Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (277)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Cư Sĩ Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
Điểm Sách: Phật Giáo Chưa Bao Giờ Biến Mất Khỏi Ấn Độ
22/01/2025
08:00
(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua. Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
Vô Tâm là đạo: Kinh Bahiya
15/01/2025
10:13
Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central. Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.
Đừng nên hẹn gặp lại kiếp sau (Do not wish to see someone again in the next life)
15/01/2025
09:55
Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.
Nghi Phật, Tin Phật Đều Hỏng (Doubting Buddha and Believing Buddha Are Failing)
15/01/2025
09:24
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi. Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.
Pháp Ấn Niết Bàn (Dharma Seal of Nirvana)
15/01/2025
09:15
Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.
Hãy thấy như mù, nghe như điếc (Just see as if you were blind; hear as if you were deaf)
15/01/2025
09:09
Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?
Học Đạo Từ Khi Nằm Nôi (Learning Buddhism from the Cradle)
15/01/2025
09:01
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.
Cái Biết Lìa Khái Niệm (The Awareness Beyond Concepts, song ngữ Việt-Anh)
15/01/2025
08:57
Khi đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thường gặp một số vị sư truyền dạy, hay trả lời bằng những cách không dùng lời nói. Người ta thường gọi đó là vô ngôn, là không sử dụng ngôn ngữ. Chữ này có lẽ không thích nghi, vì chữ vô ngôn có khi chỉ là sự im lặng, khi không muốn nói. Có lẽ, chữ thích hợp nên là cái biết xa lìa khái niệm không thể mô tả bằng ngôn ngữ được.
Kinh Pháp Cú số 15 | Dhammapada Verse 15
31/10/2024
09:47
Ngày xưa, tại một ngôi làng không xa tu viện Veluvana, có một người đồ tể bán thịt heo rất tàn nhẫn, tên là Cunda. Cunda đã làm nghề bán thịt heo trong hơn 55 năm. Trong suốt thời gian đó, Cunda không làm một việc công đức nào. Trước khi chết, ông đau đớn đến mức rên rỉ và kêu ré lên, và liên tục chuyển động, bò bằng tay và đầu gối như một con heo trong suốt bảy ngày. Trên thực tế, ngay cả trước khi chết, ông đã đau khổ như thể đang ở trong địa ngục Niraya. Vào ngày thứ bảy, người đồ tể chết và tái sinh trong địa ngục As Tỳ. Do đó, kẻ làm điều ác luôn phải chịu đau khổ vì những việc ác mà mình đã làm. Cunda đã đau khổ ở thế giới này cũng như ở thế giới bên kia.
Kinh Pháp Cú số 13 và 14 | Dhammapada Verse 13 & 14
31/10/2024
09:43
Một lần nọ, Đức Phật đang trú tại tu viện Veluvana ở Rajagaha khi vua cha của ngài là Vua Suddhodana nhiều lần phái sứ giả đến gặp Đức Phật để thỉnh Phật đến thăm thành phố Kapilavatthu. Do vậy, Đức Phật đã thực hiện chuyến đi cùng với hai mươi ngàn vị A-la-hán. Khi đến Kapilavatthu, Đức Phật đã kể truyện bản sanh Vessantara Jataka cho hội chúng họ hàng của ngài. Vào ngày thứ hai, ngài vào thành phố, nơi ngài đọc bài kệ bắt đầu bằng "Người ta nên đứng dậy và không nên mất chánh niệm..." thì thân phụ của ngài đắc Quả Tu Đà Hoàn.
Quay lại