Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   
ky yeu tri an ht tue sy

THÔNG
 BÁO
Về việc phát hành Kỷ Yếu Tri Ân HT Thích Tuệ Sỹ
🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,
Kính thưa chư vị thức giả, văn thi hữu, cùng Phật tử trong nước và hải ngoại,

 

Nhân đây, chúng tôi xin cáo lỗi cùng một số tác giả đã gửi bài đóng góp nhưng vì trễ hạn hoặc nội dung không phù hợp nên không được đăng tải vào Kỷ Yếu.

Chúng tôi ước mong những bài vở được tuyển đăng nơi Kỷ Yếu này có thể thay mặt quý vị, nói lên cảm xúc và niềm tri ân vô hạn đối với Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Tập Kỷ Yếu đang được tiến hành in ấn một số ít tại Việt Nam và phần lớn được in tại California, Hoa Kỳ. Số lượng in giới hạn, một phần vì thời gian cấp bách, phần khác vì ấn phí và cước phí không nhỏ (với tập sách khổ lớn, in offset 4 màu, dày hơn 500 trang), chúng tôi chủ yếu hoàn thành tập Kỷ Yếu với tất cả tấm lòng để cúng dường dâng lên Hòa thượng Tuệ Sỹ tường lãm, chứ không có nhu cầu thương mại, và cũng không có khả năng tặng sách miễn phí cho đại chúng khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, quý vị nào có nhu cầu muốn có một tập Kỷ Yếu để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời và hành trạng của HT Tuệ Sỹ, để chia sẻ xúc cảm và ân tình của mình đối với bậc Ân sư, xin vui lòng đặt sách trên hệ thống Amazon Books (chỉ trả ấn phí và cước phí):

https://www.amazon.com/K%E1%BB%B7-y%E1%BA%BFu-tri-Th%C3%ADch-Tu%E1%BB%87/dp/B0CLZ5BLGG/ref=sr_1_1

hoặc đặt từ hiệu sách Barnes & Noble:

https://www.barnesandnoble.com/w/book/1144290440?ean=9798886660654



Ky yeu tri an On Tue Sy--6

hoặc tùy hỷ ủng hộ và liên lạc với các tự viện sau đây khi có thông báo chính thức sách in đã hoàn tất:

a) Chùa Phật Đà, 4333 30th Street, San Diego, CA 92104 – U.S.A. Tel. (619) 283-7655

b) Chùa Phổ Từ, 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541 – U.S.A. Tel.: (510) 481-1577

c) Trung Tâm Văn Hóa Pháp Vân, 420 Traders Blvd E, Mississauga, Ontario, L4Z 1W7, Canada. Tel.: (905) 712-8809

d) Chùa Viên Giác, Karlsruher Str. 6, 30519 Hannover, Germany. Tel.: +49 511 879 630

e) Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia | Tel.: +61 481 169 631


Nguyện cầu hồng ân chư Phật từ bi gia hộ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được tiêu tai diên thọ để tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội và dẫn đạo công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Ban Phát Hành Kỷ Yếu kính ghi.

****

ky yeu tri an ht tue sy


LỜI NGỎ
KỶ YẾU TRI ÂN HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐





Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp.

Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”

Chúng tôi, những giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ, những pháp hữu và học trò Tăng, Ni, Phật tử nhiều thế hệ, từng được tiếp cận, đàm đạo, nghe giảng từ các trường lớp Trung, Cao đẳng và Đại học Phật giáo, hoặc chỉ được đọc và nghiên cứu qua hàng nghìn trang kinh, sách, tiểu luận, thơ, văn… của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, rất tâm đắc với lời xưng tán của Triết gia Phạm Công Thiện. Nhưng nơi đây, trong tình Thầy-Trò thâm thiết, trong niềm cảm kích vô hạn đối với di sản tinh thần kỳ vĩ mà Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ để lại cho cuộc đời, chúng tôi chỉ muốn gọi Người bằng ngôn ngữ bình dân và gần gũi nhất: Thầy Tuệ Sỹ.

Cuộc đời Thầy tập trung toàn thời gian vào sự nghiệp Hoằng Pháp; nói theo ngôn ngữ thế gian thì đó là lãnh vực Văn hóa và Giáo dục.
Văn hóa và Giáo dục Phật giáo được biểu hiện qua việc học hỏi, tụng đọc, truyền dạy và thực hành Kinh – Luật – Luận mà Thầy đã tận tụy suốt hơn 60 năm phiên dịch, chú giải, sáng tác, giảng dạy trong nhiều trường lớp Phật học tại Việt Nam và ngoài nước qua Paltalk, Zoom Meeting Online, v.v…

Văn hóa và Giáo dục Dân tộc cũng được Thầy phổ hiện qua những sáng tác thơ văn, tiểu phẩm, tiểu luận… về tình tự dân tộc, nhân sinh quan, xã hội dân sự; và trong một góc nhìn nào đó, ngay chính bản án tử hình và những năm trong tù ngục của Thầy cũng là hệ quả của sự biểu hiện nền Văn hóa, Giáo dục nhân bản và khai phóng của dân tộc trong một giai kỳ lịch sử đen tối trên quê hương.

Trong chiều hướng đó, nội dung tập Kỷ Yếu này dựa theo hành trạng của Thầy Tuệ Sỹ, chia làm 3 phần chính:

Phần I – Phật học: Gồm những sáng tác văn, thơ, biên khảo, tiểu luận của chư vị thức giả, học giả, Tăng Ni, cư sĩ, văn nghệ sĩ nói về Thầy Tuệ Sỹ và ảnh hưởng của Thầy trong tư cách một nhà tư tưởng Phật học, một hành giả Tăng sĩ Phật giáo uyên thâm, trác việt;

Phần II – Văn học: Gồm các sáng tác văn chương, thi phú, mỹ thuật của giới văn học nghệ thuật minh họa về Thầy Tuệ Sỹ như một nhà văn, nhà thơ trứ danh, hàng đầu trong nền văn học Việt Nam; và

Phần III – Đạo Pháp và Dân Tộc: Gồm những sáng tác, nhận định, xã luận, tiểu luận của chư vị học giả, thức giả, đời cũng như đạo, Phật giáo hay tôn giáo bạn, về vai trò của Thầy Tuệ Sỹ trong cương vị lãnh đạo Giáo Hội, cũng như những đóng góp của Thầy bằng hành động hay bằng tâm thức, nhằm xây dựng nền tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

Những năm gần đây, với thân bệnh, ngoài trọng trách phục dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thầy Tuệ Sỹ vẫn tiếp tục ngày đêm cặm cụi trên những trang kinh giá sách, phiên dịch chú giải Tam tạng Thánh điển, thành lập một hội đồng phiên dịch quy tụ những nhà Phật học có trình độ cổ ngữ và ngoại ngữ vững chắc, soạn thảo đề án và cẩm nang phiên dịch tỉ mỉ chi tiết cho người đi sau. Vào tháng 7 năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Thầy, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời đã giới thiệu thành tựu sơ bộ với bộ Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I, gồm 24 tập và 5 cuốn Tổng lục. Dù chỉ mới thành tựu một phần nhỏ của công trình, tư duy và viễn kiến của Thầy Tuệ Sỹ cùng với cẩm nang để lại, cũng cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của Đại Tạng Kinh Việt Nam: là đề án có một không hai của nền Phật Việt. Đây có thể nói là công trình Văn hóa Giáo dục cốt lõi trong sự nghiệp hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam mà khởi nguyên là từ lần chuyển pháp đầu tiên của Đức Phật nơi Vườn Nai hơn 25 thế kỷ trước. Chính vì thế, sự nghiệp trí tuệ của Thầy Tuệ Sỹ là một sự nghiệp đồ sộ mà ngàn lời của Kỷ Yếu cũng khó bàn nói hết được. Dù vậy, chúng tôi, mỗi người xin góp một tiếng nói, trước hết là biểu tỏ niềm tri ân và kính trọng vô biên đối với Thầy; thứ đến, muốn chia sẻ, giới thiệu đến bạn đọc về một bậc Long Tượng kỳ vĩ của Phật giáo Việt Nam — một bậc Thầy của những vị Thầy, một bậc Thầy hiếm hoi trong lịch sử gần hai nghìn năm Phật giáo trên quê hương yêu dấu.
Thực hiện tập Kỷ Yếu này, chúng con/chúng tôi muốn tri ân những đóng góp của Thầy Tuệ Sỹ trong mọi lãnh vực; và vì sức khỏe của Thầy, cần phải hoàn tất trong vòng một tháng, trong đó thời gian để các tác giả viết chỉ có mười ngày. Với những hạn chế đó, Kỷ Yếu không thể là một tác phẩm hoàn toàn chuyên chở các nhận định, biên khảo, phân tích về những đóng góp của Thầy hay các tác phẩm của Thầy mà chỉ là một tuyển tập ghi lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những lời tri ân của người viết đối với Thầy. Vì vậy, Kỷ Yếu sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót, hoặc những trình bày có khi chủ quan, cảm tính của những người ngưỡng mộ Thầy Tuệ Sỹ; rất mong sự rộng lượng bỏ qua của chư vị độc giả. Hy vọng những khiếm khuyết của Kỷ Yếu sẽ được bổ túc cho được hoàn mỹ hơn trong dịp tái bản, hoặc trong một tuyển tập nghiêm túc, có rộng thời gian hơn.

Chúng con/chúng tôi cũng xin thành kính tri ân tất cả chư tôn đức Tăng Ni, quý vị Cư sĩ, quý văn nghệ sĩ và Phật tử đã dành tâm cảm và thời gian, đóng góp bài vở và hình ảnh để thực hiện tập kỷ yếu này.

Lời sau cùng, nhìn lại hành trạng một đời của Thầy Tuệ Sỹ, chúng ta thấy Thầy luôn là người tiên phong đầu ngọn sóng, trong cả nẻo đạo hay đường đời: vận dụng từ bi và trí tuệ để khai mở, xây dựng và phát triển, từ việc giáo hội đến việc Tăng đoàn mà không màng chút lợi-danh, quyền thế. Sự có mặt của Thầy trong đời này dường như là để dựng lại những gì bị gãy vỡ, đổ nát. Thầy, có khi như con tê giác[1] cô độc giữa núi rừng, có khi hòa mình đồng trú trong biển lớn thanh tịnh tăng-già, có khi thăng trầm theo vận nước nổi trôi, có khi độc hành trên từng dặm ngàn mây bay[2]… nhưng bước chân của Thầy đã được xác định từ ban đầu với con đường tuệ giác, và chỉ một hướng một nguyện: trải thân cát bụi để thực hiện Bồ-đề hạnh trong lũy kiếp hằng sa quốc độ.

Trong sự ngưỡng phục và đồng cảm sâu sắc với hạnh nguyện vô biên của Thầy, chúng con/chúng tôi xin kính dâng Thầy những dòng văn thơ mộc mạc này, và cùng một lời, xin thưa với Thầy rằng, Thầy sẽ không cô độc, vì khi nhìn xuống, Thầy sẽ thấy chúng con/chúng tôi với ước nguyện “thiên lý đồng hành” trên lộ trình giác ngộ thênh thang.

Ban Biên Tập Kỷ Yếu kính ghi
___________________________

[1] Hình ảnh từ Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng, Kinh Tập (Sutta Nipata) – HT Thích Minh Châu dịch.
[2] Thiên Lý Độc Hành, thi phẩm của HT Thích Tuệ Sỹ.
___________________________


Ky yeu tri an On Tue Sy--2Ky yeu tri an On Tue Sy--3Ky yeu tri an On Tue Sy--4Ky yeu tri an On Tue Sy--5Ky yeu tri an On Tue Sy-2







BAN THỰC HIỆN KỶ YẾU TRI ÂN HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ

Cố vấn: Hòa Thượng Thích Như Điển | Hòa thượng Thích Nguyên Siêu | Hòa thượng Thích Bổn Đạt

Chủ biên: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng | Thượng Tọa Thích Hạnh Viên

Biên tập: Thị Nghĩa - Trần Trung Đạo | Nguyên Đạo Văn Công Tuấn | Tâm Huy Huỳnh Kim Quang | Tâm Quang Vĩnh Hảo | Quảng Diệu Trần Bảo Toàn | Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ

Kỹ thuật và Thiết kế: Nguyên Túc Nguyễn Sung | Nhuận Pháp Trần Nguyễn Nhị Lâm | Quảng Pháp Trần Minh Triết

Bảo trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp
___________________________

Chánh Thư Ký, HĐHP: Hoà Thượng Thích Như Điển | Email: hdhp.ctk@gmail.com; Tel: + 49 511 879 630
Ban Báo Chí và Xuất Bản: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng | Email: hdhp.bbc@gmail.com; Tel: +61 481 169 631
Ban Bảo Trợ: Thượng Tọa Thích Tâm Hòa | Email: thichtamhoa@gmail.com; Tel: +1 905-712-8809
___________________________

* Bìa trước: Chân dung Thầy Tuệ Sỹ (Ảnh: DaoNguyen DaThao)


On Tue Sy-4
🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2024(Xem: 1320)
Là một con người hay bất cứ loài chúng sanh nào, cũng muốn được sống yên ổn và nhiều hạnh phúc. Biết như vậy nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng nỗ lực hoàn thiện bản thân, sống không thù hận, không tị hiềm, ganh tị, không dối trá gạt lường, không tham ô, bốc lột, không tranh giành quyền lực qua nhiều thủ đoạn oán thù. Mà phải sống bằng trái tim biết đến nỗi khổ niềm đau của nhân thế, sống trong hiểu biết và bao dung, giúp đỡ những người thấp yếu hơn mình… Làm được như vậy thì chúng ta, những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật Đản Sanh mới có ý nghĩa. Để cùng hòa chung niềm vui của những người con Phật, Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức long trọng cử hành Ngày Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2648 vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 19/05/2024 nhằm ngày 12/4/Giáp Thìn.
20/03/2024(Xem: 729)
An cư kiết hạ là pháp hành quan trọng của người xuất gia, đó là thời điểm chư Tăng Ni dành thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ, để tăng trưởng đạo lực sau những ngày tháng dấn thân hoằng pháp lợi sanh. Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “Tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học”. Tuy nhiên khi PGVN truyền ra hải ngoại sau khúc quanh lịch sử 1975, vì hoàn cảnh, địa dư, thời tiết khác biệt với quê nhà nên khóa an cư cũng theo đó mà thay đổi để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Theo tinh thần phiên họp định kỳ của Giáo Hội tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21 tại Auckland, Tân Tây Lan, Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm nay của Giáo Hội được tổ chức tại: Địa điểm:Tu Viện Quảng Đức, số 85-105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060 Thời gian: từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 07 năm 2024
01/03/2024(Xem: 6836)
Thưa quý Phật tử, Chư Tổ Sư đã dạy “Cần tu tập để giải thoát như cứu lửa đang cháy trên đầu”, vì thời gian trong đời mình còn lại quá ngắn ngũi, đừng hẹn đến ngày mai những gì mình có thể làm được hôm nay. Quý Ngài cũng nhắc nhở chúng ta “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân tái phục nan”, có nghĩa là “Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ, một khi mất thân người khó được lại thân”. Đối với người đệ tử Phật chúng ta, nếu ngày nay mình không phát tâm tu tập, thì đừng mong đời mình thăng tiến trên bước đường tâm linh. Mình tự hỏi chính mình là niềm tin của mình vào Chánh Pháp có vững chắc chưa, nội lực tu tập của mình đã được tăng tiến hay chưa? Nếu chưa được tăng tiến và viên mãn thì chúng ta hãy cố gắng phát nguyện, tinh tấn tu tập để sống trọn vẹn.
05/04/2023(Xem: 20388)
Trang nhà Quảng Đức vừa thành lập Youtube Channel với nickname: Quang Duc Productions để phổ biến tất cả những video bài giảng của Chư Tôn Đức Tăng Ni trong các Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu trong 20 năm qua và vài mươi năm tới. Do vậy, kính mời Chư Tôn Đức và quý Phật tử từ bi hoan hỷ vào link này (bên dưới) và bấm vào chữ “Subscribed” & cái chuông bên cạnh (đầu trang bên phải) để khi có clip mới thì sẽ được tự động sẽ nhận Thông báo,xin lưu ý, chỉ bấm 1 lần duy nhất thôi, nếu bấm 2 lần sẽ vô hiệu hóa, phải bấm lại lần 3), xin Chư Tôn Đức và quý Phật tử hoan hỷ giúp phổ biến thông báo này dùm để ủng hộ Trang Nhà Quảng Đức. Chân thành cảm ơn Chư Tôn Đức và quý Phật tử.
11/04/2024(Xem: 996)
Đến một lúc chợt bàng hoàng thảng thốt! Thì ra cuộc sống này phù du đến thế ư? Chỉ là bao gồm ý nghĩa của những danh từ “Tư tưởng, ý niệm, hành xử, cảm xúc” Trước đối tượng Cảnh, Người được ta liên tục nhận thức !
03/04/2024(Xem: 669)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
01/04/2024(Xem: 678)
Kính bạch HT Viện chủ Thích Thông Mẫn và TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, nhân dịp đến thăm chùa Nam Tiên tại Wollongong/NSW /Úc Châu nhìn đại Hồng chung nơi chùa ấy khiến gợi nhớ con về hình ảnh livestream những buổi thỉnh đại Hồng chung tại Tu Viện Quảng Đức rất da diết thân thương. Kính dâng quý Ngài và quý đạo tràng ĐGĐQĐ vài vần thơ vụng nhưng rất chân thành của con và kính chúc quý Ngài pháp thể khinh an, giới hạnh trang nghiêm, huệ đăng thường chiếu để hộ trì Chánh Pháp, phổ độ chúng sanh. Mỗi lần nghe Đại Hồng chung được thỉnh vào thời sớm mai, chiều …gợi nhớ ! Âm thanh thánh thiện đó vẫn theo con trên những bước du phương, Vừa thanh thoát, vừa uy nghi lại nhắc nhở VÔ THƯỜNG ! Có lúc lại nghiêm khắc như răn dạy những ai còn phiêu lãng!
29/03/2024(Xem: 858)
“Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con mau biết tất cả pháp.” “Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con sớm được mắt trí huệ.” “Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con mau độ các chúng sanh.” “Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con sớm được phương tiện khéo.” “Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.”
28/03/2024(Xem: 363)
29/3/2024: Good Friday Appeal, Ngày Lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh, hỗ trợ Bệnh Viện Nhi đồng Hoàng Gia tại Melbourne để bệnh viện có điều kiện tốt hơn giúp các cháu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567