Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương bảy: Chữa bệnh đau đầu gối và phong thấp

10/05/201318:49(Xem: 10081)
Chương bảy: Chữa bệnh đau đầu gối và phong thấp
Canh Dưỡng Sinh


Chương Bảy
Chữa Bệnh Đau Đầu Gối Và Phong Thấp

Trần Anh Kiệt
Nguồn: Lập Thạch Hòa, Thạch Thượng Nghi, Trần Anh Kiệt


1.- Bệnh đau đầu gối và cách chữa trị.

Ðầu gối là nơi giao tiếp giữa đùi trên và đùi dưới, là nơi chịu đựng áp lực của sức nặng toàn thân. Tuy không bị thương tật gì cả, nhưng đôi khi vì bệnh thấp khớp hay viêm đầu gối, chất sụn của xương bị mòn nên hai khớp xương ma sát vào nhau làm cho chúng ta bị đau nhức.

Theo y khoa hiện đại, người ta chỉ chữa cho bớt sự đau nhức chớ không có phương pháp chữa cho khớp xương lành lặn như xưa. Một khi bệnh nghiêm trọng hơn, người ta áp dụng giải phẫu để tra vào đó những chất liệu nhân tạo làm cho việc đi đứng được dễ dàng. Tuy nhiên phương pháp chữa trị này không thể nào hồi phục được nguyên khí của bệnh nhân, mà chỉ một thời gian sau, bệnh sẽ tái phát và đôi khi trầm trọng hơn nhiều.

Thực ra xương cốt của con người rất cần các thành phần dinh dưỡng chủ yếu như calcium, chất lân, sinh tố D, chất sắt và các khoáng chất khác nhưng phải là những chất liệu thiên nhiên mới phù hợp với khả năng hấp thụ bởi cơ thể của con người.

Phần đông những người lớn tuổi, chất giao nguyên giữa hai khớp xương thuyên giảm hoặc không còn, nên cử động rất khó khăn và đau nhức. Chỉ cần cho bệnh nhân uống canh dưỡng sinh thì sẽ dần dần cảm thấy hiệu quả. Các tế bào và chất giao nguyên dần dần tái sinh trở lại mà khả năng phát triển sẽ nhanh gấp 3 lần trong thời kỳ bị bệnh. Trong trường hợp này xương cốt sẽ hồi phục năng lực một cách tự nhiên mà không cần đến sự trợ lực của một chất liệu nhân tạo nào.

Gần đây phần nhiều các nghiên cứu của tôi đã bị một số khoa học gia phê bình là "Phi khoa học". Nhưng thử hỏi nếu khoa học có tiến bộ hơn nữa thì người ta có tạo ra được tế bào xương và làm cho xương mọc trở lại một cách tự nhiên hay không ? Hay vẫn còn phải áp dụng các chất liệu nhân tạo ?

Tuy canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang không phải là thứ thuốc được điều chế bằng kỹ thuật khoa học, nhưng đã chữa lành được bệnh. Thì quý vị thử nghĩ mình nên theo phương pháp nào ?


2.- Cách chữa bệnh phong thấp.

Trong số các chứng bệnh ngày nay vô phương chữa dứt có cả bệnh phong thấp. Tuy nhiên nếu chúng ta dùng thuốc thảo dược thì việc hồi phục sức khỏe sẽ khả quan hơn và sẽ không gây ra phản ứng phụ bất lợi.

Thành phần dược liệu gồm có:

Bút đầu thái ..........................10 gram
Nước ....................................720cc

Phương pháp I.- Nấu sôi 720cc nước rồi cho vào toàn bộ thành phần 10 gram Bút Ðầu Thái. Xong lập tức tắt lửa. Ðể cho thật nguôi, chắt nước ra chia làm 3 phần. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống một phần.

Phương pháp II- Dùng tay bụm một bụm Bút Ðầu Thái, đem thấm nước rồi chưng cách thủy trong 2 phút. Xong chà sát lên chỗ bị đau nhức. Ngoài ra nếu toàn thân đều đau nhức, trước khi đi ngủ, chà sát lên chân thì bớt đau và sẽ ngủ được thoải mái.


3.- Phương pháp tập thể dục để chữa bệnh đau lưng.

Bệnh đau lưng là một chứng bệnh ngày nay xảy ra rất nhiều trong dân chúng Nhật Bản. Nguyên do vì bắp thịt và xương cốt không duy trì được trạng thái quân bình của âm và dương trong cơ thể. Ðể chữa trị chứng đau lưng một cách hữu hiệu, chúng ta có thể áp dụng theo phương pháp tập thể dục dưỡng sinh như sau:

Phương pháp 1: Nằm ngửa, hai tay giao nhau và để một cách bình thường lên trên bụng. Hai chân co lên thành hình chữ L (xem hình A). Từ từ ngóc lên và hít vô. Hai chân vẫn để nguyên trạng (xem hình B). Ðoạn từ từ nằm xuống và thở ra (hình C) theo vị thế lúc ban đầu.

Phương pháp 2: Thân mình nằm sấp. Hai tay giao nhau và để trên chính giữa lưng chỗ xương sống. (xem hình A). Từ từ cố gắng ngóc đầu lên (xem hình B). Sau đó từ từ thở ra và nằm xuống (xem hình C).

Ðể cho có kết quả tốt, cách luyện tập này cần phải thực hành mỗi ngày. Tốt nhất là sau khi tắm xong.


4.- Phụ nữ mặc đồ chật và bó sát có phương hại đến sức khỏe.

Thông thường người phụ nữ nào cũng thích làm đẹp. Trong số những cách làm đẹp có việc mặc quần áo chật và bó sát. Tuy nhiên cách ăn mặc này ít nhiều đã làm tổn thương đến cơ thể, phần lớn ở nơi thắt lưng. Nơi đó là bộ phận có rất nhiều dây thần kinh chằng chịt nối liền giữa thân trên và thân dưới. Một khi thần kinh bị gò bó, không thể phát huy hết công năng của mình. Cho nên thường làm cho đùi và khớp xương đầu gối ít nhiều bị tổn haị. Hai khớp xương ma sát vào nhau, làm cho đau nhức và đôi khi bệnh thấp khớp chuyển biến đến một mức độ trầm trọng và nguy hiểm vô cùng. Ði đứng khó khăn và đôi khi bị liệt cả toàn thân.

Những phụ nữ thường mặc đồ bó sát nhưng mặc củng (váy) ngắn cũng bó sát luôn để lộ hai chân ra đến bắp vế, thường sinh ra bệnh viêm bàng quang (bọng đái) và bệnh lạnh cảm. Càng ăn mặc cầu kỳ không tự nhiên là càng sinh ra nhiều chứng bệnh phức tạp. Nam giới hay phụ nữ có một thân hình khỏe mạnh cường tráng đều có cái vẻ đẹp tự nhiên chắc chắn nên không hay bị bịnh tật. Hiện nay theo thống kê, số phụ nữ Nhật Bản bị bệnh thấp khớp là 90 phần trăm, trong khi nam giới bị chứng bịnh này chỉ có 10 phần trăm mà thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]