Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Sư Thiền Việt Nam và Trung Quốc giữa thế kỷ thứ III

16/01/202407:57(Xem: 807)
Tổ Sư Thiền Việt Nam và Trung Quốc giữa thế kỷ thứ III


khuong tang hoi-2
 
TỔ SƯ THIỀN VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC VÀO GIỮA THẾ KỶ THỨ III

Tiến Sĩ Lâm Như-Tạng

oOo

 

A-CUNG KÍNH ĐẢNH LỄ NHỮNG VỊ ĐẠI BỒ TÁT TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Bốn vị Đại Bồ Tát sáng chói nhất trong lịch sử nhân loại đó là:

*Bồ Tát Tổ Sư Khương Tăng Hội ( 200 – 280): Tổ sư thiền của Việt Nam, năm 247 truyền bá Thiền Quán Niệm Hơi Thở qua Trung Quốc.

*Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308). Ngài làm vua từ năm 1278 đến 1293. Ngài đã 3 lần được Hưng Đạo Đại Vương hổ trợ, tổ chức quân đội đánh thắng quân Nguyên Mông tại Việt Nam: 1258, 1284, 1287. Sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam.

*Bồ Tát Thích Quảng Đức  (1897 - 1963), tự thiêu ngày 11-6-1963 tại Saigon, còn lưu lại quả tim kim cương bất hoại.

*Bồ Tát Tổ Sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022). Báo chí nước ngoài ca ngợi Ngài là nhân vật nỗi tiếng số I của Phật Giáo trên khắp thế giới. Ngài đã hoạt động hiện đại hoá Phật Giáo, sáng tổ Thiền Làng Mai trên khắp thế giới.  (1)

 

I-BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI KHƯƠNG TĂNG HỘI

Như ta đã biết, Phật Giáo từ Ấn Độ, 2 thế kỷ trước Tây Lịch, từ các trung tâm Phật Giáo rất lớn và rất hưng thịnh tại miền duyên hải Đông Nam Ấn Độ như Amaravati và Nagarjunakonda v.v...đã trở thành những trung tâm Phật Giáo Đại Thừa rất hưng thịnh.

Chính từ phong trào Phật Giáo Đại Thừa hưng thịnh tại Ấn Độ các vị tăng sĩ đã lên các thương thuyền truyền bá Đạo Phật ra nước ngoài, trong đó có cả đến Việt Nam. Trong thời kỳ đó trung tâm Phật Giáo Luy Lâu tại Việt Nam được thành lập. Cũng chính tại đây ngài Khương Tăng Hội đã đến tu tập, và hành đạo sau  đó.

 Như thế Đạo Phật từ Ấn Độ trực tiếp truyền vào Việt Nam có thể là một thế kỷ trước Tây Lịch, còn nhiều di tích lịch sử như Chùa Dâu còn gọi là chùa Pháp Vân, tại Luy Lâu nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Việt Nam. Chùa Pháp Vân hiện nay vẫn còn.

Nhưng Những sự phát triễn của Phật Giáo, đặc biệt là sự truyền thừa từ đời nầy qua đời khác của các vị Tổ Sư, sách, truyện, Kinh Phật đều bị thiêu hủy trong chiến tranh triền miêng trên đất nước Việt Nam...

Mãi đến thế kỷ thứ III chúng ta mới có thiền sư Khương Tăng Hội coi như Tổ Sư Thiền Việt Nam cho đến ngày nay vẫn còn nhiều kinh sách của Ngài viết lời tựa như kinh An Ban Thủ Ý v.v...dạy về thiền. (1)

II-THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI

Theo sách Cao Tăng Truyện: “Thân phụ của Thiền sư Khương Tăng Hội là một thương gia người Khương Cư (Sogdiana) thuộc miền Bắc Ấn Độ, đã theo đường biển sang Giao Châu buôn bán và ở lại kết duyên với một cô gái Giao Châu. Hai ông bà sinh hạ được một người con trai vào thập niên đầu của thế kỷ thứ 3.

Khi con được trên 10 tuổi thì cả hai ông bà đều qua đời, cho nên người con được nhận vào trung tâm Luy Lâu để làm chú tiểu, và đã trở thành một thiền sư danh tiếng, sơ tổ của Thiền tông Việt Nam.

Chúng ta không biết ai đã nuôi dạy ngài Tăng Hội sau khi cha mẹ ngài mất. Ta cũng không biết bổn sư của ngài là ai, và trong số mười vị tăng sĩ truyền giới cho ngài, có vị nào là người ngoại quốc hay không. Ngày nay có người nói Mâu Tử là thầy của Sơ Tổ Tăng Hội, nhưng chuyện đó là một nghi vấn, chưa được kiểm chứng.

Chúng ta chỉ biết rằng Thiền sư Tăng Hội sinh trưởng ở Việt Nam, học Phật ở Việt Nam, dịch kinh tiếng Phạn ra tiếng Hán cũng tại Việt Nam, nghĩa là thầy là người Việt mang ba nền văn hóa Việt, Hoa, Ấn, thông thạo cả tiếng Phạn lẫn tiếng Hán. Ngài tinh thông về Phật học, Nho học, và cả Lão học. v.v...Ngài đã thành lập đạo tràng, huấn luyện đồ chúng và phiên dịch kinh điển tại chùa Diên Ứng, còn gọi là Chùa Dâu hay Chùa Pháp Vân, thủ phủ Luy Lâu, tức phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh của Việt Nam ngày nay.

Có những bằng chứng cho chúng ta thấy rằng kinh Lục Độ Tập, trong đó có bài Phương Pháp Đạt Thiền, đã được tổ Tăng Hội sáng tác trước khi viết Bài Tựa kinh An Ban Thủ Ý. Lý do là trong Bài Tựa kinh An Ban Thủ Ý, tư tưởng Đại thừa của ngài thâm sâu hơn, rõ ràng hơn.

Những tác phẩm có dính líu đến Sơ tổ Tăng Hội mà ngày nay ta biết được, gồm có: Kinh An Ban Thủ Ý; Kinh Pháp Cảnh; Đạo Thọ Kinh; Lục Độ Yếu Mục; Nê Hoàn Phạm Bối; Ngó Phẩm (Đạo Hành Bát Nhả); Lục Độ Tập Kinh...

Tại đạo tràng ở trung tâm Phật giáo Luy-lâu, lúc đó có ba vị cư sĩ đồ đệ của ngài An Thế Cao (ở Trung-quốc) là Trần Tuệ (quê ở Cối-kê), Hàn Lâm (quê Nam-dương) và Bì Nghiệp (quê Dĩnh-xuyên), từ kinh đô Lạc-dương chạy xuống lánh nạn, ngài đã mời các vị này tham gia vào công việc phiên dịch, nghiên cứu và chú giải kinh điển. Tại đây, ngài đã viết bài tựa cho kinh An Ban Thủ Ý và kinh Pháp Cảnh (do ngài An Thế Cao dịch ở Lạc-dương, được Trần Tuệ mang theo). Ngài cũng đã chú thích cho ba kinh An Ban Thủ Ý, Pháp Cảnh  Đạo Thọ (do ngài An Thế Cao dịch), nhưng hai tác phẩm sau (Pháp Cảnh và Đạo Thọ) ngày nay không còn.

 

Truyền thống do ngài thành lập đã trở nên một thiền phái vững mạnh tồn tại mãi cho đến đời nhà Lý, và sau đó, vào đời nhà Trần thì hòa nhập cùng các thiền phái khác, vào thiền phái Trúc Lâm.

III-TƯ TƯỞNG THIỀN CỦA KHƯƠNG TĂNG HỘI

“Danh từ Thiền định ta thấy được nhắc một lần trong kinh Tứ thập nhị chương ngay trong câu đầu. Những người trích dịch kinh nầy lại dùng những chữ có thể thay thế cho danh từ Thiền, như danh từ  “hành đạo” chẳng hạn. Kinh có nói “quán thiên địa, niệm vô thường”. Đây là một phép Thiền gọi là Vô thường quán...

Sách Lý hoặc luận của Mâu tử không nói đển Thiền, có lẽ vì sách nầy chú trọng về việc biện luận hơn kinh Tứ thập nhị chương, một cuốn sách gối đầu giường của tăng sĩ. Sự có mặt của những cuốn kinh về thiền đem xuống từ Lạc dương vào đầu thế kỷ thứ ba vả cái học Đại thừa của Khương tăng hội đã là những yếu tố đẩy mạnh phong trào Thiền học.

Thiền học đối với Khương tăng hội không phải chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn có cả một căn bản triết học về Tâm học. Trong bài tựa kinh An ban thủ ý Khương tăng hội viết: “Trong thời gian búng ngón tay, tâm ý ta có thể trãi qua 960 lần chuyển niệm: trong thời gian một ngày một đêm, ta có thể trải qua 13 ức ý niệm. Dùng phương pháp đếm hơi thở...ta có thể khử bỏ 13 ức ý niệm không trong sạch ấy”.

An ban tức là Ãnãpãna (An na ba na), nghĩa là hơi thở. Thủ ý tức là nhiếp tâm, định tâm. An ban thủ ý tức là dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm ý. Có 6 pháp gọi là lục điệu môn:

a-Sổ Tức Môn

Điều phục thân thể, đếm hơi thở từ 1 đến 10, tập trung tâm tư vào sự đếm để trừ diệt loạn tâm, đi vào định.

 b-Tùy Môn

Theo dõi hơi thở, ý thức được trong từng giây sự ra vào của hơi thở. Bỏ con số mà theo hẳn hơi thở.

c-Chỉ Môn

Bỏ sự theo dõi hơi thở để thực hiện sự ngưng lặng (chỉ).

d-Quán Môn

Tuy là ở trong định nhưng tuệ giác chưa phát hiện. Phải quán về tâm, về ngũ ấm và những quan điểm sai lạc như ngã, ngã sở...để khơi mở tuệ giác.

đ-Hoàn Môn

Xoay về quán sát tự tâm để phá trừ quan điểm nhị nguyên về chủ thể, quán sát đối tượng, phá trừ ngã chấp.

e-Tịnh Môn

Trạng thái vô phân biệt chủ thể và đối tượng kia vẫn chưa phải là chứng ngộ, hành giả không nên vướng mắc vào đó. Phải vượt thoát trạng thái nầy để trí tuệ chân minh hoàn toàn hiển lộ.

Khương tăng hội định nghĩa tâm là “không có hình, không có tiếng, không có trước, không có sau, thâm diệu, vi tế, không có tóc tơ hình thức: Phạm thiên, Đế thích và tiên thánh cũng không thấy rõ được. Những hạt giống của Tâm khi thì ẩn, khi thì hiện. Cái nầy hóa sinh thành cái kia, người phàm không thể thấy được. Đó gọi là Ấm”.

Chúng sinh phiêu trầm vì tâm ấy bị lôi kéo theo lục tình và 13 ức uế niệm. Lục tình gồm có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm (ý), gọi là nội tình. Và sắc, thinh, hương, vị tế hoạt, (xúc) và tà niệm (pháp) tức là ngoại tình. Những tà hạnh của lục tình nhiều như nước muôn sông chảy về biển, bất tận. Do đó phương pháp An ban thủ ý là để đối phó lục tình và ngăn chặn tà hạnh.

Khương tăng hội nói tiếp “người hành giả đã chứng đắc được phép An ban thì tâm bừng sáng, dùng cái sáng ấy để quán chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy...” (tựa kinh An ban thủ ý).

Quan trọng nhất là đoạn Khương tăng hội viết trong Lục độ tập kinh về Thiền. Ngài nói về bốn trình tự của Thiền (tứ thiền) như phương pháp để “chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì trong tâm. Ý thức những ý niệm dơ bẩn để mà khử diệt”(4).

IV-KHƯƠNG TĂNG HỘI  VIẾT TỰA KINH AN BAN THỦ Ý

Mở đầu bài tựa kinh An ban thủ ý, Khương tăng hội đã viết: “An ban là Đại thừa của chư Phật để tế độ chúng sinh phiêu trầm...” Câu nói nầy đủ để chứng tỏ khuynh hướng Đại thừa hóa Thiền học của Khương tăng hội. Những chú giải của Khương tăng hội về kinh An ban thủ ý tuy không còn nhưng cách thức biên tập Lục độ tập kinh của Khương tăng hội cũng cho ta thấy rõ ràng khuynh hướng ấy. Ta không biết Khương tăng hội đã học Thiền học Đại thừa với ai ở Giao châu. Sự gặp gỡ giữa Khương tăng hội và Trần tuệ không thể làm phát khởi tinh thần Đại thừa đó. Bởi vì cư sĩ Trần tuệ cũng như thầy của ông là An thế cao đều theo hệ thống Thiền Tiểu thừa. Ta biết Khương tăng hội đã dịch tiểu phẩm Bát Nhã (tức là Đạo hành hay Bát thiên tụng Bát nhã), kinh căn bản và xuất hiện sớm nhất của Đại thừa. Bản dịch nầy Khai nguyên thích giáo lục có nói tới. Tuy rằng trong khi viết tựa cho kinh Đạo hành bát nhã, Đạo an, Chi tuần và Lương võ đế đều đã không nhắc tới. Ta có thể nói rằng vào thế kỷ thứ 2 tại Giao chỉ thế nào cũng có mặt những vị tăng sĩ Ấn Độ đã mang đạo Phật Đại Thừa tới cùng những bản kinh Đại thừa căn bản như Bát Thiên tụng bát nhã. Trong kinh nầy các quan niệm Không và Chân như của Đại thừa đã được diễn tả một cách đầy đủ và chu đáo.

Thiền học tại Việt Nam do đó đã khởi nguyên bằng Thiền đại thừa, không phải là thiền tiểu thừa như ở trung tâm Lạc Dương vậy.

Chính vì ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý Không và Chân như của Đại thừa mà Khương tăng hội đã diễn tả về tâm như sau trong bài tựa kinh An ban thủ ý : “Tâm không hình sắc, không có âm thanh, không có tiền hậu. Tâm thâm sâu vi tế không tóc tơ hình tướng, cho nên Phạm thiên, Đế thích và các tiên thánh khác cũng không thể thấy được. Kẻ phàm tục không thể thấy được sự hóa sinh từ hình thức nầy sang hình thức khác của các chủng tử khi thì minh hiển, khi thì trầm mặc trong tâm. Đo đó gọi là “ấm” vậy (Tâm vô hình vô thanh, vô hậu tiền, thâm vi tế hảo, hình vô ti phát, Phạm thích tiên thánh sở bất năng chiếu; minh mặc chủng tử, thử hóa sinh hồ bỉ, phi phàm sở đồ, vị chi ấm giả).

Danh từ ấm ở đây có nghĩa là tích tụ, có thể là do dịch từ chữ skandha mà cũng có thể đã được dịch từ chữ alaya. Theo chúng tôi, đây là dịch từ chữ alaya (tạng thức). Bởi vì ở đây Khương tăng hội đang đích thực nói về tâm mà không nói về năm sự tổ hợp tích tụ gọi là ngũ uẩn hay ngũ ấm.

Trong bài tựa kinh An ban thủ ý, Khương tăng hội nói: “Tâm ấy thâm sâu và vi diệu, không chút tóc tơ hình tướng. Cả đến Pham thiên, Đế thích và các bậc Tiên Thánh cũng không thấy rõ được sự hóa sinh của các hạt giống ẩn tàng trong ấy...Danh từ HẠT GIỐNG ở đây cho ta thấy ý niệm về thức Alaya như Nhất thiết chủng thức (sarva bĩjaka) đã có trong tư tưởng Khương tăng hội. Và điều nầy làm cho ta chắc tin thêm ở điều vừa nói.

Như vậy là Khương tăng hội đã chịu ảnh hưởng không những tư tưởng Bát nhã mà còn chịu ảnh hưởng tư tưởng Duy thức nữa. Tư tưởng Duy thức thời nầy chưa được hệ thống hóa: chính kinh Lăng già (Lankãvatãra) mà Bồ đề đạt ma trao cho Huệ khả, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 6, cũng chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 4.

Ta biết rằng Thiền Đại  thừa khác với thiền Tiểu thừa ở chỗ: Thiền Đại thừa xem Diệu tâm chân như là bản thể của Giác ngộ. Khương tăng hội đã thực sự khơi mở cho Thiền học Đại thừa bằng cách nói tới Tâm như uyên nguyên và Chân như của Vạn pháp.” (5).


B-KHƯƠNG TĂNG
HỘI TẠI VIỆT NAM

I-THIỀN KHƯƠNG TĂNG HỘI

1-LƯỢC QUA TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG THIỀN TẬP ĐẠO PHẬT VIỆT NAM

Chúng ta khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc.

Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức khoảng 300 năm trước  ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.

Sau khi thiết lập tông thiền này tại Giao Chỉ, thiền sư Khương Tăng Hội đã sang nước Ngô năm 247 để dạy thiền. Như vậy sơ tổ của thiền tông Việt Nam đã sáng lập một tông phái thiền ở Việt Nam, và đã sang Trung Quốc để thiết lập tông phái đó ở Trung Quốc, gọi là thiền Tăng Hội.

Thiền Tăng Hội không phải chỉ là thiền của một thiền sư dạy mà là cả một tông phái. Sách Thiền Uyển Tập Anh có bằng chứng tông phái đó đã kéo dài hàng ngàn năm. Trong câu chuyện về thiền sư Thông Biện, sách Thiền Uyển Tập Anh có câu: “Đại diện cho tông phái của thiền sư Tăng Hội là thiền sư Lôi Hà Trạch đang sống trong thời đại của chúng ta”. Thời đại đó là đời nhà Lý.

Như vậy nghĩa là từ thế kỷ thứ 3 cho đến thế kỷ thứ 12, tông phái thiền gọi là tông phái Tăng Hội vẫn sống, vẫn truyền thừa, và nhờ tác phẩm đó mà chúng ta biết rằng người nối giỏi cho tông phái thiền Tăng Hội là thiền sư Lôi Hà Trạch.

Chúng ta không chịu ghi chép đàng hoàng, cho nên chúng ta thiếu tài liệu. Điều đó không có nghĩa là các thiền phái ở đất nước ta không được truyền thừa liên tục.

Chỉ cần một câu trong Thiền Uyển Tập Anh là chúng ta biết rằng phái thiền Tăng Hội không phải chỉ có mặt trong thời Tăng Hội còn tại thế, mà sau khi thầy Tăng Hội đã sang Tàu để dạy thiền, thì phái thiền Tăng Hội vẫn tiếp tục. Bằng cớ hùng hồn nhất là chúng ta có một thiền sư đại diện cho phái thiền Tăng Hội trong đời nhà Lý, tên là Lôi Hà Trạch.


2-TRUYỀN
THỐNG HÀI HÒA CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Chuyện truyền y, truyền bát cũng tạo ra nhiều vấn đề, cho đến nỗi có nhiều vị tổ sư đã nói rằng: Thôi bắt đầu từ đời tôi, tôi không truyền y bát nữa, tại vì các sư em, sư anh ganh nhau quá! Tuy vậy, mình không thể chấm dứt được hình thức đó.

Theo nguyên tắc thì sự trao truyền xảy ra hàng ngày. Nếu mình được học với thầy, được sống với thầy, được sống với tăng thân, thì hơi nóng của chánh pháp, ngọn lửa của chánh pháp được truyền cho mình trong từng giây từng phút, và mình đã được truyền đăng rồi. Việc tổ chức một buổi lễ để trao cây đèn, chẳng qua chỉ là một hình thức để cho người kia thêm một ít năng lượng mà ra làm việc cho dễ thôi. Vì vậy mà cần có tăng thân họp lại và có buổi lễ, chứ không phải vì người kia không đủ sức dạy hay chia sẻ những chứng ngộ của mình với những người khác.

Một điều ta cần ghi nhớ khi nói đến các thiền phái của Phật giáo Việt Nam là tuy có những thiền phái mà chi tiết các thế hệ truyền thừa không được ghi chép rõ ràng, nhưng những thiền phái đó vẫn còn có mặt. Cho nên chúng ta không thể nói rằng những thiền phái như thiền phái Tăng Hội đã bị đứt đoạn. Không, nó không bị đứt đoạn! Nếu quán chiếu cho kỹ trong ta thì quý vị sẽ thấy thiền phái Tăng Hội vẫn còn sống.

“Chính cá nhân tôi (lời thiền sư Thích Nhất Hạnh), một hôm giật mình vì thấy được một sự thật rất mầu nhiệm. Đó là trong bao nhiêu năm đi giảng dạy về thực tập thiền học tại hơn 25 quốc gia trên thế giới, tôi đã sử dụng những kinh điển thiền tập Nguyên thủy nhiều hơn là kinh điển Đại thừa. Tôi đã sử dụng kinh An Ban Thủ Ý, kinh Niệm Xứ, kinh Người Biết Sống Một Mình, kinh Giáo Hóa Người bệnh v.v… Điều đó, khi nhận ra thì mình thấy mình là một sự tiếp nối đường lối của thiền sư Tăng Hội. Trong thế kỷ thứ 3 thiền sư Khương Tăng Hội đã làm như vậy. Nghĩa là đã giảng dạy thiền học bằng những thiền kinh gọi là Tiểu thừa, hay là Nguyên thủy. và ngài đã giảng dạy trong tinh thần cởi mở, phóng khoáng của Đại thừa.

Giờ đây con cháu của thầy Tăng Hội, sống vào thế kỷ thứ 20, 21 cũng đã và đang giảng dạy thiền giống như sơ tổ của thiền tông Việt Nam: Sử dụng các thiền kinh căn bản của Nguyên thủy, và giảng dạy với cái nhìn phóng khoáng của Đại thừa. Điều đó không phải là tình cờ hoặc do lý thuyết mà ra. Đó là do sự nối tiếp một cách rất tự nhiên. Nó có nghĩa là dòng máu, dòng sinh lực của Tăng Hội vẫn tiếp tục trao truyền đến chúng ta, tuy đã trải qua gần 18 thế kỷ.

Chúng ta không thấy ghi chép lại những thế hệ truyền thừa rõ ràng, rằng thế hệ thứ nhất là Tăng Hội, và thế hệ thứ hai, thứ ba là ai. Cùng với chi tiết trong Thiền Uyển Tập Anh, có người cho rằng Lôi Hà Trạch, (thầy của Dương Không Lộ) là người thừa kế đời thứ 9 dòng thiền Khương Tăng Hội. Tuy vậy, vấn đề thế hệ thứ mấy vẫn chưa được kiểm chứng.

Trên thế giới, Việt Nam là nước duy nhất mà Bắc tông và Nam tông được phối hợp trong cùng một giáo hội, trên toàn quốc thống nhất từ Nam chí Bắc Việt Nam, gọi là GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM (được thành lập năm 1981). Không có nước nào có chuyện đó. Sau này nước Mỹ có thể trở thành như vậy, tại vì ở Hoa Kỳ có mặt tất cả các truyền thống Phật giáo trên thế giới. Cho nên ở Mỹ, một ngày nào đó sẽ có Phật giáo thống nhất. Bây giờ cũng đang có khuynh hướng đó. Mỗi khi Làng Mai sang mở một khóa tu thì các thiền sinh của tất cả các tông phái đều tới học mà không cảm thấy cấn cái, và vẫn cảm thấy thoải mái như thường. Nó cũng giống như khi một trái núi hiện ra thì mây từ bốn phương đều tụ hội lại, rất là vui. Cho nên người ta gọi tăng thân của chúng ta ở Hoa Kỳ là một Floating Sangha.

Như vậy Phật giáo Mỹ cũng đang có tính chất của Phật giáo thống nhất. Các Phật tử bên Mỹ đã, đang và sẽ thâu nhập những cái hay nhất, những cái đẹp nhất từ các truyền thống Phật giáo trên thế giới, trong đó có Phật giáo Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Triều Tiên, Tây Tạng, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Việt Nam v.v…

Những người theo Nam tông Huệ Năng trong đó có chúng ta, phải biết nhìn về phương diện nội dung mà đừng bị kẹt về phương diện hình thức quá. Chúng ta cũng thuộc về phái thiền Lâm Tế, cùng lúc với phái thiền Tăng Hội.(xem trang nhà Làng Mai)


II-
SỰ CHP NỐI TRUYỀN THỪA

1-Tại Trung Quốc

Sự truyền thừa của 28 vị tổ sư tại Trung Quốc

Người ta cứ ngỡ rằng truyền thống thiền ở Trung Quốc là truyền thống không đứt đoạn, từ tổ thứ nhất là Ca Diếp, sang tổ thứ hai là A Nan, cho đến hết 28 vị tổ ở Tây Vứt, rồi mới tới các vị tổ ở Đông Độ như Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng v.v…

Nhưng  những sự sắp xếp đó chúng ta thấy không ổn. Danh sách 28 vị tổ ở Ấn Độ là hoàn toàn do những người trong thiền phái Huệ Năng đặt ra. Những tên đó là những tên có thật, nhưng người ta đã chắp nối vị này với vị khác, và họ cũng đã sáng tạo ra những bài kệ truyền thừa của các tổ để gây thêm niềm tin cho học giả.

Lý do là để gây đức tin cho người ta. Tuy thiện, tuy sự thành kính có đó, nhưng người xưa đâu có biết rằng ngày nay các nhà khoa học đã dùng những phương pháp Khảo cổ học, Văn bản học, Bác ngữ học mà khám phá ra được sự thật. Họ biết rằng những tác phẩm nào, những kinh điển nào xuất hiện tại địa phương nào và trong thời đại nào. Vì vậy cho nên nói rằng thiền đã được truyền lại từ Ca Diếp cho đến bây giờ không đứt đoạn, đứng về phương diện nội dung thì ta có thể chấp nhận được, nhưng đứng về phương diện hình thức như họ đã trao truyền, như họ đã trình bày, thì chúng ta không thể nào chấp nhận được, vì điều đó trái chống với khoa học.

Ngay cả sự có mặt của tổ thứ ba là Tăng Xán cũng rất là mơ hồ. Trong Cao Tăng Truyện không có tiểu sử của Đệ Tam Tổ Tăng Xán, và trong Truyền Đăng Lục chỉ nói rằng sau Huệ Khả là tới Tăng Xán mà thôi. Chúng ta cũng không tìm được bài kệ truyền thừa của Tăng Xán trao cho Đạo Tín, tức là tổ thứ Tư. Nhân cách cũng như sự thật về tổ Tăng Xán cũng không được rõ ràng. Do đó mà có người đã nghĩ rằng có sự góp nhặt, có sự chế tác có tính cách nhân tạo trong sự thiết lập lại truyền thống thiền Trung Quốc. “Công trình” đó là của Nam tông, là của thầy Thần Hội và các đệ tử đã chế tác ra. (Tham khảo: theo Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trên Trang Nhà LÀNG MAI).

2-Tại Việt Nam

Theo lịch sử thiền Việt Nam chúng ta thấy có những tông phái như Vô Ngôn Thông hay Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, có ghi chép tên các thiền sư từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự ghi chép đó tới khoảng thế kỷ thứ 12, 13 thì đứt đoạn. Nhưng như vậy không có nghĩa là trên thực tế sự truyền thừa của các tông phái đó đứt đoạn.

Mỗi người Phật tử Việt Nam đều có trong dòng máu của mình chất liệu của các thiền phái đó. Chúng ta không thuộc về một thiền phái, chúng ta thuộc về rất nhiều thiền phái, và thiền phái đầu tiên có mặt trong máu huyết ta là thiền phái Tăng Hội. Dòng máu của Tăng Hội đã được trao truyền cho quý vị. Đó là việc  sử dụng những thiền kinh căn bản của Phật giáo Nguyên thủy và thực tập các kinh đó bằng con mắt cởi mở, rộng rãi của Đại thừa. Đó là gia tài của Tăng Hội.

Thiền phái thứ hai do tổ sư Đạt Ma Đề Bà thiết lập ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 5, cũng vậy. Đó là thiền phái sử dụng kinh điển Đại thừa. Nhưng nó cũng có mặt trong ta, và thầy Huệ Thắng, đệ tử của thầy Đạt Ma Đề Bà cũng đã qua Trung Hoa để giảng dạy thiền học. Chúng ta nên biết rằng thiền Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho thiền Trung Quốc trong thời đại đầu của thiền học, ngay trước khi có sự xuất hiện của tổ Bồ-Đề Đạt-Ma.

Ngày nay, thực tập giáo lý của ngài Tăng Hội, chúng ta thực tập theo phương pháp của ngài Tăng Hội và chúng ta giới thiệu cho thế giới biết về nhân cách, về con người, và phương pháp thực tập của thiền phái Tăng Hội.

Trong khi thầy Bồ-Đề Đạt-Ma, từ nhân cách, tiểu sử cho đến giáo lý, phần lớn đều thuộc truyền thuyết, tức do người khác kể lại, thì con người, tiểu sử và giáo lý của thầy Tăng Hội hoàn toàn là những sự thật, được ghi chép lại trong các sử liệu. Những phương pháp của thầy Tăng Hội dạy, những giáo lý thầy Tăng Hội giảng, vẫn còn được truyền lại cho đến ngày nay, trên giấy trắng mực đen.(tham khảo trang nhà Làng Mai).


C-KHƯƠNG TĂNG
HỘI TẠI TRUNG QUỐC

-KHƯƠNG TĂNG HỘI TRUYỀN BÁ THIỀN QUA ĐÔNG NGÔ, THỜI VUA NGÔ TÔN QUYỀN

Thiền sư Khương Tăng Hội vào năm 247 tới Kiến Nghiệp, kinh đô nước Ngô, xây dựng trung tâm hoằng pháp Kiến Sơ, tổ chức giới đàn, độ người xuất gia. Đây là lần đầu tiên tại Trung Quốc, người bản xứ được phép xuất gia để thành sa môn.

Lúc đầu Khương Tăng Hội qua Kiến Nghiệp lập am tranh tu hành, Vua nước Ngô lúc bấy giờ là Ngô Tôn Quyền cho người tìm hiểu và cho các học giả uyên bát về Lão và Nho học v.v... đến tranh luận với Ngài nhưng tất cả đều kính  phục tài uyên bát về Phật Giáo, Lão Giáo, Nho Giáo v.v...của Ngài. Do đó nhà vua cho lập chùa Kiến Sơ thĩnh Ngài đến hành đạo tại đó. Theo sách Cao Tăng Truyện có ghi Ngài đã về Giao Châu thĩnh Tam Sư, Thất Chứng qua Kiến Nghiệp để lập Đàn Truyền Giới cho tăng ni tại đó. Sau khi Ngô Tôn Quyền mất, Ngô Tôn Hạo lên làm vua nhưng tánh tình của Tôn Hạo ngang ngược phỉ bán Phật Pháp, khinh miệt Tăng Ni, sai các học giả đến tranh luận với Ngài nhưng tất cả đều phải cúi đầu thần phục tài đức của Ngài nên cuối cùng Ngô Tôn Hạo lạy Ngài xin qui y thọ 5 giới.    

Sự nghiệp của thiền sư Khương Tăng Hội rất lớn lao. Tư tưởng thiền của ngài là thiền Đại thừa, trước cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức. (6) . Căn bản thiền tập của ngài là sự thực tập An Ban Thủ Ý (tức là thực tập hơi thở có ý thức) và quán chiếu về Tứ Niệm Xứ (tức là bốn lãnh vực hiện hữu).

Chúng ta có sử liệu ghi năm thị tịch của ngài là 280.

Nói chung, các tác phẩm của ngài đều nhằm xiển dương thiền học trong tinh thần đại thừa. Những dịch phẩm hay biên soạn của ngài sau này ở đất Ngô cũng gồm toàn những giáo điển đại thừa. Bởi vậy, trong giới học giả Phật học Việt-nam ngày nay, có vị đã có khuynh hướng tôn xưng ngài là vị Tổ sư của Thiền học Việt-nam.

D-NHỮNG TÁC PHẨM KHÁC

Những tác phẩm được xem có liên quan đến thiền sư Khương Tăng Hội 

1-An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.

2-Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.

3-Đạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.

4-Lục Độ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập (không còn).

5-Nê Hoàn Phạm Bối, Tăng Hội biên tập (không còn).

6-Ngô Phẩm (Đạo Hành Bồ Tát), Tăng Hội dịch (không còn).

7-Lục Độ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.

 

Đ-ĐOẠN KẾT

 

Như trên đã kê cứu các tư liệu để chứng minh công tích vĩ đại của Ngài Khương Tăng Hội đã truyền bá Thiền tại Việt Nam và tại Trung Quốc sớm hơn Ngài Bồ Đề Đại Ma là 273 năm.

Cho đến hiện tại mặc dù chúng ta không thấy có sự hiện hửu và truyền thừa của Thiền phái Khương Tăng Hội như Trúc Lâm Yên Tử hay Lâm Tế v.v... Nhưng sự thực là Thiền Tăng Hội vẫn còn hiện hửu tại Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi. Vì sao? Vì hễ bất cứ ai dù Phật Tử, Tăng Ni hay những người theo các tôn giáo khác đi chăng nữa mà thực hành , tu tập Thiền Quán Niệm Hơi Thở và những phương pháp tu thiền khác do ngài Tăng Hội truyền lại đều thuộc về Thiền Khương Tăng Hội. Nghĩa là Thiền Khương Tăng Hội vẫn tiếp tục không gián đoạn và còn mãi mãi.

Như thế Thiền Khương Tăng Hội vẫn tiếp tục truyền thừa mãi trong xã hội loài người trên khắp quả địa cầu nầy không phân biệt tôn giáo, màu da hay sắc tộc nào.     

E-NHỮNG ĐỀ NGHỊ

1/-Đề nghi Giáo Hội khuyến cáo tất cả các chùa trong cả nước nên thờ Tổ Sư Khương Tăng Hội, là Tổ Sư Thiền Đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam. Cũng đồng thời là Tổ Sư Thiền đầu tiên của Trung Quốc.

Từ Tổ Sư Thiền Khương Tăng Hội vào thế kỷ thứ III tại Việt Nam truyền thừa mãi đến hôm nay mà hiện diện là tất cả các chi phái Thiền Lâm Tế, và  các chi phái khác. Mặc dù Lâm Tế đó từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam. Nhưng Ngài Khương Tăng Hội Truyền thiền Quán Niệm Hơi Thở qua Trung Quốc trước ngài Bồ Đề Đạt Ma khoảng 300 năm. Tất cả các phái Phật Giáo tại Trung Quốc sau ngài Khương Tăng Hội đều có ảnh hưởng của Ngài Khương Tăng Hội.

Do đó chúng ta có thể khẳn định được rằng bất cứ người Trung Quốc hay người Việt Nam nào nếu áp dụng phương pháp thiền Quán Niệm Hơi Thở đều thuộc Thiền Phái Khương Tăng Hội. Dù là Lâm Tế hay các phái Phật Giáo khác.

 Đó là niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam của chúng ta.

2/-Đề nghị dùng chữ Việt Nam khắc tên chùa và tất cả biễn liễn của chùa. Điều nầy dễ cho thế hệ trẽ tiếp cận với giáo lý Phật Giáo hơn. Đó cũng là niềm tự hào của sự độc lập, thống nhất và là niềm kiêu hãnh rằng chúng ta đã có ngôn ngữ riêng dễ đọc dễ viết cho dân tộc của chúng ta.

Người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Đại Hàn v.v... những ngôn ngữ có mẫu chữ viết không phải là A,B,C...họ rất hy vọng muốn đổi qua mẫu chữ A, B, C... như Việt Nam chúng ta nhưng vì nhiều lý do họ không thể chuyễn đổi được.

3/-Đề nghị Giáo Hội khuyến thĩnh chư Tăng Ni trong cả nước không nên áp dụng pháp tu MỖI BƯỚC MỘT LẠY, vì pháp tu nầy sẽ gây ách tắc giao thông công cọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội, có thể thành lý do để ngoại đạo bài bác Phật Giáo của chúng ta.

 

oOo

 

Tiến Sĩ Lâm Như-Tạng

oOo

Ghi Chú:

(1) : Lâm Như-Tạng “PHẬT GIÁO TỪ ẤN  ĐỘ TRỰC TIẾP TRUYỀN VÀO VIỆT NAM” , NXB Hồng Đức VN 2021.

( 2 ) Nguyễn Lang – Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I, Lá Bối Paris, 1977.
(3) Thích Nhất Hạnh – Thiền Sư Khương Tăng Hội, An Tiêm Paris, 1998;
(4) Thích Nhất Hạnh – Master Tăng Hội, First Zen Teacher in Vietnam and China, Parallax Press, Berkeley, CA, 2001.

(5) Lâm Như-Tạng “Thức Thứ Tám”, NXB Viên Giác,  Đức Quốc, 2005.

(6) Lâm Như-Tạng “Bản Giác”, NXB Hong Đức, VN, 2017.

Thamm khảo:

1/-Nguyễn Lang “VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN” Quyển I, II,  III  nhà xuất bản Văn Học , Hà Nội 1994.

2/-Lâm-Như Tạng “Thức Thứ Tám”, NXB

3/--Lê Mạnh Thác: “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam tập I và tập II”, NXB Thuận Hóa, 1999.

 4/--Nguyễn Lang: “ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,  các tập I, II, III”, NXB Văn Học, 1994.

Những tài liệu tham khảo khác trên mạng Google:

Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thích Nhất Hạnh) [sách]
Thiền Sư Khương Tăng Hội (Nguyễn Lang)
Thiền Sư Khương Tăng Hội (Lê Mânh Thát)
Đến Bao Giờ Các Chùa Việt Nam Sẽ Thờ Tổ Khương Tăng Hội (Nguyễn Mạnh Hùng)
Nối Lại Dòng Thiền Của Đức Phật Và Chư Tổ Tại Việt Nam (Tuệ Thiện)
Đại Sư Khương Tăng Hội, Sơ Tổ Của Thiền Tông Việt Nam (Phấn Tảo Y Lang)
Đại sư Khương Tăng Hội (Thích Lệ Thiện dịch từ Cao Tăng Truyện)
Khương Tăng Hội  (Huỳnh Kim Quang trích dịch từ tác phẩm "The Buddhist Conquest of China"
Thien_Su_Tang_Hoi Thích Nhất Hạnh (PDF)

Tiếng Anh:

  1.  Jacques Gernet (31 May 1996). A History of Chinese Civilization. Cambridge University Press. pp. 214–. ISBN 978-0-521-49781-7.
  2. ^ Trung Huynh (Spring 2016). The Early Development of Buddhism in the Red River Delta Basin, Jiaozhi, and Southern China: The Case of a Sogdian- Jiaozhi Buddhist Monk Kang Senghui 康僧會 (PDF) (A Dissertation Presented to the Faculty of the Department of Religious Studies University of the West In Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree Doctor of Philosophy). p. 4. Archived from the original (PDF) on 11 September 2016. Retrieved 17 March 2020.
  3. Jump up to:a b Nguyễn Lang. "Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, chương III: Khởi nguyên của thiền học tại Việt Nam - Khương Tăng Hội".
  4. ^ Zurcher, E. (Erik) (2007). The Buddhist conquest of China : the spread and adaptation of Buddhism in early medieval China (3rd ed.). Leiden: Brill. p. 23. ISBN 9789047419426OCLC 646789866.
  5. ^ Zurcher, E. (Erik) (2007). The Buddhist conquest of China : the spread and adaptation of Buddhism in early medieval China (3rd ed.). Leiden: Brill. p. 47. ISBN 9789047419426OCLC 646789866.
  6. Jump up to:a b Zurcher, E. (Erik) (2007). The Buddhist conquest of China : the spread and adaptation of Buddhism in early medieval China (3rd ed.). Leiden: Brill. p. 51. ISBN 9789047419426OCLC 646789866.
  7. ^ Zurcher, E. (Erik) (2007). The Buddhist conquest of China : the spread and adaptation of Buddhism in early medieval China (3rd ed.). Leiden: Brill. p. 53. ISBN 9789047419426OCLC 646789866.
  8. ^ Strong 2007, p. 188.
  9. ^ Strong 2007, p. 192.

10. ^ Tai Thu Nguyen (2008). The History of Buddhism in Vietnam. CRVP. pp. 36–. ISBN 978-1-56518-098-7.

11. ^ Tai Thu Nguyen (2008). The History of Buddhism in Vietnam. CRVP. pp. 36–. ISBN 978-1-56518-098-7. Archived from the original on 31 January 2015.

12. ^ Essays Into Vietnamese Pasts - Page 88 Keith Weller Taylor, John K. Whitmore - 1995 "Note also in this connection that, in 1096, Thông Biện, who could be considered responsible for the historical typology of Buddhism in Viet Nam, vaguely ascribed scriptural traditions to Mou Bo and Kang Senghui.21 Yet, there is absolutely no evidence whatsoever of any genealogy or doctrinal school that could be traced back to these two figures. Needless to say, neither Mou Bo nor.."

 

 

HẾT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                    

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2024(Xem: 781)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
21/03/2024(Xem: 398)
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé! Sáng nay thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2024 bầu trời Santa Ana không mưa trong sáng, đang vui nhộn đón những bước chân của chư tăng ni đang thiền hành, bách bộ trong khuôn viên chùa Bảo Quang để chờ xe bus đến dự lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di tại Huong Sen Buddhist Temple 19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570 do Ni Sư Thích Nữ giới Hương trụ trì và là trưởng ban tổ chức Đại lễ năm nay.
16/01/2024(Xem: 1760)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
15/06/2023(Xem: 12593)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/05/2022(Xem: 5397)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp. Trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất. Phái Nam Nhạc sau này hình thành hai tông: Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Phái Thanh Nguyên khai sanh ba Tông: Vân Môn, Pháp Nhãn và Tào Động. Mỗi Tông đều có phương pháp riêng tiếp dẫn hậu học, gọi chung là Ngũ gia Tông phái.
26/07/2021(Xem: 6519)
Niêm hoa ngộ chỉ, Tổ đạo sơ hưng, miên diên tứ thất diễn chơn thừa, lục đại viễn truyền đăng, dịch diệp tương thừa, chánh pháp vĩnh xương minh. Niêm hoa ngộ yếu chỉ, Đạo tổ bèn hưng long, liên tiếp 28 đời, diễn thuyết cổ xe chơn thật, sáu đời tổ sư mãi trao đèn, các cánh hoa tiếp nối, Chánh pháp mãi sáng ngời.
26/06/2021(Xem: 9723)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
01/06/2021(Xem: 23379)
Loạt bài giảng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam (do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19) Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thiền Sư VN, giảng ngày 3/6/2021) Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Thiền Sư VN, giảng ngày 5/6/2021) Thiền Sư Thích Huệ Thắng (Thiền Sư VN, giảng ngày 8/6/2021) Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền P
20/01/2021(Xem: 6089)
Bồ Tát Hộ Minh khi ở trên cung trời Đâu Suất, đã quan sát thấy nơi dục giới cõi Ta bà, nhất là nơi Ấn Độ với rất nhiều mối Đạo, phân chia giai cấp trầm trọng, để hòng nô dịch, bóc lột và cai trị người dân, họ chạy theo Ngũ Dục (Tài, sắc, danh, ăn, ngủ) khiến con người bị thiêu đốt bởi lục dục thất tình tiêu cực của chính bản thân mình. Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Bồ Tát Hộ Minh đản sinh vào hoàng tộc Tịnh Phạn vương (trở thành Thái Tử Tất Đạt Đa). Với cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng rồi cũng vì lòng Từ bi khi thấy, biết được “sanh. già, bệnh, chết” đang hoành hành gây khổ đau cho thế gian này, nhưng chưa ai giải cứu được, cả vua cha cũng đành bất lực. Ngài đành giả từ hoàng cung, để vào rừng sâu “tìm chân lý”. Mục đích đặc biệt là để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” tức là “Mở bày cho mọi người sáng tỏ được tri kiến Phật”.
06/10/2020(Xem: 11514)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567