Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cần 2000 chữ ký để giúp 2 em học sinh VN thuộc Trường Trung Học Woodville

05/08/201413:21(Xem: 8356)
Cần 2000 chữ ký để giúp 2 em học sinh VN thuộc Trường Trung Học Woodville


giup nguoi ti nan
LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN GIÚP 2 EM HỌC SINH TRUNG HỌC WOODVILLE, ADELAIDE, AUSTRALIA

(Phan Bách – SBS Radio tường thuật về buổi biểu tình giúp 2 em học sinh bị chính phủ Úc giam và trả về VN)




Ai cũng có quyền được sống an toàn, lành mạnh và hạnh phúc. Vào ngày 26 tháng 06 năm 2014, các nhân viên Sở Di Trú đợi trước nhà của 2 em tị nạn Việtnam đang theo học ở Trường Trung Học Woodville. Khi hai cậu bé đi học về từ trường thì bắt đi và đưa đến Trại tạm Giam Inverbrackie ở Adelaide Hills, trong lúc bản thân hai câu bé không biết chuyện gì đang xảy ra với mình. Hôm sau đó, hai cháu được đưa đến Darwin bằng đường hàng không, và hiện đang bị giam giữ tai Wickham Point.


Một làn sóng lo ngại đã lan tỏa trong khắp cộng đồng đa văn hoá, và đến cuối tuần thì có đến 11 em học sinh bỏ trốn khỏi nhà vì sợ bị Sở Di Trú bắt đi. Một giáo viên ở Trường Trung học Woodville đã bắt đầu đưa đơn khiếu nại kiến nghị trả các em về nhà, vì vậy chúng tôi kính đề nghị những ai ký đơn khiếu nại này cũng nên ký luôn đơn để xin Tổng Trưởng Di Trú Úc, ông Scott Morrison, để cho thấy sự hỗ trợ không phân biệt đối với vấn đề này.

Đơn khiếu nại nhằm nâng cao nhận thức về những gì đang xảy ra cho những người đến xin tị nạn tai Úc. Chúng tôi muốn các cháu trai được đưa về nhà, có sự an toàn bảo đảm và việc xử lý công bằng đối với trẻ em không có người giám hộ đang cần sự giúp đỡ của chúng tôi.

Chính phủ không thể hành động thiếu nhân bản như vậy. Không có sự công bằng thì không có hòa bình -chúng ta không nên cam kết ủng hộ cho những sự việc bất công như vậy.

Xin ký đơn khiếu nại và thể hiện sự ủng hộ của quý vị bằng cách vào ký tên ở trang này, hiện nay cẩn khẩn cấp khoảng 2000 chữ ký nữa để nhà trường gởi đơn khiếu nại đến Tổng Trưởng Di Trú Úc, ông Scott Morrison để yêu cầu cho phép 2 em học sinh Việt Nam (1 em đang học lớp 10 và 1 em lớp 11) được ở lại Úc để tiếp tục được học hành.

Để giúp ký tên ủng hộ rất đơn giản, xin quý vị vào link này, chỉ cần ghi tên, thành phố và quốc gia của mình đang sinh sống, không cần ghi gì thêm nữa, xin quý vị vào đây:

http://www.change.org/en-GB/petitions/scott-morrison-bring-our-boys-back-home#share

Trước hết họ đến tìm những người tị nạn, và tôi đã không lên tiếng được vì tôi không phải là một người tị nạn.


Rồi họ đến tìm những người nhập cư, và tôi đã không lên tiếng được vì tôi không phải là một người nhập nhập cư.

Rồi họ đến bất những người dám nói lên sự thật, và tôi đã không lên tiếng được vì tôi sợ.

Everyone has the right to a safe, healthy, happy life. On the 26th of June, 2014, Department of Immigration employees were waiting at the residence of two 16 year old Vietnamese asylum seekers who had been studying at Woodville High School. When the boys arrived home from school they were taken, without being told what was happening to them, and were sent to Inverbrackie Detention Centre in the Adelaide Hills. Soon afterwards, they were then flown out to Darwin, where they are now being detained at Wickham Point.

A wave of fear spread through the multicultural community, and by week's end 11 students had fled from their homes in fear of being taken by the Department of Immigration. A teacher from WoodvilleHigh School has already started a petition to bring our boys home, so we suggest all who sign this petiton also sign that one to let Scott Morrison know just how diverse the support for this cause is. (http://chn.ge/1qtmCoe)

This petition is to spread awareness about what is happening to people who have come to seek refuge in Australia. We want our boys brought back home and we want the guaranteed safety and fair treatment of unaccompanied minors seeking our help. The government cannot act in such an inhumane way. No justice, no peace - these injustices are not committed in our name.

Sign our petition and show your support by following us on

http://www.change.org/en-GB/petitions/scott-morrison-bring-our-boys-back-home#share


Hai người bị bắt là quá nhiều

Vào ngày 26 tháng 06 năm 2014, hai em học sinh 16 tuổi từ trường về nhà. Hai em vừa bỏ cặp xuống, dự định sẽ chơi trò chơi Xbox một lúc. Vài phút sau, các nhân viên Di trú và cảnh sát Liên bang vào nhà, trao cho các em một lá thư và các em thu dọn đồ đạc. Hai em được đưa đến Trại tạm giam Inverbrackie ở Adelaide Hills. Lúc 3 giờ sang hôm sau, chúng được đưa đến Darwin bằng đường hàng không, và hiện đang bị giam tại Trại tạm giam Wickham Point.

Tạm thời hãy khoan nói đến việc này. Chính phủ của chúng ta mang trẻ em ra khỏi môi trường an toàn về cảm xúc và thể chất là căn nhà của chúng, và ném trẻ vào một nơi về cơ bản là một nhà tù.

Không có lý do hợp lý nào cho việc bắt bớ này. Hai đứa trẻ đã từng sống trong cộng đồng trong hai năm, với sự chăm sóc và yêu thương. Chúng đã đi học và là những học sinh ngoan. Chúng đến Úc từ tháng 03 năm 2011, và chúng vượt biển từ Việt Nam đến đây để xin được tỵ nạn.

Những em này đến một mình, không có cha mẹ hay gia đình đi kèm. Lúc đến các em chỉ khoảng 13 tuổi. Các em phải ở gần 16 tháng trong trại tạm giam, và rốt cuộc được cho là không mang lại rủi ro gì nên được thả ra cho hòa nhập với cộng đồng.

Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng các em đã chán nản đến thế nào. Chúng phải sống cuộc đời của kẻ bị buộc tội, trải qua một chuyến vượt biển dài khó khăn và phải ở trong trại tam giam hơn một năm. Cuối cùng các em đã có lại được tuổi thơ. Chúng bắt đầu có lại niềm tin.

Và nước Úc đã làm gì? Bắt chúng ra khỏi nhà và đưa vào chốn địa ngục một lần nữa.

Việc này không chỉ làm cho các em mà cả cộng đồng bị sốc. Những em thanh thiếu niên ở Miền Nam nước Úc rất phẫn nộ với những gì đang xảy ra. Thủ lĩnh Thanh Niên 2014 Malwinka Wyra, trình bày quan điểm thay mặt cho các em thanh niên về vấn đề này như sau:

Những bạn trẻ này đã dành cả đời để tìm kiếm sự an toàn, và tôi không thể tưởng tượng lúc này họ đang cảm thấy như thế nào khi mà an ninh và hòa bình của họ đã bị cướp đi một cách độc ác, đúng vào lúc họ cảm thấy mình vừa tìm được. Sự việc này truyền đi một thông điệp kinh khủng đến cho bản thân các em, bạn bè, gia đình và lớn hơn là cả thế giới. Và tôi cảm thấy thật khủng khiếp là chính đất nước của mình lại làm cái điều này. Tước đoạt an ninh, hòa bình và tự do – đặc biệt là của những thành viên dễ bị tổn thương nhất của xã hội chúng ta – tôi không bao giờ ủng hộ việc này!

Hoàn cảnh của họ chỉ có thể tạm an ủi bằng những cuộc viếng thăm ngắn ngủi và những cuộc trò chuyện vội vã của bạn bè, đôi khi bị nhân viên cảnh sát làm gián đoạn và rút ngắn. Mặc dầu các em giỏi tiếng Anh, các đề tài thảo luận có thể cho là khó cả vê ngôn ngữ lẫn việc truyền đạt thông tin nhạy cảm và riêng tư đến những người lạ, sống trong những hoàn cảnh hết sức khác biệt.

Mặc dầu đã đến và dung thân ở nước Úc được hơn 3 năm dưới sự Giám hộ của Tổng trưởng Nhập cư, hoàn cảnh của các em hiện nay không khác gì mấy so với ngày mới đến hòn đảo Christmas Island này. Thỉnh cầu xin tị nạn của các em vẫn chưa được lắng nghe hoặc xem xét.

Cách đây vài tuần, vào cuối tháng 06 năm 2014, các em phải thi hành thông báo của Sở Di Trú và Bảo vệ Biên giới (DIBP) yêu cầu các em cung cấp bằng chứng nhận dạng trong vòng 6 tuần. Do phải bỏ trốn và mất liên lạc với gia đình, các em phải nhờ sự giúp đỡ pháp lý của Life Without Barriers để đáp ứng yêu cầu này. Một trong hai cậu bé điền Form 956 để một nhân viên hãng luật di trú hành động thay mặt cho mình, những đã không ai làm gì giúp cậu để trả lời yêu cầu của DIBP. Cậu bé 11 tuổi khác lo tập trung học kỳ 1 để lấy Chứng chỉ Giáo dục Nam Úc. Cậu nghĩ mình vẫn còn đủ thời gian học trước khi cấn tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý cho việc trả lời thông báo của DIBP.

Vậy là cả hai cậu trai đã không đáp ứng yêu cầu của DIBP, bất kể có hay không có sự hỗ trợ pháp lý. Khoảng 7-10 ngày sau ngày nhận thông báo, cả hai cậu bị bắt đưa đến trại tạm giam an ninh cấp cao ở Wickham Point, nơi mà phương tiện truyền thông và bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng rất hạn chế. Điều này đặt hai cậu vào tình thế khó khăn, bởi vì nếu không cung cấp được bằng chứng nhận dạng, chúng có thể bị trục xuất. Nhưng làm sao mà cung cấp được khi đang bị nhốt sau các thanh sắt. Và cũng có khả năng việc tạm giam trẻ nhỏ là bất hợp pháp. Luật quy định rằng phải có thông báo trước khi hủy bỏ việc sống chung với cộng đồng. Chúng chỉ được giao cho một lá thư ngay thời điểm bị bắt. Lý do chính đáng cho việc thông báo trước đã bị vi phạm trong trường hợp này - để tránh gây cho các em sốc và chán nản.

Bỏ chạy để cứu mạng

Cả hai cậu bé đều từ Việt Nam đến. Có một hiểu lầm chung cho rằng Việt Nam không có chiến tranh thì làm gì có người tị nạn thật sự từ đó chạy sang. Điều này hoàn toàn không đúng. Nhiều người từ Việt Nam đã được công nhận nhập cư như người tị nạn, chỉ mới vào năm 2013. Đa số việc ngược đãi ở Việt Nam là để chống lại người theo Công giáo. Những nhóm bị chống đối khác bao gồm những nhà vận động nhân quyến, bất kỳ ai tố cáo việc tham nhũng của chính phủ, chống đối sự đàn áp của Trung Quốc đối với Việt Nam thông qua việc khai thác đất đai và khoáng sản, những người chống chính quyền cướp đất gia tộc của họ, phụ nữ chịu bạo lực gia đình và không được nhà nước bảo vệ, và danh sách còn dài hơn nữa. Thỉnh thoảng một số thanh niên bị đe dọa, quấy nhiễu hoặc đánh đập bởi bọn côn đồ nếu họ thừa hưởng những vấn đề mà vì chúng bố mẹ họ đã chịu đựng sự tấn công.

Một trong hai cậu bé có gia đình bị chính quyền và cảnh sát gây rắc rối khi họ chống đối việc chiếm đất cưỡng chế, vì lý do đó họ trở thành kẻ thù của chính quyền. Họ đã bị bọn ác ôn đánh đập và đe dọa tính mạng. Cha cậu nộp mạng cho cảnh sát và bị tống giam. Rồi ông đồng ý bán đất đê hối lộ cho cảnh sát với thỏa thuận là ông sẽ được thả ra. Để cứu đứa con trai, ông gởi nó đi xa. Thật đau đớn đứa trẻ phải sống cách ly với những người thân yêu nhất vá kể từ đó hoàn toàn mất liên lạc với gia đình, không biết hiện họ đang ở đâu, số phận ra sao.

Gia đình một cậu bé khác thuộc Giáo phận Tam Tòa, nơi có sự thù địch rõ rệt và có nhiều chứng cứ chống lại những người theo Công giáo vào năm 2009. Cha mẹ em trở thành mục tiêu của cảnh sát và chính quyến địa phương vì làm việc cho nhà thờ Tam Tòa và tham gia vào việc chống chiếm đất của chính quyền. Họ bị đánh đập dã man và vì lo cho con nên đã gởi cậu vào Sài Gòn. Cậu bé ngấn lệ khi kể rằng từ khi rời Việt Nam, cậu không hề liên lạc được với gia đình và không biết biết hiện giờ họ ở đâu và cuộc sống thề nào.

Cả hai đến Christmas Island từ Việt Nam trực tiếp bằng tàu vào tháng 03, 2011. Các em ở Christmas Island một tháng, được chuyển đến Trại tạm giam Baxter ở Port Augusta ở 8 tháng, rồi đến Trại tạm giam Darwin Airport Lodge thêm 18 tháng nữa..Vào tháng 09, 2012, hai em được đưa vào sống chung với cộng đồng có sự giám sát ở Adelaide nơi chúng được đi học học tiếng Anh đã được 1 năm tại trường Cấp hai Adelaide. Cả hai đều nỗ lực học giỏi tiếng Anh để được vào học trường trung học chính quy. Một cậu đã bắt đầu chương trình chính quy tại Trường Trung học Woodville vào học kỳ cuối của năm 2013. Cậu bé còn lại bắt đầu chương trình chính quy vào học kỳ đầu của năm 2014.

Một cộng đồng cảm nhận được nỗi đau

Ảnh hưởng từ sự biến mất của hai cậu bé đối với cộng đồng thật đáng lo ngại, nhất là đối với các em sống trong những khu vực cộng đồng được giám sát. Người bạn cùng phòng của các cậu bé 19 tuổi đã bỏ trốn vì sợ bị bắt giam trở lại. Vậy thì những em nhỏ 11 tuổi người Việt tị nạn khác ở Adelaide cũng lo sợ sẽ bị bắt và trục xuất. Thêm 3 em nữa đã bỏ trốn vào ngày 10 tháng 07.

Nếu cảnh sát tìm thấy các em, liệu chúng ta có biết được là các em có bị bắt giam trở lại không? Tệ hơn nữa là có báo cáo cho rằng việc này đang diễn ra trên khắp đất nước. Có cả hàng trăm người sống trong các cộng đồng được giám sát. Tất cả đều chết điếng và ngơm ngớp lo sợ bị bắt đi. Họ không biết khi nào và ở đâu, chỉ còn đợi cái vỗ vai là xong.

Có thể hiểu được việc những học sinh này bỏ đi đã gây sốc cho cả cộng đồng, và làm cho bạn bè và giáo viên của họ lo lắng.

Sinh viên từ Trường Trung học Woodville đã tụ họp lại với nhau cùng lên tiếng trong các bài phát biểu vào ngày cuối của Quốc hội Thanh niên năm 2014. Ngồi trong hàng ghế của Nhà Quốc hội, trước bạn bè, gia đình và công chúng, các Tổng trưởng, bốn sinh viên đã xúc động nói lên lời kêu gọi để những người thân của họ được trở về. Nhiều người khóc, số khác cố ngăn dòng lệ rơi.

Những cậu bé này không chỉ là người tị nạn, hay lá gánh nặng cho xã hội. Chúng là một phần của cộng đồng, được bạn bè yêu thương. Một người bạn của hai cậu bé Wathnak Vy, nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài:

Các bạn ấy là những người bạn tốt. Khi tôi gặp khó khăn, tức là những khi tôi bị căng thẳng vì việc học, tôi nhờ các bạn ấy giúp thì các bạn luôn làm cho tôi vui lên. Các bạn ấy rất tử tế, không gì có thể so sánh được với những gì các bạn ấy đã làm cho tôi. Đúng là những người bạn rất, rất tốt.

Kể từ đó những học sinh này được những em khác ủng hộ trong chiến dịch vận động kêu gọi trả hai em trai về trường, và ngăn ngừa không để cho những em khác bị bắt đi. Chỉ trong vòng 5 ngày ngắn ngủi, đơn khiếu nại đã có đến 6,000 chữ ký.

Maria Hull – vừa mới được bầu làm Thủ Lĩnh Thanh Niên Nam Úc cho năm 2015 – đã tham gia rất nhiệt tình vào chiến dịch này.

Là thành tiên và là lãnh đạo của thời đại ngày nay, chúng tôi sẽ không im lặng khi mà mạng sống của những bạn đồng lứa bị đe dọa.Trước tiên tôi rất buồn nhưng bây giời thì rất phiền muộn. Làm sao mà chúng ta ngồi yên được khi thanh niên vô tội đang gặp hiểm nghèo? Các Tổng trưởng của chúng ta làm sao vẫn ngủ ngon cho được khi biết rằng những tâm hồn non trẻ này không phải là những đối tượng duy nhất chịu đựng số phận thế này? Xin đừng lờ đi tiếng kêu của chúng tôi. Xin đừng bỏ qua thông điệp của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không giữ im lặng đâu.

Người ta thường quên rằng ngay trong sự việc được xem là một vấn đề chính trị chính là bi kịch về con người. Dù cho bạn có ủng hộ hay phản đối việc cho phép dân tị nạn nhập cư vào Úc, trong những tình huống như vậy, điều này không quan trọng.

Hai em trai này vẫn còn là trẻ con. Chúng đã ở trong cộng đồng, đã nỗ lực tiến bộ và đã hòa nhập. Chúng dám mơ về tương lai, mà giờ này thì đang ở trong trại tạm giam an ninh cấp cao, một nơi chẳng phù hợp cho trẻ em do Mạng lưới Cố vấn và Hỗ trợ Người Tại nạn Darwin lập nên.

Chúng được sự giám hộ của Scott Morrison. Rõ ràng vai trò của một người giám hộ đã được định nghĩa lại, là sử dụng những người lệ thuộc vào bạn về lợi ích chính trị, thay bị bảo đảm sự an toàn và hạnh phúc cho họ.

Bạn bè của hai em trai rất chán nản và giận dữ. Làm sao những em 16 tuổi tin tưởng cảnh sát và chính phủ của mình, khi bạn của họ bị bắt đi vô cớ một cách bất công.

Tất cả những người tị nạn khác trong cộng đồng mất ngủ vì họ chờ đợi tiếng gõ cửa. Sống với tâm trạng như vậy quả thật chẳng dễ dàng.

Hiện đang có 15 người sống ở vỉa hè đường phố để trốn cảnh sát. Họ cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn và sợ hãi. Scott Morrison đã đe dọa sẽ bỏ tù những ai giúp họ. Đây là hình phạt dành cho những người tử tế.

Tại sao đất nước chúng ta lại làm vậy? Có lý do chính đáng nào buộc chúng ta phải thờ ơ với cảnh ngộ khó khăn của những người cần sự giúp đỡ nhất? Sự việc này thật đau lòng xót dạ. Họ là con người, là những con người thật sự. Họ cũng biết vui buồn, đau khổ và phiền muộn như tất cả chúng ta vậy.

Bạn có thể làm gì

Chúng tôi xin các bạn phát tâm từ bi. Xin gác sang một bên những định kiến chính trị và giúp các em học sinh này được trở về trường, về nhà.

Đơn khiếu nại của chúng tôi nằm trên trang mạng change.org có tên là Bring Our Boys Back Home.

Để giúp ký tên ủng hộ rất đơn giản, xin quý vị vào link này, chỉ cần ghi tên, thành phố và quốc gia của mình đang sinh sống, không cần ghi gì thêm nữa, xin quý vị vào đây:


http://www.change.org/en-GB/petitions/scott-morrison-bring-our-boys-back-home#share

Xin nghe bài tường thuật (Phan Bách - SBS Radio) về buổi biểu tình của chúng tôi vào ngày 02/08/2014 lúc 11.30 sáng, tại Nhà Quốc Hội Adelaide:




Việt dịch: Hoa Chí



"Bring Them Home" - Neo Pitso & Kyle Rigney

Nhạc phẩm “"Bring Them Home" - Neo Pitso & Kyle Rigney “ do Neo Pitso & Kyle Rigney, học sinh Trường Trung Học Woodville sáng tác và trình bày để kêu gọi giúp đỡ cho bạn của mình không bị trả về VN


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2017(Xem: 38327)
The Seeker's Glossary of Buddhism By Sutra Translation Committee of USA/Canada This is a revised and expanded edition of The Seeker's Glossary of Buddhism. The text is a compendium of excerpts and quotations from some 350 works by monks, nuns, professors, scholars and other laypersons from nine different countries, in their own words or in translation. The editors have merely organized the material, adding a few connecting thoughts of their own for ease in reading.
01/03/2017(Xem: 13709)
Recently I was asked why I love Buddhism. So here are 7 answers for why I love, appreciate, respect, study, practise and share the precious Buddha Dharma. Some answers are short and sweet, while others are in more detail. Of course I could give many more answers and more details, however I've kept it to just 7, for the benefit of easy reading.
09/01/2017(Xem: 14642)
Every morning when I read the news, there are so many reports on war and destruction happening all over the world. This sometimes leads me to feel overwhelmed, helpless and somewhat guiltyfor the relatively peaceful life I have. How do Itransform these feelings of sadness, anger and helplessness into something a lot more productive and constructive?
30/12/2016(Xem: 10017)
1/ How does reincarnation work in Buddhism? 2/ When we pray who do we pray to? And the words we say when praying what do they mean? 3/ Have you ever been in love? 4/ In the future when treating patients how can I use Buddhism to help me? 5/ If good and bad are all relative to a person, let’s say, to a terrorist bomber, what they are doing is a good thing, but to others it is not. So that would mean right and wrong is relative too. So how do we know that something is an ‘absolute’ right thing who says that this is right and that is wrong. 6/ As a practising Buddhist lay person how can I reconcile my desire to be successful/ambitious/career-driven with the Buddhist concept of right livelihood. Sometimes it feels like the pursuit of being successful career-wise is very wordly, driven by materialism. Can I be a decent Buddhist AND a successful career person. Is this possible?
11/11/2016(Xem: 7682)
Audio: Body Mind Transformation
26/10/2016(Xem: 15394)
Seven Wonders of the Buddhist World | BBC Documentary | with English Subtitles, Over thirty years ago I sat and watched a programme on British television about Tutankhamen. I still remember the frisson - the realisation that the stories I'd heard; of boy-kings dripping in gold; of hidden burial chambers and court intrigue could, sometimes, be true. That BBC documentary was inspirational. I've been fortunate enough to spend my adult life following my own research interests - and delight in being able to share the results with a wider public.
26/10/2016(Xem: 31137)
In India in the 6th century BC, Sakyamuni, "a wise man of the Sakya tribe", had been meditating under a tree when, suddenly, he was struck with the comprehension of all things. He became Buddha, meaning the « Illuminated ». His message, based on a pragmatic philosophy, taught how to free oneself from all needs in order to achieve illumination. After the death of the Enlightened One, his disciples – a few monks – began to spread his teachings all over India, from Ceylon to the Himalayan. Fearing man’s penc
29/07/2016(Xem: 5752)
Fund Raising Dinner for Victorian United Nations Day of Vesak Inc. Since 2009.
10/03/2016(Xem: 9670)
It is generally accepted that the Vietnamese print media started in 1979 in Australia when the first issue of the Bell of Saigon / Chuông Saigon was on sale in Sydney. Initially, it was published fortnightly then became a weekly. Over the past four decades, the media in Vietnamese have gone through a developmental pattern which is not dissimilar to those in other culturally and linguistically diverse communities (CALD) in that it has grown in number and strength along with the Vietnamese speaking community.
29/11/2015(Xem: 9076)
Thousands of Tasmanians who travelled from all corners of the State rallied in Hobart for climate action in the lead up to this week’s Climate Summit in Paris. This should be a wake up call for the Hodgman government which has ripped up Tasmania’s ClimateSmart strategy and continues to subsidise the emissions-intensive native forest logging industry. The science tells us that protecting the vast stores of carbon in Tasmania’s forests must be part of our response to climate disruption. Tasmania is uniquely placed to be a world leader in responding to global warming, but the state government seems happy to keep its head in the sand and ignore the enormous opportunities that exist to create jobs and prosperity in low carbon industries. Every responsible government has a climate plan. Even war-torn South Sudan has acknowledged its civil responsibility and prepared a comprehensive climate plan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]