Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện về cậu học trò mù người Việt được ghi vào kỷ lục châu Á

18/09/201406:07(Xem: 6053)
Chuyện về cậu học trò mù người Việt được ghi vào kỷ lục châu Á
Bui Ngoc Thinh
Bùi Ngọc Thịnh (sinh năm 2000, tại tổ 17, Ninh Hiệp, Ninh Hòa, Khánh Hòa), mù cả hai mắt từng được ghi vào kỷ lục châu Á vì chơi được 7 loại nhạc cụ.
Nhưng đó là chuyện của hơn 2 năm về trước. Gặp lại em trong lễ tuyên dương trẻ em khuyết tật tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa năm 2014, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi Thịnh còn viết được hàng trăm bài báo, soạn được hàng chục bài nhạc và đã chơi thạo được đến 10 loại nhạc cụ.

Khả năng kỳ lạ

Một ngày cuối tháng 4 năm 2005, ông Bùi Quang Lộc (cha đẻ của Thịnh) ngớ người khi thấy đứa con trai mù lòa bẩm sinh của mình xưa nay chỉ biết lặng câm chẳng nói chẳng rằng về nằng nặc đòi bố mua cho mấy loại đàn để chơi. Ông xua tay và gạt ý định của Thịnh, nhưng suốt cả tháng trời Thịnh cứ nhất quyết đòi phải mua đàn để làm nhạc sỹ. Mặc dù ông Lộc cho đây là sở thích hão huyền nhưng Thịnh vẫn nhất quyết giữ nguyên ý định của mình.

Mọi nguồn cơn về sở thích đặc biệt của cậu bé này cũng bắt nguồn từ chiếc đài radio cũ kỹ ông Lộc giữ lại từ những năm 1980. Thịnh bộc bạch: "Nhà em nghèo xác xơ, em lại mù cả hai mắt từ nhỏ. Con đường từ nhà đến Viện Mắt Trung ương Hà Nội là con đường chứa đầy nước mắt. Bao nhiêu lần gia đình đưa em ra đó khám chữa nhưng bác sỹ đều lắc đầu bất lực. Thanh quản của em lại không tốt, rất khó phát âm, thành ra chẳng mấy khi muốn giao tiếp nữa”. 

Bùi Ngọc Thịnh.
Bùi Ngọc Thịnh.

Trở về lầm lũi, bố mẹ suốt ngày đi bán vé số mưu sinh nên Thịnh chỉ còn mỗi việc ôm chiếc đài radio nghe suốt ngày đêm, đặc biệt chỉ nghe những chương trình nhạc truyền thống: “Em cũng không lý giải được tại sao. Nhưng ngay từ khi tấm bé đó cứ nghe những bản nhạc xập xình ầm ầm nhưng các hàng quán người ta mở là không thể nào chịu được. Em đắm đuối vào các bản nhạc dân ca cổ truyền. Thích nghe cả cải lương, tuồng, chèo. Nghe hết ngày nọ đến ngày kia không biết chán”.

Thế là Thịnh quyết chí thực hiện đam mê của mình. Để chứng minh cho bố mẹ tin, Thịnh tự mò mẫm sang nhà ông Nguyễn Hành là người chuyên chơi nhạc thuê cho các đám cưới. Vừa thương vừa tò mò về cậu bé này, ông Hành quyết định nhận dạy miễn phí cho Thịnh một tháng. Sau một tháng đó ông Hành đi hết ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác khi Thịnh không những lĩnh hội trọn vẹn những kiến thức, những bản nhạc ông trực tiếp dạy mà còn thành thạo nhiều bản nhạc khác từ những lần theo ông đi dự các đám cưới mà Thịnh đã học lỏm được. Ông Hành bảo lành lặn như tôi mà muốn đánh được vài chục bản nhạc đã phải học hết mấy tháng. Thế mà cậu bé ấy học một tháng đánh thành thạo 30 bản nhạc piano, 20 bản nhạc guitar. Nhạc lý thì căn bản đều nắm hết. 

Đến lúc này thì ông Bùi Quang Lộc và bà Lê Thị Thủy (mẹ đẻ của Thịnh) mới tin vào khả năng kỳ lạ của con trai mình. Năm 2006, Thịnh đi biểu diễn độc tấu trong nhiêu hội nghị, số tiền kiếm được em mua 11 loại nhạc cụ như; đàn guitar phím lõm, đàn sến, đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn bầu, đàn piano, mandolin, trống blue, sáo trúc… Sau khi có được các loại nhạc cụ này, em tự đi mua các đĩa DVD hướng dẫn và tự học. Học đến quên ăn. Ông Bùi Quang Lộc nhớ lại; năm 2007 gia đình tôi bị một phen hoảng hồn vì cháu. Quá mê tập các loại nhạc cụ này, nhiều bữa quên ăn nên phải nhập viện điều trị và truyền nước gần một tháng mới hồi phục lại được”. 

Viết báo và soạn nhạc

Cầm theo một sấp bản thảo nhờ người đánh máy và một số bài báo đã được in, Bùi Ngọc Thịnh tâm sự với tôi em bắt đầu công việc này từ hơn một năm nay thôi, vất vả lắm vì phải học chữ nổi. Các ý tưởng hình thành, đọc lại nhờ các bạn mắt sáng viết cho sau đó đem đi gửi. Mảng em thích viết nhất đó là bình-phê bình âm nhạc và văn hóa. Chúng ta đang xa rời nhạc truyền thống, nhất là lớp trẻ. Điều đó làm mai một đi nhiều giá trị, em rất buồn. Càng buồn em càng phải viết ra những cảm nhận của mình”. Cứ nghĩ thế, tâm huyết thế và viết ra bằng tất cả niềm say mê của mình. Dù còn non nớt, những bài báo của Thịnh cũng khiến nhiều người phải nghĩ suy.

Năm 2012, Thịnh được vinh danh vào kỷ lục châu Á vì chơi được 7 loại nhạc cụ khác nhau. Nhưng ánh hào quang đó càng khiến em phải cố gắng hơn. Thịnh cho biết sau lần vinh danh đó, em lao vào viết báo và học nhạc dữ dội lắm. Phải viết để cho các bạn trẻ thấy được rằng, cần phải tưới tắm cho tâm hồn của mình bằng nhạc truyền thống nữa. Sau khi đạt kỉ lục, Bùi Ngọc Thịnh được trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang tuyển thẳng vào học lớp năng khiếu đặc biệt của trường. Thầy giáo Lưu Thế Hải, giáo viên trực tiếp của Thịnh khẳng định đó là một tài năng hiếm có. Tôi dạy đến đâu, cậu đó tiếp thu được đến đấy. Với người khác chơi được một loại nhạc cụ đã là giỏi, đằng này cậu bé bị mù như thế mà đã chơi thạo được 10 loại nhạc cụ rồi. Mới 14 tuổi mà những bài báo của cậu ấy viết ra, tôi đọc cũng phải nể phục.
Không chỉ viết báo mà Bùi Ngọc Thịnh còn tự mày mò soạn nhạc và phổ thơ. Thịnh giãi bày cũng còn vụng về lắm. Nhưng cũng có ngày em làm được. Khi nghe bạn bè, thầy cô đọc những bài thơ hay có giai điệu là em lại muốn tập phổ nhạc ngay. Em cũng đang có dự định tự soạn nhiều bản nhạc mới nữa đấy”.

Những bí quyết độc đáo

Suốt buổi chiều hôm ấy, sau cuộc trò truyện, Thịnh ngồi đánh đàn cò cho tôi nghe suốt 2 tiếng đồng hồ mà không biết chán. Niềm đam mê đã giúp em rút ra những bí quyết độc đáo. Thịnh còn nghiệm ra rằng đàn cò chơi ở nơi không khí lạnh, thời tiết lạnh kém hay hơn hẳn những nơi nóng nực. Sợi dây chủ đạo của đàn cò chịu lạnh rất kém, kêu không réo rắt vào lòng người được. Thế nên có những buổi biểu diễn em muốn được tắt hết quạt và máy lạnh đi. Nóng một chút mà thưởng thức trọn vẹn âm điệu của nó thì rất tuyệt vời. Còn với sáo trúc thì quan trọng nhất vẫn là làn điệu và cách lấy hơi. Phải lấy hơi nhịp nhàng mới được. Với đàn tranh, Thịnh cũng rút ra nhiều bí quyết riêng trong việc lựa chọn. 

Em cho rằng đàn tranh càng nhiều dây thì quãng bass, quãng trầm càng rộng. Đàn càng to, âm càng vang và trầm, ấm, ngân dài và lâu. Đàn to thường được các nghệ nhân, nghệ sĩ chọn lựa vì có thể diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và có thể sử dụng các kỹ thuật tay trái để đệm cho các bản nhạc hiện đại, mang âm hưởng cuộc sống ngày nay. Thế nhưng đàn to thì lại rất hạn chế về vấn đề mang vác, nhất là với những người còn nhỏ tuổi như em. Thế nên em chọn cây đàn nhỏ nhưng tăng cường sự mềm dẻo của đôi tay trong lúc đệm đàn. Theo như dự định của Thịnh; mỗi loại nhạc cụ em đã chơi thành thạo sẽ nhờ người ghi lại các bí quyết riêng từ đó có thể mang đi cho những người đồng cảnh ngộ như em tham khảo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2017(Xem: 5630)
Chuyển Hóa Tương Lai của đời mình - Tulku Thondup Rinpoche - Thích Nguyên Tạng dịch
01/11/2017(Xem: 6127)
Thiền Quán về Sống và Chết, Đại Sư Philip Kapleau Việt dịch: TT. Thích Nguyên Tạng
26/10/2017(Xem: 6598)
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; vì trong câu hỏi đã hàm ý trả lời: ta đi không để lại gì. Vì sao? – Vì núi sông còn lở, còn bồi, thì một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời. “Ta còn để lại gì không? Kìa non đá lở, này sông cát bồi.”
24/10/2017(Xem: 5662)
Cái Chết không phải là sự chấm dứt, Nguyên tác:Tulku Thondup , Thích Nguyên Tạng dịch, Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất. Dù là người Đông Phương hay là người Tây Phương, dù là Phật tử hay tín đồ của một tôn giáo nào khác, dù là người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, người ta cũng đều giống nhau ở điểm này. Khi thần thức rời khỏi thể xác vốn thường được quý trọng của mình, thì đó là khúc quanh quan trọng nhất của đời người, vì cái chết sẽ đưa người ta đi tới một cõi giới bí ẩn.
15/10/2017(Xem: 4818)
Đối Diện Với Cái Chết - Đại Sư Philip Kapleau Việt dịch: TT. Thích Nguyên Tạng
07/10/2017(Xem: 5072)
Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm qua (3-10) trong khi cầu nguyện và chia buồn với các nạn nhân bị bắn chết ở thành phố Las Vegas (tiểu bang Nevada) của Hoa Kỳ, cho biết đó là một bi kịch không thể tưởng tượng được do thiếu sự tôn trọng đối với mạng sống và lòng trắc ẩn đối với đồng loại.
27/06/2017(Xem: 5979)
Khoảng 2.500 thành viên gia đình, bạn bè và người dân bang Ohio đã đến cầu nguyện trong đám tang Otto Warmbier, sinh viên Mỹ tử vong sau khi bị hôn mê trong nhà tù ở Triều Tiên. Hàng ngàn người tham dự đã xếp thành 2 hàng khi quan tài của Otto được đưa vào Trường Trung học Wyoming làm lễ tang. Đây là ngôi trường học cũ của Otto Warmbier hồi trung học.
07/06/2017(Xem: 9152)
Trong bài này Đaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đangsắp chết.Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ, dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.
01/06/2017(Xem: 4247)
Kyle Huỳnh, 15 tuổi, chọn cái chết làm lời cảnh tỉnh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567