Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (346)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Dr. Hoang Phong
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bài 56: Lãnh vực vô biên và khung cảnh tạm thời.
19/03/2022
13:14
Nếu kết quả cuối cùng mang lại từ việc tu tập là một vị Phật, thì trước đó cũng phải có một sự thăng tiến ở thể dạng một vị bồ-tát. Do vậy chúng ta có hai nguyên tắc [tu tập] : nguyên tắc thứ nhất là Phật tính (buddhahood) mang kích thước vô tận, nguyên tắc thứ hai là "bồ-tát tính" hay "bản-thể bồ-tát" (bodhisattvahood) thuộc khung cảnh thời gian : một mang tính cách siêu nhiên (một vị Phật), một mang tính cách tự tại (nội tại / immanent) (một vị bồ-tát) ; một biểu trưng cho sự hoàn hảo tròn đầy được thực hiện một cách vô tận (một vị Phật), một biểu trưng cho sự hoàn hảo của một quá trình thực hiện kéo dài bất tận (một vị bồ-tát). Thế nhưng nguyên tắc này không đưa đến nguyên tắc kia ; giữa hai nguyên tắc đó là một sự đứt đoạn.
Bài 55: Bản chất của Dharmakaya trong Kinh Hoa Sen
19/03/2022
13:08
Quan điểm về Dharmakaya (Pháp thân) trong Kinh Hoa Sen cũng tương tự như đã được giải thích trên đây (trong bài 54), nhưng cũng có thể là rõ ràng hơn. Như chúng ta thấy, có hai phương cách truyền đạt sự hiểu biết : cách thứ nhất dựa vào các khái niệm và sự trừu tượng, cách thứ hai dựa vào các sự ngụ ý nêu lên trong các câu chuyện ngụ ngôn (parable) và huyền thoại (myth). Kinh Hoa Sen chủ yếu sử dụng các thuật ngữ phi-khái-niệm (vượt khỏi các ý niệm quy ước, gần với sự ngụ ý hơn), và trong kinh này có một phân đoạn giải thích cặn kẽ về bản chất của Dharmakaya (Pháp thân) là gì.
Bài 54: Ngũ Phật và Sambhogakaya
25/02/2022
22:09
Sambhogakaya (Báo thân, Thụ dụng thân hay Thân hình tướng của Đức Phật) được hình dung dưới nhiều thể dạng khác nhau. Năm thể dạng chủ yếu nhất được gọi là Năm Jina hay Năm vị chiến thắng (chữ jina có nghĩa là vị chiến thắng hay vinh quang / the conqueror, the victor. Xin lưu ý chiến thắng ở đây không có nghĩa là chiến thắng một kẻ thù hay một sức mạnh bên ngoài, mà là sự chiến thắng u mê - còn gọi là vô minh - trong tâm thức mình, khí giới giúp mình chiến thắng sự u mê hay vô minh đó là trí tuệ), hoặc đơn giản hơn cũng có thể gọi năm thể dạng đó là Năm Vị Phật (kinh sách Hán ngữ gọi là Ngũ Phật, Ngũ Trí Phật, Ngũ Trí Như Lai, v.v.).
Bốn Sự Thật Cao Quý
21/02/2022
14:18
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
Bài 53: Nirmanakaya hay Thân xác sáng tạo
18/02/2022
12:48
Nirmanakaya hay "Thân xác sáng tạo", còn được gọi là "Thân biến hóa", là tên gọi nói lên sự dấn thân [cụ thể] của Đức Phật trong lãnh vực con người, có nghĩa là trong lãnh vực lịch sử, và trong lãnh vực đó (tức là với thể dạng con người) thì Đức Phật tất phải gánh chịu sự sinh, sự già nua và cái chết. Thế nhưng điều này thì lại khó tin đối với phần đông những người tu tập Phật giáo : làm thế nào mà Đức Phật lại còn phải gánh chịu thêm sự già nua và cái chết như vậy (tức là đối với họ Ngài không hoàn toàn biến mất sau khi thân xác vật chất không còn nữa, dù rằng kinh sách cho biết Đức Phật đã tịch diệt và hòa nhập vào Parinirvana / Đại-bát Niết-bàn).
Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ
13/02/2022
05:33
Thích Nhất Hạnh một người nổi tiếng khắp thế giới, từng tiếp đón chúng tôi vào dịp phỏng vấn ông năm 2014, lúc đó ông sắp tròn 88 tuổi, cuộc phỏng vấn này cũng là một trong các cuộc phỏng vấn cuối cùng của ông. Vào đúng năm đó ông bị tai biến mạch máu não và từ đó ông không còn xuất hiện trước công chúng nữa. Ông viên tịch tại Việt Nam ngày 22 tháng giêng, lúc 95 tuổi. Hôm nay chúng tôi phác họa lại chân dung của ông theo Làng Mai. Làng Mai là một tập thể tu tập Phật giáo do chính ông thành lập tại vùng Dordogne (Tây Nam nước Pháp) năm 1969.
Hoa Sen (Thơ)
30/01/2022
21:43
Hôm ấy vào ngày hoa sen nở, Lòng tôi lơ đãng lạc phương nao? Trên tay giỏ hoa dường trống rỗng, Cánh hoa lạc bước tận phương nào?
Đường Mây (Thơ)
30/01/2022
21:32
Đường mây trăm nẽo thênh thang. Con đường nho nhỏ yêu thương lối nào? Xuôi miền phố chợ lao xao, Hay miền núi thẳm bước vào hoang sơ?
Câu chuyện một đêm giao thừa
30/01/2022
21:26
Từ chiều hôm trước chị Ba Mén đã dặn xe ôm đưa chị ra bến xe đò miền Tây vào bốn giờ sáng. Tuy trời còn tối đen thế nhưng người đã đông, chen chúc, khệ nệ. Quang cảnh bến xe ngày hai mươi tám Tết có khác, thật ồn ào, tiếng người gọi nhau, trẻ con khóc la. Ánh đèn pha của những chiếc xe xếp thẳng hàng chiếu vào những đám bụi mù cuồn cuộn bốc lên từ những bước chân người hối hả. Một tay xách túi quần áo, một tay xách một giỏ lớn đầy quà bánh ngày Tết, chị Ba Mén có vẻ nôn nóng, gặp người lơ xe nào cũng hỏi :
Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên bị loại khỏi Tăng đoàn (PDF)
29/01/2022
21:50
Trong Tạng Luật có nêu lên trường hợp một người tỳ-kheo nhận định sai lầm cho rằng lạc thú tình dục không hẳn là một sự chướng ngại, Đức Phật thì lại giảng rằng các lạc thú giác cảm mang lại "rất ít thỏa mãn, nhưng thật nhiều khổ đau, thật nhiều tuyệt vọng cùng những điều bất lợi to lớn nhất". Mặc dù Tăng đoàn đã ba lần thuyết phục thế nhưng người tỳ kheo này vẫn khăng khăng không từ bỏ ý nghĩ sai lầm đó của mình. Tăng đoàn đành áp dụng quy luật "đình chỉ" (ukkhepaniyakamma), loại người tỳ kheo này ra khỏi Tăng đoàn, ít nhất cho đến khi nào có một quyết định khác hơn (Cullavagga / Tiểu Phẩm , Cv I, 34) (Vin. iV.135) (Cv I. 32.1-3).
Quay lại