Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Đại Bàng (thơ)

31/07/201807:47(Xem: 7699)
Cúng Đại Bàng (thơ)
cung dai bang__thich nguyen tang
an-cu-ky19-day10-qua duong-kinh hanh-23



CÚNG ĐẠI BÀNG



Phổ thơ theo bài viết:

"Cúng Đại Bàng"

của TT Thích Nguyên Tạng

***



Truyền thống Phật Giáo Đại Thừa
Quá Đường nghi thức, cúng trưa trong chùa
An Cư Kiết Hạ đến mùa
Đại Bàng lễ cúng xa xưa lưu truyền...

***

chim dai bang 3


Đại Bàng, tên một loài chim
Có thân khá lớn, bay tìm thức ăn
Khế Kinh, xưa thuật lại rằng:
Ngày kia, Đức Phật du hoằng pháp ngang.
Gặp con chim lớn Đại Bàng
Săn loài chim nhỏ để ăn hàng ngày
Đại Bàng thân lớn cánh dài
Hút hơi rất mạnh, độ vài dặm xa
Các loài chim nhỏ bay qua
Bị rơi vào miệng, đó là thức ăn.
Đức Phật giáo hóa khuyên răn
Chớ nên giết chúng, thêm hằng khổ đau
Chúng sanh tất cả như nhau
Ham sống, sợ chết khác nào thân ngươi
Cũng đừng nên bảo giết người,
Hại loài vật khác luật thời trả vay.
Đại Bàng lúc đó nghĩ ngay
Thịt tươi thực phẩm hàng ngày ta ăn
Nếu theo lời Phật cản ngăn
Lấy gì nuôi sống cho thân mỗi ngày.
Phật liền chỉ bảo chim ngay
Về chùa gần nhất, hàng ngày có ăn
Mỗi trưa sẽ có Ni Tăng
Hạt cơm dâng cúng sẽ ăn đủ đầy....
Có người thắc mắc chuyện nầy
Cơm dùng bảy hạt mỗi ngày sao no
Đại Bàng thân lớn cao to
Cơm mà thay thịt, sao cho đủ phần.
Pháp mầu của Phật vô ngần
Từ bi vô lượng, biến phần vô biên
Cam Lồ pháp nhũ chú truyền
Gia trì thiện niệm cho chim no đầy....

chim dai bang 2chim dai bang(xem thêm bài về chim Đại Bàng)

***


Một vài câu chuyện dưới đây
Tôi xin kể lại những ngày đáng ghi.
Vâng lời Sư Phụ tôi đi
Xuống làm thị giả hai Thầy Siêu, Nghiêm

(HT Thiện Siêu và HT Trí Nghiêm)
Bốn mùa Kiết Hạ kề liền
Tại chùa Hải Đức, hồn nhiên nhớ hoài.
Nơi đây, (HT) Trí Thủ sáng khai
 Phật đường học viện Tăng tài dồi trau
Từ năm bảy lăm (1975 ) về sau
Nhiều Thầy lưu lại cùng nhau hành trì
Nhớ hoài cảnh trí nơi đây
Con đường đất đỏ hàng cây xanh màu
(Chùa) Long Sơn (Chùa) Hải Đức nối nhau
Những tàng phượng vĩ một màu thắm tươi.
Năm đầu tôi đến gặp Người (Ôn Trừng San )
Trụ trì (chùa) Hải Đức tướng người đẹp sao!
Danh Tăng, tài đức, bậc cao 
Có người em ruột sát sao tu hành
Lễ nghi truyền thống rõ rành
Khoa nghi Chẩn tế nổi danh, Huế truyền
Buổi đầu luyện giọng trước tiên
Đại Bàng hô thử, tôi liền hành ngay
Nghe qua Ôn bảo chẳng hay
Ôn liền sửa giọng ngắn dài chậm nhanh
Vài lần cũng đã thạo thành.
Mỗi trưa tống thực trì hành bốn năm
Giỏi dang công việc siêng năng
Thêm làm thị giả Cao Tăng hai chùa
(Ôn Trí Nghiêm và Ôn Từ Đàm)
(Chùa Kim Quang và chùa Tỉnh Hội Long Sơn)
Giờ đây công việc sớm trưa
An Cư Kiết Hạ bốn mùa đẹp thay...

***


Những điều sinh hoạt hàng ngày
Điểm son văn hóa, xưa nay bảo tồn
Lễ nghi truyền thống luôn luôn
Giữ gìn bản sắc thiền môn Đại Thừa
Đại Bàng, hô cúng cơm trưa
Dành phần Chú tiểu mới vừa xuất gia
Có người cao giọng ngân nga
Có người biến cách nghe qua khác thường
Nhưng đều biểu lộ tình thương
Hoàn thành nghi thức, ngát hương cửa thiền
Từ bi, Đức Phật dạy khuyên
Cũng là phương tiện Pháp Truyền Độ Sanh
Xuất gia, nguyện sẽ trì hành
Theo lời Phật dạy - chúng sanh an bình.




Nam Mô A Di Đà Phật

Bến Tre 30-7-2018
Quảng Pháp Ngôn





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22748)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
30/04/2024(Xem: 356)
Đọc nhiều tác phẩm, rất đồng cảm người đã mượn văn thơ nói hộ giùm thực trạng! Mênh mông biển đời có những con đường chẳng ai muốn đi qua Vì mọi thứ cần có thời gian nhất định để đơm hoa Thực tế chỉ nhận ra khi trải nghiệm thành bại ! Và quy luật cơ bản : không có gì tồn tại mãi mãi.!
30/04/2024(Xem: 594)
Chiều qua chiều qua mau Lá thu vàng xôn xao Nghe trong niềm thương nhớ Có nỗi sầu đớn đau. Người đi chưa lần về Nên lòng mãi ê chề Quê hương nghìn xa cách Tìm thấy đâu trăng thề.
30/04/2024(Xem: 265)
Tiểu đình nương nhất trụ Cầu nối nhịp bước lên Viết bao nhiêu cho đủ Ngữ văn đậm ý thiền Bùn sình nuôi ướp lá Hồ sâu, cạn ai hay? Chữ mềm trợt bia đá Bốn mùa pháp đọng, bay... Súng ngoi mình tươi tắn Đón nắng quái mưa hờn Gọi Sen về vui hát Khúc nhạc thiền ngát thơm
26/04/2024(Xem: 331)
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trên tờ Daily Mail: “Bất kể tuổi tác, điều cần thiết là phải giữ một mục tiêu trong cuộc sống. Nếu nó rõ ràng là tốt cho tinh thần, thì nó cũng tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ”. Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu đã xem xét 8 công trình nghiên cứu với dữ liệu từ 62.250 người lớn tuổi trên ba lục địa. Từ đó, họ phát hiện ra rằng những người làm theo một mục đích cụ thể hoặc có ý nghĩa trong cuộc sống có "liên quan đáng kể" với việc giảm nguy cơ mất trí và suy giảm nhận thức. Cụ thể, “có một mục tiêu sống” liên quan đến việc giảm 19% tỷ lệ suy giảm nhận thức. Các tác giả lưu ý rằng những người này ít có khả năng bị suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ và kỹ năng tư duy hơn. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu về Lão hóa (Aging Research Reviews).
26/04/2024(Xem: 512)
Được sự chỉ dạy của TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm chủ biên “trang mạng Phật Giáo online Trang nhà Quảng Đức” khi post PDF “Đạo Nghĩa Vuông Tròn “ do Thầy Thích Viên Thành thực hiện và được nhà xuất bản Hồng Đức phát hành, Phật tử Huệ Hương thật vinh hạnh được xem thật kỹ tác phẩm dầy hơn 380 trang kèm theo những hình ảnh theo từng giai đoạn.
25/04/2024(Xem: 289)
Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng
25/04/2024(Xem: 498)
Thử một lần buông xả Nhận biết Xuân đã về Không bận lòng, hối hả Hạnh phúc ngoài cơn mê. Chỉ cần có Chánh niệm Tiếp xúc.. tâm không lời Mỉm cười cùng cây cỏ Chợt hoa lòng thắm, tươi!.
24/04/2024(Xem: 1197)
Xa quê ngẫu nhỉ! Gặp ngài, Một vị trưởng lão đất trời âu châu, Dáng phương phi, nguyệt thượng đầu; Đã không mệt mỏi bắt cầu tây đông Cốt cách vốn dĩ tượng long, Ẩn mình dưới bóng trượng tòng sa môn; Một đời phụng sự hết lòng Những hàng hậu học mênh mông ân ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567