Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (25)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
HT. Thích Huyền Vi
Mới nhất
A-Z
Z-A
HT Thích Huyền Vi
02/05/2012
02:36
Nghe Thuyết Pháp của HT Thích Huyền Vi
Khuyến Tu (thơ)
15/12/2015
01:39
KHUYẾN TU Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày, Tu hành gắng lấy, để cầm tay, Bến mê lánh khỏi trăm phần khó, Cửa Pháp nương nhờ lắm chuyện may ! Nợ trước bốn ơn, lo gắng trả, Thân sau ba cõi, nguyện đừng vay, Vô thường niệm niệm xin ghi nhớ, Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày!" Thơ của HT Huyền Vi
Kinh Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la Liễu Nghĩa
08/04/2013
17:03
Luận về những gì thuộc huyết khí thì phải có tính biết, phàm có tính biết chắc chắn đồng thể. Thế nên 'chơn tịnh minh diệu, hư triệt linh thông' sáng suốt hằng còn. Đó là nguồn gốc của chúng sanh, nên gọi là tâm địa. Là chỗ chứng đắc của chư Phật, nên gọi là bồ đề. Giao lưu suốt khắp, dung thông nhiếp hóa, nên gọi là pháp giới.
Kinh Hồng Danh Lễ Sám (tập 1)
25/07/2013
08:17
Chúng sinh sanh trưởng trong đời mạt phát hầu hết nghiệp nặng phước nhẹ, chướng sâu huệ cạn, trọn cuộc đời gặp nhiều khổ đau, thân tâm loạn động, ngay cả hàng xuất gia cũng lại như vậy. Thế nên trên đường đời, đường đạo đều gặp rắc rối giống nhau, thân tâm khổ lụy. Trong Kinh Địa Tạng có câu “Mạt thế chúng sinh nghiệp lực thậm đại, năng địch Tu Di, năng thâm cự hải, năng chướng thánh đạo…” nghĩa là chúng sanh ở đời rốt sau của giáo pháp, sức nghiệp vĩ đại, so sánh có thể cao như núi Tu Di, sâu rộng như biển cả, nó thường hay ngăn chận con đường lên quả Thánh…
Kinh Hồng Danh Lễ Sám (tập 2)
25/07/2013
08:37
Đời hiện tại thường xuyên bị sự khó khăn, tai nạn, bịnh hoạn trầm trọng, như thế là do đâu? Chính do mỗi người tạo nhiều nhơn ác trong đời quá khứ, hoặc nhiều kiếp về trước đã gieo nhơn đen tối, nặng nề khổ đau, nên đời hiện tại mang thân mạng nầy mới chịu nhiều tai biến, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc. Trong Kinh Nhơn Quả, đức Phật đã dạy: “Muốn biết nhơn đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn thẳng những việc mình đang lãnh thọ trong đời này; muốn rõ quả báo kiếp sau của mỗi người thế nào, thì cứ xem các nhơn mỗi người tạo tác trong đời nầy.” Nguyên văn: “Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị; yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.”
Kinh Hồng Danh Lễ Sám (tập 3)
25/07/2013
08:42
Bộ Hồng Danh Lễ Sám nầy được dịch từ bản chữ Hán trong Tục Tạng Kinh – Tập I, Ấn Độ soạn thuật. Bản chính mang danh tựa là “Phật Thuyết Phật Danh Kinh,” gồm 30 quyển. Trong đó, từng đoạn từng đoạn, Phật thuyết nhơn quả báo ứng, nghiệp lực, tội khổ của chúng sanh đã tạo, đương tạo… rồi nói đến Hồng Danh các đức Phật, Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư v.v… Về các bài kinh văn trường hàng, chư Tổ về sau có thêm vào văn sám nguyện, trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, trong Lương Hoàng Sám, trong Dược Sư Sám… Chúng tôi nhận xét nếu đề “Phật Thuyết Phật Danh Kinh” thì phải thuần là danh hiệu Phật, nhưng trong ấy lại có nhiều danh hiệu Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư… do đó, nên chúng tôi xin đổi lại là “Đức Phật Nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám quyển thứ nhất, quyển thứ hai v.v… ”
Kinh Hồng Danh Lễ Sám 01 (EBook 3D)
08/04/2013
16:45
Chúng sinh sanh trưởng trong đời mạt phát hầu hết nghiệp nặng phước nhẹ, chướng sâu huệ an, trọn cuộc đời gặp nhiều khổ đau, thân tâm loạn động, ngay cả hàng xuất gia cũng lại như vậy. Thế nên trên đường đời, đường đạo đều gặp rắc rối giống nhau, thân tâm khổ lụy.
Kinh Hồng Danh Lễ Sám 02 (E Book 3D)
08/04/2013
16:45
Chúng sinh sanh trưởng trong đời mạt phát hầu hết nghiệp nặng phước nhẹ, chướng sâu huệ an, trọn cuộc đời gặp nhiều khổ đau, thân tâm loạn động, ngay cả hàng xuất gia cũng lại như vậy. Thế nên trên đường đời, đường đạo đều gặp rắc rối giống nhau, thân tâm khổ lụy. Trong Kinh Địa Tạng có câu "Mạt thế chúng sinh nghiệp lực thậm đại, năng dịch Tu Di, năng thâm cự hải, năng chướng thánh đạo..."
Kinh Viên Giác
15/01/2016
21:40
Luận về những gì thuộc huyết khí thì phải có tính biết, phàm có tính biết chắc chắn đồng thể. Thế nên ‘chơn tịnh minh diệu, hư triệt linh thông’ sáng suốt hằng còn. Đó là nguồn gốc của chúng sanh, nên gọi là tâm địa. Là chỗ chứng đắc của chư Phật, nên gọi là bồ đề. Giao lưu suốt khắp, dung thông nhiếp hóa, nên gọi là pháp giới. Vắng lặng, thanh tỉnh chơn thường , chơn lạc gọi là niết bàn. Chẳng rơ chẳng rĩ, gọi là trong sạch. Không hư vọng, không biến đổi gọi là chơn như.
Lễ tưởng niệm 10 năm viên tịch Cố HT Thích Huyền Vi
26/02/2015
22:04
Lễ tưởng niệm 10 năm viên tịch Cố HT Thích Huyền Vi
Quay lại