Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một vài nhận thức cần biết trước khi hành hương du lịch sang Trung Quốc

08/04/201312:48(Xem: 3372)
Một vài nhận thức cần biết trước khi hành hương du lịch sang Trung Quốc

 

trungquoc-6MỘT VÀI NHẬN THỨC CẦN BIẾT
TRƯỚC KHI HÀNH HƯƠNG DU LỊCH
SANG TRUNG QUỐC


-Thích Giải Hiền-
Nghiên Cứu Sinh
Thạc Sĩ Đông Nam Á Học

---o0o---

Cùng với cải cách mở cửa, ngành du lịch đã đem đến cho quốc gia đất rộng, người đông với nền văn hoá lâu đời vào bậc nhất Á châu-Trung Quốc một nguồn lợi kinh tế không nhỏ. Nguồn du khách từ khắp nơi trên thế giới đến Trung Quốc tham quan du lịch không thể thiếu những du khách đến từ quốc gia láng giềng Việt Nam.Khách du lịch Việt Nam đến Trung Quốc không chỉ là khách trong nước mà còn có Việt Kiều từ các nước Phương Tây. Du khách Việt Nam không chỉ là những khách du lịch bình thường mà có các Phật Tử Việt Nam hành hương du lịch đến Trung Quốc để tìm về nguồn cội Phật Giáo từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam.

Khi đến Trung Quốc du lịch du khách không thể bỏ qua những danh thắng Phật Giáo, tứ đại danh sơn và nhiều chùa cổ có lịch sử lâu đời trong khắp đất nước Trung Quốc. Trong bài viết này, người viết muốn nêu lên vài hiện trạng khác với Việt Nam tại các chùa ở Trung Quốc để nhằm giúp cho người Phật Tử Việt Nam có thêm cái nhìn Phật Giáo Trung Quốc hiện nay, cũng là để cho Phật Tử phải ngỡ ngàng và thất vọng vì chưa hiểu trước khi đặt chân đến hành hương tại các chùa Trung Quốc.

I.CÁCH MẠNG VĂN HOÁ VÀ DƯ ÂM CỦA NÓ ĐỐI VỚI HIỆN TRẠNG CỦA PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC NGÀY NAY.

Trong cánh mạng văn hoá những gì được cho là sản phẩm của chế độ phong kiến đều phải bị tiêu diệt. Phật Giáo với nền tảng giáo lý và di tích kiến trúc văn hoá của nó cũng chịu chung số phận như vậy sau cách mạng văn hoá nhiều chùa viện chỉ còn là “cái xát không hồn”. Kiến trúc chùa tháp bị đập phá rất nhiều, tượng Phật và Pháp khí hoàn toàn bị phá huỷ (một số chùa vẫn giữ được phần nào).Chư Tăng nhất là lớp Tăng ni trẻ không có, các chùa chỉ còn lại những vị Trưởng Lão lớn tuổi, hoặc không còn chư Tăng. Mãi cho đến những năm 80 (sau cải cách)cho đến nay các chùa mới được trùng tu, tượng Phật và pháp khí được tạo lại và các chùa đi vào hoạt động.

Cách mạng văn hoá đã để lại một thương tổn rất to lớn đối với Phật Giáo Trung Quốc đó là lớp Tăng tài kế thừa sự nghiệp hoằng pháp bị gián đoạn cho đến nay vẫn chưa bù đắp được. Phần lớn các bậc Trưởng Lão đống lương của Phật Giáo Trung Quốc phần viên tịch, phần đã sang cư trú tại Hồng Kông, Mã Lai, Philipine và Đài Loan. Lớp Tăng ni hiện nay phần lớn là xuất gia từ thập niên 90 của thế kỷ 20 chưa có đủ nội lực, trình độ và chấp trì và hoằng dương chánh pháp tại đất nước rộng lớn và đông dân này (mặt dầu, Trung Quốc nay vẫn còn một số vị Trưởng Lão cao Tăng thạc đức nhưng tuổi đã cao lực bất tòng lâm).

Một điều quan trọng hơn nữa là Cách mạng Văn hoá đã triệt tiêu phần lớn niềm tin Tôn giáo trong người dân Trung Quốc hiện nay đa phần dân số Trung Quốc (người viết không có số liệu thống kê cụ thể nhưng phải là hơn hai phần ba dân số)không có niềm tin Tôn giáo kể cả Phật Giáo. Đây là một trở ngại rất lớn với trách vụ hoằng pháp của tu sĩ Trung Quốc hiện nay.

Nếu đến Trung Quốc và dùng một phần thời gian của mình để đến thăm nhà các người dân Trung Quốc dù là thành thị hay nông thôn bạn sẽ không thể nào thấy được bàn thờ Phật (hay thờ Tôn giáo khác, thậm chí cả bàn thờ ông bà tổ tiên)trong gia đình họ. Vì sao họ không thờ người viết chưa có sự điều tra nhưng đây là sự khác biệt rất lớn với gia đình người Việt Nam chúng ta. Điều này cũng minh chứng được rằng niềm tin Tôn giáo gần như không hiện hữu trong lòng người Trung Quốc ngày nay.

II.CHÍNH SÁCH DÙNG TÔN GIÁO THÚC ĐẨY DU LỊCH VÀ HIỆN TRẠNG BÁN VÉ VÀO CỔNG Ở CÁC CHÙA TRUNG QUỐC.

Khi các Phật Tử Việt Nam đến hành hương ở các chùa ở Trung Quốc đều bán vé vào cổng, có chùa còn bán nhiều lớp vé, như ngoài vé vào cổng ra khi vào bên trong muốn tham quan hay lễ bái một chỗ nào đó lại phải mua thêm vé nữa, nhiều tầng lớp vé như vậy. Trong khuôn viên các chùa có nhiều cửa hàng mua bán từ Kinh sách, Pháp khí, Đồ thủ công mỹ nghệ đến các nhà hàng chay, mặn và khách sạn. Người đến chùa đa phần để du lịch chứ không phải tham bái lễ Phật (một số ít lễ Phật).Vé vào cổng và tham quan ở các chùa là do các Sở Văn Hoá Du Lịch ấn định. Vì người Phật Tử ở Trung Quốc rất ít do vậy không có người phát tâm cúng chùa, nguồn thu nhập chủ yếu là các chùa là nguồn lợi thu được từ vé tham quan và các dịch vụ mua bán phục vụ khác. Do vậy, các chùa ở Trung Quốc không còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng truyền bá giáo lý mà trở thành các điểm du lịch thu phí. Đây là mặt tích cực của chính sách dùng Tôn giáo thúc đẩy du lịch của Trung Quốc, hàng năm tạo một nguồn thu to lớn và công ăn việc làm cho xã hội, thúc đẩy mục tiêu kinh tế của Trung Quốc.

Về mặt Tôn giáo nhất là bản thân Phật Giáo lại bị một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Các chùa nhờ thu du lịch có thể sửa sang lại cơ sở đã bị phá hoại hết trong cách mạng văn hoá, nhưng trong tư tưởng và ý thức của người dân Trung Quốc vốn đã không có niềm tin về Tôn giáo, nay mới thực trạng này họ không hề cảm nhận được giá trị cao cả của chùa viện trong sự nghiệp “ Tịnh hoá nhân tâm”, họ chỉ nghĩ chùa là nơi du lịch có tiền thì đến chơi còn không thì thôi. Đây là khó khăn cũng là vòng lẩn quẩn của Phật Giáo Trung Quốc trong qúa trình khôi phục hiện nay và phát triển về sau. Giải quyết được vòng lẩn quẩn này là cả một quá trình cách mạng lâu dài và triệt để kiên trì để đưa ánh sáng chánh pháp về lại trong lòng người dân Trung Quốc hiện nay là ước nguyện của Phật Giáo Trung Quốc nói riêng và Phật Giáo thế giới nói chung.

III.VÀI SUY NIỆM CÁ NHÂN

So với Việt Nam Phật Giáo Trung Quốc hiện nay chỉ đang ở vào giai đoạn khôi phục, đây là điều hảnh diện của Phật Giáo Việt Nam, vì Phật Giáo truyền đến Trung Quốc trên 2000 năm và từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam nhưng nay chúng ta đã phát triển hơn Phật Giáo Trung Quốc rất nhiều.

Người Phật Tử Việt Nam khi sang du lịch tại Trung Quốc nếu có được nhận biết sơ bộ về thực trạng khác biệt giữa Phật Giáo Trung Quốc và Phật Giáo Việt Nam sẽ vơi đi nổi bâng khuâng đến hụt hẩn và đôi khi làm thất vọng ảnh hưởng đến thành công của chuyến đi. Hiểu được thực trạng này với cái nhìn khác chúng ta sẽ tìm thấy nguồn vui cho chuyến đi hành hương của chúng ta.

Một điều cần phải biết của những người ăn chay trường khi sang Trung Quốc là hiện nay tại Trung Quốc người ăn chay rất ít (thậm chí nhiều người không hiểu ăn chay là gì)nên việc ăn chay rất khó khăn trong chuyến đi và là thường phải trả giá rất đắc cho các bửa cơm chay (vì ăn chay là model thời thượng các nhà hàng ăn chay vừa ít lại vừa đắc tiền).

Tất cả những nhận định này đều là cái nhìn không được toàn diện có thể có nhiều thiếu xót của cá nhân người viết, mục đích chỉ nhằm tạo thêm sự hiểu biết phần nào cho các Phật Tử trước khi sang hành hương Trung Quốc, giúp cho họ có được chuyến hành hương thành tựu.

--o0o--

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2011(Xem: 1831)
Chính dưới cội bồ-đề này Đức Như lai đã vượt qua tất cả ma vương, để đạt được nhất thiết chủng trí. Hướng về cội bồ-đề, con xin thành tâm đảnh lễ. Đức Thế tôn – Bậc đạo sư của trời người đã tôn trọng kính thờ cây bồ-đề này, con cũng xin hướng về cội bồ-đề vô thượng này, xin thành tâm đảnh lễ!"
07/01/2011(Xem: 2373)
Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật giác ngộ, trở thành một nơi thiêng liêng nhất của Phật giáo, là trung tâm hành hương, và là nơi thu hút các nhà khảo cổ, nhà lịch sử, khách du lịch, giới báo chí … tại Ấn Độ và cũng như trên khắp thế giới.
20/12/2010(Xem: 1778)
Chúng tôi đến Luang Prabang vào một buổi chiều gần cuối tháng ba khi thành phố vẫn còn chìm trong sương khói. Nằm nép mình bên hai dòng sông Mekong và Nậm Khan ở miền bắc nước Lào, Luang Prabang đã từng là kinh đô của các vương triều Lào kéo dài hơn 200 năm, bắt đầu từ thời vua Fa Ngum năm 1353. Hiện nay Luang Prabang vẫn còn được xem là trung tâm Phật giáo quan trọng của Lào với rất nhiều quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hoá Phật giáo Nam truyền, được cơ quan văn hoá Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567