Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (346)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Dr. Hoang Phong
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bài 52: Spinoza và Thượng đế; không gian và thời gian
14/01/2022
16:19
Spinoza, triết gia Hòa Lan thế kỷ XVII có nói như sau : "Thượng đế (God, Dieu, Chúa Trời) là một chất liệu vô tận mang các phẩm tính vô tận (câu này trích từ tập luận Ethics / Đạo đức học, 1677, Phần I, Chương 6), hơn nữa Spinoza còn nói thêm là chúng ta chỉ có thể biết được hai trong số các phẩm tính đó là không gian và thời gian.
Bài 51: Con đường đúng đắn
05/01/2022
17:44
Trên đây (trong bài 50) chúng ta đã nêu lên là dù mình đang bước theo con đường (của người bồ-tát) thế nhưng đồng thời mình cũng hiểu rằng con đường sẽ chẳng đưa mình đến một nơi nào cả (mục đích con đường của người bồ-tát là mang lại sự giải thoát cho tất cả chúng sinh, thế nhưng chúng sinh thì vô tận, vì vậy con đường cũng sẽ bất tận, không bao giờ chấm dứt, không có một điểm đến nào cả). Chúng ta bước theo con đường nhưng không thể đoan chắc được là con đường có "đúng" hay "không đúng".
Bài 50: Đức Phật và người bồ-tát - vĩnh cửu và thời gian
05/01/2022
09:10
Tâm thức giác ngộ (bodhicitta / bồ-đề tâm), tức là quyết tâm mang lại sự giải thoát cho tất cả chúng sinh, luôn là chủ đích kiên trì của chúng ta (những người bồ-tát), thế nhưng trước đây chúng ta cũng từng cho biết là có một sự khác biệt giữa tâm thức giác ngộ "tuyệt đối" và tâm thức giác ngộ "tương đối" (độc giả có thể xem lại cách định nghĩa về hai thể dạng tương đối và tuyệt đối của bodhicitta / tâm thức giác ngộ trong các bài 11 và 15 trong chương II và bài 16 trong chương III), và thật ra trong các dịp đó chúng ta cũng chỉ nói đến tâm thức giác ngộ thuộc thể dạng tương đối mà thôi.
Bài 47: Bốn thể loại bồ-tát
12/11/2021
20:05
Cấp bậc thứ ba trong hệ thống thứ bậc của người bồ-tát là một cấp bậc không đánh dấu bởi một sự thăng tiến mới nào mà trái lại toàn bộ các cảm nhận của người bồ-tát đều bị đảo ngược. Tất cả mọi tín hiệu bình thường nói lên các cảm nhận cũng như các cách nhìn quen thuộc trước đây của người bồ tát về mọi sự vật đều bị lỗi thời, kể cả lòng từ bi nơi họ cũng vậy, cũng trở nên hết sức khó mô tả.
Bài 49: Người bồ-tát với tư cách pháp thân.
12/11/2021
20:05
Cấp bậc thứ tư và cũng là cấp bậc cao nhất trong hệ thống thứ bậc là người bồ-tát ở thể dạng dharmakaya (tiền ngữ dharma trong trường hợp này có nghĩa là "Giáo lý" hay "Giáo huấn" của Đức Phật, hậu ngữ kaya có nghĩa là thân thể, thân xác hay hình tướng. Kinh sách Hán ngữ dịch chữ dharmakaya là "pháp thân", nhưng cũng có thể dịch là "thân đạo pháp", gần với tiếng Việt hơn chăng).
Bài 48: Người bồ-tát không bao giờ thoái lùi.
12/11/2021
20:05
Cấp bậc thứ ba trong hệ thống thứ bậc của người bồ-tát là một cấp bậc không đánh dấu bởi một sự thăng tiến mới nào mà trái lại toàn bộ các cảm nhận của người bồ-tát đều bị đảo ngược. Tất cả mọi tín hiệu bình thường nói lên các cảm nhận cũng như các cách nhìn quen thuộc trước đây của người bồ tát về mọi sự vật đều bị lỗi thời, kể cả lòng từ bi nơi họ cũng vậy, cũng trở nên hết sức khó mô tả.
Thông điệp của Đức Đạt-lai Lạt-ma về hội nghị COP26
12/11/2021
07:49
Cao nguyên Tây Tạng, ngoài Bắc cực và Nam cực, là bồn chứa băng tuyết to lớn nhất, và thường được xem là "Cực Thứ ba". Tây Tạng là nguồn cung cấp nước cho một số sông to lớn nhất trên thế giới, trong số đó gồm có sông Brahmaputra, sông Hằng, sông Indus, sông Mê-kông, sông Salween, sông Hoàng hà và sông Trường giang. Các con sông đó là nguồn sống, bởi vì chúng cung cấp nước uống, dẫn nước vào các hệ thống thủy lợi, giúp việc canh tác và sản xuất thủy điện, cho gần hai tỉ người trên khắp các vùng Á châu. Nhiều băng hà trên Tây Tạng tan thành nước, các công trình xây đập và đổi hướng sông ngòi, kể cả việc phá rừng quy mô đã khiến các hậu quả tạo ra bởi thái độ tắc trách về môi trường, ngày càng lan rộng khắp nơi.
Bức tượng gỗ (Thơ)
25/10/2021
10:20
Bức tượng gỗ Thơ: Hoang Phong Diễn ngâm: Bảo Cường Trên bệ, bức tượng Bụt ngồi im, Tôi nghe âm vang từng thớ gỗ, Có tiếng chim trong rừng, Cả tiếng rì rào của lá, Thì thầm, tiếng hẹn hò của sâu.
Bài 46: Tam Bảo
12/09/2021
08:56
(Tam bảo là một từ gốc tiếng Hán, nhưng đã trở thành quen thuộc trong Phật giáo Việt Nam, nghĩa từ chương là "Ba viên ngọc quý", tiếng Phạn là Triratna, tri có nghĩa là ba, ratna có nghĩa là vật quý giá, viên ngọc, hay kho tàng. Ba viên ngọc quý biểu trưng cho Đức Phật, Dharma hay Giáo huấn của Ngài và Tập thể những người xuất gia cùng bước theo nền Giáo huấn đó, và họ được xem là những người có khả năng hướng dẫn kẻ khác.
Mẹ hát (Thơ)
02/09/2021
22:16
Mẹ hát đưa tiễn ta đi, Mang theo tiếng mẹ ta đi vào đời. Dù đi trọn kiếp con người, Vẫn chưa quên hết những lời mẹ ru.
Quay lại