Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Lời Cuối Sách

24/10/201407:06(Xem: 7619)
09. Lời Cuối Sách

HIỆN TƯỢNG của TỬ SINH

Tác giả:  Thích Như Điển

Ấn Hành  PL. 2558 – DL. 2014
***

 

 

Lời cuối sách

 

 

 

    T

ác phẩm thứ 63 nầy tôi đặt bút xuống để bắt đầu viết vào ngày 21 tháng 3 năm 2014 tại chùa Tam Bảo, Na Uy và cho đến hôm nay ngày 8 tháng 4 năm 2014 là chấm dứt. Tác phẩm nầy gồm có 192 trang viết tay, khi đánh máy và Layout theo khổ A 5 chắc cũng còn lại trên dưới 200 trang. Như vậy tổng cộng số ngày để hoàn thành tác phẩm nầy là 19 ngày tất cả; nhưng thật ra tôi viết tổng cộng chừng 10 ngày; 9 ngày còn lại là mấy cái cuối tuần tôi phải lo giảng pháp tại chùa Tam Bảo và Đôn Hậu ở Na Uy, cũng như lễ Thọ Bát Quan Trai, Họp Tăng Già Đức tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức. Như vậy trung bình mỗi ngày tôi viết 19 trang viết tay trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ.

 

            Xin niệm ân tất cả những ai đã giúp đỡ cho tôi có được nhiều thời gian như vậy để được ngồi vào bàn viết để viết, để suy nghĩ và để dàn trải tâm mình ra thật rộng, nhằm cống hiến cho đời những hiểu biết căn bản về giáo lý của Đạo Phật, đồng thời đây cũng là những hình ảnh mà tôi muốn để lại cho đời sau, để biết rằng: trong khoảng thời gian như thế, có một con người như thế đã đến và ở chốn nầy để hoạt động Phật sự. Vì vậy hầu như tất cả những tác phẩm cũng như dịch phẩm của tôi, tôi đều viết tay, chứ không đánh máy thẳng vào Computer. Việc nầy thư ký giúp tôi cũng như việc Layout để hoàn thành một cuốn sách là do những người kế tiếp đảm nhận.

 

            Tư tưởng của tôi không hay bằng một số các tác giả khác; ý tứ và văn chương không mạch lạc, chải chuốt như những người chuyên môn viết văn; nhưng nếu ai đọc quen văn của tôi viết qua hơn 60 tác phẩm thì sẽ để ý một điều về tánh chân thật của nó; không câu độc giả; không tạo ra sự nghi ngờ khi tìm đến giáo lý của Phật Đà. Một nền giáo lý sâu thẳm của Nguyên Thủy Phật Giáo và Phật Giáo Đại Thừa cũng như Kim Cang Thừa, tôi đã đắm mình vào đó thật sâu và tuyển chọn ra những điều nào đơn giản và dễ hiểu nhất để cống hiến cho các độc giả xa gần. Điều quan trọng hơn hết là thời gian để đọc sách. Có nhiều người bảo rằng: công việc của họ hằng ngày ở hãng và ở nhà đã chiếm hết 2/3 thời gian rồi. Làm sao có thì giờ để mà đọc những tác phẩm dày mấy trăm trang và đa phần khô khan, nặng phần triết lý như thế? Họ muốn có những tác phẩm cô đọng và ngắn gọn hơn; khi đọc vào là hiểu liền, không cần phải tra cứu nữa v.v… Đó là nhu cầu của đọc giả ngày hôm nay. Đôi khi họ cũng ít đọc sách, vì đã có Internet. Muốn tìm cái gì đó, chỉ cần nhấn nút máy Computer là trên màn hình Google đã chỉ cho tất cả. Cho nên những người ít có thời gian hay chọn giải pháp nầy; nhưng riêng tôi, người hay thích đọc sách và viết sách lại suy nghĩ khác. Bởi lẽ lịch sử, triết học cũng như tư tưởng v.v… không thể tóm gọn chỉ nằm trên một trang giấy, mà phải cần giải bày, phân tích, càng kỹ lưỡng bao nhiêu thì càng có giá trị bấy nhiêu. Viết sách là để cho người thích đọc sách đọc; chứ không phải chỉ để xem đầu đề sách rồi gấp sách để vào tủ lại. Như thế muôn đời chỗ kiến giải của mình vẫn còn cạn cợt. Muốn vào sâu trong biển Pháp của chư Phật và chư vị Bồ Tát thì chúng ta nên bắt đầu ngay từ bây giờ và lúc nầy; chứ không thì sẽ trễ.

 

            Từ cuối năm 2003 đến cuối năm 2012 đúng 10 năm như thế; mỗi năm tôi có được ít nhất là 1 tháng ở Á Châu và 2 tháng tại Úc Châu để đi hành hương, tịnh tu và nhập thất. Đây là cơ hội tốt nhất để tôi dịch kinh, viết sách. Vì không vướng bận bất cứ một chuyện gì cả. Tu Viện Đa Bảo tại Sydney Úc Châu là nơi tôi đã dừng chân 10 mùa nắng hạ ở đó. Trong 10 lần của 10 năm ấy, ít nhất là tôi đã hoàn thành trên 10 tác phẩm như vậy. Năm nay về đây, cả mùa đông năm 2013 tôi đã chẳng đặt bút viết được một chữ nào. Cuối cùng rồi những Phật sự tại các địa phương lại chia hết những thời gian của tôi.

 

            Đặc biệt vào ngày 8 tháng 8 năm 2013 vừa qua, Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã ra đi vĩnh viễn. Do vậy công việc của Giáo Hội tồn đọng quá nhiều; nên tôi phải nghiêng vai ra gánh vác với quý Thầy trong Giáo Hội. Mãi cho đến đầu năm 2014 nầy tôi đã nhìn lại năm qua và phác họa cho mình một chương trình làm việc cho năm 2014 nầy. Nếu không bắt tay vào việc viết, thì chẳng bao giờ viết được nữa cả. Lợi dụng có 1 tuần lễ ở Na Uy và những ngày về lại Tu viện Viên Đức, vừa tham gia các khóa tu, vừa cố gắng để hoàn thành tác phẩm nầy. Có như vậy độc giả trong năm nay mới có cơ hội để đọc được tác phẩm thứ 63 nầy. Có nhiều người bảo rằng: đâu cần phải viết cho nhiều tác phẩm; chỉ cần viết một hay hai tác phẩm giá trị là được rồi. Nghe cũng hữu lý đó; nhưng cái lý ấy không dành cho tôi và một số người khác ham đọc cũng như thích viết. Việc viết lách nó như con tằm nhả tơ, con bò cho sữa hằng ngày; không thể chờ đợi và cũng chẳng phải hẹn qua ngày khác. Nếu hẹn qua ngày khác biết đâu sữa sẽ không còn nữa và tơ sẽ nằm nguyên trong con kén! Do vậy viết là một nhu cầu, một việc cần thiết đối với riêng tôi trong mọi hoàn cảnh và tình huống. Nếu mình chọn cho mình mỗi năm có được một tác phẩm hay một dịch phẩm như Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, bào huynh của tôi; không chóng thì chầy, chỉ cần 5 hay 10 năm thôi, ta sẽ có một số tác phẩm; trong ấy sẽ có vài tác phẩm có giá trị.

 

            Đa phần con người mang tính bẩm sinh là lười biếng nên cứ hẹn lần hẹn lữa năm nầy qua tháng nọ; nhưng chuyện vô thường và bịnh tật nó đâu có hẹn với ta. Chúng sẽ đến cùng một lúc. Lúc đó tự nhìn lại đời mình trong một quãng thời gian mấy mươi năm thật là vô ý vị. Vì những chuyện muốn làm, chưa bắt đầu được một cái gì cả. Lúc ấy sự ra đi của mình cũng chẳng được thanh thản chút nào. Riêng tôi, phần lập thân, lập công, lập phước, lập đức xem như đã toại nguyện. Do vậy những ngày còn lại trong cuộc sống nầy, tôi chọn Tu viện Viên Đức để hành trì cũng như đọc Đại Tạng Kinh và viết lách, thiết nghĩ cũng không sai ý nguyện của mình. Vì tu viện có một vị trí thật là tuyệt vời; nằm gần Bodensee, không khí rất trong lành. Các nước Thụy Sĩ, Áo, Ý muốn qua đây cũng gần hơn và rất tiện lợi trong việc di chuyển. Tôi ở đây mỗi ngày thấy được bầu trời rất trong, cây rất xanh và trên mỗi cành cây đều mang đầy hoa trái. Con người và hoàn cảnh chung quanh cũng rất thuận tiện; cho nên tâm tôi rất tự tại và dường như mọi việc có, không, còn, mất… tôi đều có thể gác qua một bên để đi sâu vào lãnh vực tâm linh của mình.

 

            Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ, tôi và Đại chúng chùa Viên Giác vẫn hành trì lễ bái kinh điển mỗi chữ mỗi lạy và mỗi đêm như thế thường lễ bái từ 300 đến 350 lạy. Hãy chỉ nhắc đến những việc nầy là đủ rồi. Vì tất cả những điều hay đẹp đã được nói và viết lên trên tờ báo Viên Giác số 201 xuất bản vào tháng 6 năm 2014 vừa qua để kỷ niệm tôi xuất gia đúng 50 năm và 65 năm tuổi đời. Như thế thiết nghĩ đã quá đủ và quá tuyệt vời; chắc không có gì để cần phải nói thêm nữa.

 

            Ở tuổi 60 trở lên là tuổi “thuận nhĩ”; nghĩa là nghe cái gì cũng thuận tai. Điều ấy hẳn đúng. Vì mọi việc ở đời nầy, cái gì cũng đã kinh qua; nào giận, hờn, thương, ghét, được, mất, tốt, xấu v.v… thiết nghĩ đã quá đủ để tuổi nầy đi vào sự chiêm nghiệm của tự thân, không cần phải so đo thiệt hơn gì nữa cả. Có người bảo rằng: trong mỗi tác phẩm như vậy, tôi đều gởi gắm tâm sự của mình vào đó. Điều nầy có hẳn phải đúng không? Dĩ nhiên là không sai, nhưng cũng không phải là hoàn toàn. Ví dụ như quyển tiểu thuyết lịch sử “Chuyện tình Liên Hoa Hòa Thượng” cũng đã được dựng thành tuồng cải lương dài hơn 3 tiếng đồng hồ; trong ấy tôi gởi gắm tâm sự của mình cũng không phải là ít. Còn tác phẩm nầy ở tuổi xế chiều, cũng là tác phẩm để chuẩn bị cho bao nhiêu sự ra đi như thế và tôi cũng sẽ dự phần vào. Viết cho người khác cũng là viết cho chính mình vậy. Vì qua 65 năm của cuộc sống, tôi chưa thấy được một cái gì là vĩnh cửu cả; ngoại trừ giáo lý tối thượng thừa của Đạo Phật. Tôi cũng đã kinh qua bao nhiêu lời hứa hẹn của Đệ Tử xuất gia và tại gia; nhưng giữa đường họ không thực hiện nổi chữ hứa. Mặc dầu những người ấy mình tin tưởng rất nhiều. Cho nên tất cả cái gì xảy ra trong cuộc đời nầy, cũng chỉ là một hiện tượng mà thôi; ngay cả sự sanh và sự tử cũng như vậy.

 

            Xin niệm ân tất cả những ai đã hỗ trợ tác phẩm nầy được thành hình như: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng ở Úc đã nhờ Đệ tử Quảng Pháp Tấn ở Việt Nam Layout hình bìa thật là có ý nghĩa. Đạo Hữu Chủ bút báo Viên Giác Nguyên Trí Nguyễn Hòa đã đọc lại lần cuối và dò lỗi chính tả. Chú Sanh ở văn phòng lo đánh máy để kịp đưa đi Đài Loan in trong mùa hè nầy. Đạo Hữu Như Thân lo Layout để hoàn chỉnh một tác phẩm và cuối cùng là phần hỗ trợ tài chánh cúng dường ấn tống để in ấn quyển sách nầy cả 5.000 bản. Quả là những điều đáng ca ngợi, tán thán và xin hồi hướng đến tất cả những công đức có được nầy về với pháp giới chúng sanh, nguyện thành Phật Đạo.

 

 

                                                Tác giả : Thích Như Điển

 

Viết xong tác phẩm nầy vào sáng ngày 8 tháng 4 năm 2014 tại Tu viện Viên Đức, Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức, trong khi bên ngoài mặt trời và hoa lá đang khoe sắc thắm muôn màu.

 

 

 

 

 

Cùng Một  Tác Giả

 

 

1

Truyện cổ Việt Nam 1 & 2 *  

Nhật ngữ

1974, 1975

3

Giọt mưa đầu hạ *       

Việt ngữ

1979

4

Ngỡ ngàng *

Việt ngữ

1980

5

Lịch sử Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại trước và sau năm 1975 *

Việt & Đức ngữ

1982

6

Cuộc đời người Tăng sĩ *

Việt & Đức ngữ

1983

7

Lễ nhạc Phật Giáo *

Việt & Đức ngữ

1984

8

Tình đời nghĩa đạo *

Việt ngữ

1985

9

Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo *

Việt & Đức ngữ

    1985

10

Đời sống tinh thần của Phật Tử Việt Nam tại ngoại quốc *

Việt & Đức ngữ

1986

11

Đường không biên giới *

Việt & Đức ngữ

1987

12

Hình ảnh 10 năm sinh hoạt Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức *         

Việt & Đức ngữ

1988

13

Lòng từ Đức Phật *               

Việt ngữ

1989

14

Nghiên cứu Giáo Đoàn Phật Giáo thời nguyên thủy I, II *, III *

dịch từ Nhật ngữ ra Việt & Đức ngữ

 

90, 91, 92

17

Tường thuật về Đại hội Tăng già Phật Giáo thế giới kỳ 5 khóa I tại Hannover, Đức Quốc

Việt, Anh,

Đức ngữ

 

1993

18

Giữa chốn cung vàng *

Việt ngữ

1994

19

Chùa Viên Giác

Việt ngữ

1994

20

Chùa Viên Giác      

Đức ngữ

1995

21

Vụ án một người tu                *

Việt ngữ

1995

22

Chùa Quan Âm (Canada)*

Việt ngữ

1996

23

Phật Giáo và con người *

Việt & Đức ngữ

1996

24

Khóa giáo lý Âu Châu kỳ 9   

Việt & Đức ngữ

1997

25

Theo dấu chân xưa * (Hành hương Trung quốc I)

Việt ngữ

1998

26

Sống và chết theo quan niệm của Phật Giáo *

Việt & Đức ngữ

1998

27

Hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma *

Việt & Đức ngữ

1999

28

Vọng cố nhân lầu (Hành hương Trung Quốc II)

Việt ngữ

1999

29

Có và  Không  *

Việt & Đức ngữ

2000

30

Kinh Đại Bi * (dịch từ Hán văn ra Việt văn)        

Việt & Đức ngữ

2001

31

Phật thuyết Bồ Tát Hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh *

dịch từ Hán văn ra Việt ngữ

2001

32

Bhutan có gì lạ?    

Việt ngữ

         2001

33

Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì *   

dịch từ  Hán văn ra Việt ngữ

2002

 

34

Cảm tạ xứ Đức *

Việt & Đức ngữ

2002

35

Thư tòa soạn báo Viên Giác trong 25 năm (1979 - 2003, 2004)

Việt ngữ

         2003

36

Bổn Sự kinh *

dịch từ Hán văn ra Việt ngữ

2003

37

Những đoản văn viết trong 25 năm qua

Việt & Đức ngữ

 

         2003

38

Phát Bồ Đề Tâm kinh luận * 

 

Dịch từ Hán văn  sang Việt ngữ

2004

39

Đại Đường Tây Vức Ký

 

Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ

2004

40

Làm thế nào để trở thành một người tốt

Việt ngữ

 

2004

41

Dưới cội bồ đề

Việt ngữ

2005

42

Đại Thừa Tập Bồ Tát  Học Luận

 

Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ

2005

43

Bồ Đề Tư Lương luận *

Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ

2005

44

Phật nói luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới

Dịch từ Hán văn

sang Việt ngữ

2006

 

45

Giai nhân và Hòa Thượng *  

Việt ngữ

2006

46

Thiền Lâm Tế Nhật Bản         

 

Dịch từ Nhựt ngữ ra Việt ngữ

2006

47

Luận về con đường giải thoát              

 

Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ

2006

48

Luận về bốn chân lý

Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ 

2007

49

Tịnh Độ tông Nhật Bản

Dịch từ Nhật ngữ  sang Việt ngữ

2007

50

Tào Động tông Nhật Bản

Dịch từ Nhật ngữ  sang Việt ngữ

2008

51

Phật Giáo và khoa học

Việt ngữ

2008

52

Pháp ngữ

Việt ngữ

2008

53

Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Dịch từ Nhật ngữ  sang Việt ngữ

2009

 

54

Nhật Liên tông Nhật Bản

Dịch từ Nhật ngữ  sang Việt ngữ

2009

55

Chân Ngôn tông Nhật Bản

Dịch từ Nhật ngữ  sang Việt ngữ

2010

56

Chết an lạc, tái sanh hoan hỉ

Dịch từ Anh ngữ sang Việt Ngữ

2011

57

Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng

Việt Ngữ

2011

58

Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Việt ngữ

2012

59

Những bản kinh căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản

Dịch từ Đức ngữ sang Việt ngữ

2012

60

Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Việt ngữ, viết chung với Trần Trung Độ

2012

61

Diệu Pháp Liên Hoa kinh / Văn cú

Dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt

2013

62

Hương Lúa Chùa Quê  (Hoài Niệm Tuổi Thơ)

Việt ngữ viết chung với H.T. Thích Bảo Lạc

2013

63

Hiện tượng của tử sinh

Việt ngữ

2014

 

 

 

 

 

 

Chú thích  : (*) hết

 

 

 

                               

       

Sách sẽ xuất bản 2015

 

Nhật Bản Trong Lòng Tôi  (Việt ngữ)

 

 

 

 

 

 


Quý vị muốn download những bài giảng pháp của Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover thì xin vào trang :

www.wiphatgiao.de ; www. quangduc.com
www.viengiac.de; hoặc www.hoavouu.com

***


Trở về trang tác phẩm của HT Thích Như Điển


htnhudien (17)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2024(Xem: 1156)
Tỉnh Thức Đối Diện với Bệnh tật và Cái Chết_Tỳ Kheo Analayo_Bình Anson dịch
06/06/2023(Xem: 6395)
Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?
21/05/2023(Xem: 1359)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất. Việc giữ gìn, duy trì sự sống là một điều cơ bản mà bất cứ ai sống trên đời này cũng phải làm để mong mình sống lâu, sống thọ chứ không ai mong mình chết sớm, hay nói đúng hơn là ai cũng sợ cái chết bởi không có một loài động vật có máu huyết nào lại không sợ chết, nhưng sợ chết, không muốn chết thì con người vẫn không thể thoát được cái chết, cho nên thay vì sợ hãi thì chúng ta hãy tập đối diện với quy luật sinh tử như thế nào để vừa giữ được tinh thần lạc quan, vừa duy trì được sự sống của mình một cách trọn vẹn nhất.
22/03/2022(Xem: 3151)
Tôi không ngạc nhiên lắm khi biết dù tác phẩm Chết và Tái sinh ( Death & Rebirth ) đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ấn bản lần đầu tiên vào năm 2001 và được tái bản đến 9 lần rồi mà vẫn không đủ cung cấp, cho nên sắp tới Tu Viện Quảng Đức cho tái bản lần thứ 10 để cống hiến bạn đọc gần xa. May mắn thay trong thư viện tí hon của tôi có tác phẩm này được tái bản lần thứ bảy vào mùa Vu Lan báo Hiếu 2007 mà lời ngỏ của tác giả đã đánh động đến con tim của người đọc …qua câu chuyện Luật Sư Brendan Keilar sinh sống tại Melbourne / Australia đã bị bắn chết thật kinh hoàng khi tuổi mới 43 để trả giá cho hành động rất ngưỡng phục ( vì đã can thiệp cứu người).
02/12/2021(Xem: 16666)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
01/08/2021(Xem: 10113)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
26/06/2021(Xem: 12276)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
01/11/2020(Xem: 16972)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
09/09/2020(Xem: 6891)
Hỏi: Thưa Thầy, luân hồi thật sự được hiểu thế nào trong Phật Giáo, hay vấn đề này bị nhầm lẫn với thuyết tái sinh trong Bà La Môn Giáo và một số tín ngưỡng Tây Phương, vì từ Hán Việt “tái sinh” tiếng Pháp viết là "réincarnation” là sự lặp lại về đơn vị gốc, ví dụ: Người giàu nghèo sang hèn v.v… cứ thế trở lại nguyên gốc. Còn tiếng Phạn saṃsāra là luân hồi là lang thang, trôi nổi. Nếu dùng bật lửa đốt cháy cây nến, điều kiện tạo lửa từ bật lửa sẽ gồm đá đánh lửa, hộp nhựa đựng khí gas, ống thông nhau, ống dẫn ga, bánh xe tạo lực ma sát vào đá lửa, vô số phân tử hóa học trong khí gas, môi trường xung quanh v.v… Trong khi các duyên bắt lửa của ngọn nến chỉ có 2 yếu tố cơ bản gồm thân đèn làm bằng sáp và tim làm bằng vải… Vậy ngọn lửa từ bật lửa có quan hệ gì với ngọn lửa của cây nến? Như thế luân hồi không phải là sự tái sinh nguyên bản mà là tâm lang thang trôi lăn chìm nổi vì tham sân si, không biết tàm quý để rồi chúng sanh cứ mãi bị cái vòng xoay đó làm cho đau khổ?
08/06/2020(Xem: 6861)
Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567