Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường thuật nhanh bài giảng của HT Thích Như Điển về "Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất"

08/10/202207:09(Xem: 2675)
Tường thuật nhanh bài giảng của HT Thích Như Điển về "Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất"

ht nhu dien (1)

Cùng nhau tham dự

Khóa tu tập đầu tiên tháng mười
với ban truyền bá Giáo Lý Âu Châu
Đề Tài: Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVNTN
do Hòa Thượng Thích Như Điển chủ giảng ngày 6/10/2022

Nghe bài giảng mp3


Bài giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển
Trình pháp: Phật tử Huệ Hương
Diễn đọc: Phật tử Diệu Danh






Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni

Kính bạch HT Giáo Thọ Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức Quốc.

 

Kính thưa quý đạo hữu trên hệ thống Zoom và livestream,

 

Được sự tin tưởng của TT. Thích Nguyên Tạng (Tổng thư ký Hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan nhiệm kỳ 2022-2026) cho phép đệ tử Huệ Hương con vào tham dự Khoá Tu Tập tháng Mười từ Ban Truyền Bá Giáo Lý của Hội Đồng Hoằng Pháp Âu Châu dưới sự chỉ đạo của TT Thích Hạnh Tấn và viết lại bài tường thuật như những buổi học Phật Pháp tại Úc Châu do Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục tổ chức ,

 

Hôm nay, con kính xin ghi lại buổi học một cách đầy đủ những gì con đã cố hết sức lắng tâm theo dõi vì đây là một đề tài rất quan trọng mà cho đến nay không ít một số Phật Tử như chúng con vẫn có quan điểm chưa rõ được đúng, sai thế nào vì vẫn còn bị che giấu từ 1963 ….Trong một thế giới đảo điên, với sự phổ biến chóng mặt của các phương tiện truyền thông toàn cầu; xoay vần giữa những nhiễu loạn thông tin, thực giả khó phân, chánh kiến tà kiến không phân biệt, Phật thuyết, ma thuyết đồng giá. (Kính xin phép mượn lời của Ngài Chánh Thư Ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, HT Thích Tuệ Sỹ).

 

Nhưng sở dĩ bài tường thuật này được gửi đi có phần chậm hơn những bài tường thuật mà con đã viết vì nó khơi động lại quá khứ của gia đình con rất nhiều …

 

Kính bạch Hoà Thượng,

 

Con trộm nghĩ hẳn đây là một trùng trùng duyên khởi nên TT Thích Nguyên Tạng thường muốn con nghiên cứu về GHPGVNTN (nói chung) và GHPGVNTN tại Hải ngoại  (nói riêng) tuyệt nhiên Thầy không biết những gì trong quá khứ gia đình con, mặc dù từ năm 1963 cho đến nay con vẫn theo dõi lịch sử về cách hình thành GHPGVNTN và nhất là với tất cả tài liệu được viết lại sau này của HT Thích Đức Nhuận và Ông Đổ Trung Hiếu và gần đây nhất là bạch thư của HT Thích Tâm Châu sau khi Ngài viên tịch.

Vã lại nhờ có trí nhớ tốt nên đã rất lâu từ ngày thân phụ mất (là một nhà báo kỳ cựu từ năm 1947-1975 từng bị ngồi tù ra khám vào những năm 1960- 1965) bản thân con vì theo sát cha từ thuở nhỏ nên chuyện đấu tranh thế nào vẫn còn hằn in trong đầu.

 

Kính bạch Hoà Thượng,

Kính thưa hội thính chúng trên hệ thống online,

Hôm nay được nghe lại bài thuyết giảng của Hoà Thượng thật đúng với những gì con đã đọc, đã sống khoảng thời gian đó nên con hy vọng bài tường thuật này khả dĩ cũng ghi lại đúng được 60% những gì Hoà Thượng đã chủ giảng hôm nay.

 

Kính trân trọng,

 

Khi con bước vào phòng học lúc 4:45 am ngày 7/10/2022 (giờ Úc Châu) đã hiện diện nhiều người nhưng mãi đến khi Hòa Thượng hiện diện con mới được biết chị Ngọc Sáng là người điều hợp viên chương trình hôm nay và điều ngạc nhiên là khi Hòa Thượng hiện diên (5 phút trước giờ bắt đầu) thì số người tham dự nhảy vọt từ 35 đến 56 khi chị Ngọc Sáng có đôi lời giới thiệu về Ngài.Và đến độ nửa giờ sau con số đã lên 68 và giữ được đến phút cuối. Đây là con số vượt bực so với nhiều buổi tu học trên hệ thống Zoom  khác tại Úc Châu và nhiều nơi.

 Con cũng kính xin ghi lai những lời giới thiệu ấy và cũng như lời chị nói ...Phật sự và những thành quả cũng như tác phẩm kinh sách của Ngài nếu nói cho đủ hết thì cũng hơn 20 phút, do đó kính được tóm tắt như sau:

 

Hòa Thượng Thích Như Điển,

Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu

- Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế Giới.

- Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc

 

 Thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản

 

1964 xuất gia tại Tổ Đình Phước Lâm, Hội An. Với HT Thích Long Trí

1967, thọ giới Sa Di tại Giới đàn Chùa Phổ Đà, Đà Nẵng, sau đó được Bổn Sư, Cố Hòa Thượng Thích Long Trí ban cho pháp tự là Giải Minh.

1971, thọ Tỳ Kheo giới tại Giới đàn Tu Viện Quảng Đức, Thủ Đức, được được Bổn Sư, Cố Hòa Thượng Thích Long Trí phú cho pháp hiệu là Trí Tâm.

 

Đến Nhật ngày 22 tháng 2 năm 1972, do sự trợ cấp học bổng rất khiêm nhường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam, với sự đồng thuận của Giáo Hội Trung Ương qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Thích Huyền Quang và cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo lúc bấy giờ.

 

Sau 9 tháng học nhảy 3 khóa Nhật ngữ đã đậu vào Đại học Teikyo (Đế Kinh) tại Tokyo ngành Giáo dục học. Đến tháng 2 năm 1977, ra trường với luận án tốt nghiệp tối ưu và tiếp tục thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại học Risso (Lập Chánh) tại Tokyo, học ở đây một thời gian ngắn, sau đó sang Đức.

 

Đến Đức vào ngày 22 tháng 4-1977 với Visa du lịch, nhưng sau đó xin tỵ nạn tại Đức và ở Đức từ đó cho đến nay. Ở tại Kiel một năm để học tiếng Đức tại Đại học Kiel, sau đó dời về Hannover để học tiếp ngành Giáo dục ở bậc hậu Đại Học.

 

Tháng 4 năm 1978 thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover, từ đó đến nay Hòa Thượng đã quy y cho hơn 7.000 người Việt Nam trở thành Phật tử và không ít người Đức cũng đã tìm đến với Đạo Phật.

 

Tính cho đến hôm nay HòaThượng có 45 đệ tử xuất gia, trong đó có nhiều người đã tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học, Thạc Sĩ và Tiến Sĩ tại các Đại Học danh tiếng ở Âu, Á và Mỹ châu. Hòa Thượng cũng là người sáng lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc, thành lập Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam tại Đức từ năm 1978, 1979. Hiện nay tại Đức có 15 ngôi chùa, hơn 70 vị xuất gia. Có 23 Chi Hội và 7 Gia Đình Phật Tử. Hòa Thượng là Chi Bộ Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc cho tới năm 2003, đã là Tổng Thư Ký của GHPGVNTN Âu châu.

 

1988 được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng Tọa tại giới đàn Đại Nguyện, Chùa Pháp Hoa Marseille, Pháp quốc.

 

Ngôi chùa Viên Giác được khởi xây vào năm 1989 và hoàn thành năm 1993 với kinh phí độ 5 triệu rưỡi Mỹ kim, tương đương với 9 triệu Đức Mã vào thời giá lúc bấy giờ, do sự đóng góp của bà con Phật tử khắp 5 châu lục. Đây là một Trung Tâm Văn Hóa có tầm cỡ của Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay. Mỗi năm có chừng 60 đến 70.000 người về chùa lễ Phật và học Phật cũng như tham gia các Đại Lễ. Cũng có hơn 20.000 người Đức đã về chùa tham gia các khóa thiền tịnh, học hỏi, thực tập giáo lý của Đạo Phật hằng năm.

 

Diện tích sử dụng của ngôi chùa độ 3.000 mét vuông. Có 54 phòng và có nhiều phòng lớn có thể hội họp cho 50, 100, 300 hay 500 người trong cùng một lúc. Đây cũng là Trung Tâm Văn Hóa của Phật Giáo Việt Nam tại Đức, mà tờ báo Viên Giác xuất bản định kỳ 2 tháng một lần, mỗi lần xuất bản gần 6.000 số. Thành lập từ 1978 Năm 2003 là năm kỷ niệm Báo Viên Giác cũng như Chùa Viên Giác tròn 25 tuổi.

(Mỗi năm chính quyền Đức đã tài trợ cho nơi này khoảng 100.000 đô la Mỹ để hỗ trợ cho những chương trình hoạt động cũng như văn hóa của Phật giáo). Cho đến năm 2004 thì sự tài trợ này đã chấm dứt, và từ đó đến nay báo Viên Giác vẫn tiếp tục xuất bản do sự đóng góp của đồng bào Phật tử khắp nơi.

 

Ngày 28-6-2008, tại Đại Giới Đàn Pháp Chuyên được tổ chức tại chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, Hòa Thượng đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tấn phong lên Giáo phẩm Hòa Thượng vì công đức tu tập và hoằng pháp trong hơn 40 năm qua của Ngài.và cũng nhân dịp này đã giao chức trụ trì lại cho Thầy Hạnh Tấn vì Ngài dành thì giờ chuyên sâu vào việc dịch kinh và viết sách.

 

Từ 2008 đến 2022 này còn rất nhiều sự kiện quan trọng khác như:

-Ngày 8 tháng 7 năm 2011 tại Colombo thủ đô nước Tích Lan, Hội Đồng Tăng Già Tích Lan đã phát giải thưởng cao quý cho HT Thích Như Điển và HT Thích Minh Tâm về việc truyền bá giáo lý Phật Đà khắp năm châu. Chính Thủ Tướng đương nhiệm và Đại Diện của Tăng Già đã tận tay trao giải thưởng cho nhị vị Hòa Thượng.

 

-Năm 2015 Hòa Thượng được GHPGVNTN Âu Châu cung thỉnh lên ngôi vị Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội trong nhiệm kỳ 2015-2020. Và cũng là thành viên Ban Hoằng Pháp của Hội Đồng Tăng Già Thế giới của 36 quốc gia, trụ sở chính đặt tại Đài Loan.

 

-Tháng 11 năm 2018 tại Penang Mã Lai, Hòa Thượng đã được Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới, trụ sở tại Đài Loan, nhân Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 10 đã cung thỉnh vào ngôi vị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế giới  (The World Buddhist Sangha Council, WBSC).

Và đầu năm  2022 được giải thưởng cao quý được trao tặng từ Thủ Tướng Cộng Hòa Lên Bang Đức.....

 

Tiếp lời Chị MC Ngọc Sáng,  Hòa Thượng đã bổ sung vì sao có bài giảng hôm nay vì từ 10/5/2021 Ngài được đề cử vào nhiệm vụ Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng pháp và Cố Vấn chỉ đạo là HT Thích Tuệ Sỹ thuộc Viện Tăng Thống GHPGVNTN, và Hội Đồng Hoằng Pháp gồm 4 ban (1- Truyền bá Giáo Lý, 2-Phiên dịch & Trước tác, 3- Báo Chí &Xuất Bản, 4- Bảo Trợ).

 

Sau đó Hòa Thượng đã bắt đầu vào chủ đề ngay để nói về 2 nguyên nhân thành lập GHPGVNTN. Đó là nguyên nhân gần và nguyên nhân xa.

Về nguyên nhân xa : Danh từ Giáo Hội không có trong thời Đức Phật còn tại thế mà thay vào đó là Giáo Đoàn đại để là một đoàn thể gồm Chư Tăng và các cư sĩ nhằm mục đích truyền bá giáo pháp nhưng qua chiều dài của lịch sử đã cải cách.

 

HT cũng giới thiệu nơi mình xuất thân Quảng Nam thuộc về Đà Nẵng nơi phát xuất tiếng súng đầu tiên của người Pháp để sau đó kéo dài 100 năm nô lệ giặc Tây rồi đến phát xít Nhật. Đến năm 1945, Vua Bảo Đại dưới sự sắp xếp của phát xít Nhật, ông công bố Tuyên cáo Việt Nam độc lập và là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Việt Nam. Trong Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, Bảo Đại ban bố chiếu thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 cũng như sự thống trị của dòng họ Nguyễn (Phúc) từ năm 1558. Ông nhận làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng sau đó ông lại bỏ sang Hồng Kông.

 

Giữa bối cảnh Chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, năm 1948 Bảo Đại chấp nhận đứng ra đại diện cho các đảng phái quốc gia để thành lập nên Quốc gia Việt Nam hợp tác với Liên hiệp Pháp để chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955), Bảo Đại bị Việt Minh kết tội phản quốc vì theo họ thì ông đã hợp tác với Liên hiệp Pháp, chống lại phong trào kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất ông Bảo Đại  để thành lập Việt Nam Cộng hòa.

Vì sanh trong gia đình thiên chúa giáo và ông anh là Tổng Giám mục Ngô Đình Thục nên Ông Ngô Đình Diệm  đã thiên vị tôn giáo  và muốn lôi kéo tín đồ thêm để sau này anh mình trở thành Hồng Y.

Khi Hòa Thượng  bắt đầu vào nguyên nhân gần để thành lập GHPGVNTN thì  số người tham dự đã đến 60, nhưng Hòa Thượng vẫn đang thao thao tuôn ra lời pháp từ ký ức những con số chính xác trên 1 triệu người Bắc di dư vào Nam (1954) trong khi chỉ có hơm 100 ngàn người từ miền Nam tập kết ra Bắc và chế độ ưu đãi người di cư phần lớn là Thiên chúa giáo được cấp nhà đất và tuyển dụng vào chức vụ cao trong chánh quyền.

 

Đây cũng chính là những điểm bắt đầu của nguyên nhân gần.

Và Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Vì chính sách nhiều người cho là ưu đãi Công giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm, Phật tử miền Nam Việt Nam đã xuống đường đông đảo ủng hộ Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.

 

 Sự kiện Phật Đản năm 1963 khi Phật tử ở Huế khai trương cờ Phật giáo ngày 8 tháng 5 bất chấp lệnh cấm treo cờ là ngòi thuốc nổ cho một chuỗi xung đột liên tục giữa chính quyền và các hội đoàn Phật giáo. Nhiều vụ vây chùa và bắt bớ tăng ni xảy ra trong cơn "Pháp nạn".

 

 Đến ngày 11 tháng 6 thì Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối chính sách bất bình đẳng của chính phủ.

 Sự kiện này gây chấn động khắp trong và ngoài nước khiến chính phủ Ngô Đình Diệm bị mất tín nhiệm. Nhưng đến ngày 20/8/1963 lại có chủ trương tổng tấn công các chùa chiền từ Bến Hải đến mũi Cà Mau nên  Năm tháng sau ngày 1/11  phe quân nhân do tướng Dương Văn Minh (một Phật Tử) đảo chính. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.

 

Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất  chính thức khai sanh tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối. Đại đa số các tổ chức Phật giáo miền Nam và miền Trung thuộc Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) lẫn Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) đều gia nhập Giáo hội.

Trước đó, Phật giáo Việt Nam không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nên tuy là số đông mà không có uy lực. Tổ chức quy mô toàn quốc duy nhất trước năm 1964 là Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam thành lập từ năm 1951 gồm các thành phần Phật Giáo Đại thừa khắp ba miền Nam, Trung, Bắc nhưng việc điều hành Tổng hội vẫn yếu.

Phật giáo Nam Tông thì có tổ chức riêng với tên Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy, trụ sở ở chùa Kỳ Viên, Sài Gòn.

 

Cuộc chính biến thúc bách các tổ chức Phật giáo miền Trung và miền Nam ( Bắc tông) lẫn Phật Giáo Nguyên Thủy ( Nam tông) đoàn kết gia nhập dưới một hiến chương thành một giáo hội, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cuộc họp bắt đầu từ ngày 31 tháng chạp năm 1963 tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với:

1.       Ủy ban Liên phái Phật giáo: Thượng tọa Thích Tâm Châu

2.       Giáo hội Tăng già Bắc Việt: Thượng tọa Thích Tâm Giác

3.       Thiền tịnh Đạo tràng: Thượng tọa Thích Minh Trực

4.       Giáo hội Nguyên thủy Việt Nam: Thượng tọa Thích Pháp Tri

5.       Giáo hội Theravada: Lục cả Lâm Em

6.       Giáo hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam: Thượng tọa Thích Thanh Thái

7.       Giáo hội Tăng già Trung phần: Thượng tọa Thích Huyền Quang

8.       Giáo hội Tăng già Nam Việt: Thượng tọa Thích Thiện Hoa

9.       Hội Phật học Nam Việt: cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền

10.     Hội Phật giáo Nguyên thủy: cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu

11.     Hội Phật giáo Trung phần: Thượng tọa Thích Trí Quang

12.     Hội Việt Nam Phật giáo: cư sĩ Vũ Bảo Vinh

13.     Đại diện Phật tử Theravada: cư sĩ Sơn Thái Nguyên

 

Hòa thượng Thích Tịnh Khiết được suy tôn làm Tăng Thống Thượng tọa Thích Tâm Châu được bầu vào chức vụ Viện trưởng Viện Hóa đạo và Thượng tọa Thich Trí Quang chức Tổng Thư ký Viện Tăng Thống. Chùa Ấn Quang tại SaiGòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội.

Giáo hội được chia thành hai bộ phận:

-Viện Tăng thống: trông coi hàng giáo phẩm, có thể coi như ban nội vụ, trụ sở Chùa Ấn Quang.

-Viện Hóa đạo: đảm nhiệm liên hệ với Phật tử, tức ban ngoại vụ, trụ sở Việt Nam Quốc Tự.

Hội đồng Lưỡng viện giám sát cả hai.

 

Vì quan điểm trung lập chính trị, kêu gọi tái lập hòa bình tại Việt Nam, Giáo hội tuy được hoạt động đã gặp nhiều khó khăn với các chính phủ quân sự của tướng Nguyễn Khánh nhưng cuối cùng đạo vụ số 10 cũng được hủy bỏ nhưng vẫn còn rắc rối với tướng Nguyễn Cao Kỳ trong những năm 1964-1967 và cả sau năm 1968 khi chiến tranh leo thang.

 Dù trong hoàn cảnh đó Giáo hội hoạt động mạnh trong cả hai lãnh vực Phật sự lẫn xã hội.

 

Sinh hoạt dân sự của Giáo hội là một bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa Phật giáo Việt Nam trong tinh thần nhập thế. Trường Đại học Vạn Hạnh thành lập năm 1964, nhà xuất bản Lá Bối cùng những trường trung tiểu học, cô nhi viện, bệnh xá và các tổ chức thanh thiếu niên Phật giáo là thành quả của Giáo hội. Tổ chức Gia đình Phật tử được đặt dưới quyền điều hành của Tổng vụ Thanh niên thuộc viện Hóa đạo.

 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ khi thành lập đến nay đã có năm vị tăng thống.

Đệ nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973]

Đệ nhị Tăng thống (1973-1979) Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979)

Đệ tam Tăng thống (1979-1991) Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1992)

 (Truy Tôn tại Đại Hội Thường Niên tháng 10 năm 2000 tại Chùa Cổ Lâm)

Đệ tứ Tăng thống (2003-2008) Hòa thượng Thích Huyền Quang (1919-2008)

Đệ ngũ Tăng thống (2011-2020) Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020) 

 

Tuy nhiên ngay từ giữa thập niên 1960 Giáo hội đã có sự rạn nứt trong giới lãnh đạo. Hàng giáo phẩm ngả thành hai khối: "khối Ấn Quang" và "khối Việt Nam Quốc tự". Khối Ấn Quang (do HT Thích Trí Quang và HT Thích Nhất Hạnh lãnh đạo) có khuynh hướng thiên tả nên bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa thu hồi giấy phép pháp lý.

 

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo hội bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tịch thu các cơ sở. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những đụng độ giữa Giáo hội và chính quyền. Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, Giáo hội Thống nhất phản kháng mạnh mẽ kêu gọi Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại học Vạn Hạnh bị nhà nước buộc phải đóng cửa. Ban lãnh đạo Giáo hội có gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì chính phủ phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh.

-1978 TT Thích Thiện Minh bị giết chết tại Hàm Tân

Để phản đối hành động "áp bức" này Hòa thượng Thích Đôn Hậu tuyên bố rút ra khỏi Mặt trận Tổ quốc và từ chức đại biểu Quốc hội.

Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc.

Theo "Hồ sơ Thống nhất Phật giáo" của Đỗ Trung Hiếu, đảng viên cán bộ được Ban Tôn giáo chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện việc hợp nhất Phật giáo thì Giáo hội mới sẽ nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tờ báo Giác Ngộ ra đời dưới sự chỉ đạo của HT Thích Trí Quảng và HT Thích Giác Toàn.

 

Tuy nhiên đa số thành viên khác của Giáo hội Thống nhất không chấp nhận tổ chức này và HT Tuệ Sỹ , GS Lê Mạnh Thát , Ni Sư Trí Hải,  Sư Huynh HT Thích Tâm Thanh và Bổn Sư HT. Thích Long Trí bị câu lưu.

 

 Và sau đó GHPGVN đã  bị chính phủ ép giải tán nhưng không qua văn bản chính thức của chính phủ. Ban lãnh đạo Giáo hội bị quản thúc và trụ sở tại chùa Ấn Quang bị giải tỏa. Mất trụ sở và nhân sự Giáo hội Thống nhất ngưng hoạt động hoàn toàn.

 

Một số lãnh đạo của Giáo hội Thống nhất gia nhập tổ chức mới và trở thành lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới như Hòa thượng Thích Đôn Hậu (Tăng thống GHPGVNTN) làm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật GHPGVN đến khi qua đời;

Hòa thượng Thích Trí Thủ (Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN) làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đến khi qua đời;

Hòa thượng Thích Trí Tịnh (Phó viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN) làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Đệ nhất Phó pháp chủ GHPGVN cho đến ngày viên tịch.

 

 

Bước sang thời kỳ Đổi Mới của thập niên 1990 tại Việt Nam, mặc dù Hòa thượng Thích Đôn Hậu lúc đó là Phó pháp chủ kiêm Giám Luật Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhân danh Tăng thống trụ trì chùa Thiên Mụ của Giáo hội Thống nhất, ông hiệu triệu Phật tử Việt Nam toàn cầu khôi phục lại Giáo hội dưới hiến chương 1964.

Hòa thượng Thích Huyền Quang tiếp nhiệm năm 1992 làm Xử lý Viện Tăng thống, năm 2003 được tôn là Đệ tứ Tăng thống lại càng phấn đấu để phục hoạt Giáo hội Thống nhất kể cả việc đối đầu với chính phủ.

Giáo hội đòi hỏi toàn quyền hoạt động ngoài sự chỉ đạo của chính phủ nhưng không được. Điển hình là tháng 5 năm 1994 khi giáo hội tổ chức cứu trợ đồng bào tỵ nạn bão lụt miền Tây thì chính quyền ra lệnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.

 

Vì đã mất cơ sở cũ, Giáo hội lấy Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định, nơi trụ trì của Đức Tăng thống và thiền viện Thanh Minh ở Phú Nhuận, nơi trụ trì của Viện trưởng Viện Hóa đạo để điều hành sinh hoạt.

 Năm 2007 Giáo hội cũng đặt thêm Văn phòng II Hải ngoại tại Hoa Kỳ để điều hành nhiệm vụ ngoài nước. Trụ sở đặt ở chùa Điều Ngự thuộc thành phố Westminster, California.

Vào cuối năm 2007, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có sự chia rẽ và phân hóa sâu sắc sau Giáo chỉ số 9 và bản Thông bạch được cho là phát đi từ Viện Tăng thống và Viện Hóa đạo, tuy nhiên cho đến (11/2008) chưa có văn bản chính thức nào từ viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo quốc nội công nhận những giáo chỉ và thông bạch trên thực sự có giá trị.

 

Với sự uyên bác và thông hiểu lịch sử thế giới Hòa Thượng đã giải thích thế nào là khác nhau giữa GHPGVN và GHPGVNTN  bằng cách dẫn chứng Cách mạng Pháp 1789 để đòi hỏi Tôn Giáo và Chính Trị phải được tách rời phân ly ra thay vì trước đó cá nhân được đề bạt trong giáo hội đều phải qua chánh quyền.  GHPGVN là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc mà MTTQ là cánh tay nối dài của ĐCSVN. Còn GHPGVNTN là Giáo Hội do dân lập không bị sự cai trị của chánh quyền, trong khi đó GHPGVN là do Đảng CSVN thành lập

 

 HT đã chứng minh ngày nay tại VN, thế hệ trẻ  muốn xuất gia ngoài sự đồng ý cho phép của cha mẹ còn phải có sự đồng ý của làng xã, có công với cách mạng v.v.

HT khuyến khích những ai muốn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn những gì Ngài vừa trình bày có thể đặt ra câu hỏi  và ước mong trong tương lai tại hải ngoại mỗi quốc gia Giáo Hội  Phật Giáo phải được công nhận  ngang hàng các tôn giáo bạn (một CONGREGATION) chứ không phải dưới hình thức một NON-PROFIT asociation phải khai báo với tòa án về sự hoạt động của GH.  

 

Có nghĩa là phải hội đủ 3 điều sau đây: (1-số tín đồ phải bằng 1/1000 dân số thành phố đó, 2- Giáo Hội phải được thành lập trên 30 năm, 3-phải có sự tin cậy về tài chánh )và tại Đức thành phố Hamburg đã hội đủ 3 điều kiện trên và  Phật Giáo tại nước Áo Và Ý đã được công nhận riêng tại Hoa Kỳ và Úc châu thì Phật Giáo vẫn chưa được công nhận là một Tôn Giáo.

 

Lời Kết:

 

Kính bạch Hòa Thượng, con xin dành những câu hỏi rất thiết thực và tiêu biểu cho những thắc mắc để được đưa vào lời kết để chứng minh về biện tài nhạo thuyết của Ngài  mà con đoan chắc có biết bao người đã và đang tự hỏi mà chưa có lời đáp thỏa đáng thì nay HT đã mang tất cả những gì từ tuệ giác Ngài giải đáp cũng như khi Ngài kết thúc bài giảng bằng những lời nhắn nhủ rất tha thiết rằng ...” Lịch sử là một dòng chảy thế cho nên mình không thể kết luận một chế độ nào xấu hay tốt, không thể phán đoán một cách vội vàng ...nếu như Vua Gia Long khi lên ngôi đã cho nhà Tây sơn khởi nghĩa là Ngụy Tây sơn nhưng không nhớ lại chiến công hào hùng đại thắng quân Thanh thì có lẽ ta đã bị đô hộ thêm mấy trăm năm nữa rồi, Ôi một tấm lòng đại lượng và cao cả quá !

 


ht nhu dien (3)ht nhu dien (7)ht nhu dien (8)ht nhu dien (9)


 Rất tán thán chị Ngọc Sáng đã khởi dẫn đầu câu hỏi thứ nhất mà HT đã dành ½ giờ  để giải đáp những gì thính chúng còn ưu tư.

 

1-Từ MC Ngọc Sáng: GHPGVNTN thành lập từ 1964 đã gắn liền với vận mệnh dân tộc VN  cho đến hôm nay có còn lại gì và có thay đổi được gì không ?

Đáp:

 Từ năm 1966 HT Thích Nhất Hạnh đã  lập Phân Bộ PGVN hải ngoạicasc nước khác như Tích Lan, Ấn Độ, Nhật Bản  có quý Thầy đi tu học đều có chi bộ, Năm 1977 HT đến Đức đã thành lập hai chi bộ một cho tăng ni và một cho GĐ Phật Tử. Hơn thế nữa từ ngày ấy đến nay tại hải ngoại đã có hơn 1500 ngôi chùa trên thế giới đa phần đều thuộc GHPGVNTN.

-Một chiếc tàu mang tên OLYMPIA đã có công vớt người trên biển

-Từ 1978 đến 1990 nếu không có những cuộc tranh đấu cho tự do và những sự can thiệp về nhân quyền thì HT Tuệ Sỹ và GS Lê Mạnh Thát đã bị án tử hình và những tranh đấu đẻ được các quốc gia tự do tiếp nhận thêm người tỵ nạn

Trong nước thì cho tới nay HT Thích tuệ Sỹ đã cố vấn chỉ đạo và  Hội Đồng Hoằng Pháp đã thành tựu sơ bộ để phiên dich thanh văn tạng và các lớp Phạn Ngữ được giảng dạy và các lớp truyền bá Giáo lý trên hệ thống Zoom và  livestream.

2-Câu hỏi thứ hai từ đạo hữu Minh Đạo: “Kính xin HT giảng nghĩa hành hoạt của Viện Hóa Đạo?”

-Đáp: Giống như Thủ tướng và Phó Thủ tướng trong ủy ban Lập Pháp và Hành pháp

Viện Hóa Đạo chuyên lo hành chánh mang đạo vào đời gồm văn hóa, giáo dục, y tế, và lèo lái rất khéo đi từ Miền -Vùng-Tỉnh -Quận -Thôn (Vức)....

 

3- Từ câu hỏi thứ 2 , Mc Ngọc Sáng đã nương theo để hỏi tiếp rằng hiện nay tại hải ngoại có chi nhánh Viện Hóa Đạo không ?

-Đáp: Từ 1968 HT thích Đôn Hậu ra Bắc và trở về Nam 1975 Ngài đã muốn phục hoạt tinh thần PGVNTN dù đạo vụ số 9 ra đời nhưng 12 năm về trước tất cả giáo hội tại hải ngoại vẫn mang tinh thần GHPGVNTN nhưng với danh nghĩa Liên Châu và đó là lý do mỗi năm có Đại Lễ Về Nguồn như ngày 13/10-16/10/2022 sẽ tổ chức tại tu viện Quảng Đức/ Úc Châu.

Thường thì trụ sở của văn phòng vị hội chủ của GHPGVNTN tại hải ngoại chính là Viện Hóa Đạo ( như tại Châu Âu chùa Khánh Anh là đại diện cho cả Châu Âu).

 

4- Cũng là câu hỏi của Mc Ngọc Sáng: Từ khi vị Tăng Thống thứ 5 Thích Quảng Độ đã viên tịch nay GH đã có Đệ Lục Tăng Thống chưa?

 

Từ khiđức Đệ Ngũ Tăng Thống đã ban hành quyết định lịch sử: Giải thể toàn bộ nhân sự và đình chỉ mọi hoạt động Viện Hóa Đạo, đồng thời với Di chúc quyết định Ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống cho HT. Thích Tuệ Sỹ “đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai”…

Bất cứ lúc nào, khi hội đủ điều kiện thuận duyên HT. Thích Tuệ Sỹ thay mặt Viện Tăng Thống triệu tập Đại Hội bất thường để bầu cử nhân sự mới cho tất cả chức vụ trong Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.”

 

Thế cho nên ngày 21/8/2022 vừa qua, buổi lễ phát nguyện và suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và suy cử Chánh Thư Ký Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống đã được cử hành tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai) với sự hiện diện của HT Thích Minh Tâm và Thích Nguyên Lý cùng nhiều Ht trong hội đồng giáo phẩm và ngày 22/8/2022 tại chùa Từ Hiếu (Saigon) , công bố Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ là nhà lãnh đạo tối cao Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

5- Câu hỏi thứ 5 cũng do Mc Ngọc Sáng: “ HT có thể giới thiệu thêm để biết chùa nào tại hải ngoại thuộc GHPGVNTN không để chúng con dễ nhận ?

-Đáp: Tuy ở dưới dạng nhiều tên khác nhau nhưng gốc vẫn là GHPGVNTN tuy nhiên tại Âu Châu chùa Khánh Anh được thành lập từ1974 là đại diện Giáo Hội từ đó đến nay , hoặc các chùa do HT Thích Huyền Vi thành lập tuy mang tên là GH Linh Sơn trên thế giới

Chùa Từ Quang do HT Thích Tâm Châu trước nằm ở Paris  sau dời về  Canada thì gọi là GHPGVN trên thế giới.

Riêng mãng phía bên Đông Âu chỉ trừ nước Nga, các quốc gia khác như Ba Lan do vì số tăng ni còn quá ít lại mà nhu cầu quan, hôn, tang tế nên có kẻ hở các nhà sư thuộc chính quyền VN đưa vào.

Con rất tâm đắc khi nghe Ngài dạy: Trên một thân cây cành lá xum xê vẫn có những cành khô lá úa khi một cơn gió thổi qua cành nào còn sống được sẽ không bị rơi rụng cũng như thời Đức Phật còn tại thế, có những nhóm tăng lữ của Đề Bà Đạt Đa, Da Xá nhưng rồi cũng tan rã thôi. Thật ra tinh thần Phật Giáo là tự do tự quản dù có đề cập phân biệt giáo hội này nọ mà quên Chánh Pháp mà Dức Phật để lại về Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), Lý duyên sinh và Luật nhân quả thì cũng không thể gọi là Phật Tử vậy.

 

6- Lai một câu hỏi khác được gửi lên cho chị Ngọc Sáng để hỏi về chức vụ Đệ nhị Chủ Tịch GHPGVNTN tại Âu Châu mà  Hòa Thượng đang đảm nhận ?

-Đáp: GHPGVNTN tại Âu Châu được HT Thích Minh Tâm thành lập từ 1974 đến tháng 8 năm 2013 thì ngày Viên tịch và để tưởng niệm Ngài từ 2013-2015 chức Chủ tịch bỏ trống, mãi đến hai nhiệm kỳ liên tiếp: 2015-2019 và 2019-2023 HT thích Tánh Thiệt đệ nhất chủ tịch và HT Thích Như Điển đệ nhị chủ tịch đều đảm nhiệm công việc hành chánh đối ngoại. Con cũng rất hâm mộ Phật Tử Âu Châu khi được biết mọi người đều có tịnh tín và đồng lòng biết chia sẻ cứu trợ tương thân, Con trộm nghĩ nguyên nhân cũng là do người lãnh đạo tinh thần có vững tâm kiên cố bồi đắp từ lúc Giáo hội còn thuở sơ khai (thí dụ tờ báo Viên giác đã 44 tuổi và những việc hỗ trợ sau này từ việc ấn tống kinh sách, tham dự các khóa học  đến  Tổ Đình Khánh Anh vừa bị hỏa thiêu Chánh Điện v.v....  

Con cũng học thêm được thành ngữ để áp dụng cho đường lối tu tập của mình trong tương lai... “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa cần có bạn đồng hành đi chung”

  

Kính bạch Hòa Thượng con chưa bao giờ tường thuật một bài nào dài quá 8 trang giấy khổ A4 thế mà mà ý dường như vẫn còn chư thể ngưng vì còn thêm hai câu hỏi cuối khi thời gian đã vượt quá 1 giờ 30 phút mà Hòa Thượng chưa ngưng được để uống một ngụm nước giải lao. Kính tán thán...

 

Và đây là câu hỏi thứ 7 của đạo hữu Tâm Bạch “ Lễ tưởng niệm 10 năm HT Minh Tâm và khóa tu học Âu Châu vào tháng 7 năm 2023 sẽ được tổ chức chung một lần ?

-Đáp: Không vì khóa tu học Phật  Pháp  Âu Châu kỳ thứ 34 sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh vào ngày 24/7  đến 2/8/2023, hai tuần sau nữa mới Giáo Hội sẽ kết hợp Lễ Kỷ niệm 10 năm, ngày Về Nuồn và Giới Đàn Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 13

 

Một câu hỏi cuối của Đạo Hữu Minh Đạo “ Ý nghĩa của Tăng Già Bản Thể “

-Đáp: Thật sự cũng chỉ là một danh từ đế dùng trong đạo vụ nào đó, thật ra cũng bắt nguồn từ GHPGVNTN

 

Kính bạch Hòa Thượng thật là một chủ đề thật quan trọng cho những phật tử thuần thành, những ai còn mang tâm huyết đứng ngoài  vòng xoáy của danh vọng và lợi dưỡng, để  minh giải những giá trị chân thật được tác thành bởi Minh Hạnh túc  mà đức Thích Tôn đã biểu hiện trong 45 năm hành đạo.

Con đã tìm thấy nơi Ngài Trí Đức viên minh, diệu huyền thông đạt. Con rất phấn chấn khi được sự chỉ dạy từ Ngài sau buổi học tập này và kính tri ân và kính dâng Ngài lời chúc : “Nguyện Phật  lực mười phương chu Phật gia hộ Ngài bậc đại trí thức, đạo đức siêu quần , pháp môn  quảng đại,  luôn pháp thể khinh an tịnh lạc,  Bồ Đề quả mãn.”

 

 Con cũng kính chúc mừng HT sẽ cho ra mắt tác phẩm thứ 70 “ Thán Dị Sao“ vừa mới hoàn thành xong, và Cung kính tưởng niệm lễ giỗ HT Thích Long Trí vào ngày 7/10/2022 tại VN.  Con không dám làm thơ để chúc tụng Ngài có lẽ sẽ quá thừa, nên kính mượn bài thơ Lửa Từ Bi của nhà thơ Vũ Hoàng Chương hầu phù hợp  với chủ đề nguyên nhân thành hình GHPGVNTN sau ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị quốc thiêu thân.

 

Kính trân trọng,

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát

Melbourne 8/10/2022

Phật Tử Huệ Hương kính trình pháp

 

 

LỦA TỪ BI

Ôi, đích thực hôm nay Trời có Mặt!

Giờ là giờ Hoàng-Đạo nguy nga.

Muôn vạn khối sân-si vừa mở mắt

Nhìn nhau: tình huynh-đệ bao la.

Nam mô ĐỨC PHẬT DI ĐÀ

Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay?

 

Thương chúng sinh trầm luân bể khổ,

NGƯỜI rẽ phăng đêm tối đất dày

Bước ra, ngồi nhập định, hướng về Tây

Gọi hết LỬA vào xương da bỏ ngỏ

PHẬT-PHÁP chẳng rời tay...

Sáu ngả luân hồi đâu đó

Mang mang cùng nín thở

Tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh Xe Quay.

Không khí vặn mình theo

khóc oà lên nổi gió

NGƯỜI siêu thăng...

giông bão lắng từ đây.

Bóng NGƯỜI vượt chín tầng mây

Nhân gian mát rợi bóng cây Bồ-Đề.

 

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc!

Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi!

Chỗ NGƯỜI ngồi: một thiên thu tuyệt tác

Trong vô-hình sáng chói nét TỪ-BI.

 

Rồi đây, rồi mai sau, còn chi?

Ngọc đá cũng thành tro

 lụa tre dần mục nát

Với Thời-Gian lê vết máu qua đi.

Còn mãi chứ! còn TRÁI TIM BỒ TÁT

Gội hào quang xuống tận ngục A-tỳ.

 

Ôi  ngọn LỬA huyền vi!

Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác

Từ cõi Vô-Minh

Hướng về Cực-Lạc.

Vần điệu của thi-nhân chỉ còn là rơm rác

và chỉ nguyện được là rơm rác

Thơ cháy lên theo với lời Kinh;

Tụng cho nhân loại hoà bình

Trước sau bền vững tình huynh-đệ này.

 

Thổn thức nghe lòng Trái Đất

Mong thành Quả Phúc về Cây.

Nam-mô THÍCH CA MẦU NI PHẬT

Đồng loại chúng con

nắm tay nhau tràn nước mắt

tình thương hiện Tháp Chín Tầng xây.

 

Vũ Hoàng Chương

(Khởi viết từ ngày 11-6-63, xong ngày 15-7-63 tại SAIGON)

 

 

 



  

Những bài liên quan:

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)
3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)
6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)
8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc) 
11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

12/Ngũ Giới (Sư Cô Giác Anh)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2024(Xem: 1543)
Nhân Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), ngày 29 tháng giêng năm Giáp Thìn (nhằm ngày 09 tháng 03 năm 2024), Chư tôn đức Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống đã vân tập về Chùa Từ Hiếu, Quận 8 thành tâm tưởng niệm bậc Giáo hội Đạo sư, cử hành nghi thức suy tôn Đệ Lục Tăng Thống, kiện toàn nhân sự Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương (HĐGPTƯ), Văn phòng Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Tại Đại hùng bửu điện, trước Giác linh đài Đức Đệ ngũ Tăng Thống, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, HĐGPTƯ đã cử hành nghi thức niêm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, trì tụng bài kệ tựa Thủ lăng nghiêm phụng thỉnh Tam bảo, Lịch đại Tổ sư, Chư Thánh tử đạo, Hồn thiêng sông núi dân tộc, Lịch đại Tăng thống, Giác Linh Chư Tôn đức Hội đồng Lưỡng viện đồng chứng minh và gia hộ cho Phật sự được viên thành.
28/02/2024(Xem: 1049)
Đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di, Người đã dấn thân vượt khó cầu xin Đức Phật cho phép Ni giới được xuất gia, hội nhập Tăng Đoàn, đã mở ra trang sử rạng ngời cho Ni giới ngày nay. Với lòng hoài niêm ân xưa, chư Ni miền Nam California chúng con hằng năm đều hân hoan, thành kính tổ chức Đại Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di.
07/02/2024(Xem: 1925)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
31/12/2023(Xem: 1185)
Vào ngày 27/12/2023, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc khóa tu thiếu nhi mùa Đông 2023. Khóa tu được tổ chức 4 ngày, từ ngày 27/12 đến ngày 30/12/2023. Tham dự khóa tu thiếu nhi mùa Đông năm nay có khoảng 200 thiếu nhi và đông đảo chư Ni; quý vị cha mẹ, anh chị phục vụ các công việc: hướng dẫn tu học, trang trí, âm thanh, truyền thông, nhiếp ảnh, ẩm thực, vệ sinh, trật tự v.v… Các em được chia thành 9 nhóm (theo lứa tuổi) và nhóm Sen Búp. Mỗi nhóm được quý Sư cô cùng các cô, các anh, các chị lớn phụ trách. Thời gian tu học và vui chơi mỗi ngày từ 08 giờ sáng đến 07 giờ tối.
30/12/2023(Xem: 1449)
Đoàn chư Ni và Phật tử Tu viện Huyền Không (San Jose, Hoa Kỳ), chùa An Lạc (Indianapolis, Hoa Kỳ) và chùa Đức Nguyên (Việt Nam) hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 01/11 đến ngày 20/11/2023 dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện và Ni sư Thích Nữ Viên Tâm.
15/11/2023(Xem: 961)
Khách mời: Dr. Minh Hoa Tạ (Hiệu Trưởng trường University of the West, Dr. Shakya (Trưởng khoa Tôn Giáo Học tại University of the West) và Thầy Thiện Trí (giảng viên giáo dục cộng đồng trường UWest). Chủ đề PG Hội Nhập ( ENGAGED BUDDHISM) là chủ đề mà trường University of the West đang hướng Phật Giáo vào đời sống ”hội nhập” khi mà các nước phương tây đang tìm về PG như hiện nay. Tăng-Ni và cư sỹ Phật tử cũng ưu tư rất nhiều cho các thế hệ trẻ kế tiếp đặc biệt là các giới trẻ lớn lên và sinh sống ở phương tây.
26/10/2023(Xem: 1869)
Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.
23/10/2023(Xem: 796)
Vào hôm thứ Hai, ngày 16 tháng 10 vừa qua đánh dấu Kỷ niệm 1.333 năm ngày Sáng lập triều đại Võ Chu (690-2023), triều đại mà vị nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên (武則天, 17 tháng 2, 624 - 16 tháng 12, 705) sáng lập tồn tại từ năm 690 đến năm 705, bà trở thành Nữ hoàng duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc. Với danh tính Võ Chiếu (武曌) là bà tự sáng tạo ra, ví mình như mặt trời (nhật: 日), mặt trăng (nguyệt: 月) trên không trung (không: 空): (日+月+空=曌) và sự thống trị thế giới của bà. Đã có rất nhiều đấng nam nhi là Thiên tử (tianzi 天子), nhưng chỉ trong số họ được xưng là “nữ Thiên tử” (daughter of heaven). Vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch (23/10/2023), đánh dấu Kỷ niệm ngày Sinh nhật (誕辰) lần thứ 1.399 (624-2023) của vị nữ Đại hộ pháp Phật tử Võ Tắc Thiên, Thụy hiệu: Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu (則天順聖皇后), Tước hiệu: Thánh Thần Hoàng đế (聖神皇帝).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567