Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (22)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Tâm Thái
Mới nhất
A-Z
Z-A
Giới thiệu Biện Đạo Thoại của Dōgen (Đạo Nguyên)
29/06/2012
19:11
Biện đạo thoại (Bendōwa, 辨 道 話) là một trong những phẩm chánh của tác phẩm Shōbōgenzō (Chánh pháp nhãn tạng 正 法 眼 藏) do Dōgen (Đạo Nguyên 道 元) là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō) Nhật Bản viết.
Thiền Vipassana - Thiền Sư U Ba Khin
14/05/2011
21:35
Nói về Thiền Vipassana thì có rất nhiều vị tăng nổi tiếng ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan đã giảng dạy, nhưng đặc biệt là pháp Thiền được phổ biến ở Âu châu, Mỹ châu lại là pháp Thiền của U Ba Khin, một vị cư sĩ người Miến điện. Nhiều Trung tâm Thiền quốc tế (International Meditation Centers) đã được thành lập tại nhiều nước để truyền bá pháp Thiền của U Ba Khin. Pháp Thiền của U Ba Khin thuộc môn Thiền Vipassana (tiếng Phạn, có nghĩa là Quán, Insight meditation). Thiền Vipassana thuộc hệ thống Nam Tông (Tiểu thừa), căn cứ theo những pháp dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta). Kinh này chỉ pháp tu một cách tổng quát với những nguyên tắc rộng lớn mà không đi sâu vào chi tiết thực hành như pháp Niệm hơi thở (Anapanasati) cho nên khi thực hành có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo sự chứng đắc của mỗi thầy, vì vậy không có được một pháp Thiền Vipassana thống nhất. Tuy vậy dù phương pháp khác nhau nhưng tất cả các Thiền Vipassana đều căn cứ vào kinh Tứ Niệm Xứ.
Đường Lối Thiền Tông
14/05/2011
21:14
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
Cư Sĩ Bàng Long Uẩn
25/11/2010
22:28
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật, bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
Thiền sư Mã Tổ - Đạo Nhất
22/04/2013
19:41
Thiền sư Mã Tổ (709-788) là đệ tử của thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng vốn là đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng (638-713). Số đệ tử ngộ đạo của sư lên tới 139 người, có chỗ ghi là 84 người được coi là kỷ lục so với tất cả các thiền sư khác. Nơi sư hoằng pháp là Giang Tây cũng được mệnh danh là trường thi Phật. Dòng thiền của sư sau này có những vị nổi tiếng là Hoàng Bá Hy Vận, và kế đó là Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-866), vị tổ sáng lập tông Lâm Tế vẫn còn được truyền tiếp cho tới ngày nay.
Thiền sư Hoàng-Bá Hy-Vận
22/04/2013
19:40
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sáng lập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ Lâm Tế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ Huệ Năng (638-713) thì Thiền Tông chia làm 5 tông: Lâm Tế, Tào Ðộng, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn.
Thiền sư Wolfgang Kopp
22/04/2013
18:28
Thiền sư Wolfgang Kopp, người Đức, sinh năm 1938, là đệ tử truyền pháp của thiền sư Nhật Bản Soji Enku Roshi, đã sáng lập Trung tâm Thiền Đạo (Tao Ch’an Center) tại Wiesbaden, Đức quốc ...
Lục tổ Huệ Năng - Pháp môn Vô Niệm
22/04/2013
18:27
Có hai vị giữ địa vị quan trọng trong Thiền tông là tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-532) và Lục tổ Huệ Năng (638-713). Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có công đặt nền móng cho ngôi nhà Thiền tông, và tổ Huệ Năng được coi như người đã xây cất nên ngôi nhà kỳ diệu đó để còn lưu truyền đến ngày nay.
Lục tổ Huệ Năng
22/04/2013
18:26
Nói đến Thiền tông thì hai vị Tổ có ảnh hưởng tối quan trọng là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã đem hạt giống Thiền tông từ Ấn Ðộ qua gieo trồng tại Trung Hoa vào khoảng năm 520 ...
Những Cư sĩ nổi tiếng trong Phật giáo thế giới
09/04/2013
16:23
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia.
Quay lại