và nước ngoài. Trình độ học vấn cao là điều quan trọng đối với Thầy. Tuy nhiên, người ta nên hiểu đây là sự bảo tồn truyền thống và ưu tiên cho việc truyền đạt trung thực trước sự pha trộn của dòng thời gian.

 

Cộng đồng Việt có nhiều thành viên mới
hầu hết là những mầm non, con cái
của các
 gia đình và qua sự nhập cư thêm.

 

Mầm NonMột khía cạnh khác biệt nữa có thể nhận biết từ sự phát triển dân cư. Cộng đồng Việt có thêm nhiều thành viên mới trước tiên là những mầm non, con cái của các gia đình và qua sự nhập cư thêm, nhưng không phải qua sự đổi đạo. Ở nhiều nhóm Phật Giáo khác của Đức có tình trạng dậm chân số lượng thành viên và tuổi trung bình của họ cao cũng vì thiếu mầm non, con cái. Những nam nữ Phật Tử Đức đến với Chánh Pháp thường là những người trẻ trưởng thành và giáo lý Phật Đà thích hợp cho thành phần trí thức. Họ xuất thân từ nền văn hóa phương Tây đặc thù cá nhân nên Phật Giáo cần lý giải phù hợp với bối cảnh này. Trong những gia đình Việt Nam theo đạo Phật thì ngược lại, Phật Giáo đã thấm nhập vào nội tâm của trẻ từ lúc còn bé ví dụ phản ảnh qua ca dao, tục ngữ và chuyện kể; cũng như sự hành trì hàng ngày của gia đình qua nhiều thế hệ.

Tăng GiàVà cuối cùng, vị trí của Tăng Già được sự kính trọng rất cao từ những nam nữ Phật Tử. Trong khi tín đồ Phật Giáo phương Tây từ các cộng đồng cũng như việc truyền đạt giáo lý dễ dãi thì có thể thấy được trong Phật Giáo Việt Nam ngay trong những điều kiện di dân vẫn có việc sẵn sàng gia nhập hàng ngũ Tăng Già và những vị này được xã hội kính trọng. Sự tồn tại của Tăng Già được xem là đảm bảo cho sự trường tồn của Chánh Pháp.

Tuy nhiên, dù có sự công nhận mọi đặc thù của nhiều nhóm Phật Giáo khác nhau và sự truyền thừa, nhưng Hòa Thượng Thích Như Điển cũng luôn nhấn mạnh đến tính liên kết. “Người ta nói đến Đại Thừa, Nguyên Thủy hoặc Kim Cang Thừa” nhưng Thầy giải thích rằng “Tuy nhiên, đối với tôi Phật Giáo chỉ có một Thừa, đó là PHẬT Thừa”.

Bén Rễ Ở Phương Tây.

Trong cuộc đời của mình, Thầy Thích Như Điển đã nhận nhiều sự vinh danh. Mười năm sau khi thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover, Thầy được Hội Đồng Tăng Già Hải Ngoại tại Marseille ở phía Nam Pháp Quốc tấn phong làm Thượng Tọa. Năm 2008, tại Chùa Viên Giác Hannover, Thầy được tấn phong làm Hòa Thượng. Hai phẩm vị này là sự vinh danh liên tục không ngừng nghỉ của Thầy trong Giáo Hội, những nỗ lực đóng góp của Thầy cho việc hoằng pháp cũng như kiến thức Phật Học về lý thuyết lẫn việc hành trì. Ngoài ra, Thầy còn được nhiều công nhận quốc tế như việc vinh danh của Thủ Tướng Tích Lan và Tăng Đoàn Ramanna Nikaya Tích Lan, đồng thời vinh danh của ba (3) Tăng Già Chính Thống tại Tích Lan năm 2011; được tiến cử làm Đệ Nhị Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Âu Châu năm 2015; được tiến cử làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (WBSC) tại Penang, Malaysia năm 2018.

Dòng Lâm Tế ngày nay được nhiều cộng đồng Phật Giáo và có số lượng thành viên nhiều nhất tại Đức tu học và hành trì. Nhờ những nỗ lực của Thầy Thích Như Điển mà Phật Giáo Việt Nam đã có thể bén rễ ở trời Tây, và đồng thời Phật Giáo đã có thể là quê hương xã hội và tâm linh cho nhiều gia đình Việt Nam.

Đạo Hữu THỊ CHƠN Ngô Ngọc Diệp chuyển ngữ ngày thứ Tư 25/03/2020.
(Điều Hành Trưởng Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo VN tại Đức – Chùa Viên Giác, Hannover / Thành viên Ban Chấp Hành Hội Phật Giáo Đức (Deutsche Buddhistische Union 2004-2012)

 


ht nhu dien-1ht nhu dien-2BuddhismusAktuell-2
pdf-iconBuddhismusAktuell-2.20








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2015(Xem: 5412)
Wake Up – Young Adults for a Healthy and Compassionate Society, is a world-wide network of young people practicing the living art of mindfulness. We share a determination to live in an awakened way, taking a 21st Century version of the 5 Mindfulness Trainings as our path and guiding light. The Wake Up network has grown out of Plum Village meditation center in SW France, under the guidance of Venerable Zen Master Thich Nhat Hanh. Plum Village has been offering retreats to young people for over two decades, and the Wake Up movement was formally launched in Summer 2008.
21/11/2014(Xem: 4973)
The first two steps in the process of becoming a lay disciple of the Buddha are the going for refuge (sarana gamana) and the undertaking of the five precepts (pañca-sila samadana). By the former step a person makes the commitment to accept the Triple Gem — the Buddha, the Dhamma, and the Sangha — as the guiding ideals of his life, by the latter he expresses his determination to bring his actions into harmony with these ideals through right conduct. The following two tracts were written for the purpose of giving a clear and concise explanation of these two steps. Though they are intended principally for those who have newly embraced the Buddha's teaching they will probably be found useful as well by long-term traditional Buddhists wanting to understand the meaning of practices with which they are already familiar and also by those who want to know what becoming a Buddhist involves.
21/11/2014(Xem: 17244)
As a Vietnamese Buddhist monk, working as a Buddhist chaplain at several of Melbourne's hospitals and as well as Melbourne assessment prison, I have witnessed many personal tragedies faced by the living and of course the very process of dying and that of death and many of these poor people faced their death with fear, with misery and pain before departing this world. With the images of all these in my mind, on this occasion, I wish to share my view from the perspective of a Buddhist and we hope that people would feel far more relaxed in facing this inevitable end since it is really not the end of life, according to our belief.
24/10/2014(Xem: 6087)
Shang Rinpoche is a highly esteemed Buddhist master from Taiwan. In teaching, he not only draws on his Buddhist wisdom, but also his extensive knowledge of Taoism, eastern history and philosophy. Rinpoche’s mix of humour, kindness, and compassion has given strength and inspiration to thousands of people from all walks of life. Rinpoche is the current incarnation of Shang Rinpoche, who founded the Tsalpa Kagyu school in Tibet in the 13th Century. His root master is the current incarnation of the Great Terton Dorje Lingpa. In addition, Rinpoche has received pith instructions as well as lineages from some of the greatest masters of all four Vajrayana schools including Dilgo Kysentse, Chatral Rinpoche, Dudjom Rinpoche and the 16th Karmapa. Rinpoche has also received the lineage of great Chan (Chinese Zen) Master Empty Cloud (虛雲老和尚) as well as teachings & lineages from Master Huisan (慧三老和尚) and Master Jiede (戒德老和尚).
08/10/2014(Xem: 14759)
Dan Stevenson is neither a Buddhist nor a follower of any organized religion. The 11th Avenue resident in Oakland's Eastlake neighborhood was simply feeling hopeful in 2009 when he went to an Ace hardware store, purchased a 2-foot-high stone Buddha and installed it on a median strip in a residential area at 11th Avenue and 19th Street. He hoped that just maybe his small gesture would bring tranquillity to a neighborhood marred by crime: dumping, graffiti, drug dealing, prostitution, robberies, aggravated assault and burglaries.
19/04/2014(Xem: 18776)
Buddhism spans cultural groups such as Chinese, Taiwanese, Malaysian, Indonesian, Cambodian, Vietnamese, Loation, Thai, Mongolian, Tibetan, Burmese, Korean, Japanese, Indian, Sri Lankan, to name but a few. Buddhism has a strong history in Victoria since the goldrush days in 1848 and continues today with unique representation of many cultural groups and traditions and forms practiced in Melbourne and around the state. The 2014 Vesak Observance will be presented with a balance of Commemoration and Celebration. We are honored again to have the support of the City of Melbourne and the Victorian Multicultural Commission, as well as the Victorian Buddhist Community.
16/04/2014(Xem: 10138)
The book gives a short account of Buddhism in the last 2500 years. The foreword for the book was written by Dr. Radhakrishnan, world renowned philosopher. The book contains 16 chapters and about one hundred articles written by eminent Buddhist scholars from India, China, Japan, Sri Lanka, Nepal. Buddhism is a way of life of purity in thinking speaking and acting. This book gives an account of Buddhism not only in India but also in other countries of the East. Detailed and insightful glimpse into the different schools and sects of Buddhism find a place in this book. Buddhist ideas on education and the prevailing state of Buddhism as revealed by their Chinese pilgrims who visited India during that times are other components of the book. Chapters on Buddhist art in India and abroad and places of Buddhist interest are also included to give it a holistic perspective. The spirit of Buddha comes alive in the book and enlightens the readers with his teaching so essential now for peac
28/02/2014(Xem: 5405)
Every man must have a religion especially one which appeals to the intellectual mind. A man failing to observe religious principles becomes a danger to society. While there is no doubt that scientists and psychologists have widened our intellectual horizon, they have not been able to tell us our purpose in life, something a proper religion can do.
28/02/2014(Xem: 5281)
Every student of Buddhism must be interested in a coorect notion of Nirvana,the goal of this religious effort.Naturally this has puzzled many serious minds.Sir Edwin Arnold,in his preface to "The Light of Asia" expresses the "firm conviction that a third of mankind would never have been brought to believe in blank abstractions,or in Nothingness as the issue and the crown of Being." Yet what is it?
28/02/2014(Xem: 6835)
Ajahn Brahmavamso (known to all as Ajahn Brahm) was born in London in 1951. He came from a working - class background, but won a scholarship to Cambridge, graduating with a Masters in Theoretical Physics. He became disillusioned because he felt that these great scientists knew everything about the universe out there, but nothing about their own minds Having been interested in Buddhism since age 17...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
VISITOR
110,220,567