Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (35)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Đại Sư Tinh Vân
Mới nhất
A-Z
Z-A
Ranh Giới Giữa Mê Và Ngộ
09/05/2010
20:12
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
Đừng Nổi Giận Và Cũng Đừng Quá Bình Thản
08/09/2010
06:40
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người.
Bệnh Của Thanh Niên
03/08/2011
01:36
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
Thanh Niên Phật Giáo Thành Công Trên Con Đường Xây Dựng Sự Nghiệp
15/07/2011
01:30
Chúng tôi hi vọng con đường tương lai sau này đạt được thành công, trước tiên phải nuôi dưỡng thành một tư tưởng: “Từ sự kính dâng mà trong lòng được vui vẻ.” Chúng ta và Thanh niên nhân sĩ trong xã hội không giống nhau, do tham muốn mới tìm cầu sự vui vẻ, từ lòng ích kỷ của mình mà chiếm giữ nó, từ chỗ hưởng thụ vật chất mới đi tìm cầu niềm vui; phương pháp tìm cầu niềm vui của Thanh niên Phật giáo chúng ta, là phải “biết hiến trọn đời mình cho đạo pháp, cho dân tộc đây mới là niềm vui thật sự.”
Phật giáo và y học
14/01/2011
15:14
“Hết thảy các pháp đều do duyên sinh, và cũng đều do duyên mà diệt”. Duyên sinh duyên diệt, sinh lão bệnh tử trong cõi trần gian phù du này, là hiện tượng mà vạn loại không thể tránh khỏi. Nỗi thống khổ của chúng sinh, ngoài bệnh tật đến từ các bộ phận cơ thể, còn bao gồm bệnh tật tâm lý, cũng chính là do vô minh tham sân si.
Phật giáo và vũ trụ
27/11/2014
02:58
Các phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới gọi là “vũ”, tức chỉ không gian vô hạn; từ ngàn xưa đến ngày nay gọi là “trụ”, tức chỉ thời gian vô hạn. Trong triết học gọi là thế giới, tức chỉ tất cả vật chất và toàn bộ hình thức tồn tại của nó. “Vũ trụ” của Phật giáo cũng bao hàm tứ duy (đông nam tây bắc) thượng hạ, quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời dung chứa thế gian hữu tình vô lượng vô số, và khí thế gian rộng lớn mênh mông. Từ xưa đến nay, con người không ngừng thảo luận và nghiên cứu về sự tồn tại bí ẩn của vũ trụ; từ trong thần thoại của thuở hồng hoang đến sự phát hiện lần lượt của hệ thái dương, hệ ngân hà; sự biến chuyển từng ngày của khoa học khiến cho nhân loại bừng sáng và hiểu ra rằng thời gian và không gian (thời không), hữu tình, vật chất đều tự nhiên rộng lớn vô cùng, vượt xa ngoài phạm trù có thể hiểu biết của loài người.
Phật giáo và hành hương
02/01/2011
05:16
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
Video: Phật Quang Sơn - cuộc đời sự nghiệp HT Tinh Vân
04/11/2010
02:46
Video: Phật Quang Sơn - cuộc đời sự nghiệp HT Tinh Vân
Lược sử Đại sư An Thế Cao
03/05/2013
11:42
Ngài tên Thanh, tự Thế Cao là vương tử nước An Tức (một nước cổ thuộc vùng đất Ba Tư, phía tây bắc Ấn Độ hiện nay). Vì họ của Ngài lấy theo tên nước, nên mới có các tên như An Thanh, An Hầu, An Thế Cao. Thuở nhỏ, An Thế Cao có tiếng hiếu thảo, lại thêm thông tuệ, có chí cầu học; các sách vở nước ngoài, thiên văn, địa lý, y học v.v…, thảy đều tinh thông. Đặc biệt về phương diện ngôn ngữ, Ngài thông thạo hơn ba mươi sinh ngữ, cho đến nghe hiểu được tiếng chim thú. Một hôm, An Thế Cao cùng các bạn đang đi trên đường, bổng gặp một đàn chim én ríu rít, liền nói : Chúng bảo nhau sắp có người đem thức ăn đến. Một lát sau quả nhiên như vậy ! Mọi người ai cũng lấy làm kinh dị. Tiếng tăm của Ngài vì thế sớm đã lừng lẫy khắp nơi.
Thoát Vòng Tục Lụy
10/04/2013
11:10
Hôm ấy trong chùa Sùng Ân các sư đang rộn rịp chuẩn bị để đón tiếp một đại thí chủ, đó là Vương tiểu thư, con quan Tể Tướng của đương triều sắp đến lễ Phật. Khắp nơi trong chùa đều được quét dọn sạch sẽ, duy có trên chính điện thì trái lại vị hương đăng trẻ tuổi Ngọc Lâm, có tiếng là chăm chỉ, hôm ấy lại để cho bề bộn, không chịu dọn dẹp.
Quay lại