SPEECH BY DHARMA TEACHER ANDREW WILLIAMS, AUSTRALIA, FOR THE WORLD ALLIANCE OF BUDDHIST CONFERENCE, THE 2ND GLOBAL BUDDHIST CONGREGATION, THE WORLD BUDDHIST SANGHA SUMMIT AND THE 4TH WORLD BUDDHIST OUTSTANDING LEADER AWARDS, AT THE DHARMA BUDDHIST UNIVERSITY, PAHANG, MALAYSIA, 21-25 JULY 2017.
"Buddhism has taken firm roots in Australia during the last few decades, due in part to people migrating to Australia from various Buddhist cultures and their 2nd generation, who either moved to Australia as children or were born there.
It is also due in part to the genuine interest in these precious teachings and way of life shown by Australian's of all backgrounds. Some of whom have deep virtuous roots from practising the Dharma in previous lives, and others who are totally new to the Dharma, having a strong attraction to the peace, harmony and understanding that results from the Buddhist practises of morality, meditation and wisdom. Therefore, it is essential that the Dharma be taught in the English language, using terminology and expression that can be clearly understood.
Although there may well have been some interaction between Buddhists and Australia's indigenous peoples throughout history, due to Australia's proximity to Asia, the first recorded example of Buddhism there dates back to the 1850's gold rush, when many Chinese people migrated to Australia, many of whom would have been Buddhist. The first known Buddhist temple was established in South Melbourne in 1856.
The first instance of a Buddhist monk arriving in Australia was in 1910, when an English-born monk arrived from Myanmar, and although over the years various monks visited Australia, it wasn't until the 1970's that monks began to permanently reside there.
People have been migrating to and visiting many countries around the world for a very long time, and
even more so these days with easier access to international travel, and with globalisation.
As practising Buddhists we must be moral, compassionate and wise, and of benefit to all sentient beings, and not be the cause of conflict and trouble. Therefore, when we migrate to different regions around the world, including Australia, Buddhism and Buddhists have enriched their adopted culture with peace, harmony and understanding.
In a multicultural society, such as Australia, if we are wise, we can learn from each other, widen our view of the world and the ways of the world.
As Buddhists we must be kind and friendly, and engage in peaceful and harmonious interaction with others, based on understanding, and therefore we are generally a positive influence on those around us, silently encouraging others of varying persuasions to do likewise.
From my observation and experience teaching the Dharma in both Australia and the USA, Buddhists and Buddhist communities have done exactly that, been a positive influence and brought benefit to the region where they live and the people that live there.
Buddhists generally abide by the law of the land and assimilate peacefully within their chosen homeland.
In Australia, Buddhism is held in high regard as a way of peace. A blameless religion with a history that has caused peace, harmony and understanding wherever it has travelled, including in Australia, where the number of temples and Dharma centres, as well as the number of practitioners from all backgrounds, is constantly and consistently increasing.
Of course, as with everywhere, there are still many difficulties and obstacles with having access to and practising Dharma in a place like Australia, that is not considered a Buddhist country. For example, it is sometimes difficult and a long process obtaining such things as building and operational permits for Buddhist establishments such as temples, meditation centres and schools. Along with various other difficulties.
But these difficulties and obstacles can be overcome with consistent practise, pure intentions, good skills and enthusiastic effort.
May I also add that in Australia we have reasonably easy access to all of the Buddhist traditions and cultures, which I feel is a great opportunity for us all to develop genuine understanding into the meaning and practise of the Buddha Dharma, and to develop and maintain unity and support within the Buddhist community as a whole.
Remember we are one, so let's help and support each other as much as possible, so that we are all able to study, practise and share the pure Dharma to the best of our ability, in our own countries and throughout the whole world.
May the immeasurably precious Buddha Dharma flourish throughout the whole world and throughout infinite space."
Dharma Teacher Andrew Williams
Sự phát triển
của Phật giáo tại Úc Châu và những quả lành
Bài nói của Cư Sĩ Andrew Williams, Úc Châu dành cho Hiệp hội Quốc tế về Hội nghị Phật Giáo, Hội nghị Phật giáo Toàn cầu Lần Thứ hai, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phật giáo và Lễ trao Giải thưởng Quốc tế Lần thứ Tư cho Những nhà Lãnh đạo Phật giáo Xuất sắc, tổ chức tại Đại học Phật giáo Dharma, Pahang, Malaysia, ngày 21-25 tháng 07 năm 2017.
“Sự phát triển của Phật giáo tại Úc Châu và những quả lành”
“Phật giáo đã cắm rễ ở Úc trong vài thập kỷ qua một phần nhờ số người di cư sang Úc từ những nước theo tín ngưỡng Phật giáo và nhờ vào thế hệ thứ hai gồm những người sinh ra ở Úc hoặc di cư đến đây khi còn nhỏ.
Điều này cũng một phần do người Úc trong nhiều bối cảnh khác nhau đã thể hiện sự quan tâm thật sự đối với những lời dạy và lối sống quý báu của Đạo Phật. Một số họ có đạo hạnh tốt nhờ căn lành đã tu tập giáo pháp từ những đời trước, và số khác hoàn toàn mới mẻ với giáo pháp nhưng bị thu hút bởi sự an lạc, hòa hợp và hiểu biết, đến từ việc thực hành giới, định, huệ của Đạo Phật. Chính vì vậy, cần phải dạy giáo pháp bằng tiếng Anh, sử dụng các thuật ngữ và cách diễn dạt dễ hiểu hơn.
Mặc dầu có một số tương tác giữa các Phật tử và thổ dân của Úc theo dòng lịch sử nhờ Úc nằm gần châu Á, bằng chứng được ghi lại đầu tiên là cuộc chạy đua đào vàng vào những năm 1850 khi nhiều người Trung Quốc di cư sang Úc, và đa phần là Phật tử. Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được thành lập ở
Vị sư Phật giáo đầu tiên đến Úc vào năm 1910 và là một sư tăng gốc là người Anh, đến từ Miến Điện và trong nhiều năm có nhiều sư đến thăm Úc nhưng chỉ đến những năm 70 mới có những sư tăng định cư ở nước này.
Ngày càng nhiều người di cư và thăm viếng các nước trên thế giới trong thời gian lâu hơn do việc đi lại du lịch trở nên dễ dàng hơn nhờ vào việc toàn cầu hóa.
Là Phật tử, chúng ta sống cuộc sống đạo đức, từ bi và khôn ngoan hơn, và luôn phục vụ cho lợi ích của tất cả chúng sanh, không gây ra phiền hà và mâu thuẫn. Chính vì vậy khi nhập cư đến các quốc gia với các nền tảng tôn giáo khác nhau, kể cả Úc, Phật giáo và những Phật tử đã làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của nước sở tại bằng sự an lạc, hòa hợp và hiểu biết.
Cũng như một số nước khác, Úc là một nước đa văn hóa, nếu khôn ngoan chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau, mở rộng tầm nhìn về thế giới và cách vận hành của nó.
Là Phật tử, bạn phải là người thân thiện và tử tế, tương tác một cách hòa hợp và an lành với người khác, dựa trên hiểu biết, và nhờ vậy, chúng ta sẽ ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh, kín đáo khuyến khích những người khác cũng hành xử như vậy.
Từ sự quan sát và kinh nghiệm của bản thân trong việc giảng dạy giáo pháp ở Úc và Mỹ, tôi thấy những Phật tử và các cộng động Phật giáo đã làm đúng như vậy, tạo nên một ảnh hưởng tích cực và mang lợi ích đến cho khu vực nơi họ sống và những người sống ở đó.
Phật tử thường tuân thủ luật pháp và hòa đồng rất tốt ở nơi họ chọn làm quê hương thứ hai của mình.
Tại Úc, Phật giáo luôn được đánh giá cao như là một phương tiện mang lại sự an bình. Một tôn giáo không tỳ vết với một lịch sử chỉ mang đến an lạc, hòa hợp và hiểu biết ở bất cứ nơi nào nó phát triển đến, kể cả Úc Châu, nơi số lượng các ngôi chùa, trung tâm hoằng pháp cũng như số người thực hành có nền tảng văn hoá khác nhau, đang tăng lên một cách liên tục và ổn định.
Dĩ nhiên, cũng như ở bất kỳ nơi nào, luôn có những khó khăn và trở ngại với việc tiếp cận và thực hành giáo pháp, vì Úc vốn không được xem là một quốc gia Phật giáo. Chẳng hạn, có khi rất phiền hà và mất nhiều thời gian mới xin được giấy phép xây dựng và hoạt động cho các ngôi chùa, trung tâm hành thiền và các ngôi trường Phật giáo. Và còn nhiều khó khăn khác nữa.
Tuy nhiên với sự hành trì kiên định, thiện ý, nỗ lực mạnh mẽ và phương tiện thiện xảo, những khó khăn và trở ngại đều có thể khắc phục được.
Tôi cũng xin nói thêm rằng ở Úc chúng tôi tiếp cận tất cả truyền thống và văn hóa Phật giáo khá dễ dàng, đều mà tôi cho là cơ hội rất tốt cho tất cả chúng tôi hình thành sự hiểu biết thật sự về ý nghĩa và việc thực hành giáo pháp, và cho việc phát triển, duy trì sự đoàn kết và hợp tác trong toàn thể cộng đồng Phật giáo.
Xin hãy nhớ chúng ta là một, vậy hãy giúp nhau, hỗ trợ nhau càng nhiều càng tốt, để tất cả chúng ta đều có thể học, thực hành và chia sẻ giáo pháp cao khiết trong khả năng tốt nhất của mình, trong đất nước riêng của mình và đến cả thế giới.
Cầu mong giáo pháp quý báu vô biên của Phật Đà lan tỏa trên khắp thế giới và xa đến tận cùng hết thảy không gian vô tận.
Cư Sĩ Andrew Willams
(Hoa Chí dịch Việt)