Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (36)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Bhikkhu Bodhi
Mới nhất
A-Z
Z-A
Sách nói: Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali
25/08/2024
08:45
Nguyên tác: In the Buddha's Words - An Anthology of Discourses from the Pāli Canon. Tác giả: Bhikkhu Bodhi (2005). Dịch giả: Nguyên Nhật Trần Như Mai (2015). Nghe đọc Sách nói: Thế Giới Phật Giáo .org (quốc tế) thực hiện. Giọng đọc: Giang Ngọc.
Gặp gỡ các Thiên Sứ (Meeting the Divine Messengers )
08/03/2024
17:04
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha (Tất-Đạt-Đa), tức là Bồ Tát ( lúc chưa thành Phật ), sống hoàn toàn không biết gì về những sự kiện sơ đẳng liên quan đến hệ lụy của kiếp người. Vì lo lắng bảo vệ cho thái tử khỏi phải chứng kiến những cảnh khổ đau, phụ vương của ngài đã thiếu khôn ngoan khi gìn giữ ngài như một người hoàn toàn không biết gì về thế giới bên ngoài. Bị giữ chân trong những lâu đài tráng lệ, được cung cấp mọi lạc thú trần gian, và luôn có bạn bè vui nhộn vây quanh, thái tử đã chẳng hề có chút nghi ngờ nào rằng cuộc sống không có gì khác hơn là những cuộc vui và tiệc tùng lễ hội bất tận. Chỉ trong ngày định mệnh ấy, lúc thái tử được 29 tuổi, vì tò mò thái tử đã đi ra khỏi cổng thành của cung điện và chứng kiến bốn “thiên sứ”, sự kiện này đã làm thay đổi số phận của ngài. Thiên sứ đầu tiên là một người già yếu, thứ hai là một người bệnh tật, và thứ ba là một tử thi, tất cả đ
Chiến dịch Gaza của Israel là cuộc khủng hoảng đạo đức bi thảm nhất trong thời đại chúng ta
23/02/2024
06:52
Tôi viết bài này với tư cách là một tu sĩ Phật giáo cấp cao người Mỹ gốc Do Thái, người đã cực kỳ đau khổ trước cuộc tấn công quân sự của Israel vào người dân Gaza. Tôi nhìn thấy chiến dịch này có lẽ là cuộc khủng hoảng đạo đức bi thảm nhất trong thời đại chúng ta. Những trận bom dữ dội, số người chết tăng không ngừng, cuộc phong tỏa chết chóc đối với những nhu yếu phẩm thiết yếu, trận hủy diệt sinh mạng của những người vô tội - tất cả những sự kiện này đốt cháy ý thức đạo đức như một bàn ủi nóng đỏ và đòi hỏi một tiếng hét lớn từ sâu thẳm tâm hồn: “Trời ơi, hãy dừng lại đi!” Thực vậy, với giọng điệu kín đáo của mình, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) đã đưa ra một tiếng hét như vậy, nhưng nó như dường đã bị rơi bỏ đối với những tai điếc.
Sách nói: Lời Phật Dạy về Sự Hòa Hợp trong Cộng Đồng và Xã Hội
14/11/2021
06:16
Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, đã sinh sống, chứng đắc giác ngộ, và giảng dạy ở Ấn Độ hơn 2500 năm về trước. Tuy nhiên, tôi tin rằng phần lớn những gì ngài dạy cách đây rất lâu vẫn còn giá trị và hữu ích cho đời sống con người ngày nay. Đức Phật thấy rằng con người có thể sống chung tự do như những cá nhân, trên nguyên tắc bình đẳng và vì vậy có trách nhiệm đối với nhau. Ngài thấy rằng mục đích chính của đời sống là được hạnh phúc.Ngài nói đến đau khổ trong bối cảnh của những phương cách để vượt qua đau khổ.Ngài công nhận rằng trong lúc vô minh đã trói buộc chúng sinh trong nỗi khổ đau và phiền não triền miên vô tận, thì tu tập phát triển sự hiểu biết chơn chánh sẽ giải thoát con người khỏi đau khổ. Đức Phật thấy rằng mỗi thành viên của gia đình nhân loại, nam cũng như nữ, đều có quyền bình đẳng để được tự do, không chỉ về phương diện xã hội hoặc ngay cả tự do về mặt tâm linh, nhưng còn là một sự tự do cơ bản được thoát khỏi sợ hãi và thiếu thốn. Ngài công nhận rằng mỗi chúng ta
Hướng Về Ngưỡng Cửa Hiểu Biết
28/08/2021
21:30
Tác phẩm "Crossing the Threshold of Hope" (Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng) của Giáo Hoàng John Paul II ấn hành năm 1994. Nguyên tác bằng tiếng Ý, tới bây giờ đã dịch sang 53 ngôn ngữ. Trong sách, Giáo Hoàng có một số nhận định sai lầm về Phật Giáo.
Hai Phong Cách Thiền Chánh Niệm
25/08/2020
08:00
(Ghi chú của người dịch: Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh. Bài này nêu ra hai phong cách: nhóm thứ nhất, những người dùng thiền chánh niệm cho các mục tiêu thế gian, và nhóm thứ nhì, những người có niềm tin Phật Giáo và dùng thiền chánh niệm cho lộ trình tu học giải thoát. Thiền chánh niệm hiện đang dùng cho nhiều mục tiêu trần gian, ở bệnh viện, trường học, quân đội… Thiền đưa tới nhiều lợi ích tới nổi nhiều tu sĩ các tôn giáo khác cũng Thiền tập và ứng dụng theo kiểu riêng của họ.
Đối mặt với sự thách thức của Coronavirus
13/04/2020
10:52
Vào thời điểm rất khó khăn này, tôi xin gởi lời cầu chúc tất cả các bạn được khỏe mạnh, bình an. Tôi muốn dành vài phút để chia sẻ với các bạn một vài suy tư của tôi về cách làm thế nào để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh Coronavirus hiện nay.
Chương 10: Thiết Lập Một Xã Hội Công Bằng (sách: Lời Phật Dạy về Sự Hòa Hợp trong Cộng Đồng và Xã Hội, nguyên tác: Bhikkhu Bodi, Việt dịch: GS Trần Như Mai)
17/03/2020
07:49
Trong phần cuối của hợp tuyển này, chúng ta chuyển từ cộng đồng thành lập có chủ đích đến cộng đồng tự nhiên, đi từ gia đình đến xã hội rộng lớn hơn và rồi đến quốc gia. Các kinh văn được đưa vào đây hiển lộ cho ta thấy trí tuệ thực tiển và nhạy bén của Đức Phật, khả năng đáp ứng với tuệ giác kỳ lạ và trực tiếp rõ ràng của Ngài đối với những vấn đề thực tiển. Mặc dù Ngài chấp nhận cuộc sống của một du-tăng khổ hạnh (samana), một người xuất gia đứng bên ngoài mọi tổ chức xã hội, từ đằng xa, Ngài nhìn về các tổ chức xã hội trong thời đại của Ngài và đề nghị những lý tưởng và cách sắp xếp để hỗ trợ cho sự an vui về mặt thể chất, tinh thần, tâm lý của những người vẫn còn đắm chìm trong những giới hạn của cuộc đời. Rõ ràng là Ngài đã thấy lời giải đáp cho một xã hội lành mạnh nằm trong việc hoàn thành trách nhiệm của mình đối với người khác. Ngài xem trật tự xã hội như một bức tranh thêu về những mối quan hệ đan quyện và chồng chéo lên nhau, mỗi mối quan hệ đặt lên con người nhiều bổn phận
Thiền-na và đệ tử cư sĩ, dựa theo các bài kinh Pāli (pdf)
20/07/2019
06:34
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:
Đọc tác phẩm: Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội
07/06/2018
08:30
Đọc tác phẩm: Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội Mùa Phật Đản 2642 năm nay tôi nhận được món quà pháp bảo quý báu của dịch giả Nguyên Nhật Trần Như Mai, đó là tập sách “Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội, Hợp Tuyển Từ Kinh Tạng Pali” nguyên tác Anh ngữ của Tỷ Kheo Bodhi.
Quay lại