Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người từ trăm năm

19/09/201407:26(Xem: 6751)
Người từ trăm năm
nguoi tu tram nam

 





Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Tôi tay trắng vô sản còn ngại chết đến vậy, thử hỏi mấy người thứ gì cũng có thì còn thảm đến mức nào. Vua Tàu rồi vua Ai Cập, vị nào cũng muốn được trường sinh. Không được trường sinh ở cõi này thì cũng mong được bất tử ở cõi khác. Họ dùng đủ cách, từ linh đơn thần dược lúc sống đến việc xây dựng lăng mộ ướp xác với nhựa thông rồi thắp mấy ngọn đèn trường minh bằng dầu cá. 

 

Nhiều kẻ nhà giàu thời nay vẫn đêm ngày bòn của thành núi rồi hi vọng được các nhà khoa học dùng cách nào đó giúp mình sống thêm. Với mấy bà thì sống dai chưa đủ, phải trẻ đẹp thiệt lâu mới chịu, dù đường dài phải nhờ dao kéo tùng xẻo liên miên để giằng co với con tạo. Mấy hôm nay tôi ngẫu nhiên đọc mấy bài báo thiệt lạ. Các tỉ phú Việt Nam trong nước gần đây đã biết học theo người Tàu dùng các loại thần dược gì đó từ thai nhi ngâm rượu, cho đến những động vật khó ngờ nhất hoặc mua gỗ đàn hương, ngọc am về làm giường nằm, ghế ngồi để ngày đêm ngửi lấy mùi hương của chúng như một kiểu linh khí giúp sống lâu. 

 

Thế đã hết đâu, họ còn kín đáo chuẩn bị hậu sự cho mình sau này bằng cách cho người xây lăng mộ với cả kỹ thuật cổ truyền lẫn hiện đại để xác họ mai sau được trường tại tề thiên. Hồn đi xa mà xác vẫn còn đó thiên thu như một cách nấn ná với đời thì cũng đỡ tủi. Người da trắng ngoài này thì văn minh hơn, ngoài chuyện tới lui bác sĩ theo định kỳ, ăn uống theo công thức, còn trù bị cho mấy kiểu hậu sự rất hiện đại: Cho đông lạnh thi hài để mai kia được hồi sinh, hoặc cao siêu hơn một chút là dặn thân nhân lấy tro hỏa táng của mình gửi vào vũ trụ. 

 

Một công ty Mỹ ở Houston cho biết giá cả mỗi vụ gửi tro như vậy tốn đến hàng chục ngàn Mỹ kim. Đại khái, tùy theo trình độ văn hóa, sở thích cùng khả năng tiền bạc mà mỗi người có một cách sợ chết và ham sống khác nhau. Mới đây, danh ca Michael Jackson đã tìm đến bác sĩ Gunther Von Hagens lừng danh thế giới để mong được trường xuân bằng một đề nghị thật độc đáo: Ông bác sĩ muốn thay gì trong người chàng cũng được, nhựa dẻo hay kim loại đều ok, miễn là thay thế được mấy món phù du trong hình hài giả tạm này để mươi năm sau chàng còn có thể tiếp tục tung tăng nơi miền dương thế.

Chẳng hiểu sao tôi cứ ngờ rằng, mấy nhà cầm quyền độc tài trên thế giới thường có những tham muốn quái gở chỉ vì sau khi có quyền lực và tiền bạc trong tay thì bắt đầu sợ chết hơn. Có điều là vốn sống tâm linh nghèo quá, họ chỉ có một hai cách sợ chết vừa trẻ con vừa lố bịch. Không biết phải làm sao trước cái chết đang lù lù đến gần từng bữa, họ điên cuồng với ước mơ trường thọ hoặc dốc hết mọi thứ cho con cháu như một cách đầu tư cho cái TÔI gián tiếp của mình. Mình có đi thì một phần máu me của mình vẫn còn gửi lại trần gian này. Thế là con họ bằng trời, dân tha hồ khổ. 

 

Nếu họ nói làm vậy chỉ vì thương con thì rõ ràng họ đã quên hay không biết câu nói này của Thiệu Khang Tiết (người Tàu, đời Tống): “Nhi tôn tự hữu nhi tôn phúc, mạc dữ nhi tôn tác mã ngưu”, Con cháu có phúc họa riêng của họ, đừng vì con cháu mà làm thân trâu ngựa bất kể thiên hạ. Tôi để ý thấy rằng, nếu không có được một lòng lành bẩm sinh, thì người ta phải nhờ đến cái văn hóa mà mình hấp thụ để sống đàng hoàng, ước mơ đàng hoàng và có sợ chết cũng một cách đàng hoàng. 

 

Văn hóa Tây phương bao gồm cả tâm thức tôn giáo lẫn chính trị thường có vẻ bất lực trong việc xây dựng một nhân sinh quan lành mạnh. Xin gẫm lại mà xem, thường chỉ có mấy kẻ quái gở nông nổi mới khoái chuyện tẩm ướp cái xác thối của mình để được làm ma xó trong mấy lăng mộ mà thôi. Nhân loại ai chẳng ham sống sợ chết, ham sướng sợ khổ, nhưng một khi không có được vốn liếng tâm linh căn bản, người ta rất dễ thành ra quái vật với những suy nghĩ ích kỷ và tàn bạo khó ngờ.

Nói lung tung nãy giờ nhưng câu hỏi quan trọng nhất vẫn còn lơ lửng đó: Làm sao có thể bất tử, chuyện đó có thực không? Xin thưa ngay, có đến 1001 cách để khiến mình trường sinh bất tử, thọ ngang nhật nguyệt. Có điều là tùy theo căn cơ của bản thân mà mỗi người có được bất tử hay không và bất tử theo kiểu nào. 

 

Nói theo kinh Phật, cứ sống với phiền não thì cũng là một cách sống hoài trong ba cõi. Trở thành thánh nhân chấm dứt luân hồi cũng là một con đường bất tử. Lưu phương thiên cổ như hiền thánh xưa nay cũng là một kiểu bất tử, hay để tiếng xấu muôn đời như mấy tay bạo chúa cũng là một kiểu bất tử khác. Ướp xác hay xây đền, dựng bia cũng là một kiểu nấn ná nhân gian, để lại con đàn cháu đống để nối dõi tông đường cũng là một kiểu nấn ná, để lại cho đời sau những công trình hữu ích cũng là một kiểu nấn ná,... 


natashaNhưng mấy chuyện đó cao siêu quá, mới đây có một bản tin văn nghệ làm tôi suy nghĩ hoài. Nữ diễn viên Natasha Richardson người Anh vừa qua đời trong lúc học trượt tuyết tại Canada ngày 17 tháng 3 vừa qua. Cô đi đã mấy hôm rồi, mà thiên hạ vẫn chưa hết bàng hoàng. 

 

Cô chết trẻ, mới 45 tuổi, và ra đi ngay giữa lúc có trong tay tất cả những thứ tốt đẹp nhất: Nhan sắc, tiếng tăm, tiền bạc, tình yêu, con cái. Cô xuất thân từ một gia đình xuất sắc (Mẹ cô từng đoạt giải Oscar, chồng cô hiện là một đạo diễn tiếng tăm và cô có hai cậu con trai đẹp như thiên thần). 

 

Tôi là thầy tu nên quan tâm đến một thứ khác. Cô diễn viên đã để lại di nguyện là hiến nội tạng cho bất cứ ai cần đến. Và lập tức tâm nguyện đó của cô đã được thực hiện: Một cô bé 7 tuổi tên Morgan McCracken đang thập tử nhất sinh đã được cứu sống bằng phần cơ thể hiến tặng của Natasha Richardson. Cô diễn viên đã vĩnh viễn ra đi, nhưng cô hiện vẫn tồn tại qua một hình hài khác: Trên người cô bé 7 tuổi kia và trong tim mọi người!

Descarte thì phải, từng bảo: tôi tư duy tức là tôi tồn tại. Tôi ở đây lại muốn nói câu khác: Tôi được nhớ đến cũng là tôi đang tồn tại. Lão Trang đã là người hai ngàn năm trước, nay ta vẫn có thể nhìn thấy họ sừng sững trong từng trang Nam Hoa hay Đạo Đức Kinh. Ai đọc Tứ Thư, Ngũ Kinh mà lại không thấy thầy Khổng đang ngồi trước mặt dù ông cứ một mực cho rằng mình chỉ thuật nhi bất tác. Chùa Từ Ân, tháp Đại Nhạn bên Tàu có thể sụp đổ hư hao nhưng dẫu đến muôn sau, ai là người nghiên cứu kinh Phật chữ Hán lại có thể quên được ngài Huyền Trang!? 

 

Thay vì cảm thấy an lòng hay thích thú với những kiểu chuẩn bị hậu sự thuần túy vật chất, sao ta lại không thử làm quen với một kiểu hạnh phúc khác lâu bền và hữu ích hơn. Chẳng hạn để lại cho người sau một đóng góp nào đó, và thời gian bất tử của mình sẽ tùy thuộc vào giá trị của thứ mình để lại. Trộm nghĩ trong lòng, mấy người mù trên thế giới hôm nay, khó có một thần tượng nào vĩ đại hơn Louis Braille và Charles Barbier, những người đã tạo ra loại chữ Braille có thể đọc bằng tay. 

 

Hãy học cách hạnh phúc qua niềm vui mình tạo cho kẻ khác. Nó càng được nhân rộng, sự hiện hữu của ta trên đời này càng rõ ràng hơn. Từ đó, trăm năm không phải là giới hạn sau cùng cho sự hiện hữu của một con người.

Chuyện đời nhiều khi cũng huyền nhiệm lắm thay!

TOẠI KHANH   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 1101)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 1059)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 1647)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 1216)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 1089)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 2093)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 1388)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 815)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 905)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 1769)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567