Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng Xa Nhau Nữa (tưởng niệm HTr Tâm Huệ)

24/03/201706:28(Xem: 7280)
Đừng Xa Nhau Nữa (tưởng niệm HTr Tâm Huệ)


Tam hue cao chanh huu

ĐỪNG XA NHAU NỮA

 

 

 

 

Theo Dương Lịch, 23 tháng Ba là ngày giỗ của Huynh Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu.

Tôi chợt nhớ đến bài thơ viết để tiễn biệt anh và cũng để nhắc nhở các anh chị em Gia Đình Phật Tử khắp nơi biết ngày anh ra đi. Bài thơ khá dài và kết luận bằng câu “Và đừng xa nhau nữa”.   

 

Tôi sinh hoạt đa dạng và trong nhiều lãnh vực, nhưng trong suốt đời mình cho đến ngày giỗ anh hôm nay, Gia Đình Phật Tử là tổ chức duy nhất mà tôi phát nguyện trung thành theo lý tưởng.  Ngoại trừ các sinh hoạt bình thường trong cộng đồng nơi tôi đang sống, tôi chưa tham gia bất cứ một tổ chức không những chính trị mà cả văn hóa, xã hội với tầm vóc quốc gia nào.

 

Nhân dịp Đại Lễ Phật Thành Đạo năm 1962, cha tôi dắt tôi đến chùa Ba Phong, làng Mã Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam để xin cho tôi được tham gia đội Đồng Niên của GĐPT Ba Phong.

 

Liên Đoàn Trưởng đầu tiên của tôi là Huynh Trưởng Tâm Thanh Lê Thanh Hải. Trưởng Lê Thanh Hải rời đoàn để về sinh hoạt trong Ban Hướng Dẫn GĐPT Quảng Nam và năm 1963  được Hòa Thượng Thích Long Trí làm lễ thế phát xuất gia ở chùa Viên Giác, Hội An cũng với pháp hiệu Tâm Thanh. Cố Hòa Thượng Thích Tâm Thanh, Giảng Sư Viện Hóa Đạo GHPGVNTN và Cố Vấn Giáo Hạnh của GĐPTVN là một trong những kỳ duyên của Phật Giáo Việt Nam.

 

Tôi bước theo duyên nghiệp vô cùng nghiệt ngã của mình nhưng sau đó cũng về Viên Giác. Dưới bóng đa già và ánh trăng trong sân chùa Viên Giác, cố Hòa Thượng Tâm Thanh, Hòa Thượng Thích Như Điển, nhiều tăng sĩ và học sinh mồ côi như tôi đã lớn lên trong nhiều thời điểm khác nhau.

 

Cách đây hơn 20 năm, một lần Hòa Thượng Thích Trí Chơn viếng thăm chùa Lục Hòa ở Boston, trong một buổi lễ, Trưởng Tâm Chí Trương Xuân Bảo khuyến khích tôi phát nguyện làm huynh trưởng GĐPT để giúp gầy dựng GĐPT sau những đổi thay của thời tỵ nạn. Tôi vẫn nhớ lời anh khuyên, hệ thống Gia Đình Phật Tử cần những huynh trưởng có điều kiện học hành cả trong nước lẫn nước ngoài để hướng dẫn các em sinh ra hay lớn lên ở hải ngoại.

 

Tôi không dám nhận lời vì biết mình không thể gánh vác thêm trọng trách. Tôi quá nhiều việc phải làm. Ngày đó tôi muốn viết nhiều về những vấn đề mà đất nước đang đương đầu và các thế hệ trẻ cần được biết. Cánh cửa “đổi mới” dù hẹp cũng đã mở ra, trách nhiệm của những người cầm bút là phải soi rọi ánh sáng vào. 

 

Tuy nhiên khi lễ bắt đầu, Trưởng Tâm Chí vẫn xướng danh Thị Nghĩa Trần Trung Đạo. Tôi ngượng ngùng đứng lên để nói vài lời. Đứng trước Tam Bảo uy nghiêm, với ánh mắt của HT Trí Chơn đang nhìn về phía tôi, Trưởng Tâm Chí và đồng bào Phật Tử đang chờ câu trả lời, tôi không biết làm thế nào để nói lời từ chối. Hôm đó, tôi phát nguyện làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử. Một Huynh Trưởng trong GĐPT Viên Lạc tặng tôi chiếc áo đoàn. Từ đó đến nay, duyên nghiệp cuốn tôi theo nhiều ngả nhưng trong lòng vẫn luôn nghĩ tôi là Huynh Trưởng GĐPT và chỉ một tổ chức tôi có trách nhiệm với sự thịnh suy là Gia Đình Phật Tử.

 

Trong những năm ở chùa Viên Giác, không trực tiếp tham gia sinh hoạt đoàn nữa nhưng ngủ bên cạnh văn phòng Ban Hướng Dẫn Tỉnh và sư phụ chúng tôi là Đặc Ủy Thanh Niên Tỉnh Giáo Hội nên tôi có dịp gần gũi với hầu hết các Trưởng GĐPT Quảng Nam cũng như từ trung ương đến thăm.

 

Hình ảnh Huynh Trưởng Tâm Đạt Nguyễn Văn Bạo, Trưởng Ban Hướng Dẫn Tỉnh Quảng Nam trên chiếc Mobylette ghé chùa thường xuyên vẫn còn rất rõ trong trí nhớ tôi. Anh tạ thế năm 1992 và được truy phong cấp Dũng.

 

Trong những năm đầu thập niên 1970, Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, Tổng Thư Ký BHDTƯ GĐPTVN làm việc tại Đà Nẵng và hay vào Hội An. Mỗi khi về chùa anh mặc đồ quân nhân, đeo lon Trung Tá nhưng trước khi đảnh lễ chư tôn đức, anh vào phòng tôi thay đồ.

 

Sau 30 tháng 4, 1975, chúng tôi như hai chiếc lá bị cuốn đi trong dòng đời đầy oan nghiệt nhưng vẫn không quên nguồn cội.

 

cao chanh huu_tran trung dao



Anh em gặp lại nhau. Có một chút tủi buồn và cay đắng vì không phải trong sân chùa hay trong ngày họp trại mà tại một bịnh viện ở San Diego, nước Mỹ. Thằng bé chùa Viên Giác bây giờ đã lớn. Bao mùa thu đi qua. Không ai nhận ra nhau nhưng anh nhớ từng chi tiết nhỏ trong những lần anh ghé Hội An. 

 

Anh Tâm Huệ, dù rất yếu đuối mong manh, không khóc và tôi cũng không. Không giọt nước mắt vui mừng nhỏ xuống cho ngày gặp lại hay nhỏ xuống cho lần vĩnh viễn chia tay sắp sửa diễn ra. Chụp chung nhau một bức hình với nụ cười rất thật. Ánh sáng Hòa Tin Vui được thắp lên từ thuở đồng niên trong tâm hồn chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn sau gần một đời người.

 

Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu qua đời ngày 23 tháng 3 năm 2009.

 

 

Bài thơ Tiễn Biệt Huynh Trưởng GĐPTVN Tâm Huệ Cao Chánh Hựu

Chiếc mũ vẫn còn đây
Anh đã về cõi khác
Dây Thân Ái chiều nay
Sao chẳng còn ai hát

Chiếc còi vẫn nằm im
Trên bàn xưa trống trải
Khi giọt máu từ tim
Vừa ra đi, đi mãi

Anh sống một cuộc đời
Âm thầm như ngọn núi
Ôm ấp nỗi niềm riêng
Nghe đau mà không nói

Giọt nước mắt mùa xuân
Nhỏ trên từng phiến đá
Như hạt bụi thời gian
Phai theo màu chiếc lá

Đoàn các em hôm nay
Còn rất nhiều khốn khó
Nhìn chiếc áo màu Lam
Thấy tình anh trong đó

Anh sẽ là mũi tên
Trên quãng đường còn lại
Để mai mốt các em
Biết lối về đất trại

Anh sẽ là mật thư
Giấu trong vườn Sen Trắng
Chỉ vỏn vẹn một câu
Tình thương rồi sẽ thắng

Anh sẽ là tiếng còi
Thổi lên lời hy vọng
Để em biết ngày mai
Trời không còn biển động

Anh sẽ là bài ca
Giữa đêm dài hiu hắt
Để em biết hôm qua
Đau thương và nước mắt

Anh sẽ là củi khô
Đốt lên từng ngọn lửa
Sưởi ấm mãi Tình Lam
Và đừng xa nhau nữa.

Nhớ nhé anh chị em, xin đừng xa nhau nữa !

Trần Trung Đạo

23-3-2017

 

 

 
tam hue cao chanh huu 3Tưởng niệm HTr Tâm Huệ CAO CHÁNH HỰU

A Di Đà Phật, 
Anh Quang Ngộ (Hữu) thân mến,
Hôm nay Anh có khỏe không? Cám ơn Anh đã quan tâm, hỏi chi tiết để về tham dự ngày lễ Hiệp Kỵ năm nay. Tôi nhận thư mời của Đoàn Cựu Huynh Trưởng và Đoàn Sinh San Jose cho biết, sẽ tổ chức lễ Hiệp Kỵ chung vào ngày Chủ Nhật, 26-3-2017 ở NPĐ Fremont, từ 8:30 sáng đến 5 giờ chiều.
Vài ngày trước, tôi đọc thư từ trao đổi giữa anh Trần Trung  Đạo và anh Tâm Đăng (Pháp). Trong đó, anh Đạo có gởi bài viết, và trong bài viết có bài thơ rất cảm động cho tình Lam chúng ta. 
Từ đó, tôi đã có ý, qua bài thơ này, sẽ kêu gọi quý Anh Chị trong các Đoàn Cựu Huynh Trưởng ngồi lại với nhau, CỐ GẮNG thêm lần nữa cho việc kết hợp các Đoàn CHT ở Cali, mà năm vừa rồi, chúng ta đà khởi xướng. Anh Tâm Nghĩa (Đắc) đã gởi cho tôi cuốn DVD quay lại buổi họp ở miền Nam Cali. Kết quả rất phấn khởi, tiếc là sau đó, công việc lại gián đoạn.
Tôi nghĩ, ngày kỵ giỗ là rất LINH THIÊNG cho chúng ta. Trong ngày này, anh em, thân nhân quây quần bên nhau, cúng tế xong, lại ăn cơm, thăm hỏi vui vẻ với nhau, và bỏ qua tất cả mọi buồn phiền, dù có với nhau. Đó là tình Gia Đình thắm thiết. Hơn nữa, qua hình ảnh của anh Tâm Huệ (Cao Chánh Hựu), ai mà không quý mến, cảm phục.
Tôi có chút kỷ niệm với Anh. Trong trại kỷ niệm "50 năm của GĐPT" ở Saratoga, tôi lắng nghe lời phát biểu của anh Tâm Huệ, lúc đó vừa mới qua định cư ở Mỹ, rất hùng hồn, tha thiết. Tôi nghĩ, đúng là phong cách của một Thẩm phán, đúng là tư cách của một Huynh trưởng GĐPT. Tôi rất quý mến Anh, cho đến khi Anh và cô con gái lên thăm thầy Phổ Hòa, ở lại chùa Hayward một đêm.
Đêm đó, như thường lệ, khi có khách đến thăm, tôi thường để chút bánh và dĩa trái cây trên bàn, sợ khách đói bụng giữa đêm mà không biết tìm thức ăn ở đâu. Sáng mai, trong bữa ăn sáng, anh Tâm Huệ nói: Cám ơn Thầy cho con ăn bánh tối qua. Nhưng con ăn nhiều lắm. Lúc trước khi đi Trại, con ăn nửa nồi cơm lận, các Em con không chịu nổi "ông anh lớn xác ăn quá nhiều", Thầy ơi.
Cho đến ngày Anh mất ở San Diego, trong tâm tư, tôi vẫn còn nghe tiếng nói, giọng nói đó. Sao mà quá chân tình, quá thân thiết! Cũng may, chúng ta đã có thể làm Tang Lễ cho Anh, cho thỏa mãn chút tình Lam của mình.
Đến nay đã 9, 10 năm trôi qua. Mình có thể làm gì cho tổ chức GĐPT, cho cái Đẹp, cái Vui, cái Quý Báu mà mình đã có với nhau.
Hy vọng, ngày mai làm lễ, mỗi chúng ta sẽ thắp lên một nén hương lòng tưởng niệm đến ân đức của Tổ Tiên, những vị Tiền Bối hữu công, và đóng góp chút công sức của mình cho Tổ Chức.

Xin hẹn gặp Anh ngày mai ở Fremont. Chúc Anh một ngày an vui.
Mô Phật, 
Thích Từ Lực
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2010(Xem: 4400)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.
15/05/2010(Xem: 4327)
Thiền sư Khánh Hòa sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ tỉnh bến Tre, xuất gia năm 19 tuổi tại chùa Khải Tường. Chí nguyện chấn hưng Phật giáo của ông phát sinh vào khoảng năm ông được bốn mươi tuổi. Ông du hành khắp các tổ đình và Nam Kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
19/03/2010(Xem: 6345)
Một cặp kính trắng với sợi dây vòng ra sau cổ, năm ba con khỉ nhảy tung tăng trên vai, trên đầu, tóc tai rối rắm, áo quần cái dài, cái ngắn, kiểu đàn ông, đàn bà, đầy màu sắc sặc sỡ …đây là dáng người anh Bùi Giáng chúng ta thường gặp trên những nẽo đường Sài Gòn năm 1975 … Sau năm 1975 , anh Bùi Giáng về ở chung với chúng tôi trong nội xá viện Đại học Vạn Hạnh cũ (222 Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ). Vào thời điểm này, Đại học Vạn Hạnh không còn hoạt động, nên nội xá chỉ còn một số ít người ở lại với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu. Chúng tôi quản lý chung, chú Chơn Thuần đi chợ và thị giả cho Hòa thượng Viện trưởng, anh Trần Châu phụ trách an ninh, anh Bùi Giáng thì nhận nhiệm vụ đi mua lương thực.
10/03/2010(Xem: 5162)
Bản thân tôi (Tín Nghĩa), rất ít có dịp thân cận với Ôn Già Lam. Điều dễ hiểu, vì tôi không xuất thân từ Phật Học Viện. Vả lại, mỗi lần Ôn về Huế (Bảo Quốc), thường vào dịp đầu xuân, thì đa phần Ôn hay đàm luận Phật sự với quý Ôn lớn như Ôn Linh Mụ, Ôn Trúc Lâm, Ôn Linh Quang, Ôn Từ Đàm và Ôn Bảo Quốc, . . . Đầu năm, Ôn thường hay nghe Đại luật (tức là dạy luật Tứ phần) cho hai chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thì tôi đạp xe ra học rồi về lại chùa. Vả lại, bổn phận của tôi ở chúng Trúc Lâm cũng tương đối bề bộn. Tuy thế, chính tôi lại có với Ôn ba kỷ niệm khó quên.
10/03/2010(Xem: 7644)
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
10/03/2010(Xem: 6051)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng. Ôn Già Lam, người đã hy sinh suốt đời mình để phụng sự cho Phật pháp, đào tạo Tăng tài qua nhiều thế hệ. Ôn đã khai phóng tinh thần thế học cho Tăng sinh các Phật Học Viện.
10/03/2010(Xem: 12773)
Sau năm 75 các Phật Học Viện đều đóng cửa. Các tăng sinh tại các Phật Học Viện đều trở về chùa cũ của Thầy Tổ để sinh sống và tu học. Thật tế, tu thì có mà học thì hầu như không. Có chăng là Thầy dạy đệ tử trong chùa. Những chùa có ruộng đất thì thầy trò tự túc canh tác để sinh sống. Sinh hoạt giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ đã không còn.
05/12/2008(Xem: 8415)
Hình ảnh Mừng Sinh Nhật Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Ngày 5-12-2008 tại Cao Hùng , Đài Loan tại Nhà Hàng 200 Món Đồ Chay Do Đạo Hữu Tony và quý Phật tử trong phái đoàn Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ tổ chức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567