Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (170)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Phật tử Quảng Tịnh (KP)
Mới nhất
A-Z
Z-A
26. Phẩm “Tín Thọ” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
15/08/2020
09:30
Khi ấy, các Thiên tử lại khởi nghĩ này: Tôn giả Thiện Hiện nay muốn vì những hữu tình nào vui thuyết pháp nào? Cụ thọ Thiện Hiện biết ý của các Thiên tử, liền bảo rằng : - Các Thiên tử! Tôi nay muốn vì hữu tình như huyễn, như hóa, như mộng vui thuyết pháp như huyễn, như hóa, như mộng. Vì sao? Các Thiên tử! Như vậy, kẻ nghe đối với sở thuyết không nghe, không hiểu, không sở chứng vậy.
24. Phẩm “Viễn Ly” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
12/08/2020
21:18
Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: - Nhân giả: Thế nào gọi là Bồ tát Ma ha tát? Thế nào gọi là Bát Nhã Ba-la-mật? Thế nào gọi là quán sát các pháp? Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện đáp rằng: - Tôn giả hỏi sao gọi là Bồ tát Ma ha tát?
22. Phẩm “Tùy Thuận” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
12/08/2020
21:16
Bấy giờ, Cụ thọ Mãn Từ Tử thưa: - Bạch Thế Tôn! Trước đây, Như Lai bảo Tôn giả Thiện Hiện thuyết giảng Bát Nhã Ba-la-mật cho các Bồ tát mà sao hôm nay lại nói đến Đại thừa? Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa: - Bạch Thế Tôn! Trước đây con đã nói các nghĩa của Đại thừa nhưng đâu có trái vượt với Bát Nhã Ba-la-mật?
20. Phẩm “Siêu Thắng” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
09/08/2020
15:58
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa: - Bạch Thế Tôn! Nói Đại thừa, Đại thừa là vượt hơn tất cả trời, người, A tu la v.v... là tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu. Đại thừa như vậy bằng với hư không, cũng như hư không có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Đại thừa cũng vậy, có thể dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Do nhân duyên này nên Đại thừa tức là Nhất thiết trí trí. Lại như hư không không đến, không đi, không trụ có thể thấy. Đại thừa cũng không đến, không đi, không trụ có thể thấy… nên gọi là Đại thừa. Lại như khoảng trước, khoảng sau, khoảng giữa của hư không đều bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, khoảng trước, khoảng sau, khoảng giữa đều bất khả đắc. Ba đời bình đẳng nên gọi là Đại thừa?
18. Phẩm “Tu Trị Địa” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
09/08/2020
15:56
Lại nữa, này Thiện Hiện! “Ông hỏi làm thế nào biết được Bồ tát phát tâm hướng đến Đại thừa”. Khi tu hành sáu pháp Ba-la-mật từ một địa vị sang một địa vị khác, bằng cách đó sẽ biết Bồ tát phát tâm hướng đến Đại thừa. Thế nào là Bồ tát khi tu hành sáu pháp Ba-la-mật từ địa này đến địa khác?
16. Phẩm “Tam Ma Địa” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
09/08/2020
15:54
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Những gì là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát? Làm thế nào biết được Đại Bồ tát phát tâm hướng đến Đại thừa? Đại thừa như thế từ chỗ nào ra, đến trụ chỗ nào? Đại thừa như vậy trụ ở nơi nào? Ai nương vào Đại thừa này mà xuất ly? Phật bảo: - Thiện Hiện! Trước hết ngươi hỏi rằng “những gì là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát”? Thiện Hiện! Sáu Ba-la-mật là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát. Những gì là sáu? Đó là bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự và Bát Nhã Ba-la-mật.
14. Phẩm “Đại Thừa” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
08/08/2020
09:16
Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên nương Đại thừa? Mãn Từ Tử nói: Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát khi tu hành Bát Nhã Ba-la-mật, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy nương tựa bố thí Ba-la-mật mà chẳng đắc bố thí, chẳng đắc kẻ thí, kẻ thọ, của thí và pháp bị ngăn.Tuy nương tựa tịnh giới Ba-la-mật mà chẳng đắc tịnh giới, chẳng đắc kẻ trì giới và kẻ phạm giới cùng pháp bị ngăn.
12. Phẩm “Đoạn Chư Kiến” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
08/08/2020
09:13
Lúc bấy giờ, Xá lợi Tử bạch Phật: - Bạch Thế Tôn! Con cũng thích đem trí tuệ biện tài nói về ý nghĩa Ma ha tát của Bồ tát? Phật bảo Xá lợi Tử: - Tùy ông! Nếu thích ông cứ nói. Xá lợi Tử thưa:
10. Phẩm “Huyễn Dụ” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
08/08/2020
09:11
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa: - Bạch Thế Tôn! Giả sử có người hỏi: Nếu nhà ảo thuật có thể học Bát nhã, cho đến học bố thí Ba-la-mật thì người ấy có thể thành tựu Nhất thiết trí trí không? Nếu nhà ảo thuật có thể học bốn niệm trụ cho đến học mười tám pháp Phật bất cộng thì người ấy có thể thành tựu Nhất thiết trí trí không? Nếu được hỏi như vậy, con sẽ trả lời như thế nào?
08. Phẩm “Thắng Quân” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
08/08/2020
09:09
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa: - Bạch Thế Tôn! Đối với Bồ tát và Bát nhã, con đều không biết, không đắc, thì làm sao bảo con đem pháp tương ưng với Bát Nhã Ba-la-mật dạy bảo, truyền trao cho các Bồ tát? Bạch Thế Tôn! Đối với các pháp hoặc tăng, hoặc giảm, con không biết, không đắc, nếu đem các pháp dạy bảo, truyền trao cho các Bồ tát chắc con sẽ hối hận. Đối với các pháp hoặc tăng, hoặc giảm, con không biết, không đắc, làm sao có thể nói đây là Bồ tát, đây là Bát nhã.
Quay lại