Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (347)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Dr. Hoang Phong
Mới nhất
A-Z
Z-A
Audio: Ryokan Gã Thiền Sư Đại Ngu Cô Đơn Trên Con Đường Trống Không (Cuộc Đời và Thi Phú)
29/10/2020
18:43
Nếu Dogen (Đạo Nguyên, 1200-1253) là một thiền sư và tư tưởng gia lớn nhất nước Nhật, thì Ryokan (Lương Khoan, 1758-1831) là một thiền sư thi sĩ được người dân Nhật quý chuộng nhất. Ngày nay, nếu tư tưởng của Đạo Nguyên và học phái Tào Động trong Thiền học Zen đã lan tràn và ảnh hưởng sang các nước Tây phương và cả thế giới, thì thi ca của Ryokan ngày càng làm say mê những người phương Tây. Sách nói đến cuộc đời và thi phú của Ryokan bằng các ngôn ngữ phương Tây thật hết sức phong phú. hoangphong-ryokan-01Trước hết phải nói ông là một thiền sư ngoại lệ, một con người khác thường, gần như suốt đời sống ẩn dật, trong đơn sơ và cô quạnh. Chẳng những ông không thích cuộc sống thế tục đầy giả dối, nhưng ông cũng không chịu nổi cả cuộc sống của tăng đoàn nơi tu viện.
Bài 21: Tôi cầu mong loại trừ được mọi thứ đam mê
22/10/2020
19:38
Lời đại nguyện thứ hai là: "Tôi nguyện cầu loại bỏ được mọi thứ đam mê" (passion/ dục vọng, thèm khát). Vậy các đam mê ấy là những gì, và phải làm thế nào để tiêu trừ chúng? Đam mê là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các thứ ô nhiễm tâm thần, chẳng hạn như tất cả các xúc cảm tiêu cực, các thể dạng tâm lý mang tính cách trói buộc (psychological conditionings/ các thúc đẩy, ý nghĩ hay xúc cảm vướng mắc dấy lên trong tâm thần), chẳng hạn như các thiển kiến và các ý niệm có sẵn (preconceptions/ preconceived ideas/ các ý nghĩ rập khuôn) (tiếng Pali gọi các thể dạng tâm thần ô nhiễm này là kilesa, tiếng Phạn là klesa, kinh sách Hán ngữ gọi là "phiền não" (?)).
Các câu trích dẫn giáo lý của Đức Phật
18/10/2020
16:18
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
Hai bài thơ của nữ thi sĩ Louise Glück
15/10/2020
17:06
Xin gửi tặng độc giả xa gần hai bài thơ của nữ thi sĩ người Mỹ Louise Glück (1943-), vừa đoạt giải Nobel Văn chương, ngày thứ năm vừa qua, 08.10.20.
Tuổi mười hai
23/09/2020
07:43
Một cách tổng quát, sự sinh hoạt của con người được thúc đẩy bởi ba thứ bản năng: sinh tồn, sợ chết và truyền giống. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, gây ra các tác động sớm nhất. Một đứa hài nhi khi mới lọt lòng đã biết tìm vú mẹ, đói thì khóc. Lớn lên bản năng sinh tồn tạo ra các xung năng và thúc đẩy ích kỷ, tham lam, thèm khát, tranh giành miếng ăn, của cải, đưa đến hận thu, xung đột và cả chiến tranh.
Mồ Côi (thơ)
11/07/2020
15:42
Khổ đau nào lớn nhất, Là khổ đau của mẹ, Có người mẹ nào không đau khổ? Nước mắt nào xót xa nhất, Là nước mắt của mẹ. Có người mẹ nào không khóc?
Ý niệm về sự Tự Do trong lịch sử nhân loại và theo quan điểm Phật giáo
08/06/2020
19:00
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng
19/04/2020
18:46
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
Tôi là ai ( Thơ: Hoang Phong Diễn ngâm: Hồng Vân và Đoàn Yên Linh)
27/03/2020
16:35
Tôi là ai ( Thơ: Hoang Phong Diễn ngâm: Hồng Vân và Đoàn Yên Linh): Tôi là hoa, là lá, hay là người? Thênh thang, tôi làm mây lưng trời? Hay nhỏ nhoi, kiếp côn trùng cỏ dại? Không, tôi không phải hoa, chẳng phải lá, Không sâu bọ, chẳng phải người, Không phải đá, chẳng phải mây.
Lý Tưởng của người Bồ-tát
24/03/2020
15:02
Trước khi phân tích và đi sâu vào chủ đề "Lý tưởng của người bồ-tát", thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Phật giáo là gì, có phải là một tôn giáo hay không? Chữ "tôn giáo" (religion) là một thuật ngữ của người Tây phương, xoay quanh ý niệm về một Vị Trời Sáng Tạo ra thế giới và cả con người. Do đó con người phải chấp thủ quy luật do vị Sáng Tạo an bài, và điều đó cũng có nghĩa là nếu muốn được "cứu rỗi" thì phải chấp hành các phán lệnh của Vị ấy. Dhamma - tiếng Phạn là Dharma - hay Đạo Pháp do Đức Phật đưa ra hoàn toàn ngược hẳn với ý niệm đó. Dhamma là cách hướng vào bên trong con người của mình để tìm hiểu các nguyên nhân quá khứ và cả trong hiện tại đưa đến sự hiện hữu của chúng ta ngay trong lúc này, và chính sự hiện hữu đó cũng luôn ở trong tình trạng chuyển động và đổi thay, bằng cách liên kết và tương tác với vô số các điều kiện khác trong thiên nhiên và vũ trụ. Tu tập Phật giáo là tìm hiểu các nguyên nhân nào đã tạo ra sự hiện hữu trói buộc đó của mình để hó
Quay lại