Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại sao chúng ta quy y.

10/04/201313:13(Xem: 3796)
Tại sao chúng ta quy y.

Tại sao chúng ta qui y
Ngọc Bích

---o0o---

Sau thời công phu sớm nay, bà Tám thắp thêm nén hương thơm trên bàn thờ Phật sau đó bà thắp hương bàn thờ ông bà. Bà chế trà sen ra ly và đặt lên bàn thờ ông Tám, thuở còn sanh tiền ông Tám rất thích uống trà sen vào buổi sáng, sau nầy dù ông đã mất bà vẫn giữ lệ cũ, pha trà cho mọi buổi sáng.

Hương trà mạn sen toả ra thơm ngát trong cái lành lạnh của buổi sớm khiến bà Tám cảm thấy dễ chịu, cầm ly trà còn tỏa khói trên tay bà bước ra sân nhà, nhìn khóm hồng nhung vừa nở sức sống tràn đầy đang vươn mình trong nắng sớm, trên cành cây, dưới ngọn cỏ còn long lanh đọng hạt sương mai.

Ðang thầm tính xem còn bao nhiêu ngày nữa là lo chuẩn bị đón ngày lễ Phật đản sanh. Bà Tám định quay vào nhà trong để nghe điện thoại hỏi xem mấy bà bạn định nấu nướng gì trong ngày lễ cho bà biết để bà sang làm phụ công quả. Chợt bà nghe tiếng cười nói lao xao ở cuối vườn, vừa lúc xuất hiện trước tầm mắt bà, Lan cô con gái út của bà cùng các bạn đang tiến đến trước mắt bà.

Dạ! Chào bác, chúng cháu chào bác ạ! Chào các cháu, hôm nay chủ nhật các cháu định tổ chức đi chơi đâu phải không, định xin phép bác cho Lan đi chơi cùng các cháu hả ? Dạ thưa bác hôm nay tụi con không có dự định đi chơi ở ngoài, tụi con muốn...a tụi con muốn...a tụi con muốn! À Các cháu muốn gì nói bác nghe xem có giúp được gì cho các cháu không? Lan vội nói, Thưa má các bạn Mai, An, Thanh và em trai là Hùng sáng nay muốn được hỏi má một số điều mà các bạn ấy thắc mắc, nguyên do là sắp đến ngày lễ Phật Ðản má của Thanh và Hùng đã có dự định là xin cho bạn ấy qui y. Nhưng

các bạn ấy còn chưa hiểu rõ lắm ý nghĩa và bổn phận tại sao phải qui y. Chiều hôm qua tụi con học nhóm ở thư viện xong có bàn luận về việc nầy có vài bạn không hiểu đã nói sai ý nghĩa làm cho Thanh và Hùng phân vân và lo sợ nữa. Con cũng có giải thích nhưng chưa làm sáng tõ hoàn toàn nên Mai và An đề nghị nên nhờ má hoặc các bạn của má không biết má có đồng ý không?

Bà Tám bật cười và nói sao lại không đồng ý trước lý do chính đáng của các cháu như thế nhưng mà đáng lý ra các cháu nên dành chút thì giờ đi chùa trước là lễ Phật sau là học hỏi thêm hoặc nghe quí thầy giảng pháp, khi có thắc mắc gì quí thầy sẽ giảng giải tường tận cho các con.

Nhưng mà con không dám hỏi nhất là con sợ, con thấy thầy nghiêm quá con nghĩ hỏi tùm lum rồi bị rầy. Cháu An nói vậy không đúng đâu, công việc hoằng pháp là một việc làm cao cả mà quí thầy làm theo lời dạy của Ðức Phật vì vậy khi các cháu hỏi bất cứ điều gì về giáo lý của Ðức Phật thì dù bận quí thầy cũng sẽ hoan hỉ tìm thì giờ giảng giải cho các cháu nghe chỉ sợ các cháu không chịu hỏi chứ. Quí thầy lúc nào cùng giữ tướng hảo hoan hỉ trang nghiêm chứ không phải là khó tính như các cháu nghĩ đâu.

Do đó khi con thấy quí thầy thì các con chấp tay cúi đầu chào bằng câu niệm lục tự Di Ðà thì các con sẽ thấy ngay sự đáp lễ bằng nụ cười từ ái và hoan hỉ của quí thầy dành cho các con ngay.

Thôi bây giờ các cháu vào phòng khách rồi bác cháu ta bàn luận thêm những gì bác đã học hỏi được, bác sẽ nói cho các cháu nghe những gì bác chưa biết hoặc chưa hiểu thì bác cháu ta lại lên chùa nhờ thầy giải đáp vậy. Bà Tám quay qua Lan bảo! Má giao cho con nhiệm vụ mang bánh trái tiếp đãi các bạn. Còn các cháu mau vào đây lễ Phật trước để tỏ lòng kính trọng trước khi các tìm hiểu về đạo Phật. Sau khi chỉ cho các bạn của Lan cách hành lễ trước bàn thờ Phật bà Tám đưa cả nhóm vào phòng khách.

Bà Tám lần lượt rót trà ra ly cho mọi người rồi hỏi. Nào bây giờ chúng ta bắt đầu các cháu muốn đặt câu hỏi hay muốn nghe nói chuyện? Mai và An đồng nói dạ muốn cả hai ạ. Bà Tám nói thôi thì bác cứ nói các cháu cần hỏi gì thì hỏi. Nếu có gì các cháu thấy khó hiểu thì cứ hỏi lại.

Thanh nói! Thưa bác ngày hôm qua tụi cháu có đúc kết một số câu hỏi về ý nghĩa việc qui y, tại sao phải qui y, ý nghĩa của Tam Bảo, con nghe nói sẽ được thọ giới, bao nhiêu giới con sẽ thọ nhận, con sẽ qui y với ai? Bởi vì quý thầy thì cũng giống như mọi chúng ta thôi đâu có gì khác biệt. Mà con còn nghe có nhiều vị cũng mới đi tu thôi.

Bà Tám chậm rải nói bác hiểu là đa số các bạn trẻ như các cháu đều thắc mắc như vậy, bởi vì khi các cháu còn nhỏ, nhiều bậc cha mẹ bận đi làm không có thì giờ đưa các cháu đến chùa, rồi khi các cháu vào trung học bận học lại không có thì giờ di chùa, vì thế những điều căn bản mà các cháu tập trung để hỏi lại là những điều mà bất cứ người Phật tử nào theo Phật cũng đã được học hỏi, được giảng dạy. Các cháu biết không Ðức Phật từ khi còn là một vị thái tử nhưng ngài đã nhìn thấy cảnh chúng sanh mãi chìm đắm trong luân hồi chịu nhiều đau khổ từ vô lượng kiếp sanh lão bệnh tử, sống rồi chết, chết rồi sống trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

Vì thế Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con ngoan để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát, sau bao nhiêu gian nan khó nhọc Ngài đà tự dứt sạch vô minh phiền não đã chứng quả vị Phật thành bậc chánh đẳng chánh giác. Sau khi thành Phật, Ngài đã đem phương pháp tu tập để thuyết pháp giảng dạy giúp chúng sinh tu tập để tự giải thoát.

Sau khi Ðức Phật nhập Niết Bàn tất cả những lời giảng dạy đó đã được các vị đệ tử của Ngài kết tập lại thành các tạng kinh, các giới luật của Phật dạy được kết tập lại gọi là tạng luật, còn những lời phân tích, giảng giải về kinh của các Tổ sư được kết tập lại thành tạng luận. Ba Tạng kinh, luật, luận ấy gọi là Pháp hay còn được gọi là Pháp Bảo.

Trong khi Phật còn tại thế Ngài thu nhận chúng đệ tử, gồm có tứ chúng như là đệ tử nam xuất gia, đệ tử nữ xuất gia, đệ tử nam tại gia, và đệ tử nữ tại gia còn được gọi là tỳ kheo, tỳ kheo ni , ưu bà tắc và ưu bà di. Tứ chúng đệ tử Phật đó được gọi chung là đại chúng hay còn được gọi là Tăng bảo mà chúng ta sẽ xin nguyện qui y (theo lời của Thiền sư Nhất Hạnh giảng).

Trở lại vấn đề các cháu hỏi, bác muốn nói rõ để các cháu hiểu khi nào chúng ta muốn trở thành một người Phật tử hay còn gọi là một tín đồ đạo Phật thì chúng ta xin thọ tam qui và ngũ giới.

Qui y là gì, nghĩa đơn giản chỉ là sự quay về và nương tựa, quay về và nương tựa Phật, quay về nương tựa Pháp, quay về nương tựa Tăng...Nói một cách tổng quát chúng ta vì bị tham sân si...che lấp chân tâm, Phật tánh của ta nên chúng mãi mãi chìm đắm trong vòng sanh tử luân hồi. Do đó phải nghe quí thầy giảng giải để biết phương pháp tu hành dứt trừ phiền não tham sân si v.v...để thoát khỏi luân hồi sanh tử. Ðồng thời phải nhờ thần lực của chư Phật, chư Tổ, chư hiện tiền Tăng gia trì hộ độ để chúng ta có đủ sức tinh tấn dũng mãnh trên đường tu học. Ðó là tất cả những ý nghĩa giải thích tại sao chúng ta phải qui y Tam Bảo.

Ngoài ra chúng ta qui y, đó cũng là một phương tiện giúp chúng ta báo hiếu cho cha mẹ, ông bà và cửu huyền thất Tổ. Một thí dụ điển hình là ngài Mục Kiền Liên nhờ Ngài đi tu mới biết được mẹ bị đọa vào địa ngục và tìm cách cứu được mẹ. Nếu Ngài không theo Phật không vâng theo Pháp Phật dạy thì bản thân cũng không tự cứu được nói chi đến cứu mẹ và làm gương cho chúng sanh noi theo con đường giải thoát. Còn biết bao gương theo Phật để báo hiếu cho mẹ cha mà có dịp bác sẽ kể cho các cháu nghe hoặc sẽ giới thiệu cho các cháu được gặp.

Như bác đã trình bày nảy giờ chúng ta sẽ qui y Tam Bảo, qui y Phật là qui y với đức Phật Thích Ca và tất cả các vị Phật có nghĩa là qui y với tất cả mười phương chư Phật. Qui y pháp có nghĩa là qui y đạo lý chân thật mà Ðức Phật và chư Tổ đã truyền dạy trong kinh điển.

Qui y Tăng tức là qui y với những vị hiện tiền Tăng đại diện Tăng Bảo truyền giới, là vì những vị hiện tiền tăng mà hàng ngày các con thấy đó, các vị ấy đã vì chúng sinh mà phải lo tu tập và sửa đổi thân. Các con không nên nghĩ rằng chỉ có những vị Thánh tăng chúng ta mới xin qui y, phải hiểu rõ ý giảng của Ðức Phật qua lời dạy, Tăng ở đây có nghĩa là đại chúng của đức Phật.

Khi mà đã phát nguyện qui y, chúng ta phải cương quyết đi theo một con đường chánh duy nhất nầy để giúp chúng ta vượt qua sanh tử luân hồi. Do đó khi phát nguyện chúng ta phải xác định qui y Phật nguyện vĩnh viễn không qui y trời thần quỉ vật. Qui y Pháp nguyện vỉnh viễn không qui y với ngoại đạo tà giáo.

Qui y Tăng nguyện vĩnh viễn không theo gian tà ác đảng, làm tổn thương đến đức hạnh của người Phật tử.

Qui y Tam Bảo đó là ba cái nguyện của tất cả những ai là tín đồ Phật tử cần phải giữ cho tròn, do đó trước khi phát nguyện và thọ nhận chúng ta cần tìm hiểu và xác định. Trường hợp còn nhỏ mà được qui y thì đó là một sự kết duyên với đạo rất tốt nhưng khi lớn cần phải tìm hiểu và phát nguyện cho đúng với sở nguyện và phát huy được phần đạo tâm của mình, nếu suốt đời giữ được lời nguyện tam qui nầy thì cũng được hưởng những thiện nghiệp tốt trong hiện tại cũng như tương lai, và khi chết đi không bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Do hiểu biết điều trên, bác biết rằng có các bậc cha mẹ khi con còn nhỏ mà đau ốm sắp mất các vị ấy cầu xin thầy làm lễ cho con mình qui y Tam Bảo.

Sau khi đã thọ Tam qui rồi chúng ta sẽ được thầy truyền giới cho đó là năm giới luật căn bản của hàng Phật tử tại gia:

Thứ nhất không sát sanh

Thứ hai không trộm cắp

Thứ ba không tà dâm

Thứ tư không nói lời gian dối hại người

Thứ năm không uống rượu.

Khi thọ giới có hai phần đó là giới thể và giới tướng. Giới mà các Phật tử tại gia được thọ lảnh đây là phần giới thể. Tất cả nghi thức truyền trao và thọ nhận đều là giới thể. Sự thọ nhận giới đó được gọi là đắc giới thể là một chủng tử của đạo tu thanh tịnh và giải thoát được gieo vào A Lại Da Thức của người thọ giới như là một hạt giống mà người thọ giới phải cố gắng tu tập thì mới phát triển được. Bởi vì giới thể chính là hạt giống được gieo vào mãnh đất để nhận lấy giới tướng là sự tu trì chăm sóc cho hạt giống tăng trưởng.

Người chuẩn bị thọ giới được gọi là giới tử thành tâm phải tìm hiểu và học hỏi với quý thầy nhất là vị y chỉ sư truyền cho mình. Do hiểu được rõ ràng ý nghĩa của thọ giới thì giới tử mới thấy sự cao quí khi được thọ giới. Giới tử phải vào đạo tràng, trước giới sư, trang nghiêm, chấp tay quì ngay ngắn để thọ nhận giới tướng, lúc ấy toàn thể, thân, khẩu, ý phải trân trọng, hoan hỉ, sẵn sàng. Khi y giói sư truyền giới, giới tử phải đọc lại ba lần lời thọ pháp tam qui.

Sau đó giới tử được giới sư truyền giới, và chính giới tử phải tự đọc lấy lời nguyện. Thí dụ như giới tử sẽ nói con tên là...xin nguyện qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng nguyện suốt đời (hay bao lâu tùy nguyện) làm đệ tử Ưu Bà Tắc hay Ưu Bà Di nguyện giữ năm giới hoặc ít hơn thí dụ ba giới hay bốn giới.

Thưa bác, cháu lo ràng nếu mình xin giữ giới mà mình giữ không được thì sao? Trước tiên mình phải suy nghĩ cho kỷ trước khi thọ lãnh, lợi ích trên sự tu tập mình phát nguyện trọn đời gìn giữ. Trường hợp có lý do đặc biệt mà mình không theo trọn được thì trong giới luật của Ðức Phật cũng có cho xả giới. Riêng về ngũ giới người thọ nhận mà giữ gìn được năm giới nầy ích lợi rất lớn. Trong hiện tại gia đình đầm ấm, hạnh phúc với tánh hạnh tốt nên được mọi người tin cậy, vì luôn hướng thiện gieo trồng được thiện nghiệp nên thường nhận được mọi việc tốt đẹp do đã thọ tam qui và giữ ngũ giới nên khi lâm chung được vãng sanh về cõi tịnh độ.

Ðó là phần nhờ sự hiểu biết của bác chắc là chưa đầy đủ, hy vọng giúp các cháu bước đầu bởi vì các cháu sẽ được nghe thầy truyền giảng kỹ hơn và hay hơn nếu như các cháu đến viếng chùa và thường đi nghe thuyết pháp nhất là bác đề nghị tất cả các cháu có họp nhóm tối hôm qua và có những thắc mắc đã nêu ra nên đến tham dự buổi lễ Phật Ðản sinh và dự lễ qui y của Thanh và Hùng chiều cùng ngày. Mai, Lan, An, Thanh và Hùng cùng đáp vâng ạ, chúng con sẽ rũ các bạn ấy cùng đi. An nói nhất là tụi con được thọ trai ở chùa nữa phải không bác. Lan nói! má biết không con nhỏ nó háu ăn dữ lắm.

Thanh nói rằng buổi nói chuyện hôm nay giúp con an tâm hơn, con tin rằng sau này chúng con sẽ tìm đọc thêm kinh sách để hiểu rõ, tụi con cám ơn bác thật nhiều.

Bà Tám bật cười rồi nhìn đồng hồ và nói: chà coi vậy mà cũng đã trưa rồi, thôi hôm nay bác đãi các cháu ăn một bửa cơm chay với điều kiện các cháu cùng vào phụ nấu, ai không nấu được thì lặt rau, cắt cải, xé mì căn tàu hủ, chịu không. Cám ơn bác, hoan hô bác, nào các bạn vỗ tay đi, tiếng Hùng hối chị Thanh đi nấu nhanh đi em đói quá rồi nè. Bà Tám nhìn theo cả bọn ríu rít kéo nhau theo Lan vào nhà bếp, bà mĩm cười nhìn lên bàn thờ ông Tám như chia sẽ với ông niềm vui trong lòng bà. Bà Tám cảm giác như ánh mắt của ông đang nhìn bà khuyến khích và ngợi khen "bà làm được lắm". Ðâu đây hương trà mạn sen mà ông Tám thường dùng mỗi sáng dường như đang phảng phất mùi thơm.

Mùa Lễ Phật Ðản 2002

Ngọc Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2019(Xem: 5518)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 5124)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 4107)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
05/10/2019(Xem: 5805)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6311)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 5667)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 7745)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4130)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4263)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567