Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Thành Công của một người thất bại

09/12/201910:10(Xem: 3230)
Sự Thành Công của một người thất bại

Phat bon su



 

SỰ THÀNH CÔNG
CỦA MỘT NGƯỜI THẤT BẠI

TN Huệ Trân

 

          Hơn một thế kỷ trước, một người quốc tịch Anh đã thất bại trong việc nghiên cứu về Giáo Lý Đạo Phật.

          Đó là giáo sư Rhys Davids, con của một mục sư Cơ Đốc Giáo. Ông đã bỏ ra nhiều năm học tiếng Pali, kiên nhẫn tìm tòi, nghiên cứu các kinh điển Phật Giáo chỉ để mong đạt mục đích là chứng minh giáo lý Đạo Phật thua xa giáo lý Cơ Đốc.

          Nhưng Rhys Davids đã thất bại với công việc này!

          Sau nhiều năm miệt mài tìm hiểu Đạo Phật, ông đã trở thành một Phật tử thuần thành, hết lòng ca ngợi Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là những gì ông áp dụng cho chính bản thân và đạt được suối nguồn an lạc đích thực, sâu sa, trong suốt quãng đời còn lại, cho tới ngày bình an lìa bỏ cõi nhân gian …

          Là Phật tử, không mấy ai không nhớ Tứ Diệu Đế là những gì, vì đó là Bốn Sự Thật mà Đức Phật đã thấy rất rõ ràng, rất mầu nhiệm nhưng dường như không một giáo lý ngoại đạo nào từng chỉ dạy minh bạch cho tín đồ của mình để cùng thoát khổ.

          Bốn Sự Thật đó là:

Khổ Đế: Sự có mặt của khổ đau

Tập Đế: Sự có mặt của những nguyên nhân gây ra khổ đau

Diệt Đế: Sự chấm dứt khổ đau

Đạo Đế: Con đường dẫn tới sự chấm dứt khổ đau.

Hiểu nghĩa đơn giản theo từ ngữ chỉ là thế, nhưng hành giả thực tâm cầu học phải nhẫn nại, siêng năng, từng bước tiến sâu vào từng lãnh vực, từng lời dạy, để nhận diện những gì là Tam khổ, Bát khổ trong Khổ Đế mà thấy ra nguyên nhân nơi Tập Đế là những sự tích tập, chứa nhóm từ tham, sận, si, mạn, nghi, ác, kiến …

          Thấy được nguyên nhân gây ra khổ đau thì Tập Đế chính là Nhân và Khổ Đế là Qủa.

          Thấy Nhân và Quả rồi, hành giả nào mà không muốn bước vào Diệt Đế là sự tịch tĩnh, an lạc khi đã diệt trừ mọi khổ đau.

            Muốn tới được Diệt Đế cần phải biết và thực hành những phương pháp diệt khổ. Đó chính là sự thật thứ tư. Đó là Đạo Đế.

Trong tiến trình này, Đạo Đế là Nhân và Diệt Đế là Qủa.

          Giáo lý đã minh bạch, sáng rỡ như trăng rằm, nhưng với lòng bi mẫn vô biên, Đức Phật còn ân cần thương xót mà chỉ dạy thêm về Tam Chuyển Pháp Luân Tứ Đế gồm Thị Chuyển, Khuyến Chuyển và Chứng Chuyển để chúng sanh vững tin mà vững bước.

          Thị Chuyển: Là khởi đầu, Đức Phật chỉ bảo cho biết:

          “Đây là Khổ, có tánh bức bách

          Đây là Tập, có tánh chiêu cảm

          Đây là Diệt, có tánh khả chứng

          Đây là Đạo, có tánh khả tu”

          Khuyến Chuyển: Là khi đã chỉ cho biết Bốn Sự Thật, Đức Phật khuyến tấn chúng sanh hãy tu học pháp này mới mong thoát khổ:

          “Đây là Khổ, con nên biết

          Đây là Tập, con nên dứt

          Đây là Diệt, con nên chứng

          Đây là Đạo, con nên tu”

          Chứng Chuyển: Khuyến tấn chúng sanh tu tập rồi, Đức Phật lại chỉ bày cho thấy kết quả của sự tu tập:

          “Đây là Khổ, ta đã biết

          Đây là Tập, ta đã dứt

          Đây là Diệt, ta đã chứng

          Đây là Đạo, ta đã tu”

          Đạo Đế - sự thật thứ tư –con đường dẫn tới sự chấm dứt khổ đau chính là Bát Chánh Đạo, là con đường Trung Đạo chân chánh, vi diệu đưa tới sự thánh thiện vẹn toàn.

          Bát Chánh Đạo gồm:

          Chánh Kiến: Thấy biết và nhận thức chân chánh, rõ ràng.

          Chánh Tư Duy: Tư tưởng thiện lành, suy nghĩ và phán đoán chân chánh.

          Chánh Ngữ: Nói lời chân thật, ngôn ngữ chân chánh.

          Chánh Nghiệp: Làm những việc tốt đẹp, hành động ngay thẳng, tránh những nghề nghiệp dẫn tới hại mình, hại người.

          Chánh Mạng: Thân tâm trong sạch, buông bỏ và lánh xa những gì có thể khiến tinh thần bị mê mờ, ám tối.

          Chánh Tinh Tấn: Khi đã nhận định rõ tốt, xấu, chánh, tà, để có niềm tin chân chánh thì quyết tinh tấn thăng hoa, hướng thiện.

          Chánh Niệm: Ghi nhớ những gì xứng đáng, chánh đáng.

          Chánh Định: Giữ tâm thuần nhất, an tịnh để phát triển tuệ giác.

          Với tám phương pháp để chấm dứt khổ đau, hành giả thực tâm tìm cầu học đạo thường nghiêm túc suy ngẫm sâu sa nội dung lời dạy từng phần, quán chiếu tác dụng tương quan giữa những lời dạy, để có thể áp dụng với căn cơ mình mà đạt được lợi ích.

          Chẳng hạn như - theo chủ quan - có hành giả nắm vững sự liên hệ giữa Chánh Kiến và Chánh Tư Duy là cảm thấy những phần sau hiển lộ tự nhiên.

          Hành giả đó thấy, trong Bát Chánh Đạo, Chánh Kiến đứng đầu và ngay sau đó là Chánh Tư Duy. Sự sắp xếp như vậy phải chăng Chánh Kiến và Chánh Tư Duy có liên hệ chặt chẽ với nhau.

          Theo đạo lý Duyên Khởi thì cái nọ vì cái kia mà có, nên dù tên gọi có khác nhau nhưng thực chất thì mọi hiện tượng đều là Nhân và đồng thời là Quả. Không có cái gì thuần túy chỉ là Nhân hay Quả.

Khi được xếp đứng đầu, với tư cách là Nhân, Chánh Kiến nuôi dưỡng bẩy phần kia; nhưng nếu với tư cách là Quả thì Chánh Kiến lại được bẩy phần kia nuôi dưỡng lại.

Khi khởi niệm, Chánh Kiến chỉ là những kiến thức có tính cách khái niệm bên ngoài, nhưng khi có Chánh Tư Duy cùng làm việc thì Chánh Kiến bắt đầu có sự phát triển ở bên trong; tức là Chánh Tư Duy giúp Chánh Kiến có cái nhìn sâu hơn.

          Hành giả dùng hình ảnh chiếc lá để hướng dẫn sự quan sát.

          Khi nhìn chiếc lá, ta thường thấy lá là một phần nhỏ của cây, lá là con của cây (kiến thức lúc đầu của Chánh Kiến). Nhưng nếu nhìn sâu sắc hơn thì lá cũng là mẹ của cây vì ngay thời gian lá ở trên cây, lá đã góp phần biến những nhựa nguyên thành nhựa luyện để không chỉ nuôi lá mà còn trở về nuôi cây (Có Chánh Tư Duy làm phong phú thêm Chánh Kiến)

          Chánh Tư Duy gồm 2 phần là Tầm và Từ.

          Tầm là ghi lại, nhớ lại những gì đã nhận biết (chẳng hạn, biết lá là một phần của cây. Cái biết này là cái biết đúng, như Chánh Kiến).

          Từ là sự quán sát sâu sa hơn (sau khi ghi nhận lá là con của cây, còn triển khai sự suy tưởng sâu sắc hơn để thấy lá cũng là mẹ của cây vì lá đã góp phần nuôi cây)

          Nhưng khi Chánh Tư Duy đi vào phần Từ (phần quán chiếu sâu hơn) thì phải quán chiếu bằng sự từ bi, bằng tình thương rộng lớn mới được gọi là Chánh Tư Duy. Nếu chỉ suy tư tìm lợi ích và hạnh phúc cho riêng mình thì đây là phản ảnh của sự không có Chánh Tư Duy, là người đang suy tư cũng không có Chánh Kiến vì không biết điều mình tìm kiếm có gây tác hại cho ai không.

          Khi Chánh Kiến và Chánh Tư Duy giữ được sự liên hệ chặt chẽ, phối hợp và hành động chính xác như thật thì Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định sẽ như những đoàn tầu đã được đặt bánh trên đường rầy, sẽ an lạc lăn bánh tới sân ga.

          Hơn một thế kỷ trước, Rhys Davids đã ngộ ra những gì từ Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, mà từ mục đích nghiên cứu, cốt vạch lá tìm sâu để chê bai, lại thành công trong sự giác ngộ qua những giáo lý khổ công nghiên cứu đó.

          Còn chúng ta là Phật tử, là những người con của Phật, thừa hưởng gia tài giáo pháp nhiệm mầu vi diệu từ kim khẩu Cha Lành, tin tưởng lời Cha dạy, tuân lời Cha “Hãy tự thắp đước lên mà đi!” thì lẽ nào chúng ta lại thất bại trên con đường tìm cầu Giác Ngộ!

          Có phải vậy không, thưa quý hành giả gần xa, đang cùng dõng mãnh bước đi trong ánh đuốc tự lực và tha lực!

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, những ngày lập đông)

 

         

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2021(Xem: 4808)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由). Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau (lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của): Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi. Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao. Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua." Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm." Sào Phủ lại nói: "Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi." Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
16/11/2021(Xem: 5022)
Sức mạnh của thiên nhiên rốt cuộc đáng sợ như thế nào? Thông qua những hình ảnh dưới đây, chúng ta cùng cảm nhận. Ngày nay, dưới vòng hào quang của sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều người đã dần quên rằng, con người thực tế chỉ là một bộ phận của thiên thiên. Thế nên con người mới sinh ra tư tưởng làm chủ thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, ‘bắt thiên nhiên’ phục vụ con người, và lầm tưởng rằng, thiên nhiên cũng chẳng qua như thế mà thôi. Con người đã đánh mất cái tâm kính úy đối với thiên nhiên. Nhưng sự thực có thực như vậy không? Trước sức mạnh tuyệt đối của thiên nhiên, tất cả những gì mà chúng ta lấy làm tự hào đều bị hủy diệt trong khoảnh khắc. Khi núi lửa Kilauea phun trào ở Hawaii, dùng nham thạch nóng chảy giống như một dòng sông của địa ngục...
16/11/2021(Xem: 7023)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
11/11/2021(Xem: 22620)
309. Thiền Sư Thần Nghi (? - 1216) Đời 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 309 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 11/11/2021 (07/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631
09/11/2021(Xem: 20187)
308. Thiền Sư Thường Chiếu (? - 1203) Đời 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 308 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 0911/2021 (05/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631
08/11/2021(Xem: 2487)
Mấy em tôi gọi điện thoại qua mét, giọng bực bội: “ Chị nói với Ba. Ổng bệnh vậy mà cứ lén hút thuốc hoài.” Ba tôi đã trên chín mươi và đang bị ung thư gan. Ai cũng nói ung thư gan sẽ đi rất nhanh. Ba tôi đã chuẩn bị tinh thần. Má tôi và chị em tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần cả rồi nhưng ba vẫn kiên cường trụ được hơn ba năm dù lâu lâu phải cấp cứu. Bản thân tôi đã hơn ba lần bay về để tiễn biệt ba. Tụi nó mét tôi vì nghĩ rằng tôi là chị lớn, lại là người cung cấp tài chánh cho ông cụ mấy chục năm nay. Chúng tin là tôi có uy tín với ông nhất. Tôi hỏi lại:” Lén hút là sao?”
06/11/2021(Xem: 9094)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
05/11/2021(Xem: 16654)
307. Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190), Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 307 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 06/11/2021 (02/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
04/11/2021(Xem: 2781)
Sau khi lên ngôi không lâu, Tào Phi tìm cách trừ khử mọi mối nguy hiểm với ngai vàng của ông. Trong số đó có em trai ruột – Tào Thực cũng trở thành mục tiêu. Tào Thực nổi tiếng với tài thơ văn xuất chúng hơn người. Tài năng này của ông được các sử liệu công nhận và cả trong các tác phẩm văn học đề cập đến ông. Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tào Phi khi mới lên ngôi vua, trước mặt quần thần đã ép Tào Thực nội trong bảy bước chân phải làm một bài thơ về đề tài huynh đệ, và trong thơ không được có 2 từ huynh đệ, nếu không được sẽ xử chết.
04/11/2021(Xem: 19595)
306. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 306 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 04/11/2021 (30/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567